Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 131/2021 hướng dẫn Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Trần Thanh Rin
10/12/2024 12:30 PM

Bài viết dưới đây sẽ đề cập tới Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 131/2021/NĐ-CP hướng dẫn Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng.

Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 131/2021 hướng dẫn Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng

Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 131/2021 hướng dẫn Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng

Mới đây, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã công bố Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 131/2021/NĐ-CP hướng dẫn Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng.

Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 131/2021 hướng dẫn Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng

Tại Tờ trình, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã trình bày một số nội dung cơ bản về Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 131/2021/NĐ-CP hướng dẫn Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng, cụ thể:

** Về bố cục của dự thảo Nghị định

Dự thảo Nghị định được xây dựng gồm 03 điều, nội dung chính như sau:

- Dự thảo sửa đổi, bổ sung nội dung tại 64 điều, bãi bỏ một số quy định tại 04 điều (Điều 26, 100, 105 và 119), bổ sung mới 06 điều (Điều 52a, 64a, 135a, 135b, 154a và 159a); đồng thời, sửa đổi, bổ sung Mẫu số 01, 02, 12, 28, 29, 38, 51, 62, 76, 78 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 131/2021/NĐ-CP; bổ sung Mẫu số 102a, 105, 106, 107 vào Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 131/2021/NĐ-CP; Bổ sung Phụ lục X vào sau Phụ lục IX ban hành kèm theo Nghị định 131/2021/NĐ-CP.

- Dự thảo Nghị định bãi bỏ các Mẫu số 07, 47, 87, 88 ban hành kèm theo Phụ lục I Nghị định 131/2021/NĐ-CP.

** Nội dung cơ bản của dự thảo Nghị định

- Các nội dung mới được bổ sung:

Dự thảo Nghị định bổ sung 06 điều mới, quy định các nội dung cụ thể như sau:

(1) Tách riêng quy định về việc xem xét giải quyết chế độ thương binh đồng thời là bệnh binh: Hiện nay, hồ sơ, thủ tục đang được thực hiện theo quy định tại Điều 43 Nghị định 131/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 của Chính phủ. Tuy nhiên, việc triển khai còn cách hiểu chưa thống nhất nên phát sinh vướng mắc tại một số địa phương.

Vì vậy, dự thảo đã sửa đổi tên Điều 43 (khoản 13 dự thảo) và bổ sung Điều 52a (khoản 15 dự thảo). Việc sửa đổi, bổ sung này nhằm đảm bảo thực hiện chính sách rõ ràng, dễ hiểu, không phát sinh cách hiểu và áp dụng pháp luật chưa thống nhất giữa các địa phương, không phát sinh thủ tục hành chính.

(2) Bổ sung 01 điều 64a (khoản 17 dự thảo) hướng dẫn về hồ sơ, thủ tục tặng, truy tặng Kỷ niệm chương người hoạt động cách mạng, kháng chiến, giải phóng dân tộc, làm nghĩa vụ quốc tế bị địch bắt tù, đày. Nội dung này Pháp lệnh quy định tại khoản 9 Điều 50 như sau:

“Bộ Nội vụ có trách nhiệm quy định hồ sơ, thủ tục tặng Kỷ niệm chương đối với người hoạt động cách mạng, kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế bị địch bắt tù, đày”.

Tuy nhiên, đến nay Bộ Nội vụ chưa ban hành quy định hướng dẫn và có văn bản đề nghị đưa nội dung này trình Chính phủ tại Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 131/2021/NĐ-CP. Đồng thời, tại Báo cáo số 2911/BC-UBXH15 ngày 24/9/2024 của Ủy ban Xã hội cũng đã có kiến nghị đối với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tại khoản 2 Mục IV như sau:

“Việc sửa đổi, bổ sung Nghị định 131/2021/NĐ-CP cần bảo đảm bổ sung quy định hồ sơ, thủ tục tặng Kỷ niệm chương đối với người hoạt động cách mạng, kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế bị địch bắt tù, đày...”.

(3) Bổ sung 02 điều 135a, 135b (khoản 42, 43 dự thảo) về trợ cấp đặc thù và phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với đối với viên chức, người lao động làm việc tại các cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng và người làm công tác quản trang.

Hiện chưa có văn bản quy định riêng chế độ trợ cấp đặc thù, phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với viên viên chức, người lao động làm việc tại các cơ sở công lập nuôi dưỡng, điều dưỡng và người làm công tác quản trang.

Thời điểm năm 2021, khi nghiên cứu xây dựng Nghị định quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng. Để kịp thời động viên cán bộ làm công tác nuôi dưỡng, điều dưỡng, cán bộ làm công tác quản trang, cơ quan chủ trì soạn thảo đã báo cáo Ban soạn thảo thống nhất xây dựng và đưa vào dự thảo Nghị định chế độ trợ cấp đặc thù, phụ cấp ưu đãi theo nghề (hoặc vị trí việc làm) đối với viên chức, người lao động làm việc tại các cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng và người làm công tác quản trang. Tuy nhiên, thời điểm đó, trong bối cảnh chuẩn bị thực hiện Đề án cải cách chính sách tiền lương, Chính phủ đã có chỉ đạo không ban hành chính sách đặc thù.

Tại Kết luận số 83-KL/TW ngày 21/6/2024 của Bộ Chính trị về cải cách chính sách tiền lương; điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội từ ngày 01/7/2024, Bộ Chính trị đã có chủ trương giao:

Ban cán sự đảng Chính phủ lãnh đạo, chỉ đạo nghiên cứu và quyết định việc sửa đổi bổ sung chế độ phụ cấp và chế độ đặc thù của …cán bộ, công chức, viên chức một số chuyên ngành, nhất là phụ cấp theo nghề mà trong quá trình thực hiện có phát sinh bất hợp lý”.

Do đó, việc đề xuất chế độ trợ cấp đặc thù, phụ cấp ưu đãi theo nghề cho cán bộ làm công tác nuôi dưỡng, điều dưỡng, làm công tác quản trang là phù hợp với Kết luận của Bộ Chính trị.

(4) Bổ sung các Điều 154a (khoản 55 dự thảo) và Điều 159a (khoản 60 dự thảo) về việc hướng dẫn thực hiện cấp giấy báo tin mộ liệt sĩ trong nghĩa trang liệt sĩ và bổ sung hồ sơ, thủ tục hỗ trợ kinh phí một lần xây vỏ mộ liệt sĩ đối với hài cốt liệt sĩ an táng ngoài nghĩa trang liệt sĩ.

- Các nội dung sửa đổi, bổ sung một số điều:

Trong quá trình triển khai thực hiện phát sinh một số tồn tại, vướng mắc, dự thảo lần này đã tập trung nghiên cứu và đề xuất sửa đổi nhằm tháo gỡ các vướng mắc, đảm bảo việc triển khai chính sách đồng bộ, thống nhất trong cả nước. Các nhóm nội dung được tập trung sửa đổi, bổ sung như sau:

 Về điều kiện, tiêu chuẩn công nhận

+ Sửa đổi, bổ sung điều kiện công nhận liệt sĩ, thương binh đối với trường hợp làm nhiệm vụ quốc phòng an ninh có tính chất nguy hiểm khi xây dựng tuyến biên giới, thực hiện nhiệm vụ ngăn chặn, bắt giữ đối tượng thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội và bị tác động trực tiếp bởi hành vi nguy hiểm cho xã hội của đối tượng, sau đó đối tượng bị xử lý theo quy định của pháp luật hình sự.

+ Sửa đổi, bổ sung một số quy định trong hồ sơ công nhận liệt sĩ, thương binh, người thờ cúng liệt sĩ.

+ Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ quy định về yêu cầu cung cấp Lý lịch tư pháp theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ.

 Về giải quyết các chế độ ưu đãi

+ Bổ sung thủ tục giải quyết chế độ ưu đãi trong giáo dục đào tạo đối với hồ sơ người có công đang được cơ quan quân đội, công an quản lý.

+ Bãi bỏ quy định về cấp sổ trang cấp dụng cụ chỉnh hình, phục hồi chức năng.

+ Sửa đổi, bổ sung quy định về giải quyết trợ cấp tuất hằng tháng đối với thân nhân người có công từ trần đảm bảo đầy đủ đối tượng, mang tính kế thừa và công bằng trong thực hiện chính sách.

Về công tác mộ, nghĩa trang liệt sĩ

+ Sửa đổi, bổ sung về đối tượng di chuyển hài cốt liệt sĩ.

+ Sửa đổi, bổ sung các nội dung liên quan đến xác nhận hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin.

Về điều khoản thi hành, chuyển tiếp

+ Quy định việc xem xét giải quyết đối với hồ sơ được xác lập trước thời điểm sửa đổi, bổ sung Nghị định.

+ Quy định thống nhất về đối tượng giữa các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thực hiện Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng.

Nội dung sửa đổi, bổ sung cụ thể và giải trình rõ lý do sửa đổi, bổ sung thể hiện chi tiết tại Bản so sánh, tổng hợp, giải trình nội dung sửa đổi, bổ sung kèm theo Tờ trình này (Phụ lục kèm theo).

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 167

Bài viết về

lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]