Mức hỗ trợ chi phí phối giống nhân tạo đối với trâu, bò, lợn

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Trần Trọng Tín
06/08/2024 21:30 PM

Tổ chức, cá nhân được giao nhiệm vụ thực hiện chương trình hỗ trợ phối giống nhân tạo gia súc được hỗ trợ theo quy định tại Nghị định 106/2024/NĐ-CP.

Mức chi phí hỗ trợ phối giống nhân tạo đối với trâu, bò, lợn

Mức chi phí hỗ trợ phối giống nhân tạo đối với trâu, bò, lợn (Hình từ Internet)

Đối tượng được hỗ trợ phối giống nhân tạo đối với trâu, bò, lợn

Theo Điều 8 Nghị định 106/2024/NĐ-CP, tổ chức, cá nhân có hoạt động chăn nuôi nông hộ dưới 10 đơn vị vật nuôi và được giao nhiệm vụ thực hiện chương trình hỗ trợ phối giống nhân tạo gia súc là đối tượng được hỗ trợ phối giống nhân tạo đối với trâu, bò, lợn.

Điều kiện được hỗ trợ phối giống nhân tạo đối với trâu, bò, lợn

Tổ chức, cá nhân được hỗ trợ phối giống nhân tạo đối với trâu, bò, lợn phải đáp ứng quy định tại Điều 56, Điều 57 Luật Chăn nuôi 2018 và đã thực hiện nghiệm thu kết quả phối giống nhân tạo gia súc, bao gồm:

(1) Chăn nuôi nông hộ phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:

- Chuồng nuôi phải tách biệt với nơi ở của người;

- Định kỳ vệ sinh, khử trùng, tiêu độc chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi;

- Có các biện pháp phù hợp để vệ sinh phòng dịch; thu gom, xử lý phân, nước thải chăn nuôi, xác vật nuôi và chất thải chăn nuôi khác theo quy định của pháp luật về thú y, bảo vệ môi trường.

(2) Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân chăn nuôi

- Tổ chức, cá nhân đã thực hiện kê khai hoạt động chăn nuôi được hỗ trợ thiệt hại, khôi phục sản xuất khi bị thiên tai, dịch bệnh theo quy định của pháp luật;

- Được hưởng chính sách của Nhà nước có liên quan đến hoạt động chăn nuôi;

- Được tập huấn, đào tạo về chăn nuôi;

- Quảng bá sản phẩm theo quy định của pháp luật;

- Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện liên quan đến chăn nuôi theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện kê khai hoạt động chăn nuôi;

- Thực hiện các biện pháp an toàn sinh học, vệ sinh môi trường trong chăn nuôi;

- Xử lý chất thải chăn nuôi theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;

- Bảo đảm đối xử nhân đạo với vật nuôi theo quy định của pháp luật.

Mức hỗ trợ chi phí phối giống nhân tạo đối với trâu, bò, lợn

Tổ chức, cá nhân đáp ứng đủ điều kiện thì được hỗ trợ phối giống nhân tạo đối với trâu, bò, lợn bao gồm:

- Hỗ trợ 100% chi phí về vật tư phối giống nhân tạo gia súc gồm tỉnh đông lạnh, Nitơ lỏng, găng tay và dụng cụ dẫn tinh để phối giống cho trâu, bò cái; tối đa 03 liều tỉnh/lần có chửa đối với trâu, bò sữa và 02 liều tỉnh/lần có chứa đối với bỏ thịt.

- Hỗ trợ 100% chi phí về liều tình để thực hiện phối giống cho lợn nái; mức hỗ trợ tối đa 02 liều tỉnh/lần phối giống và tối đa 06 liều tỉnh/nái/năm.

- Hỗ trợ chi phí cho cá nhân được đào tạo về kỹ thuật phối giống nhân tạo gia súc (trâu, bò) theo chi phí thực tế tối đa 02 tháng lương cơ bản/người/khóa.

- Hỗ trợ một lần không quá 30% chi phí mua bình chứa Nitơ lỏng bảo quản tỉnh cho người làm dịch vụ phối giống nhân tạo gia súc (trâu, bò); mức hỗ trợ tối đa không quá 05 triệu đồng/bình/người.

- Hỗ trợ công phối giống nhân tạo gia súc (trâu, bò), mức hỗ trợ tối đa không quá 300.000 đồng/con phối giống có chửa.

Nguyên tắc hoạt động chăn nuôi

- Phát triển chăn nuôi theo chuỗi giá trị, khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế các vùng đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

- Ứng dụng khoa học và công nghệ trong chăn nuôi nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, khả năng cạnh tranh của ngành chăn nuôi; bảo đảm an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.

- Bảo tồn, khai thác và phát triển hợp lý nguồn gen giống vật nuôi bản địa, nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm; tiếp thu nhanh tiến bộ di truyền giống của thế giới; kết hợp chăn nuôi hiện đại với chăn nuôi truyền thống; phát triển chăn nuôi phù hợp với vùng sinh thái.

- Xã hội hóa hoạt động chăn nuôi; bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước với lợi ích của tổ chức, cá nhân trong phát triển chăn nuôi; bình đẳng giữa các tổ chức, cá nhân, thành phần kinh tế trong chăn nuôi.

- Đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, tuân thủ điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 5

Bài viết về

lĩnh vực Nông - Lâm - Ngư nghiệp

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn