Tải App trên Android

Mức hỗ trợ đầu tư cơ sở sản xuất giống cây trồng lâm nghiệp

Tham vấn bởi Luật sư Phạm Thanh Hữu
Chuyên viên pháp lý Trần Trọng Tín
02/08/2024 19:00 PM

Việc hỗ trợ đầu tư cơ sở sản xuất giống cây trồng lâm nghiệp được thực hiện theo quy định tại Nghị định 58/2024/NĐ-CP về chính sách đầu tư trong lâm nghiệp.

Mức hỗ trợ đầu tư cơ sở sản xuất giống cây trồng lâm nghiệp

Mức hỗ trợ đầu tư cơ sở sản xuất giống cây trồng lâm nghiệp (Hình từ Internet)

Mức hỗ trợ đầu tư cơ sở sản xuất giống cây trồng lâm nghiệp

Hỗ trợ đầu tư là việc sử dụng ngân sách nhà nước, các nguồn vốn hợp pháp khác hỗ trợ một phần vốn đầu tư để thực hiện bảo vệ và phát triển rừng, chế biến lâm sản theo quy định của pháp luật.

Điều 22 Nghị định 58/2024/NĐ-CP quy định việc hỗ trợ đầu tư cơ sở sản xuất giống cây trồng lâm nghiệp như sau:

(1) Đối tượng nhận hỗ trợ: tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đầu tư sản xuất giống cây trồng lâm nghiệp.

(2) Nội dung hỗ trợ:

- Xây dựng rừng giống, vườn giống, vườn cây lâm nghiệp đầu dòng;

- Xây dựng trung tâm sản xuất giống cây rừng chất lượng cao;

- Xây dựng vườn ươm giống.

(3)  Mức hỗ trợ:

- Hỗ trợ 50% tổng mức đầu tư đối với một dự án hoặc công trình tại mục (2) nhưng tối đa theo mức quy định dưới đây;

- Tối đa 55.000.000 đồng/ha đối với xây dựng rừng giống trồng mới có diện tích từ 2,0 ha trở lên, vườn giống trồng mới có diện tích từ 1,0 ha trở lên; tối đa 25.000.000 đồng/ha đối với xây dựng rừng giống chuyển hóa có diện tích từ 1,0 ha trở lên, vườn cây lâm nghiệp đầu dòng có diện tích từ 500 m2 trở lên;

- Tối đa 5.000.000.000 đồng đối với một dự án hoặc công trình xây dựng trung tâm sản xuất giống cây rừng chất lượng cao có quy mô sản xuất tối thiểu 1 triệu cây/năm;

- Tối đa 300.000.000 đồng đối với một dự án hoặc công trình xây dựng mới vườn ươm giống cây lâm nghiệp bằng phương pháp nuôi cấy mô với diện tích đất xây dựng vườn ươm tối thiểu 0,5 ha.

(4) Điều kiện hỗ trợ: có dự án đầu tư riêng hoặc được lập chung trong các dự án bảo vệ và phát triển rừng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

(5) Trình tự, thủ tục lập, thẩm định, quyết định thiết kế, dự toán dự án hỗ trợ sản xuất giống cây trồng lâm nghiệp thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư, pháp luật đầu tư công và pháp luật có liên quan khác. Đối với hoạt động đầu tư lâm sinh thuộc dự án đầu tư đã được phê duyệt, việc lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán thực hiện theo quy định tại Chương IV Nghị định 58/2024/NĐ-CP. Đối với các hạng mục công trình khác, việc lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán thực hiện theo quy định của pháp luật đầu tư công và pháp luật về xây dựng. Trình tự lập dự toán, thanh, quyết toán kinh phí cho các hoạt động quy định tại điểm b khoản 1 Điều 27 Nghị định 58/2024/NĐ-CP, thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành.

Nguyên tắc đầu tư trong lâm nghiệp

Đầu tư là việc sử dụng ngân sách nhà nước, các nguồn vốn hợp pháp khác cho các chương trình, dự án và hoạt động đầu tư khác để thực hiện bảo vệ và phát triển rừng, chế biến lâm sản theo quy định của pháp luật. Việc đầu tư trong lâm nghiệp được thực hiện theo các nguyên tắc quy định tại Điều 4 Nghị định 58/2024/NĐ-CP như sau:

- Nhà nước bảo đảm nguồn lực cho hoạt động quản lý, bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng, rừng phòng hộ; cấp kinh phí bảo vệ và phát triển rừng sản xuất là rừng tự nhiên trong thời gian đóng cửa rừng phù hợp với khả năng cân đối vốn từ ngân sách nhà nước trong kế hoạch trung hạn và hằng năm.

- Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để tổ chức, cá nhân tự đầu tư, huy động vốn hợp pháp để thực hiện dự án đầu tư bảo vệ và phát triển rừng, chế biến lâm sản.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 1,990

Bài viết về

lĩnh vực Nông - Lâm - Ngư nghiệp

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]