Mức phụ cấp hoạt động của Trưởng đoàn Hội thẩm nhân dân

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Dương Châu Thanh
18/08/2023 15:30 PM

Hiện nay, mức phụ cấp hoạt động của Trưởng đoàn Hội thẩm nhân dân là bao nhiêu? Kinh phí hỗ trợ hoạt động của Đoàn Hội thẩm nhân dân được quy định thế nào? – Hồng Tú (TPHCM)

Mức phụ cấp hoạt động của Trưởng đoàn Hội thẩm nhân dân

Mức phụ cấp hoạt động của Trưởng đoàn Hội thẩm nhân dân (Hình từ internet)

Mức phụ cấp hoạt động của Trưởng đoàn Hội thẩm nhân dân

Nội dung quy định tại Nghị quyết 1213/2016/UBTVQH13 Quy chế tổ chức và hoạt động của Đoàn Hội thẩm do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành.

Theo đó, mức phụ cấp hoạt động của Trưởng đoàn, Phó Trưởng đoàn Hội thẩm như sau:

Trưởng đoàn Hội thẩm nhân dân được hưởng phụ cấp hoạt động hằng tháng bằng 40% mức lương cơ sở.

Phó Trưởng đoàn Hội thẩm nhân dân được hưởng phụ cấp hoạt động hằng tháng bằng 30% mức lương cơ sở.

Hiện hành, mức lương cơ sở đang áp dụng là 1.800.000 đồng/tháng nên mức phụ cấp hoạt động của Trưởng Đoàn hội thẩm là 720.000 đồng/tháng, còn Phó trưởng đoàn nhận phụ cấp 540.000 đồng/tháng.

Trách nhiệm và quyền của Trưởng đoàn Hội thẩm nhân dân

Trưởng đoàn Hội thẩm nhân dân có trách nhiệm và quyền sau đây:

- Triệu tập và chủ trì các cuộc họp, hội nghị, hội thảo, tọa đàm của Đoàn Hội thẩm nhân dân;

- Giữ mối liên hệ và đại diện cho Đoàn Hội thẩm nhân dân trong quan hệ với Thường trực Hội đồng Nhân dân, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tòa án nhân dân cùng cấp và các cơ quan, tổ chức có liên quan;

- Trao đổi ý kiến với Chánh án Tòa án nhân dân cùng cấp về việc phân công Hội thẩm nhân dân tham gia hoạt động xét xử, bảo đảm phù hợp với yêu cầu xét xử vụ án theo yêu cầu của Chánh án Tòa án nhân dân;

- Tổ chức sơ kết, tổng kết công tác của Đoàn Hội thẩm nhân dân;

- Tổng hợp ý kiến, kiến nghị của Hội thẩm nhân dân về các vấn đề có liên quan đến hoạt động của Hội thẩm và đề nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

Phó Trưởng đoàn Hội thẩm nhân dân giúp Trưởng đoàn thực hiện các công việc theo sự phân công của Trưởng đoàn. Khi Trưởng đoàn vắng mặt thì ủy nhiệm cho một Phó Trưởng đoàn thực hiện công việc của Trưởng đoàn.

Đoàn Hội thẩm là hình thức tổ chức tự quản của các Hội thẩm, hoạt động theo nguyên tắc dân chủ, công khai, minh bạch; được thành lập ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là cấp tỉnh), huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là cấp huyện), quân khu và tương đương (sau đây gọi là cấp quân khu), khu vực nơi có Tòa án quân sự khu vực.

Tổ chức Đoàn Hội thẩm nhân dân

1. Đoàn Hội thẩm nhân dân bao gồm các Hội thẩm nhân dân được bầu để thực hiện nhiệm vụ xét xử tại mỗi Tòa án nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện.

2. Số lượng thành viên của mỗi Đoàn Hội thẩm nhân dân được xác định căn cứ vào số lượng Thẩm phán tại mỗi Tòa án như sau:

Tại Tòa án nhân dân cấp tỉnh: cứ 02 Thẩm phán thì có 03 Hội thẩm, nhưng tổng số Hội thẩm tại một Tòa án nhân dân cấp tỉnh không dưới 20 người và tối đa không quá 100 người;

Tại Tòa án nhân dân cấp huyện: cứ 01 Thẩm phán thì có 02 Hội thẩm, nhưng tổng số Hội thẩm tại một Tòa án nhân dân cấp huyện không dưới 15 người và tối đa không quá 50 người, trừ trường hợp đặc biệt có thể có dưới 15 người.

3. Đoàn Hội thẩm nhân dân có Trưởng đoàn, Phó Trưởng đoàn và các Hội thẩm nhân dân là thành viên. Trưởng đoàn, Phó Trưởng đoàn Hội thẩm nhân dân được bầu trong số Hội thẩm nhân dân.

4. Số lượng Phó Trưởng đoàn Hội thẩm nhân dân được xác định như sau:

Đoàn Hội thẩm nhân dân dưới 25 Hội thẩm có 01 Phó Trưởng đoàn; từ 25 Hội thẩm trở lên có không quá 02 Phó Trưởng đoàn.

 

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 7,118

Bài viết về

lĩnh vực Lao động - Tiền lương

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn