Danh sách các tổ hợp thi tuyển sinh đại học từ năm 2025

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Hồ Quốc Tuấn
13/09/2024 11:00 AM

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp nội dung danh sách các tổ hợp thi tuyển sinh đại học từ năm 2025

Danh sách các tổ hợp thi tuyển sinh đại học từ năm 2025

Danh sách các tổ hợp thi tuyển sinh đại học từ năm 2025 (Hình từ internet)

Danh sách các tổ hợp thi tuyển sinh đại học từ năm 2025

Căn cứ Quyết định 4068/QĐ-BGDĐT năm 2023 về việc phê duyệt “Phương án tổ chức thi và xét công nhận tốt nghiệp THPT từ năm 2025” thì thí sinh sẽ thi bắt buộc môn Ngữ văn, môn Toán và 02 môn thí sinh tự chọn trong số các môn còn lại được học ở lớp 12 (Ngoại ngữ, Lịch sử, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ).

Do đó, các tổ hợp thi tuyển sinh đại học từ năm 2025 như sau:

STT

Tổ hợp thi tốt nghiệp (2+2)

Các khối thi được tạo thành

1

Toán, Ngữ văn, Vật lý, Hoá học

A00, C01, C02, C05

2

Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh, Vật lý

A01, D01, D10, C01

3

Toán, Ngữ văn, Hoá học, Sinh học

B00, B03, C02, C08

4

Toán, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý

C00, A07, C03, C04

5

Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh, Lịch sử

D01, C03, D09, D14

6

Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh, Hoá học

D01, C02, D07, D12

7

Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh, Sinh học

D01, B03, D08, B08, D13

8

Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh, Địa lý

D01, C04, D10, D15

9

Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh, Giáo dục kinh tế và pháp luật

D01, C14, D84, D66

10

Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh, Tin học

D01

11

Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh, Công nghệ

D01

12

Toán, Ngữ văn, Hoá học, Địa lý

C02, C04, A06

13

Toán, Ngữ văn, Vật lý, Công nghệ

C01

14

Toán, Ngữ văn,Vật lý, Tin học

C01

15

Toán, Ngữ văn, Vật lý, Giáo dục kinh tế và pháp luật

C01, C14, A10, C16

16

Toán, Ngữ văn, Hoá học, Giáo dục kinh tế và pháp luật

C02, C14, A11, C17

17

Toán, Ngữ văn, Hoá học, Tin học

C02

18

Toán, Ngữ văn, Hoá học, Công nghệ

C02

19

Toán, Ngữ văn, Vật lý, Lịch sử

C03, C01, A03, C07

20

Toán, Ngữ văn, Sinh học, Địa lý

B03, C04, B02, C13

21

Toán, Ngữ văn, Hoá học, Lịch sử

C03, C02, A05, C10

22

Toán, Ngữ văn, Sinh học, Giáo dục kinh tế và pháp luật

B03, C14, B04

23

Toán, Ngữ văn, Sinh học, Lịch sử

C03, B03, B01, C12

24

Toán, Ngữ văn, Sinh học, Tin học

B03

25

Toán, Ngữ văn, Sinh học, Công nghệ

B03

26

Toán, Ngữ văn, Lịch sử, Giáo dục kinh tế và pháp luật

C03, C14, A08, C19

27

Toán, Ngữ văn, Địa lý, Giáo dục kinh tế và pháp luật

C04, C14, A09, C20

28

Toán, Ngữ văn, Lịch sử, Tin học

C03

29

Toán, Ngữ văn, Địa lý, Tin học

C04

30

Toán, Ngữ văn, Lịch sử, Công nghệ

C03

31

Toán, Ngữ văn, Địa lý, Công nghệ

C04

32

Toán, Ngữ văn, Tin học, Giáo dục kinh tế và pháp luật

C14

33

Toán, Ngữ văn, Vật lý, Sinh học

C14, B03, A02, C06

34

Toán, Ngữ văn, Công nghệ, Giáo dục kinh tế và pháp luật

C14

35

Toán, Ngữ văn, Vật lý, Địa lý

C11, C04, A04, C09

36

Toán, Ngữ văn, Tin học, Công nghệ

 

Nguyên tắc cơ bản trong tuyển sinh đại học

Theo Điều 4 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT quy định nguyên tắc cơ bản trong tuyển sinh đại học như sau:

(1) Công bằng đối với thí sinh

- Về cung cấp thông tin: Mỗi thí sinh quan tâm được cung cấp thông tin đầy đủ, rõ ràng, tin cậy, nhất quán và kịp thời để có quyết định phù hợp và chuẩn bị tốt nhất cho việc tham gia tuyển sinh;

- Về cơ hội dự tuyển: Không thí sinh nào bị mất cơ hội dự tuyển do những quy định không liên quan tới trình độ, năng lực (trừ những quy định của Bộ Công an và Bộ Quốc phòng mang tính đặc thù trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh); hoặc do quy trình tuyển sinh gây phiền hà, tốn kém;

- Về đánh giá năng lực: Thí sinh phải được đánh giá khách quan, công bằng và tin cậy về khả năng học tập và triển vọng thành công, đáp ứng yêu cầu của chương trình và ngành đào tạo;

- Về cơ hội trúng tuyển: Thí sinh phải được tạo cơ hội trúng tuyển cao nhất và quyền xác định nguyện vọng ưu tiên trong số những chương trình, ngành đào tạo đủ điều kiện trúng tuyển;

- Về thực hiện cam kết: Cơ sở đào tạo phải thực hiện các cam kết đối với thí sinh; tư vấn, hỗ trợ và giải quyết khiếu nại, bảo vệ quyền lợi chính đáng của thí sinh trong những trường hợp rủi ro.

(2) Bình đẳng giữa các cơ sở đào tạo

- Về hợp tác: Các cơ sở đào tạo hợp tác bình đẳng nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả tuyển sinh, đồng thời mang lại lợi ích tốt nhất cho thí sinh;

- Về cạnh tranh: Các cơ sở đào tạo cạnh tranh trung thực, công bằng và lành mạnh trong tuyển sinh theo quy định của pháp luật về cạnh tranh.

(3) Minh bạch đối với xã hội

- Về minh bạch thông tin: Cơ sở đào tạo có trách nhiệm công bố thông tin tuyển sinh đầy đủ, rõ ràng và kịp thời qua các phương tiện truyền thông phù hợp để xã hội và cơ quan quản lý nhà nước cùng giám sát;

- Về trách nhiệm giải trình: Cơ sở đào tạo có trách nhiệm báo cáo theo yêu cầu của các cơ quan quản lý nhà nước và giải trình với xã hội qua hình thức phù hợp về những vấn đề lớn, gây bức xúc cho người dân.

 

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 6

Bài viết về

lĩnh vực Giáo dục

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn