Quảng Ngãi: Cấm tất cả các phương tiện ra biển hoạt động từ 12 giờ ngày 18/9/2024 để ứng phó với bão số 4

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Võ Tấn Đại
19/09/2024 10:09 AM

Quảng Ngãi: Cấm tất cả các phương tiện ra biển hoạt động từ 12 giờ ngày 18/9/2024 để ứng phó với bão số 4 là nội dung được quy định trong Công điện 03/CĐ-UBND năm 2024.

Quảng Ngãi: Cấm tất cả các phương tiện ra biển hoạt động từ 12 giờ ngày 18/9/2024 để ứng phó với bão số 4

Quảng Ngãi: Cấm tất cả các phương tiện ra biển hoạt động từ 12 giờ ngày 18/9/2024 để ứng phó với bão số 4 (Hình từ Internet)

Ngày 17/9/2024, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi ban hành Công điện 03/CĐ-UBND về ứng phó với áp thấp nhiệt đới.

Quảng Ngãi: Cấm tất cả các phương tiện ra biển hoạt động từ 12 giờ ngày 18/9/2024 để ứng phó với bão số 4

Theo đó, để thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện 97/CĐ- TTg năm 2024, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi yêu cầu các cơ quan, đơn vị tập trung thực hiện các nhiệm để ứng phó với cơn bão số 4 được quy định cụ thể tại Công điện 03/CĐ-UBND năm 2024 như sau:

Công điện 03/CĐ-UBND

(1) Đối với công tác đảm bảo an toàn tàu, thuyền, lồng bè và gió mạnh

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Cảng vụ Hàng hải Quảng Ngãi, Chủ tịch UBND các huyện: Bình Sơn, Mộ Đức, Lý Sơn, thị xã Đức Phổ và thành phố Quảng Ngãi theo chức năng, nhiệm vụ được giao:

+ Thường xuyên theo dõi chặt chẽ diễn biến của ATNĐ, bão; tổ chức kiểm đếm; thông báo cho chủ các phương tiện, thuyền trưởng các tàu, thuyền đang hoạt động trên biển biết vị trí, hướng di chuyển và diễn biến của ATNĐ, bão để chủ động phòng tránh, thoát ra hoặc không di chuyển vào khu vực nguy hiểm. Vùng nguy hiểm trong 24 giờ tới: 15,0N - 19,0N; phía Đông kinh tuyến 112.5E.

+ Quản lý chặt chẽ việc ra biển hoạt động của các tàu, thuyền. Cấm tất cả các phương tiện, tàu, thuyền ra biển hoạt động (bao gồm cả phương tiện vận tải hành khách tuyến Sa Kỳ - Lý Sơn và ngược lại) từ 12 giờ ngày 18/9/2024 cho đến khi thời tiết ổn định.

+ Giữ thông tin liên lạc thường xuyên với chủ các tàu, thuyền để xử lý kịp thời các tình huống xấu có thể xảy ra. Thống kê đầy đủ, cụ thể thông tin gồm: Tên phương tiện, số lao động, vị trí, tình hình liên lạc, hướng di chuyển của các tàu thuyền đang ở khu vực nguy hiểm của bão, gửi về Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh trong các báo cáo nhanh hằng ngày để theo dõi, chỉ đạo.

+ Thông báo, hướng dẫn và kêu gọi các chủ lồng, bè nuôi trồng thuỷ sản trên sông, biển khẩn trương di chuyển đến nơi an toàn.

+ Thông báo, hướng dẫn, hỗ trợ người dân gia cố nhà ở để đảm bảo an toàn khi có thiên tai xảy ra; khẩn trương tổ chức chặt tỉa các cành cây có nguy cơ gãy, ngã đổ để đảm bảo an toàn cho người, nhà ở và công trình cơ sở hạ tầng.

(2) Đối với ứng phó mưa lớn

- UBND các huyện, thị xã, thành phố

+ Theo dõi chặt chẽ dự báo mưa và diễn biến mưa trên địa bàn, thông tin, thông báo kịp thời đến người dân trong khu vực nhằm chủ động các biện pháp ứng phó. Tập trung kiểm tra, rà soát và kịp thời huy động lực lượng tổ chức sơ tán, di dời các hộ dân vùng trũng thấp, vùng có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất, ngập sâu, vùng có nguy cơ bị chia cắt đến nơi an toàn (theo phương châm 4 tại chỗ đã được phê duyệt trong Phương án của địa phương, đơn vị).

Đặc biệt lưu ý các khu dân cư, trụ sở cơ quan, nơi đóng quân, cơ sở sản xuất ở vùng đã bị sạt lở đất và có nguy cơ cao bị sạt lở đất tại các huyện: Trà Bồng, Sơn Hà, Sơn Tây, Ba Tơ, Minh Long và khu dân cư vùng trũng, thấp thường xuyên bị ngập sâu thuộc các xã ven sông Trà Bồng, Vệ, Trà Câu, Phước Giang tại các huyện Nghĩa Hành, Bình Sơn và thị xã Đức Phổ.

+ Bố trí lực lượng canh gác 24/24 giờ, cắm biển cảnh báo và quyết liệt trong việc ngăn cấm người dân đi lại qua các khu vực nguy hiểm (ngầm, tràn, tuyến đường bị ngập sâu, sạt lở,…) khi chính quyền đã cắm biển cảnh báo, ngăn cấm; tạm dừng hoạt động các đò ngang và không để người dân đánh cá, vớt củi trên sông trong thời gian có mưa, lũ.

+ Kiểm tra, rà soát và triển khai phương án đảm bảo an toàn các hồ chứa và vùng hạ du, đặc biệt là các hồ chứa thủy điện nhỏ, hồ thủy lợi đang bị xuống cấp, đặc biệt là các hồ chứa đã có biểu hiện nguy hiểm như: Hồ Ông Tới (huyện Mộ Đức), hồ Phượng Hoàng (huyện Bình Sơn),…; bố trí lực lượng thường trực để vận hành điều tiết, theo dõi và sẵn sàng xử lý các tình huống có thể xảy ra.

+ Kiểm tra công trường và chỉ đạo Chủ đầu tư các công trình đang thi công, đặc biệt là công trình trên sông, suối, vùng ven biển chủ động tổ chức các biện pháp đảm bảo an toàn cho công trình, người lao động, khẩn trương thu dọn các vật cản trên sông, suối để đảm bảo thoát lũ.

- Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh sẵn sàng lực lượng, phương tiện để thực hiện công tác ứng phó bão, mưa, lũ và chỉ đạo các cơ quan trực thuộc phối hợp chặt chẽ với Ban Chỉ huy PCTT và TKCN địa phương để tổ chức các biện pháp ứng phó bão, mưa, lũ trên địa bàn; hướng dẫn, phân luồng, kiểm soát phương tiện giao thông hoạt động tại các khu vực bị ảnh hưởng của mưa, lũ bảo đảm an toàn.

- Các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Công Thương, Giao thông vận tải theo chức năng, nhiệm vụ được giao chủ động theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa, lũ để kịp thời triển khai công tác ứng phó mưa, lũ theo quy định; theo dõi, chỉ đạo vận hành đảm bảo an toàn các công trình hồ, đập và vùng hạ du, hệ thống lưới điện, công trình giao thông.

- Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn cho học sinh, giáo viên, cơ sở giáo dục trước, trong và sau lũ, nhất là tại các cơ sở giáo dục vùng cao, vùng có nguy cơ bị ngập sâu, sạt lở đất. Tùy theo diễn biến thời tiết, chủ động thông báo cho học sinh, sinh viên nghỉ học để đảm bảo an toàn tuyệt đối về người.

- Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất và các Khu Công nghiệp tỉnh thông báo cho cơ sở sản xuất kinh doanh về diễn biến ATNĐ/ bão, mưa, lũ để chủ động các biện pháp ứng phó, đảm bảo an toàn cho cán bộ, công nhân, nhà máy, công xưởng và các hệ thống thiết bị, tài sản,… đặc biệt là Nhà máy lọc dầu Dung Quất, Nhà máy thép Hòa Phát, Khu công nghiệp VSIP,…

- Chủ đầu tư các công trình đang thi công, nhất là các công trình trên sông, suối khẩn trương triển khai Phương án ứng phó thiên tai cho công trình, khẩn trương tổ chức thu dọn vật cản trên sông, suối để đảm bảo thoát lũ.

- Công ty TNHH MTV Khai thác Công trình thủy lợi Quảng Ngãi, Chủ các hồ chứa thủy điện theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa, lũ trong lưu vực công trình, triển khai vận hành hồ chứa theo đúng quy trình vận hành công trình, vận hành liên hồ được phê duyệt.

- Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Khí tượng - Thủy văn tỉnh Quảng Ngãi, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Quảng Ngãi, các cơ quan thông tin đại chúng trên địa bàn tỉnh tăng cường thông tin, truyền thông về diễn biến mưa, lũ và công tác chỉ đạo ứng phó, khắc phục hậu quả.

(3) Tổ chức trực ban nghiêm túc và thường xuyên báo cáo về UBND tỉnh và Ban Chỉ huy PCTT và TKCN.

Xem thêm Công điện 03/CĐ-UBND ban hành ngày 17/9/2024.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 173

Bài viết về

lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn