Buộc các nền tảng xuyên biên giới phải xử lý thông tin xấu độc trong vòng 24h

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Trần Thanh Rin
18/04/2023 14:14 PM

Buộc các nền tảng xuyên biên giới phải xử lý thông tin xấu độc trong vòng 24h là nội dung được đề cập tại Quyết định 512/QĐ-BTTT ngày 31/3/2023 do Bộ TTTT ban hành.

Buộc các nền tảng xuyên biên giới phải xử lý thông tin xấu độc trong vòng 24h

Buộc các nền tảng xuyên biên giới phải xử lý thông tin xấu độc trong vòng 24h (Hình từ Internet)

Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Quyết định 512/QĐ-BTTT ngày 31/3/2023 về việc ban hành Kế hoạch hành động cập nhật kế hoạch triển khai thực hiện Chiến lược phát triển lĩnh vực phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử giai đoạn 2021 - 2025 (Chiến lược).

Buộc các nền tảng xuyên biên giới phải xử lý thông tin xấu độc trong vòng 24h

Cụ thể trong nhiệm vụ quản lý thông tin trên môi trường mạng, tăng tỷ lệ thông tin tích cực giai đoạn 2021 - 2025, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ duy trì đấu tranh buộc các nền tảng xuyên biên giới:

- Chặn, gỡ thông tin xấu độc với tỷ lệ đáp ứng cao (90-95%), thời gian xử lý <24h;

- Khóa các trang, kênh vi phạm nghiêm trọng; phát triển thuật toán để chặn hiệu quả các quảng cáo sai sự thật; gỡ các game không phép trên Google Store và Apple Store.

Đồng thời tiến hành kiểm tra các nền tảng xuyên biên giới: Thí điểm giám sát, kiểm tra các nền tảng xuyên biên giới chưa có Văn phòng tại Việt Nam.

Bên cạnh đó, trong việc quản lý người nổi tiếng trên mạng, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ ban hành Quy trình xử lý đối với nghệ sỹ, KOLs có hành vi vi phạm pháp luật, trái thuần phong mỹ tục như hạn chế phát sóng, biểu diễn, quảng cáo. Thời gian hoàn thành Quy trình này vào tháng 10/2023.

Ngoài ra, Bộ Thông tin và Truyền thông còn đưa ra một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong quản lý thông tin trên môi trường mạng, tăng tỷ lệ thông tin tích cực như sau:

- Định hướng, chỉ đạo trực tuyến mạng lưới trang tin điện tử tổng hợp và mạng xã hội có lượng người truy cập lớn

- Tổ chức Hội nghị kết nối với các mạng lưới đa kênh (MCN) và các người nổi tiếng, có sức ảnh hưởng trên mạng.

- Hoàn thiện bộ máy nhân sự, tài chính và hệ thống kỹ thuật để vận hành Trung tâm xử lý tin giả

- Vận hành hiệu quả Trung tâm bản quyền phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử

Đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Báo chí 2016

Tại Quyết định 512/QĐ-BTTT, Bộ Thông tin và Truyền thông đưa ra những nhiệm vụ về việc hoàn thiện môi trường pháp lý trong lĩnh vực phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử giai đoạn 2021 - 2025 như sau:

- Tổng kết thực hiện và đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Báo chí năm 2016

- Tham mưu Nghị định thay thế Nghị định 72/2013/NĐ-CPNghị định 27/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng.

Trong đó:

+ Sản phẩm: Dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 72/2013/NĐ-CPNghị định 27/2018/NĐ-CP

+ Thời gian hoàn thành: 

- Xây dựng các thông tư hướng dẫn Nghị định 71/2022/NĐ-CP

+ Xây dựng dự thảo Thông tư hướng dẫn về nguyên tắc biên tập, phân loại, cảnh báo nội dung theo yêu cầu trên dịch vụ phát thanh, truyền hình. Thời gian hoàn thành đến 30/6/2023.

+ Xây dựng dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư 19/2016/TT-BTTTT. Thời gian hoàn thành đến 30/6/2023.

- Xây dựng dự thảo Tiêu chuẩn quốc gia về phát thanh số. Thời gian hoàn thành trong năm 2024.

Các mục tiêu chiến lược phát triển lĩnh vực phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử

Theo đó, nhằm thực hiện hiện chiến lược phát triển lĩnh vực phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử giai đoạn 2021 - 2025, Bộ Thông tin và Truyền thông đã đặt ra các mục tiêu sau:

- 80% người dân vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo được nghe, xem các kênh phát thanh, kênh truyền hình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu của quốc gia và địa phương; 100% dân số các vùng còn lại được nghe, xem các kênh chương trình này.

- Tăng thời lượng phát sóng của các kênh phát thanh địa phương và các kênh truyền hình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu (kênh thiết yếu) của địa phương; các kênh truyền hình thiết yếu quốc gia đảm bảo phát sóng 24 giờ/ngày

- Bảo đảm thời lượng phát sóng chương trình sản xuất trong nước của kênh phát thanh, kênh truyền hình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu quốc gia và địa phương đạt tỷ lệ tối thiểu từ 70% tổng thời lượng phát sóng trong 1 ngày của từng kênh chương trình (trong đó, thời lượng chương trình tự sản xuất mới đạt tối thiểu 30% thời lượng các chương trình sản xuất trong nước);

Việc khai thác các nội dung từ kênh chương trình nước ngoài tập trung vào tin thời sự quốc tế, khoa học, kỹ thuật, thể thao giải trí và không vượt quá 30% tổng thời lượng phát sóng trong 1 ngày của kênh đó.

- Tăng doanh thu dịch vụ của các đài phát thanh, truyền hình từ 9.000 tỷ đồng lên 10.500 tỷ đồng.

- Tỷ lệ kênh phát thanh, kênh truyền hình thiết yếu được cung cấp trên mạng Internet thông qua trang thông tin điện tử hoặc ứng dụng internet đạt 100%.

- Tăng thuê bao truyền hình trả tiền từ 17 triệu lên 25 triệu người dùng.

- Tăng doanh thu truyền hình trả tiền từ 9.000 tỷ đồng lên 15.000 tỷ đồng.

- Tăng thuê bao truyền hình trả tiền OTT TV từ 3 triệu lên 12 triệu người dùng.

- Tăng doanh thu truyền hình trả tiền OTT TV từ 300 tỷ đồng lên 6000 tỷ đồng.

- Phát triển 02 cơ quan truyền thông chủ lực đa phương tiện quốc gia.

- Ban hành Tiêu chuẩn kỹ thuật về phát sóng phát thanh số mặt đất.

Xem thêm nội dung tại Quyết định 512/QĐ-BTTT có hiệu lực kể từ ngày ký.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 1,449

Bài viết về

lĩnh vực Công nghệ thông tin

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]