Thay đổi trong đánh giá xếp loại kết quả bồi dưỡng thường xuyên của giáo viên (Hình từ Internet)
Căn cứ Thông tư 19/2019/TT-BGDĐT sửa đổi bởi Thông tư 17/2022/TT-BGDĐT quy định về đối tượng xếp loại kết quả bồi dưỡng thường xuyên như sau:
- Giáo viên đang nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục tại trường mầm non, trường mẫu giáo, nhà trẻ, nhóm trẻ độc lập, lớp mẫu giáo độc lập, lớp mầm non độc lập (gọi chung là cơ sở giáo dục mầm non);
(So với Thông tư 19/2019/TT-BGDĐT, bổ sung thêm giáo viên lớp mầm non độc lập)
Giáo viên đang giảng dạy tại trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học, trường chuyên, trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường phổ thông dành cho người khuyết tật (cơ sở giáo dục phổ thông);
(So với Thông tư 19/2019/TT-BGDĐT bổ sung thêm giáo viên trường phổ thông dành cho người khuyết tật)
Giáo viên đang giảng dạy tại trung tâm giáo dục thường xuyên, giáo viên giảng dạy chương trình giáo dục thuộc chương trình để cấp văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân tại trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên (trung tâm giáo dục thường xuyên).
(So với Thông tư 19/2019/TT-BGDĐT, bổ sung đối tượng giáo viên giảng dạy chương trình giáo dục thuộc chương trình để cấp văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân tại trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên)
Giáo viên cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên được gọi chung là giáo viên.
- Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông; giám đốc, phó giám đốc trung tâm giáo dục thường xuyên (cán bộ quản lý).
(So với Thông tư 19/2019/TT-BGDĐT, bổ sung đối tượng giám đốc, phó giám đốc trung tâm giáo dục thường xuyên)
Tại Điều 11 Thông tư 19/2019/TT-BGDĐT sửa đổi bởi Thông tư 17/2022/TT-BGDĐT quy định về việc đánh giá xếp loại kết quả bồi dưỡng thường xuyên của giáo viên như sau:
Đánh giá việc vận dụng kiến thức bồi dưỡng thường xuyên vào thực tiễn dạy học, giáo dục trẻ em, học sinh, học viên;
Thực tiễn quản lý cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên.
Đánh giá cần kết hợp giữa đánh giá thường xuyên với đánh giá định kỳ bằng nhiều phương pháp, hình thức phù hợp thông qua bài kiểm tra, bài tập nghiên cứu, bài thu hoạch bảo đảm về mục tiêu, yêu cầu cần đạt, nội dung Chương trình bồi dưỡng thường xuyên, phù hợp với thực tiễn và các quy định tại Quy chế này.
(Tại Thông tư 19/2019/TT-BGDĐT, quy định đánh giá thông qua hệ thống câu hỏi trắc nghiệm (đối với các nội dung lý thuyết), bài tập nghiên cứu, bài thu hoạch (đối với nội dung thực hành) đảm bảo đáp ứng yêu cầu về mục tiêu, yêu cầu cần đạt và nội dung Chương trình BDTX và quy định tại Quy chế này)
- Các bài kiểm tra, bài tập nghiên cứu, bài thu hoạch được chấm theo thang điểm 10 và được xếp loại đạt yêu cầu nếu đạt điểm 5 trở lên.
- Xếp loại kết quả bồi dưỡng thường xuyên:
+ Hoàn thành kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên:
Giáo viên, cán bộ quản lý được xếp loại hoàn thành kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên khi thực hiện đầy đủ quy định của các khóa bồi dưỡng trong năm học;
(Tại Thông tư 19/2019/TT-BGDĐT, quy định giáo viên, cán bộ quản lý được xếp loại hoàn thành kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên khi thực hiện đầy đủ quy định của các khóa bồi dưỡng
Hoàn thành đầy đủ các bài kiểm tra, bài tập nghiên cứu, bài thu hoạch với kết quả đạt yêu cầu theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Thông tư 19/2019/TT-BGDĐT.
(Tại Thông tư 19/2019/TT-BGDĐT, bổ sung việc hoàn thành đầy đủ bài tập nghiên cứu, bài thu hoạch)
+ Không hoàn thành kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên: Giáo viên, cán bộ quản lý không đáp ứng được các yêu cầu theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 11 Thông tư 19/2019/TT-BGDĐT
- Kết quả đánh giá, xếp loại bồi dưỡng thường xuyên được lưu vào hồ sơ và là căn cứ thực hiện chế độ, chính sách bồi dưỡng phát triển nghề nghiệp và sử dụng giáo viên, cán bộ quản lý.
Thông tư 17/2022/TT-BGDĐT có hiệu lực từ ngày 20/1/2023.