Nghiên cứu tăng thuế suất thuế giá trị gia tăng theo lộ trình
Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:
Ngày 22/11/2022, Bộ Tài chính ban hành Quyết định 2439/QĐ-BTC về Kế hoạch cải cách hệ thống thuế đến năm 2025.
Theo đó, tại Kế hoạch cải cách hệ thống thuế đến năm 2025 thì đối với thuế giá trị gia tăng sẽ nghiên cứu tăng thuế suất thuế giá trị gia tăng theo lộ trình.
Ngoài ra, Kế hoạch cải cách hệ thống thuế đến năm 2025 còn xác định một số nội dung khác đối với thuế giá trị gia tăng như:
- Mở rộng cơ sở thuế thông qua giảm nhóm hàng hóa dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng và nhóm hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng áp dụng thuế suất 5%;
- Tiến tới cơ bản áp dụng một mức thuế suất.
- Rà soát điều chỉnh ngưỡng doanh thu áp dụng phương pháp khấu trừ cho phù hợp với thực tế;
- Nghiên cứu áp dụng thống nhất phương pháp tính thuế theo tỷ lệ % trên doanh thu đối với người nộp thuế có doanh thu dưới ngưỡng hoặc không đủ điều kiện áp dụng phương pháp khấu trừ;
- Hoàn thiện các quy định liên quan đến thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu, đảm bảo phản ánh đúng bản chất và phù hợp thông lệ quốc tế.
Lộ trình thực hiện cải cách thể chế thuế đến năm 2023 đối với thuế giá trị gia tăng được xác định như sau:
Mục tiêu cụ thể của Kế hoạch cải cách hệ thống thuế đến năm 2025 được xác định như sau:
* Về cải cách chính sách thuế:
Hệ thống chính sách thuế của Việt Nam đến năm 2025 bao gồm các sắc thuế, phí, lệ phí chủ yếu sau đây:
- Thuế giá trị gia tăng;
- Thuế tiêu thụ đặc biệt;
- Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;
- Thuế thu nhập doanh nghiệp;
- Thuế thu nhập cá nhân;
- Thuế tài nguyên;
- Thuế sử dụng đất nông nghiệp;
- Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp;
- Thuế bảo vệ môi trường;
- Các khoản phí, lệ phí và thu khác thuộc ngân sách nhà nước.
Về quy mô thu ngân sách từ thuế, phí, bảo đảm duy trì tỷ lệ huy động vào ngân sách nhà nước từ thuế, phí ở mức ổn định, hợp lý và phù hợp với Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 05 năm 2021-2025;
Trong giai đoạn đầu tập trung hỗ trợ doanh nghiệp, người dân khắc phục khó khăn, phục hồi sản xuất, kinh doanh do ảnh hưởng tiêu cực của dịch bệnh Covid-19.
Tỷ lệ huy động vào ngân sách nhà nước bình quân không thấp hơn 16% GDP, trong đó, tỷ lệ huy động từ thuế, phí khoảng 13 - 14% GDP; tỷ trọng thu nội địa trong tổng thu ngân sách nhà nước phấn đấu đến năm 2025 đạt khoảng 85 - 86%.
* Về cải cách quản lý thuế:
Hiện đại hóa toàn diện công tác quản lý thuế, phù hợp với thông lệ quốc tế và quy định pháp luật Việt Nam, trọng tâm là thể chế quản lý thuế, nguồn nhân lực và công nghệ thông tin, cụ thể:
Thể chế quản lý thuế đồng bộ, công khai, minh bạch, công bằng, áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế, tạo điều kiện thuận lợi để người nộp thuế tuân thủ tự nguyện, cơ quan thuế có đủ năng lực quản lý thuế hiệu quả, hiệu lực; đội ngũ công chức thuế chuyên nghiệp, chuyên sâu, liêm chính;
Hệ thống công nghệ thông tin tích hợp, tập trung, đáp ứng yêu cầu xử lý, cung cấp thông tin cho quản lý thuế, công tác chỉ đạo điều hành của cơ quan thuế và cung cấp dịch vụ điện tử, dịch vụ số cho người nộp thuế.
Xem thêm Quyết định 2439/QĐ-BTC có hiệu lực từ ngày ký.
>> Xem thêm: Thuế giá trị gia tăng là gì? Các mức thuế suất thuế giá trị gia tăng năm 2022
Danh mục hàng hóa không được giảm thuế GTGT
Tổng hợp tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp mới nhất
Quốc Đạt