Cách tính lương, phụ cấp cho cán bộ, công chức, viên chức khi tăng lương cơ sở từ 01/7/2024

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Nguyễn Ngọc Quế Anh
06/07/2024 16:45 PM

Dưới đây là bài viết hướng dẫn cách tính lương, phụ cấp cho cán bộ, công chức, viên chức khi tăng lương cơ sở từ 01/7/2024.

Cách tính lương, phụ cấp cho cán bộ, công chức, viên chức khi tăng lương cơ sở từ 01/7/2024 (Hình từ internet)

Cách tính lương, phụ cấp cho cán bộ, công chức, viên chức khi tăng lương cơ sở từ 01/7/2024

Hiện nay, cách tính lương, phụ cấp cho cán bộ, công chức, viên chức được thực hiện theo Thông tư 10/2023/TT-BNV.

Đồng thời, theo Nghị định 73/2024/NĐ-CP thì mức lương cơ sở hiện nay là 2,34 triệu đồng (trước đây là 1,8 triệu đồng).

Theo đó, cách tính lương, phụ cấp cho cán bộ, công chức, viên chức khi tăng lương cơ sở từ 01/7/2024 như sau:

(1) Đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 8 và 9 Điều 1 Thông tư 10/2023/TT-BNV:

Căn cứ vào hệ số lương và phụ cấp hiện hưởng quy định tại các văn bản của cơ quan có thẩm quyền của Đảng, Nhà nước về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, mức lương cơ sở quy định tại Nghị định 73/2024/NĐ-CP để tính mức lương, mức phụ cấp và mức tiền của hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có) như sau:

- Công thức tính mức lương:

(Mức lương thực hiện từ ngày 01/7/2024)

=

(Mức lương cơ sở 2.340.000 đồng/tháng)

(Hệ số lương hiện hưởng)

- Công thức tính mức phụ cấp:

+ Đối với các khoản phụ cấp tính theo mức lương cơ sở:

(Mức phụ cấp thực hiện từ ngày 01/7/2024)

=

(Mức lương cơ sở 2.340.000 đồng/tháng)

(Hệ số phụ cấp hiện hưởng)

+ Đối với các khoản phụ cấp tính theo % mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có):

(Mức phụ cấp thực hiện từ ngày 01/7/2024)

 

=

(Mức lương thực hiện từ ngày 01/7/2024 + Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo thực hiện từ ngày 01/7/2024 (nếu có) + Mức phụ cấp thâm niên vượt khung thực hiện từ ngày 01/7/2024 (nếu có)) 

x

(Tỷ lệ % phụ cấp được hưởng theo quy định)

+ Đối với các khoản phụ cấp quy định bằng mức tiền cụ thể thì giữ nguyên theo quy định hiện hành.

- Công thức tính mức tiền của hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có):

(Mức tiền của hệ số chênh lệch bảo lưu thực hiện từ ngày 01/7/2024)

=

(Mức lương cơ sở 2.340.000 đồng/tháng) 

(Hệ số chênh lệch bảo lưu hiện hưởng (nếu có))

(2) Đối với đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp quy định tại khoản 6 Điều 1 Thông tư 10/2023/TT-BNV:

Căn cứ vào hệ số hoạt động phí đối với đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp theo quy định của pháp luật hiện hành để tính mức hoạt động phí theo công thức sau:

(Mức hoạt động phí thực hiện từ ngày 01/7/2024)

=

(Mức lương cơ sở 2.340.000 đồng/tháng) 

(Hệ số hoạt động phí theo quy định)

2. Nhóm đối tượng được tăng lương cơ sở lên 2,34 triệu từ 01/7/2024

Theo Điều 2 Nghị định 73/2024/NĐ-CP, 10 nhóm đối tượng được tăng lương cơ sở lên 2,34 triệu đồng từ 1/7/2024 bao gồm:

(1) Cán bộ, công chức từ Trung ương đến cấp huyện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức 2008 (sửa đổi, bổ sung tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức 2019).

(2) Cán bộ, công chức cấp xã quy định tại khoản 3 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức 2008 (sửa đổi, bổ sung tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức 2019).

(3) Viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định tại Luật Viên chức 2010 (sửa đổi, bổ sung tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức 2019).

(4) Người làm các công việc theo chế độ hợp đồng lao động quy định tại Nghị định 111/2022/NĐ-CP về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập thuộc trường hợp được áp dụng hoặc có thỏa thuận trong hợp đồng lao động áp dụng xếp lương theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP (thay thế bởi Nghị định 117/2016/NĐ-CP) về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.

(5) Người làm việc trong chi tiêu biên chế tại các hội được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động theo quy định tại Nghị định 45/2010/NĐ- CP quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội (sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 33/2012/NĐ-CP).

(6) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng và lao động hợp đồng thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam.

(7) Sĩ quan, hạ sĩ quan hưởng lương, công nhân công an và lao động hợp đồng thuộc Công an nhân dân.

(8) Người hưởng lương làm việc trong tổ chức cơ yếu.

(9) Hạ sĩ quan và binh sĩ thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; hạ sĩ quan và chiến sĩ nghĩa vụ thuộc Công an nhân dân.

(10) Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn và tổ dân phố.

 

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 6,256

Bài viết về

lĩnh vực Lao động - Tiền lương

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn