Chương trình bồi dưỡng viên chức chuyên ngành Di sản văn hóa năm 2023

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Lê Trương Quốc Đạt
06/04/2023 08:00 AM

Chương trình bồi dưỡng viên chức chuyên ngành Di sản văn hóa năm 2023 là nội dung tại Quyết định 799/QĐ-BVHTTDL ngày 31/3/2023.

Chương trình bồi dưỡng viên chức chuyên ngành Di sản văn hóa năm 2023

Chương trình bồi dưỡng viên chức chuyên ngành Di sản văn hóa năm 2023 (Hình từ Internet)

Theo đó, tại Chương trình bồi dưỡng viên chức chuyên ngành Di sản văn hóa năm 2023 tại Quyết định 799/QĐ-BVHTTDL ngày 31/3/2023 như sau:

1. Đối tượng bồi dưỡng viên chức chuyên ngành Di sản văn hóa năm 2023

- Viên chức chuyên môn hiện đang công tác tại các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc chuyên ngành Di sản văn hóa, có khả năng đảm nhận hoặc đang làm việc ở vị trí công tác phù hợp với chức trách và nhiệm vụ của chức danh nghề nghiệp Di sản viên.

- Các cá nhân có nhu cầu bồi dưỡng, cấp chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Di sản viên.

2. Mục tiêu bồi dưỡng viên chức chuyên ngành Di sản văn hóa năm 2023

* Mục tiêu chung:

Trang bị cho học viên kiến thức và kỹ năng cơ bản, cần thiết nhằm đáp ứng yêu cầu về năng lực, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Di sản viên.

* Mục tiêu cụ thể:

Sau khi hoàn thành khóa bồi dưỡng học viên có thể:

** Kiến thức cơ bản:

- Phân tích được những điểm cơ bản về hệ thống chính trị, bộ máy hành chính nhà nước và hệ thống ngành di sản văn hóa ở Việt Nam;

- Nắm được quan điểm, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đặc biệt là về lĩnh vực di sản văn hóa;

- Nắm vững những kiến thức cơ bản về lý luận và chuyên môn nghiệp vụ thuộc chuyên ngành di sản văn hóa; nắm được kiến thức về các lĩnh vực khoa học liên quan.

** Kỹ năng cơ bản:

Vận dụng có hiệu quả những kiến thức, kỹ năng về chuyên môn kỹ thuật chuyên ngành đã được đào tạo vào các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ thuộc chuyên ngành di sản văn hóa để:

Thực hiện nhiệm vụ phù hợp với chức danh nghề nghiệp Di sản viên theo quy định tại Thông tư 16/2021/TT-BVHTTDL quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương viên chức chuyên ngành Di sản văn hóa.

3. Yêu cầu đối với chương trình bồi dưỡng viên chức chuyên ngành Di sản văn hóa năm 2023 

- Cấu trúc hợp lý và khoa học giữa các khối kiến thức, nội dung bám sát nhiệm vụ của chức danh nghề nghiệp Di sản viên, đảm bảo không trùng lặp với chương trình, tài liệu khác và kết cấu theo hướng mở để dễ cập nhật, bổ sung cho phù hợp;

- Cân đối, hợp lý giữa lý thuyết và thực hành (rèn luyện kỹ năng);

- Thiết thực để sau khi học xong, học viên có thể vận dụng vào thực tiễn công tác.

4. Chương trình bồi dưỡng viên chức chuyên ngành Di sản văn hóa năm 2023

Chương trình bồi dưỡng viên chức chuyên ngành Di sản văn hóa năm 2023 như sau:

* Khối lượng kiến thức và thời gian bồi dưỡng:

** Chương trình gồm 10 chuyên đề, được bố cục thành 03 phần:

- Phần I: Khối kiến thức chung về hệ thống chính trị, bộ máy tổ chức nhà nước và bộ máy tổ chức ngành di sản văn hóa; quan điểm, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước về di sản văn hóa (gồm 03 chuyên đề);

- Phần II: Khối kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp chuyên ngành và đạo đức nghề nghiệp theo yêu cầu chức danh Di sản viên (gồm 07 chuyên đề);

- Phần III: Khảo sát thực tế và viết tiểu luận.

** Thời gian bồi dưỡng:

- Tổng thời gian là 06 tuần x 05 ngày làm việc/tuần x 08 tiết/ngày = 240 tiết.

- Phân bổ thời gian:

+ Lý thuyết, thảo luận, thực hành: 184 tiết

+ Kiểm tra: 08 tiết

+ Ôn tập: 08 tiết

+ Khảo sát thực tế và viết tiểu luận: 32 tiết

+ Công tác tổ chức lớp: 08 tiết

* Cấu trúc chương trình:

TT

NỘI DUNG

Số tiết

Tổng

Thuyết

Thảo luận, thực hành

I

Khối kiến thức chung về nhà nước và hành chính nhà nước; quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về Di sản văn hóa

40

26

14

1

Lý luận chung về Nhà nước và hành chính nhà nước

8

04

04

2

Quan điểm, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về Di sản văn hóa

24

16

08

3

Kiến thức, kỹ năng chung về quản lý nhà nước

8

06

02

 

Ôn tập và kiểm tra phần I: 08 tiết

II

Khối kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp chuyên ngành và đạo đức nghề nghiệp theo yêu cầu chức danh Di sản viên

144

106

38

4

Các loại hình Di sản văn hóa ở Việt Nam

08

06

02

5

Cập nhật kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ bảo tàng

32

24

08

6

Cập nhật kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ bảo tồn di tích

32

24

08

7

Cập nhật kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể

32

24

08

8

Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa

16

12

04

9

Xây dựng và triển khai các chương trình truyền thông, giáo dục về di sản văn hóa

16

12

04

10

Tiêu chuẩn nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức giữ chức danh Di sản viên

08

04

04

 

Ôn tập và kiểm tra phần II: 08 tiết

III

Khảo sát thực tế và viết tiểu luận

32

 

32

11

Khảo sát thực tế bảo tàng, di tích, di sản văn hóa phi vật thể

16

 

16

12

Viết tiểu luận áp dụng những kiến thức vừa học vào thực tiễn công tác

16

 

16

Xem thêm Quyết định 799/QĐ-BVHTTDL có hiệu lực từ ngày ký.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 1,842

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn