04 chính sách mới với công chức, viên chức có hiệu lực từ tháng 01 năm 2025 (Hình từ Internet)
Quốc hội thông qua Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 ngày 24/6/2024, có hiệu lực từ ngày 01/01/2025.
Sau đây là các quy quy định chung với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong Tòa án theo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024:
- Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong Tòa án
+ Các chức danh tư pháp trong Tòa án gồm có:
++ Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân, Tòa án quân sự các cấp;
++ Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao;
++ Thẩm phán Tòa án nhân dân;
++ Thẩm tra viên Tòa án;
++ Thư ký Tòa án.
+ Công chức khác, quân nhân khác, viên chức và người lao động.
- Trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong Tòa án
+ Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật và quy định của Tòa án.
+ Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo quy định của pháp luật.
+ Giữ bí mật nhà nước và bí mật công tác.
+ Học tập, nghiên cứu, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
+ Tôn trọng và chịu sự giám sát của Nhân dân.
+ Bồi thường, hoàn trả cho ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật đối với thiệt hại gây ra khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn.
+ Thực hiện trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
- Quản lý công chức, viên chức và người lao động trong Tòa án
+ Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quản lý công chức, viên chức và người lao động của Tòa án nhân dân các cấp theo quy định của pháp luật.
+ Chánh án Tòa án nhân dân tối cao phối hợp với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quản lý quân nhân, công chức của Tòa án quân sự các cấp theo quy định của pháp luật.
+ Chánh án Tòa án các cấp, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm quản lý công chức, quân nhân và người lao động của Tòa án theo quy định của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 và theo phân cấp của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2025.
Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 hết hiệu lực từ ngày Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 có hiệu lực thi hành, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 152 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024.
Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Thông tư 13/2024/TT-BTP ngày 25/11/2024 quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Lý lịch tư pháp, có hiệu lực từ ngày 15/01/2024.
Cụ thể, nhiệm vụ và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ đối với Viên chức lý lịch tư pháp hạng I như sau:
- Nhiệm vụ
+ Chủ trì hoặc chịu trách nhiệm chính trong xây dựng, quản lý, sử dụng, khai thác Cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp, cấp Phiếu lý lịch tư pháp; kiểm tra, kiểm soát kết quả thực hiện nhiệm vụ của Viên chức lý lịch tư pháp hạng II, Viên chức lý lịch tư pháp hạng III theo sự phân công của cấp có thẩm quyền;
+ Chủ trì hoặc chịu trách nhiệm chính trong hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về lý lịch tư pháp, xây dựng tài liệu, nội dung hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ đối với Viên chức lý lịch tư pháp hạng II, Viên chức lý lịch tư pháp hạng III;
+ Chủ trì xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch, đề án, văn bản, quy chế, quy định, quy trình kỹ thuật về lý lịch tư pháp;
+ Chủ trì biên soạn, xây dựng tài liệu, tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ trong lĩnh vực lý lịch tư pháp;
+ Chủ trì nghiên cứu nhiệm vụ khoa học và công nghệ từ cấp cơ sở trở lên;
+ Tham gia xây dựng, soạn thảo đề án, văn bản quy phạm pháp luật theo sự phân công của cấp có thẩm quyền;
+ Chủ trì hoặc chịu trách nhiệm chính trong giải quyết khiếu nại của tổ chức, cá nhân về lý lịch tư pháp;
+ Nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật hoặc theo sự phân công của cấp có thẩm quyền.
- Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
+ Nắm vững và thực hiện đúng chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác lý lịch tư pháp;
+ Có kiến thức, nghiệp vụ, kỹ năng để thực hiện nhiệm vụ quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 13/2024/TT-BTP;
+ Có năng lực tổ chức, xây dựng nội dung và thực hiện nhiệm vụ quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 13/2024/TT-BTP;
+ Có năng lực, kỹ năng soạn thảo văn bản, phân tích, đánh giá để thực hiện nhiệm vụ quy định điểm b, điểm c, điểm d khoản 1 Điều 5 Thông tư 13/2024/TT-BTP;
+ Có năng lực phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong thực hiện nhiệm vụ quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 13/2024/TT-BTP.
Ngày 25/11/2024, Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Thông tư 14/2024/TT-BTP quy định tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp lý lịch tư pháp, có hiệu lực từ ngày 15/01/2024.
Cụ thể, tiêu chuẩn, điều kiện chung về xét thăng hạng với chức danh nghề nghiệp viên chức lý lịch tư pháp như sau:
- Đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 32 Nghị định 115/2020/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung tại khoản 16 Điều 1 Nghị định 85/2023/NĐ-CP).
- Đáp ứng tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp và tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng của chức danh nghề nghiệp Lý lịch tư pháp quy định tại Điều 3 và Điều 4 Thông tư 13/2024/TT-BTP quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Lý lịch tư pháp.
- Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia có nhu cầu vị trí việc làm của chức danh viên chức dự xét thăng hạng;
- Được cấp có thẩm quyền cử tham dự xét thăng hạng.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư 16/2024/TT-BNNPTNT ngày 21/11/2024 quy định tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, có hiệu lực từ ngày 06/01/2025 bãi bỏ Thông tư 02/2023/TT-BNNPTNT.
Theo đó, tiêu chuẩn, điều kiện chung xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn như sau:
- Đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại khoản 16 Điều 1 Nghị định 85/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 115/2020/NĐ-CP về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức.
- Có vị trí việc làm còn thiếu tương ứng với hạng chức danh nghề nghiệp viên chức dự xét thăng hạng.
- Được cơ quan, đơn vị quản lý viên chức có nhu cầu và cử viên chức dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp.
- Về chứng chỉ bồi dưỡng chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn
Viên chức đã có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của hạng viên chức chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn theo quy định của pháp luật trước ngày 30/6/2022 được xác định là đáp ứng yêu cầu về chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn; đồng thời được sử dụng khi dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp và không phải học chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.