Khung kỹ năng số cơ bản dành cho người dân (Phiên bản 1.0)

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Trần Trọng Tín
27/08/2024 16:30 PM

Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành khung kỹ năng số cơ bản dành cho người dân để UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tham khảo, chỉ đạo triển khai tại địa phương.

Khung kỹ năng số cơ bản dành cho người dân

Khung kỹ năng số cơ bản dành cho người dân (Hình từ Internet)

Khung kỹ năng số cơ bản dành cho người dân (Phiên bản 1.0)

Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Công văn 3139/BTTTT-KTS&XHS hướng dẫn Khung chương trình, tài liệu và bài giảng mẫu phục vụ phổ biến kiến thức, nâng cao kỹ năng số và năng lực tiếp cận thông tin cho người dân nông thôn (phiên bản 1.0) để Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tham khảo, chỉ đạo triển khai tại địa phương.

Cụ thể khung kỹ năng số cơ bản dành cho người dân như sau:

* Nhóm kỹ năng sử dụng thiết bị

TT

Nhóm kỹ năng

Kỹ năng

Mô tả

0

Sử dụng thiết bị và phần mềm trên thiết bị

0.1. Sử dụng thiết bị

Nhận diện, phân biệt thiết bị và làm quen với các thành phần cơ bản của thiết bị

Tìm hiểu và làm quen với một số các tính năng của một số phần mềm, ứng dụng chạy trên thiết bị.

0.2. Sử dụng phần mềm trên thiết bị

Nhận biết các biểu tượng trên thiết bị.

Tìm hiểu và làm quen với một số tính năng của các phần mềm, ứng dụng phổ biến chạy trên thiết bị.

Cách cài đặt, cập nhật và quản lý các ứng dụng phần mềm trên các thiết bị

* Nhóm kỹ năng số cơ bản

TT

Nhóm kỹ năng

Kỹ năng

Mô tả

1

Kỹ năng tìm kiếm, khai thác thông tin trên môi trường Internet

1.1. Tìm kiếm, chọn lọc thông tin trên Internet

Hiểu mục đích tìm kiếm và biết một số công cụ đơn giản để tìm kiếm

Làm quen với cách thức để truy cập tới dữ liệu, thông tin nội dung cần tìm kiếm

Biết cách xây dựng chiến lược tìm kiếm

1.2. Đánh giá dữ liệu, thông tin và nội dung trên môi trường Internet

Phân tích, so sánh, đánh giá mức độ tin cậy và tính xác thực của nguồn dữ liệu

1.3. Quản lý dữ liệu, thông tin và nội dung

Biết cách sắp xếp, lưu trữ, truy xuất dữ liệu một cách đơn giản, có hệ thống.

2

Kỹ năng giao tiếp và phối hợp sử dụng công nghệ số

2.1. Giao tiếp trên Internet

Làm quen với một số ứng dụng đơn giản, phổ biến trong giao tiếp

2.2. Chia sẻ thông tin trên Internet

Chia sẻ dữ liệu, thông tin và nội dung bằng cách sử dụng các ứng dụng, công nghệ đơn giản, phù hợp.

Nắm được một số nguyên tắc cơ bản khi trích dẫn, sử dụng thông tin, tài liệu của người khác, cơ quan, tổ chức khác

2.3. Trở thành công dân số

Làm quen với một số ứng dụng phù hợp và đơn giản để tự trao quyền cho bản thân và tham gia vào các hoạt động xã hội số với vai trò là một người dân

2.4. Phối hợp, cộng tác qua công nghệ số

Lựa chọn, sử dụng công cụ và công nghệ số đơn giản để cộng tác, cùng nhau xây dựng, sáng tạo thông tin, tri thức

2.5. Quy tắc ứng xử trên Internet

Nắm được các chuẩn mực hành vi và biết cách hành xử khi sử dụng các công nghệ số và tham gia tương tác trên Internet Điều chỉnh chiến lược giao tiếp phù hợp với từng đối tượng cụ thể

Hiểu về sự đa dạng văn hóa và đa dạng thế hệ trên môi trường số

2.6. Quản lý danh tính số

Tạo và quản lý một hoặc nhiều danh tính số

Biết cách đơn giản để bảo vệ danh tiếng cá nhân trên Internet

Nhận biết dữ liệu được tạo ra qua việc sử dụng các công cụ số, môi trường số hay các dịch vụ số.

3

Kỹ năng sáng tạo nội dung trên thiết bị, trên môi trường Internet

3.1. Phát triển nội dung trên thiết bị, trên môi trường Internet

Tạo nội dung ở các định dạng đơn giản

Biết cách thể hiện bản thân nhờ sử dụng các công cụ, ứng dụng số đơn giản

3.2. Tích hợp và tạo mới nội dung số

Chỉnh sửa, nâng cấp và kết hợp các thông tin, nội dung với vốn tri thức hiện có để tạo ra nội dung và kiến thức mới, nguyên bản có liên quan

3.3. Bản quyền và giấy phép

Hiểu cách áp dụng bản quyền và giấy phép liên quan đến dữ liệu, thông tin và nội dung trên môi trường internet

3.4. Lập trình

Thiết lập các chỉ dẫn đơn giản, dễ hiểu cho hệ thống máy tính để giải quyết một vấn đề nhất định hoặc thực hiện một nhiệm vụ cụ thể

4

Kỹ năng an toàn thông tin

4.1. Bảo vệ thiết bị

Biết về các rủi ro, nguy cơ mất an toàn thông tin đối với thiết bị phổ biến

Nhận biết các dấu hiệu thiết bị bị nhiễm virus, tấn công mạng

Biết cách đơn giản để bảo vệ thiết bị và các nội dung, thông tin trên thiết bị (máy tính, thiết bị di động, thiết bị thông minh, thiết bị lưu trữ...)

Lựa chọn cách thức đơn giản để bảo đảm an toàn thông tin khi sử dụng thiết bị hoặc khi kết nối, sử dụng mạng không dây

Nhận diện các cách đơn giản để bảo vệ thông tin cá nhân

4.2. Bảo vệ dữ liệu cá nhân và quyền riêng tư

Lựa chọn cách thức đơn giản để bảo vệ dữ liệu cá nhân và quyền riêng tư trên Internet (như thiết lập, quản lý, sử dụng mật khẩu an toàn...)

Lựa chọn các cách đơn giản để sử dụng và chia sẻ thông tin định danh cá nhân, biết cách bảo vệ bản thân và người khác khỏi các rủi ro, thiệt hại

Hiểu về "Chính sách quyền riêng tư" của các bên liên quan về các dịch vụ số đang được cung cấp.

Hiểu biết và có khả năng bảo vệ dữ liệu cá nhân, bảo đảm an toàn thông tin khi sử dụng các dịch vụ số (như thanh toán số, thư điện tử, mạng xã hội...).

Bảo vệ, sao lưu, phục hồi dữ liệu

4.3. Bảo vệ sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần

Tránh các rủi ro về sức khỏe và mối đe dọa đến tinh thần và thể chất trong quá trình sử dụng công nghệ số (như có khả năng nhận diện và phòng tránh tấn công phi kỹ thuật...).

Bảo vệ bản thân và người khác khỏi những nguy cơ trong môi trường kỹ thuật số (ví dụ: bắt nạt trên mạng, lừa đảo trên mạng...). Nhận thức tác động của công nghệ số đối với phúc lợi và hòa nhập xã hội.

4.4. Bảo vệ môi trường

Nhận thức về ảnh hưởng của công nghệ số và tác động của chúng với môi trường.

5

Kỹ năng giải quyết vấn đề

5.1. Giải quyết vấn đề kỹ thuật

Nhận diện được các vấn đề kỹ thuật khi vận hành thiết bị và sử dụng môi trường số.

Biết áp dụng các cách đơn giản để giải quyết.

5.2. Xác định nhu cầu và khả năng đáp ứng công nghệ

Hiểu nhu cầu về vấn đề cần giải quyết.

Lựa chọn sử dụng các công cụ kỹ thuật số và các giải pháp công nghệ tiềm năng để giải quyết vấn đề.

Điều chỉnh và tùy biến môi trường kỹ thuật số theo nhu cầu cá nhân.

5.3. Sáng tạo nhờ sử dụng công nghệ số

Sử dụng các công cụ số để khởi tạo nội dung, tri thức và đổi mới sản phẩm, quy trình.

Tham gia theo danh nghĩa cá nhân hoặc theo hình thức nhóm vào quy trình xử lý đơn giản để hiểu và giải quyết các vấn đề

5.4. Xác định khoảng cách về năng lực số

Nhận diện được các năng lực số, kỹ năng số của bản thân cần được cải thiện

Tự tìm cơ hội phát triển bản thân và cập nhật xu hướng công nghệ, xu hướng an toàn thông tin

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 5

Bài viết về

lĩnh vực Công nghệ thông tin

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn