Thể chế hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển giáo dục đào tạo

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Trần Trọng Tín
09/09/2024 18:45 PM

Bộ GDĐT hướng dẫn nhiệm vụ năm học 2024-2025 về công tác pháp chế, trong đó có tiếp tục thể chế hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển giáo dục đào tạo.

Thể chế hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển giáo dục đào tạo

Thể chế hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển giáo dục đào tạo (Hình từ Internet)

Thể chế hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển giáo dục đào tạo

Ngày 06/9/2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo có Công văn 5154/BGDĐT-PC về hướng dẫn nhiệm vụ năm học 2024 - 2025 về Công tác pháp chế, bao gồm các nhiệm vụ chung sau đây:

(1) Tiếp tục củng cố, kiện toàn tổ chức và hoạt động của tổ chức pháp chế hiện có hoặc xác định rõ việc thành lập mới (hoặc chưa thành lập mới) ở những nơi chưa có tổ chức pháp chế nhưng đã đủ điều kiện theo theo quy định tại Nghị định 56/2024/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 55/2011/NĐ-CP quy định quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế; quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể và biện pháp, giải pháp về chế độ, điều kiện đảm bảo cho hoạt động của các tổ chức pháp chế/cán bộ làm công tác pháp chế tại các Sở Giáo dục và Đào tạo; các cơ sở giáo dục đại học, trường cao đẳng sư phạm.

(2) Tiếp tục thể chế hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển giáo dục đào tạo; phối hợp triển khai nghiên cứu rà soát Luật Giáo dụcLuật Giáo dục đại học; triển khai thực hiện Kết luận 91-KL/TW ngày 12/8/2024 của Ban chấp hành TW về Kết luận của Bộ Chính trị tiếp tục thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 04/11/2013; triển khai thực hiện Luật Nhà giáo, Chiến lược phát triển giáo dục khi được ban hành và thông qua; nâng cao chất lượng công tác xây dựng thể chế trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, đặc biệt là hệ thống văn bản nội bộ tại các nhà trường.

(3) Tập trung rà soát văn bản quy phạm pháp luật để đề xuất điều chỉnh, sửa đổi bổ sung hoặc thay thế, kịp thời xử lý những nội dung mâu thuẫn, chồng chéo, bất cập, không còn phù hợp với các văn bản cấp trên và tình hình phát triển kinh tế - xã hội. Tăng cường lấy ý kiến đóng góp của các tổ chức, cá nhân có liên quan, các đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của dự án, dự thảo văn bản, các chuyên gia, nhà khoa học dưới các hình thức thích hợp. Tổ chức đánh giá tác động của việc soạn thảo, ban hành và thực hiện văn bản quy phạm pháp luật để đề xuất các Bộ/ngành và cơ quan cấp trên soạn thảo, sửa đổi, bổ sung, thay thế kịp thời.

(4) Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp với tinh thần văn kiện Đại hội XIII của Đảng và các văn bản của Ban Bí thư Trung ương Đảng về phổ biến giáo dục pháp luật; bám sát các nhiệm vụ trọng tâm của ngành giáo dục năm học 2024 - 2025; tập trung tuyên truyền, phổ biến quy định pháp luật mới ban hành liên quan đến quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo; các văn bản, quy định về cải cách hành chính, chuyển đổi số, an ninh mạng, bảo vệ bí mật nhà nước, hỗ trợ khởi nghiệp, pháp luật về khiếu nại, tố cáo, về đất đai, bảo vệ môi trường, pháp luật về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tội phạm ma túy, dịch bệnh, thiên tai, tệ nạn xã hội; tổ chức Ngày Pháp luật Việt Nam.

(5) Đẩy mạnh hoạt động theo dõi, đánh giá tình hình thi hành pháp luật về giáo dục để kiến nghị các biện pháp xử lý phù hợp, nhằm nâng cao hiệu quả công tác thi hành pháp luật.

Ngoài ra, Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn các nhiệm vụ cụ thể đối với các Sở Giáo dục và Đào tạo và các cơ sở giáo dục đại học, các trường cao đẳng sư phạm.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 268

Bài viết về

lĩnh vực Giáo dục

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn