Định hướng phân bố hệ thống cơ sở xã hội nuôi dưỡng người có công theo vùng, ĐVHC cấp tỉnh

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Trần Thanh Rin
02/09/2023 13:01 PM

Tôi muốn biết việc phân bố hệ thống cơ sở xã hội nuôi dưỡng người có công theo vùng, đơn vị hành chính cấp tỉnh sẽ được định hướng như thế nào? – Hữu Ngân (Đồng Tháp)

Định hướng phân bố hệ thống cơ sở xã hội nuôi dưỡng người có công theo vùng, ĐVHC cấp tỉnh

Định hướng phân bố hệ thống cơ sở xã hội nuôi dưỡng người có công theo vùng, ĐVHC cấp tỉnh (Hình từ Internet)

Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:

Ngày 30/8/2023, Thủ tướng ban hành Quyết định 1007/QĐ-TTg năm 2023 phê duyệt Quy hoạch hệ thống cơ sở xã hội nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công với cách mạng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Định hướng phân bố hệ thống cơ sở xã hội nuôi dưỡng người có công theo vùng, ĐVHC cấp tỉnh

Theo đó, hệ thống cơ sở xã hội nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công với cách mạng đến năm 2030, tầm nhìn 2050 với 70 cơ sở được phân bổ theo các vùng kinh tế - xã hội chi tiết tại Phụ lục I với các nội dung sau:

- Vùng trung du và miền núi phía Bắc có 14 cơ sở tại 13 địa phương, trong đó: 01 cơ sở do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý tại tỉnh Bắc Giang; 13 cơ sở do địa phương quản lý, gồm:

Các tỉnh Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Bắc Kạn, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Hòa Bình (trong đó 01 cơ sở có tính chất vùng đặt tại tỉnh Thái Nguyên).

- Vùng đồng bằng sông Hồng có 20 cơ sở tại 11 địa phương, trong đó: 03 cơ sở do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý, gồm 01 cơ sở tại tỉnh Bắc Ninh và 02 cơ sở tại tỉnh Hà Nam; 17 cơ sở do địa phương quản lý, gồm:

Thành phố Hà Nội có 06 cơ sở; các tỉnh Thái Bình, Ninh Bình mỗi tỉnh có 02 cơ sở; các tỉnh Hải Dương, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Hà Nam, Nam Định, Hưng Yên và thành phố Hải Phòng mỗi địa phương có 01 cơ sở (trong đó 02 cơ sở có tính chất vùng đặt tại tỉnh Hà Nam 01 cơ sở, Quảng Ninh 01 cơ sở).

- Vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung có 18 cơ sở tại 14 địa phương, trong đó: 02 cơ sở do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý, gồm 01 cơ sở tại tỉnh Thanh Hóa và 01 cơ sở tại thành phố Đà Nẵng: 16 cơ sở do địa phương quản lý, gồm:

Các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An mỗi tỉnh có 02 cơ sở, thành phố Đà Nẵng có 01 cơ sở; các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận mỗi tỉnh có 01 cơ sở (trong đó 03 cơ sở có tính chất vùng đặt tại thành phố Đà Nẵng 01 cơ sở, tỉnh Thanh Hóa 01 cơ sở và tỉnh Khánh Hòa 01 cơ sở).

- Vùng Tây Nguyên có 03 cơ sở tại 03 địa phương, trong đó: 01 cơ sở do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý tại tỉnh Lâm Đồng: 02 cơ sở do địa phương quản lý, gồm: các tỉnh Kon Tum và Đắk Lắk (trong đó có 01 cơ sở có tính chất vùng đặt tại tỉnh Lâm Đồng).

- Vùng Đông Nam Bộ có 05 cơ sở tại 03 địa phương, trong đó: 02 cơ sở do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý tại Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; 03 cơ sở do địa phương quản lý, gồm: các tỉnh Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu và Thành phố Hồ Chí Minh (trong đó 02 cơ sở có tính chất vùng đặt tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu).

- Vùng đồng bằng sông Cửu Long có 10 cơ sở do địa phương quản lý, cụ thể: đến 2025 có 07 cơ sở tại các tỉnh: Bến Tre, Vĩnh Long, Kiên Giang, Đồng Tháp, An Giang, Bạc Liêu và Long An; đến năm 2030, phát triển thêm 03 cơ sở tại các tỉnh, gồm: Cà Mau, Sóc Trăng và thành phố Cần Thơ. Tại vùng đồng bằng sông Cửu Long có 01 cơ sở có tính chất vùng đặt tại tỉnh Kiên Giang.

Xem thêm nội dung tại Quyết định 1007/QĐ-TTg có hiệu lực kể từ ngày ký.

 

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 819

Bài viết về

lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]