Đã có dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật Công chứng 2024 (Hình từ internet)
Bộ Tư pháp đang dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Công chứng.
![]() |
dự thảo Nghị định |
Theo đó, Nghị định này quy định chi tiết một số điều của Luật Công chứng, bao gồm: Khoản 5 Điều 11, khoản 2 Điều 13, khoản 4 Điều 15, khoản 3 Điều 16, khoản 4 Điều 17, khoản 3 Điều 19, điểm b khoản 2 Điều 20, khoản 6 Điều 20, khoản 3 Điều 22, khoản 1 Điều 23, khoản 5 Điều 23, khoản 3 Điều 24, khoản 4 Điều 24, khoản 4 Điều 25, khoản 4 Điều 26, khoản 3 Điều 29, khoản 6 Điều 30, khoản 6 Điều 31, khoản 5 Điều 34, khoản 3 Điều 39, khoản 5 Điều 41, điểm d khoản 2 Điều 46, khoản 1 Điều 50, khoản 3 Điều 51, khoản 4 Điều 52, khoản 4 Điều 59, khoản 3 Điều 61, khoản 2 Điều 62, Điều 63, Điều 64, khoản 3 Điều 65, khoản 2, khoản 6 Điều 66, khoản 6 Điều 68.
Nghị định này quy định các biện pháp thi hành Luật Công chứng, bao gồm việc đặt tên của Văn phòng công chứng, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên, quản lý nhà nước về công chứng, lập sổ yêu cầu công chứng, chụp ảnh người yêu cầu công chứng ký trước mặt công chứng viên...
Nghị định này áp dụng với công chứng viên, tổ chức hành nghề công chứng, tổ chức xã hội - nghề nghiệp của công chứng viên, người yêu cầu công chứng, cơ quan quản lý nhà nước về công chứng và cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan.
Dự kiến Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2025.
Nghị định này thay thế Nghị định 29/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Công chứng 2014.
Lưu ý:
- Phòng công chứng, Văn phòng công chứng thành lập trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành mà chưa đáp ứng các điều kiện về trụ sở theo quy định của Nghị định này thì phải đáp ứng các điều kiện này trong thời hạn 01 năm kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.
- Văn phòng công chứng thành lập trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành mà chưa có Điều lệ của Văn phòng công chứng thì phải xây dựng Điều lệ theo khoản 2 Điều 22 của Nghị định này.
Trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực, Văn phòng công chứng gửi Điều lệ của tổ chức mình đến Sở Tư pháp nơi đăng ký hoạt động. Sở Tư pháp có trách nhiệm xem xét Điều lệ của Văn phòng công chứng theo khoản 2 Điều 22 của Nghị định này, nếu không đáp ứng nội dung theo khoản 2 Điều 22 của Nghị định này thì có văn bản thông báo rõ lý do. Văn phòng công chứng phải xây dựng lại Điều lệ bảo đảm nội dung theo khoản 2 Điều 22 của Nghị định này và gửi lại cho Sở Tư pháp.
- Văn phòng công chứng thành lập trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành được tiếp tục hoạt động và trong thời hạn 01 kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành phải đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 20 của Nghị định này.
- Văn phòng công chứng được thành lập trước ngày Luật Công chứng 2014 có hiệu lực thi hành phải thay đổi tên gọi theo quy định của Luật Công chứng 2014 được ưu tiên lấy lại tên cũ của mình, trừ trường hợp Văn phòng công chứng đó không có yêu cầu hoặc nộp hồ sơ đề nghị thay đổi tên gọi sau Văn phòng công chứng khác.