Danh mục mã Mục và Tiểu mục theo Thông tư 324 (Hình từ internet)
Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:
Danh mục mã Mục, Tiểu mục được quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 324/2019/TT-BTC, được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 93/2019/TT-BTC.
Danh mục mã Mục và Tiểu mục |
Phân loại mục lục ngân sách nhà nước theo “Mục và Tiểu mục”
* Nội dung phân loại:
- Mục dùng để phân loại các khoản thu, chi ngân sách nhà nước căn cứ nội dung kinh tế theo các chính sách, chế độ thu, chi ngân sách nhà nước.
Các Mục có tính chất giống nhau theo yêu cầu quản lý được tập hợp thành Tiểu nhóm.
Các Tiểu nhóm có tính chất giống nhau theo yêu cầu quản lý được tập hợp thành Nhóm.
- Tiểu mục là phân loại chi tiết của Mục, dùng để phân loại các khoản thu, chi ngân sách nhà nước chi tiết theo các đối tượng quản lý trong từng Mục.
* Mã số hóa nội dung phân loại:
- Mục được mã hóa theo 4 ký tự, với các giá trị là số chẵn theo hàng chục, bao gồm Mục trong cân đối và Mục ngoài cân đối.
+ Mục trong cân đối bao gồm: Mục thu, Mục chi ngân sách nhà nước và Mục chuyển nguồn giữa các năm ngân sách.
+ Mục ngoài cân đối bao gồm: Mục vay và trả nợ gốc vay của ngân sách nhà nước, Mục tạm thu và Mục tạm chi.
- Tiểu mục được mã hóa theo 4 ký tự, với các giá trị có hàng đơn vị từ 1 đến 9, trong đó giá trị 9 cuối cùng trong khoảng của Mục dùng chỉ tiểu mục khác (hạch toán khi có hướng dẫn cụ thể). Các Tiểu mục thu, chi được bố trí trong khoảng 50 giá trị liền sau của Mục thu, chi trong cân đối tương ứng. Riêng các Mục vay và trả nợ gốc vay khoảng cách là 20 giá trị.
* Nguyên tắc hạch toán:
Khi hạch toán thu, chi ngân sách nhà nước, chỉ hạch toán mã số Tiểu mục theo đúng nội dung kinh tế các khoản thu, chi ngân sách. Căn cứ mã số Tiểu mục để xác định khoản thu, chi ngân sách thuộc Mục tương ứng.
(Điều 4 Thông tư 324/2019/TT-BTC)
- Thuế do các tổ chức, cá nhân nộp theo quy định của các luật thuế.
- Lệ phí do các tổ chức, cá nhân nộp theo quy định của pháp luật.
- Phí thu từ các hoạt động dịch vụ do cơ quan nhà nước thực hiện; trường hợp được khoán chi phí hoạt động thì được khấu trừ.
- Phí thu từ các hoạt động dịch vụ do đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp nhà nước thực hiện, sau khi trừ phân được trích lại để bù đắp chi phí theo quy định của pháp luật.
- Các khoản nộp ngân sách nhà nước từ hoạt động kinh tế của Nhà nước, gồm:
+ Lãi được chia cho nước chủ nhà và các khoản thu khác từ hoạt động thăm dò, khai thác dầu, khí;
+ Các khoản thu hồi vốn của Nhà nước đầu tư tại các tổ chức kinh tế;
+ Thu cổ tức, lợi nhuận được chia tại các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có vốn góp của Nhà nước;
+ Thu phần lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ của doanh nghiệp nhà nước;
+ Chênh lệch thu lớn hơn chi của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
+ Thu hồi tiền cho vay của Nhà nước (bao gồm cả gốc và lãi), trừ vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ.
- Huy động đóng góp từ các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
- Thu từ bán tài sản nhà nước, kể cả thu từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất do các cơ quan, đơn vị, tổ chức của Nhà nước quản lý.
- Tiền sử dụng đất; tiền cho thuê đất, thuê mặt nước; tiền sử dụng khu vực biển; tiền cho thuê và tiền bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước.
- Thu từ tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước; thu cấp quyền khai thác khoáng sản, thu cấp quyền khai thác tài nguyên nước.
- Tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính, phạt, tịch thu khác theo quy định của pháp luật.
- Các khoản đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
- Các khoản viện trợ không hoàn lại của Chính phủ các nước, các tổ chức, cá nhân ở ngoài nước cho Nhà nước, Chính phủ Việt Nam, cho cơ quan nhà nước ở địa phương.
- Thu từ quỹ dự trữ tài chính theo quy định tại Điều 11 Luật ngân sách nhà nước 2015.
- Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.
(Điều 2 Nghị định 163/2016/NĐ-CP)