Đề xuất gia hạn thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước trong lĩnh vực kế hoạch, đầu tư

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
12/04/2023 16:05 PM

Đề xuất gia hạn thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước trong lĩnh vực kế hoạch, đầu tư là nội dung tại dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư 07/2022/TT-BKHĐT.

Đề xuất gia hạn thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước

Đề xuất gia hạn thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước trong lĩnh vực kế hoạch, đầu tư (Hình từ internet)

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang lấy ý kiến dự thảo Thông tư sửa đổi Thông tư 07/2020/TT-BKHĐT quy định về công tác bảo vệ bí mật nhà nước thuộc lĩnh vực kế hoạch, đầu tư và thống kê.

Dự thảo Thông tư sửa đổi Thông tư 07/2020/TT-BKHĐT

1. Đề xuất gia hạn thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước trong lĩnh vực kế hoạch, đầu tư

Tại khoản 4 Điều 1 dự thảo Thông tư sửa đổi Thông tư 07/2020/TT-BKHĐT Đề xuất gia hạn thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước trong lĩnh vực kế hoạch, đầu tư như sau:

- Thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước được gia hạn nếu việc giải mật gây nguy hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc.

- Chậm nhất 60 ngày trước ngày hết thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước, người đứng đầu hoặc cấp phó được ủy quyền của cơ quan, đơn vị xác định bí mật nhà nước quyết định gia hạn thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước.

- Mỗi lần gia hạn không quá 10 năm đối với bí mật nhà nước độ Mật, 20 năm đối với bí mật nhà nước độ Tối mật, 30 năm đối với bí mật nhà nước độ Tuyệt mật.

- Bí mật nhà nước sau khi gia hạn phải được đóng dấu “Gia hạn thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước”, có văn bản hoặc hình thức khác xác định việc gia hạn.

- Chậm nhất 15 ngày kể từ ngày gia hạn, cơ quan, đơn vị đã gia hạn phải thông báo bằng văn bản đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

- Mẫu dấu “Gia hạn thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước” thực hiện theo quy định tại Thông tư 24/2020/TT-BCA”.

2. Đề xuất bổ sung việc ủy quyền trong xác định bí mật nhà nước và độ mật của bí mật nhà nước trong lĩnh vực kế hoạch, đầu tư

Tại dự thảo Thông tư sửa đổi Thông tư 07/2020/TT-BKHĐT quy định thẩm quyền về việc xác định bí mật nhà nước và độ mật của bí mật nhà nước trong lĩnh vực kế hoạch, đầu tư như sau:

- Người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong ngành Kế hoạch, Đầu tư và Thống kê ban hành, phát hành tài liệu hoặc tạo ra vật chứa bí mật nhà nước có trách nhiệm xác định bí mật nhà nước và độ mật của bí mật nhà nước.

- Việc ủy quyền xác định bí mật nhà nước và độ mật của bí mật nhà nước phải được thể hiện trong nội quy bảo vệ bí mật nhà nước hoặc quy chế làm việc hoặc văn bản phân công công tác hằng năm của đơn vị, trong đó xác định rõ phạm vi, nội dung, thời hạn ủy quyền.

Cấp phó được ủy quyền phải chịu trách nhiệm trước cấp trưởng, trước pháp luật và không được ủy quyền tiếp cho người khác.

So với hiện hành tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 07/2020/TT-BKHĐT thì dự thảo Thông tư sửa đổi Thông tư 07/2020/TT-BKHĐT đã bổ sung quy định về việc ủy quyền xác định bí mật nhà nước và độ mật của bí mật nhà nước.

3. Thủ tục xác định bí mật nhà nước và độ mật của bí mật nhà nước trong lĩnh vực kế hoạch, đầu tư

Tại khoản 3 Điều 3 Thông tư 07/2020/TT-BKHĐT quy định thủ tục xác định bí mật nhà nước và độ mật của bí mật nhà nước trong lĩnh vực kế hoạch, đầu tư như sau:

- Công chức, viên chức khi soạn thảo, tạo ra thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước phải đề xuất để người có thẩm quyền xác định bí mật nhà nước, độ mật của bí mật nhà nước, nơi nhận, số lượng bản phát hành, được phép hoặc không được phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước tại Tờ trình, Phiếu trình duyệt, ký văn bản hoặc văn bản xác định độ mật đối với vật chứa bí mật nhà nước và có trách nhiệm bảo vệ nội dung bí mật nhà nước trong quá trình soạn thảo, tạo ra.

- Tài liệu bí mật nhà nước phải thể hiện nơi nhận, số lượng bản phát hành, tên người soạn thảo, được phép hoặc không được phép sao, chụp ở mục nơi nhận của tài liệu.

- Trường hợp văn bản điện tử, người soạn thảo phải tạo dấu chỉ độ mật trên văn bản sau khi được người có thẩm quyền xác định bí mật nhà nước và độ mật của bí mật nhà nước; 

- Văn bản điện tử khi in ra để phát hành phải đóng dấu chỉ độ mật theo quy định.

- Trường hợp các văn bản có tính chất lặp đi lặp lại như báo cáo chuyên đề, báo cáo định kỳ có cùng một độ mật thì Người đứng đầu đơn vị xác định độ mật một lần cho loại văn bản đó.

- Dự thảo văn bản có nội dung bí mật nhà nước phải được quản lý, bảo vệ như văn bản ban hành chính thức từ khi soạn thảo và tiêu hủy ngày sau khi hoàn thành việc soạn thảo, tạo ra nếu thấy không cần thiết phải lưu giữ.

- Công chức, viên chức khi tiếp nhận thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước, nhưng chưa được xác định là bí mật nhà nước phải báo cáo đề xuất Người đứng đầu cơ quan, đơn vị để xác định độ mật hoặc chuyển đến cơ quan, tổ chức có thẩm quyền để xác định độ mật.

Công chức, viên chức được giao xử lý phải có văn bản đề xuất Người đứng đầu cơ quan, đơn vị xác định bí mật nhà nước, độ mật của bí mật nhà nước, nơi nhận, số lượng bản phát hành, được phép hoặc không được phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước. Thông tin tiếp nhận phải được bảo vệ trong quá trình tiếp nhận và xử lý.

Đỗ Thành Long

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 1,482

Bài viết về

Danh mục bí mật nhà nước

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]