Quy định về lập và thông qua dự thảo biên bản kiểm toán

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
02/06/2023 09:48 AM

Việc lập và thông qua dự thảo biên bản kiểm toán hiện nay được quy định như thế nào? - Minh Ngọc (Ninh Bình)

Quy định về lập và thông qua dự thảo biên bản kiểm toán

Quy định về lập và thông qua dự thảo biên bản kiểm toán (Hình từ internet)

Quy định về lập và thông qua dự thảo biên bản kiểm toán

Ngày 29/5/2023, Kiểm toán Nhà nước ban hành Quyết định 08/2023/QĐ-KTNN về Quy trình kiểm toán của Kiểm toán nhà nước.

Theo đó, việc lập và thông qua dự thảo biên bản kiểm toán được quy định quy định tại Điều 16 Quyết định 08/2023/QĐ-KTNN như sau:

(1) Lập dự thảo biên bản kiểm toán:

- Khi kết thúc kiểm toán tại đơn vị, Tổ trưởng có trách nhiệm tổng hợp các kết quả kiểm toán trong các biên bản xác nhận số liệu và tình hình kiểm toán của kiểm toán viên; các biên bản kiểm toán tại các cơ quan, các đơn vị cấp dưới trực thuộc các đơn vị được kiểm toán và biên bản kiểm tra, đối chiếu với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan (nếu có) và các bằng chứng kiểm toán có liên quan để lập dự thảo biên bản kiểm toán của Tổ kiểm toán.

- Tổ chức thảo luận trong Tổ kiểm toán về dự thảo biên bản kiểm toán; trường hợp còn có ý kiến khác với ý kiến kết luận của Tổ trưởng thì Kiểm toán viên nhà nước có quyền bảo lưu ý kiến theo Quy chế tổ chức và hoạt động của Đoàn kiểm toán nhà nước.

- Tổ trưởng hoàn thiện dự thảo biên bản kiểm toán sau khi thảo luận trong Tổ kiểm toán, trình Trưởng đoàn kiểm toán phê duyệt.

- Tổ kiểm toán gửi dự thảo biên bản kiểm toán đã hoàn thiện cho Kiểm toán trưởng để xin ý kiến chỉ đạo (qua Tổ kiểm soát chất lượng kiểm toán) trước khi gửi cho đơn vị để lấy ý kiến hoặc tổ chức thông qua dự thảo biên bản kiểm toán.

(2) Bảo vệ kết quả kiểm toán:

- Tổ trưởng phải bảo vệ kết quả kiểm toán trong dự thảo biên bản kiểm toán của Tổ kiểm toán tại đơn vị kiểm toán trước Trưởng đoàn; báo cáo Trưởng đoàn xem xét, giải quyết theo thẩm quyền về những vấn đề còn có các ý kiến khác nhau trong Tổ kiểm toán. Trưởng đoàn kiểm tra, soát xét dự thảo biên bản kiểm toán, các bằng chứng kiểm toán; yêu cầu Tổ kiểm toán làm rõ, giải trình những nội dung ghi trong dự thảo biên bản kiểm toán của Tổ kiểm toán tại đơn vị kiểm toán; đánh giá mức độ hoàn thành KHKT và mục tiêu kiểm toán; xem xét, giải quyết những đề nghị của Tổ kiểm toán; chỉ đạo Tổ kiểm toán tiếp tục thực hiện các thủ tục kiểm toán bổ sung nếu thấy cần thiết.

- Tổ trưởng và các KTVNN có trách nhiệm chấp hành các ý kiến chỉ đạo, kết luận của Trưởng đoàn, hoàn thiện dự thảo biên bản kiểm toán của Tổ kiểm toán để thông qua đơn vị.

- Trong trường hợp còn có các ý kiến khác với ý kiến kết luận của Trưởng đoàn thì Tổ trưởng có quyền bảo lưu ý kiến theo Quy chế tổ chức và hoạt động của Đoàn kiểm toán nhà nước.

(3) Thông qua dự thảo biên bản kiểm toán

- Tổ kiểm toán thực hiện thông qua dự thảo biên bản kiểm toán của Tổ kiểm toán đã được Trưởng đoàn duyệt với đơn vị được kiểm toán; xem xét các ý kiến giải trình, đề nghị của đơn vị được kiểm toán để hoàn thiện biên bản kiểm toán của Tổ kiểm toán và ký biên bản kiểm toán của Tổ kiểm toán. Trường hợp đơn vị được kiểm toán chưa thống nhất thì đơn vị được kiểm toán ghi rõ ý kiến và ký biên bản kiểm toán, đồng thời đề nghị đơn vị giải trình cụ thể bằng văn bản về những nội dung chưa thống nhất kèm theo các tài liệu, căn cứ (nếu có). Trường hợp Tổ kiểm toán không thống nhất với các ý kiến giải trình và đề nghị của đơn vị được kiểm toán hoặc vượt quá thẩm quyền, Tổ trưởng phải báo cáo Trưởng đoàn xem xét, quyết định. Trong trường hợp còn có ý kiến khác với ý kiến kết luận của Trưởng đoàn thì Tổ kiểm toán được quyền bảo lưu ý kiến theo Quy chế tổ chức và hoạt động của Đoàn kiểm toán nhà nước.

- Tổ trưởng phải gửi biên bản kiểm toán của Tổ kiểm toán cho Trưởng đoàn đúng thời hạn quy định theo Quy chế tổ chức và hoạt động của Đoàn kiểm toán nhà nước.

- Trường hợp đơn vị được kiểm toán thống nhất với nội dung dự thảo biên bản kiểm toán của Tổ kiểm toán và không có ý kiến gì khác thì Tổ trưởng phải báo cáo Trưởng đoàn và có thể không tổ chức họp thông qua dự thảo biên bản kiểm toán của Tổ kiểm toán.

- Trường hợp đơn vị được kiểm toán không ký biên bản kiểm toán sau 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được biên bản kiểm toán có chữ ký của Tổ trưởng Tổ kiểm toán thì thực hiện theo quy định tại Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước và các văn bản liên quan của Kiểm toán nhà nước.

Quyết định 08/2023/QĐ-KTNN có hiệu lực từ ngày 13/07/2023 và thay thế cho Quyết định 02/2020/QĐ-KTNN.

Hồng Vân

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 1,670

Bài viết về

lĩnh vực Kế toán - Kiểm toán

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn