Mục tiêu phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số đến năm 2030

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Trần Trọng Tín
21/08/2024 16:30 PM

Bộ trưởng Bộ Nội vụ đặt ra các mục tiêu trong phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số đến năm 2030.

Mục tiêu phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số đến năm 2030

Mục tiêu phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số đến năm 2030 (Hình từ Internet)

Mục tiêu phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số đến năm 2030

Quyết định 1105/QĐ-BNV ngày 15/10/2021 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành Kế hoạch phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số của Bộ Nội vụ giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030. Trong đó đặt ra các mục tiêu trong phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, cụ thể như sau:

* Mục tiêu tổng quát

- Đến năm 2030, Bộ Nội vụ thực hiện chức năng quản lý nhà nước hoàn toàn dựa trên dữ liệu, công nghệ số, theo các quy trình tự động hóa, nhằm cung cấp thông tin, phục vụ Lãnh đạo Bộ, lãnh đạo các cơ quan, đơn vị, ngành Nội vụ trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành, cung cấp dịch vụ công và tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp và người dân theo thời gian thực.

- Bộ Nội vụ số được quản lý, vận hành an toàn, thông suốt trên không gian mạng, gắn với việc đảm bảo an toàn thông tin, an ninh mạng, an ninh quốc gia, bảo vệ thông tin cá nhân.

* Mục tiêu cơ bản đến năm 2025

- Đảm bảo 100% hoạt động chỉ đạo, điều hành của Bộ Nội vụ được thực hiện trên nền tảng dữ liệu lớn chuyên ngành nội vụ (Big Data), có quy mô Quốc gia, được quản trị thống nhất; ứng dụng trí tuệ nhân tạo để tối ưu hóa, tự động hóa hoạt động.

- Xây dựng và đưa vào vận hành kho dữ liệu dùng chung, sử dụng công nghệ BigData, Data lake thiết lập nền tảng thống nhất để tích hợp, lưu trữ, khai thác, trao đổi và chia sẻ dữ liệu giữa các ứng dụng công nghệ thông tin của Bộ.

- Cổng thông tin điện tử (MOHA), Cổng thông tin tiếp nhận và trả lời phản ánh kiến nghị của Bộ được nâng cấp lên Công nghệ 4.0, hiện đại, thẩm mỹ, tự động hóa cao, lưu trữ dữ liệu lớn, đáp ứng yêu cầu là Cổng giao tiếp điện tử duy nhất của Bộ Nội vụ đối với cá nhân, tổ chức.

- Xây dựng cơ sở dữ liệu tích hợp ngành Nội vụ và Trung tâm điều hành thông minh của Bộ Nội vụ (IOC)

- Hoàn thành việc sản xuất, cấp phát, quản lý Thẻ công chức, viên chức điện tử trong các cơ quan hành chính nhà nước; Đưa vào vận hành các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu chuyên ngành.

- Xây dựng và đưa vào vận hành CSDL Quốc gia về CBCCVC trong các cơ quan nhà nước.

- Hoàn thành thí điểm và đưa vào triển khai trong thực tiễn cơ quan, tổ chức ảo; công chức, viên chức số; xây dựng cơ chế quản lý, vận hành của các đối tượng số trên không gian mạng của Bộ Nội vụ, đáp ứng yêu cầu xây dựng Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số.

- Kiện toàn tổ chức, bộ máy các đơn vị chuyên trách công nghệ thông tin (CNTT) của Bộ theo hướng tăng cường công tác quản lý nhà nước trong việc xây dựng, quản lý vận hành Bộ Nội vụ số; xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin (CNTT) của Bộ đủ mạnh, để thực hiện tốt nhiệm vụ.

- Nền tảng đào tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng, sát hạch, thi nâng ngạch... được xây dựng và đi vào hoạt động hiệu quả tại các cơ sở, đào tạo bồi dưỡng của Bộ; tối thiểu 70% nội dung, chương trình đào tạo, thi tuyển, thi nâng ngạch quản lý nhà nước ngạch chuyên viên, chuyên viên chính, chuyên viên cao cấp hoặc tương đương được thực hiện trực tuyến.

- 100% văn bản trao đổi giữa Bộ Nội vụ và các cơ quan nhà nước được thực hiện dưới dạng điện tử và được ký số bởi chữ ký chuyên dùng trừ các văn bản có nội dung thuộc danh mục bí mật nhà nước.

- 90% hồ sơ công việc được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc có nội dung thuộc danh mục bí mật nhà nước).

- Tối thiểu 80% hồ sơ thủ tục hành chính được xử lý trên hoàn toàn trực tuyến, người dân chỉ phải nhập dữ liệu một lần.

- 100% thủ tục hành chính đủ điều kiện theo quy định của pháp luật được cung cấp dưới hình thức dịch vụ công trực tuyến mức độ 4.

- 100% hồ sơ công việc, hồ sơ thủ tục hành chính được số hóa và tạo lập trên môi trường điện tử, được lưu trữ và chia sẻ dữ liệu trên môi trường điện tử để tiện khai thác và sử dụng.

- 100% dịch vụ công trực tuyến của Bộ Nội vụ được thiết kế, thiết kế lại nhằm tối ưu hóa trải nghiệm người dùng; 100% giao dịch trên cổng Dịch vụ công trực tuyến và một cửa điện tử Bộ Nội vụ, kết nối với Cổng dịch vụ công Quốc gia, được xác thực điện tử.

- 100% báo cáo định kỳ (không bao gồm nội dung mật) của Bộ Nội vụ được cập nhật, chia sẻ trên Hệ thống thông tin báo cáo của Bộ và được kết nối với Hệ thống thông tin báo cáo Quốc gia.

- 50% các hoạt động văn bản, tài liệu hành chính thông thường (trừ các văn bản có nội dung thuộc danh mục bí mật nhà nước) trong hoạt động thanh tra, kiểm tra của Bộ Nội vụ được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý.

- 100% cán bộ, công chức, viên chức được tập huấn, bồi dưỡng phổ cập kỹ năng số cơ bản; 50% công chức, viên chức được tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng phân tích, khai thác dữ liệu và công nghệ số.

- Hoàn thành việc triển khai đánh giá cải cách hành chính và đo lường sự hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước qua Hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin.

- Các giải pháp đảm bảo an toàn, an ninh thông tin cho hạ tầng kỹ thuật, các hệ thống thông tin (HTTT), các nội dung thông tin số trên không gian mạng của ngành Nội vụ.

* Định hướng đến năm 2030

- Kế thừa và phát huy những kết quả đạt được từ giai đoạn 2021 - 2025 để phát triển Chính phủ số của Bộ Nội vụ nhằm chuyển đổi cách thức tổ chức, vận hành, môi trường làm việc, công cụ làm việc để cán bộ, công chức, viên chức có thể hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ của mình.

- Chuyển đổi cách thức phục vụ người dân, doanh nghiệp mang lại nhiều lợi ích và sự hài lòng của người dân khi giao dịch với Bộ Nội vụ.

- Hình thành nền tảng dữ liệu và hạ tầng kết nối mạng Internet vạn vật (IoT), kết nối, chia sẻ giữa Bộ Nội vụ và các cơ quan nhà nước, giảm 20% thủ tục hành chính, tăng 30% dịch vụ sáng tạo dựa trên dữ liệu phục vụ người dân, tổ chức, doanh nghiệp.

- Tổ chức khai thác, vận hành cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) trong các cơ quan nhà nước; Kết nối, chia sẻ với các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu chuyên ngành.

- Tổ chức khai thác, quản lý, vận hành kho dữ liệu tổng hợp của Bộ Nội vụ, sử dụng các công nghệ BigData, AI để quản lý, phân tích, cung cấp thông tin hỗ trợ ra quyết định cho các cấp lãnh đạo.

- Vận hành hệ thống, kết nối, chia sẻ dữ liệu, tổ chức triển khai đánh giá cải cách hành chính và đo lường sự hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước qua Hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 5

Bài viết về

lĩnh vực Công nghệ thông tin

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn