Báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
22/02/2023 10:59 AM

Trách nhiệm báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính thuộc về cơ quan nào? Hình thức và phương thức gửi, nhận báo cáo như thế nào? - Hà Nhi (Quảng Ninh)

Trách nhiệm báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính

Trách nhiệm báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính (Hình từ internet)

1. Trách nhiệm báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính

Chế độ báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính được áp dụng đối với các đối tượng sau:

- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ; 

- Bảo hiểm xã hội Việt Nam; 

- Tòa án nhân dân tối cao; 

- Kiểm toán Nhà nước; 

- Ủy ban nhân dân các cấp; 

- Các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức thuộc cơ quan Trung ương được tổ chức theo ngành dọc, gồm: Tòa án nhân dân; Kiểm toán Nhà nước; 

- Công an nhân dân; 

- Bộ đội biên phòng; 

- Cảnh sát biển; 

- Hải quan; 

- Kiểm ngư; 

- Thuế;

- Quản lý thị trường;

- Cơ quan thi hành án dân sự; 

- Kho bạc Nhà nước; 

- Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước; 

- Tổ chức Thống kê tập trung; 

- Cơ quan Bảo hiểm xã hội và các tổ chức khác thuộc cơ quan Trung ương được tổ chức theo ngành dọc theo quy định của pháp luật.

(Khoản 2 Điều 1 Thông tư 01/2023/TT-BTP)

2. Các loại báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính 

Các loại báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính gồm:

- Báo cáo định kỳ hằng năm nhằm đáp ứng yêu cầu thông tin tổng hợp, toàn diện để phục vụ công tác quản lý nhà nước về xử lý vi phạm hành chính, được thực hiện theo một chu kỳ xác định và lặp lại nhiều lần; bao gồm các thành phần nội dung quy định tại Điều 5 Thông tư Thông tư 01/2023/TT-BTP;

Thời gian chốt số liệu báo cáo định kỳ tính từ ngày 15 tháng 12 của năm trước kỳ báo cáo đến ngày 14 tháng 12 của kỳ báo cáo.

- Báo cáo chuyên đề nhằm đáp ứng yêu cầu thông tin có tính chuyên sâu thuộc lĩnh vực xử lý vi phạm hành chính để phục vụ công tác quản lý nhà nước, được thực hiện một hoặc nhiều lần trong khoảng thời gian nhất định.

Báo cáo chuyên đề được thực hiện bằng văn bản quy phạm pháp luật hoặc văn bản hành chính của cơ quan, người có thẩm quyền, bao gồm các thành phần nội dung quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định 09/2019/NĐ-CP;

- Báo cáo đột xuất nhằm đáp ứng yêu cầu thông tin về vấn đề phát sinh đột xuất trong lĩnh vực xử lý vi phạm hành chính, được thực hiện theo yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền để phục vụ công tác quản lý nhà nước.

Báo cáo đột xuất được thực hiện theo yêu cầu bằng văn bản hành chính của cơ quan, người có thẩm quyền, bao gồm các thành phần nội dung quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định 09/2019/NĐ-CP.

(Khoản 1, Khoản 2 Điều 3 Thông tư 01/2023/TT-BTP

3. Thời hạn gửi báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính định kỳ 

- Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và các cơ quan được tổ chức theo ngành dọc đóng trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính theo yêu cầu của cấp trên trực tiếp;

- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Tòa án nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm gửi báo cáo đến Bộ Tư pháp chậm nhất vào ngày 21 tháng 12 của kỳ báo cáo;

- Bộ Tư pháp có trách nhiệm báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong phạm vi cả nước chậm nhất vào ngày 25 tháng 12 của kỳ báo cáo.

(Khoản 3 Điều 3 Thông tư 01/2023/TT-BTP)

4. Hình thức báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính

Báo cáo công tác thi hành pháp luật được thể hiện bằng một trong các hình thức sau:

- Báo cáo bằng văn bản (là bản có chữ ký, họ tên của Thủ trưởng cơ quan báo cáo và đóng dấu phát hành theo quy định). Các biểu mẫu tổng hợp số liệu kèm theo báo cáo phải được đóng dấu giáp lai;

- Báo cáo bằng văn bản điện tử có chữ ký số.

(Khoản 1 điều 4 Thông tư 01/2023/TT-BTP)

5. Phương thức gửi báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính

Báo cáo công tác thi hành pháp luật được gửi đến cơ quan nhận báo cáo bằng một trong các phương thức sau:

- Gửi trực tiếp;

- Gửi qua dịch vụ bưu chính;

- Gửi qua fax;

- Gửi qua hệ thống thư điện tử dưới dạng tệp ảnh (định dạng PDF) hoặc văn bản điện tử có ký số;

- Gửi qua Hệ thống văn bản và Điều hành;

- Phương thức khác theo quy định của pháp luật.

(Khoản 2 điều 4 Thông tư 01/2023/TT-BTP)

Đỗ Thành Long

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 6,275

Bài viết về

lĩnh vực Bộ máy hành chính

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn