Quy chế bảo vệ bí mật nhà nước của Bộ Xây dựng

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Lê Nguyễn Anh Hào
20/12/2024 16:16 PM

Dưới đây là nội dung về Quy chế bảo vệ bí mật nhà nước của Bộ Xây dựng mới được ban hành.

Quy chế bảo vệ bí mật nhà nước của Bộ Xây dựng

Quy chế bảo vệ bí mật nhà nước của Bộ Xây dựng (Hình từ internet)

Ngày 18/12/2024, Bộ Xây dựng ban hành Quyết định 1206/QĐ-BXD về Ban hành Quy chế bảo vệ bí mật nhà nước của Bộ Xây dựng.

Quy chế bảo vệ bí mật nhà nước của Bộ Xây dựng

Cụ thể, Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 1206/QĐ-BXD quy định về xác định bí mật nhà nước và độ mật của bí mật nhà nước; sao, chụp, thống kê, lưu giữ, bảo quản, vận chuyển, giao, nhận, mang ra khỏi nơi lưu giữ tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước; bảo vệ bí mật nhà nước trong sử dụng máy vi tính, thiết bị nhớ ngoài, phương tiện điện tử có tính năng lưu giữ tài liệu, thông tin bí mật nhà nước;

Cung cấp, chuyển giao bí mật nhà nước; tổ chức hội nghị, hội thảo, cuộc họp có nội dung bí mật nhà nước; điều chỉnh độ mật, giải mật, tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước; phân công cán bộ làm công tác bảo vệ bí mật nhà nước; chế độ thông tin, báo cáo về bảo vệ bí mật nhà nước; trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị và cá nhân trong tổ chức thực hiện công tác bảo vệ bí mật nhà nước.

* Sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước

(1) Người có thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước độ Tuyệt mật gồm:

- Bộ trưởng Bộ Xây dựng;

- Cục trưởng, Vụ trưởng, Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ và tương đương, trừ người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.

(2) Người có thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước độ Tối mật, gồm:

(2.1) Những người quy định tại (1);

(2.2) Người đứng đầu các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Xây dựng;

(2.3) Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch Công ty, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc doanh nghiệp thuộc Bộ.

(3) Người có thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước độ Mật gồm:

- Những người quy định tại (2);

- Người đứng đầu đơn vị cấp phòng thuộc các Cục, Thanh tra Bộ, Văn phòng Bộ.

(4) Người có thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước quy định tại (1) và (2.1), (2.2), (2.3) được quyền phân công cho cấp phó cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước theo phân cấp và lĩnh vực được phân công phụ trách.

Cấp phó được phân công cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải chịu trách nhiệm về quyết định cho phép sao, chụp của mình trước cấp trưởng, trước pháp luật và không được phân công tiếp cho người khác.

(5) Việc sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước được thực hiện như sau:

- Sau khi được người có thẩm quyền quy định tại (1), (2), (3) và (4) này cho phép, người được giao nhiệm vụ tiến hành việc sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước;

- Bản sao tài liệu bí mật nhà nước đóng dấu “bản sao số” ở trang đầu và dấu “bản sao bí mật nhà nước” ở trang cuối của tài liệu sau khi sao, trong đó phải thể hiện số thứ tự bản sao, hình thức sao y bản chính hoặc sao lục, thời gian, số lượng, nơi nhận, thẩm quyền cho phép sao và con dấu của cơ quan, tổ chức (nếu có);

- Bản trích sao tài liệu bí mật nhà nước phải thực hiện theo mẫu “trích sao”, trong đó thể hiện đầy đủ nội dung trích sao, thời gian, số lượng, nơi nhận, thẩm quyền cho phép sao và con dấu của cơ quan, tổ chức (nếu có);

- Bản chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải có “văn bản ghi nhận việc chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước”, trong đó phải thể hiện tên, loại tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước, độ mật, thời gian, số lượng, nơi nhận, người thực hiện chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước, thẩm quyền cho phép chụp và con dấu của cơ quan, tổ chức (nếu có);

- Việc sao, chụp phải ghi nhận vào “Số quản lý sao, chụp bí mật nhà nước” để quản lý và theo dõi.

(6) Việc sao, chụp điện mật thực hiện theo quy định của pháp luật về cơ yếu.

(7) Mẫu dấu sao, chụp; mẫu văn bản ghi nhận việc chụp bí mật nhà nước; mẫu số quản lý sao, chụp bí mật nhà nước thực hiện theo quy định tại Thông tư 24/2020/TT-BCA ngày 10/3/2020 của Bộ trưởng Bộ Công an ban hành biểu mẫu sử dụng trong công tác bảo vệ bí mật nhà nước.

Xem thêm nội dung tại Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 1206/QĐ-BXD có hiệu lực từ ngày 18/12/2024.

Bí mật nhà nước là gì?

Căn cứ theo khoản 1, 2 Điều 2 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018 quy định:

Bí mật nhà nước là thông tin có nội dung quan trọng do người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xác định căn cứ vào quy định Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018, chưa công khai, nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc.

Hình thức chứa bí mật nhà nước bao gồm tài liệu, vật, địa điểm, lời nói, hoạt động hoặc các dạng khác.

Bảo vệ bí mật nhà nước là việc cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng lực lượng, phương tiện, biện pháp để phòng, chống xâm phạm bí mật nhà nước.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 141

Bài viết về

Danh mục bí mật nhà nước

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]