Sau khi biết điểm thi THPT năm 2022, thí sinh cần làm gì?

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Nguyễn Thị Diễm My
25/07/2022 08:30 AM

Vào lúc 0h ngày 24/7, Bộ GD&ĐT đã công bố điểm thi tốt nghiệp THPT 2022. Vậy sau khi biết điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2022 thì các thí sinh cần làm gì?

Sau khi biết điểm thi THPT quốc gia năm 2022 thì cần làm gì?

Sau khi biết điểm thi THPT quốc gia năm 2022 thì cần làm gì? (Hình từ internet)

Sau khi thí sinh đã biết điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2022 thì các thí sinh cần lưu ý các mốc thời gian sau:

1. Nộp đơn phúc khảo điểm thi THPT quốc gia năm 2022

Theo kế hoạch của Bộ GD&ĐT thì từ ngày 24/7 đến 03/8/202 các đơn vị đăng ký dự tuyển và các sở GD-ĐT thu nhận đơn phúc khảo và lập danh sách phúc khảo.

Do đó, sau khi có điểm, thí sinh có nguyện vọng phúc khảo bài thi có thể nộp đơn tại nơi đăng ký xét tuyển từ ngày 24/7 đến hết ngày 3/8/2022.

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hết hạn nhận đơn phúc khảo, thí sinh sẽ được Hội đồng thi thông báo kết quả phúc khảo.

(Công văn 1523/BGDĐT-QLCL)

2. Đăng ký nguyện vọng xét tuyển đại học online

Theo quy định tại Điều 19 Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT thì Bộ GDĐT hỗ trợ tổ chức đăng ký xét tuyển đợt 1 đào tạo chính quy cho tất cả phương thức tuyển sinh của các cơ sở đào tạo và theo các hướng dẫn sau đây:

- Thời gian đăng ký nguyện vọng xét tuyển: bắt đầu sau kỳ thi tốt nghiệp THPT và kết thúc sau khi có kết quả thi và xét tốt nghiệp THPT.

+ Từ ngày 22/7/2022 đến 17 giờ 00 ngày 20/8/2022, thí sinh đăng ký, điều chỉnh, bổ sung nguyện vọng xét tuyển không giới hạn số lần.

+ Từ ngày 21/8/2022 đến ngày 17 giờ 00 ngày 28/8/2022: Thí sinh phải xác nhận số lượng, thứ tự nguyện vọng xét tuyển trên Hệ thống đồng thời nộp lệ phí xét tuyển theo số lượng nguyện vọng xét tuyển bằng hình thức trực tuyến.

(Công văn 2598/BGDĐT-GDĐH)

- Hình thức đăng ký nguyện vọng xét tuyển:

Thí sinh dự tuyển đợt 1 đào tạo chính quy (bao gồm cả những thí sinh đã dự tuyển theo kế hoạch xét tuyển sớm của cơ sở đào tạo) thực hiện đăng ký nguyện vọng xét tuyển theo hình thức trực tuyến (qua Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GDĐT hoặc qua Cổng dịch vụ công quốc gia) theo kế hoạch chung và hướng dẫn của Bộ GDĐT.

- Số lượng các nguyện vọng thí sinh được đăng ký:

Thí sinh được đăng ký nguyện vọng vào nhiều ngành, nhiều trường khác nhau không hạn chế số lượng, nhưng phải sắp xếp các nguyện vọng theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp.

Trong trường hợp nhiều nguyện vọng đủ điều kiện trúng tuyển, thí sinh chỉ được công nhận trúng tuyển và gọi nhập học theo nguyện vọng cao nhất.

- Thí sinh thể hiện nguyện vọng của mình qua những lựa chọn trên hệ thống hỗ trợ tuyển sinh (theo hướng dẫn của Bộ GDĐT) như sau:

+ Thứ tự ưu tiên của nguyện vọng (số 1 thể hiện nguyện vọng cao nhất);

+ Lựa chọn về cơ sở đào tạo, đơn vị tuyển sinh (mã trường);

+ Lựa chọn ngành, nhóm ngành, chương trình đào tạo (mã ngành);

+ Lựa chọn phương thức tuyển sinh (mã phương thức);

+ Lựa chọn tổ hợp xét tuyển (mã tổ hợp) đối với phương thức xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi theo bài thi/môn thi, hoặc phương thức xét tuyển dựa trên kết quả học tập các môn học cấp THPT.

- Riêng các thí sinh đăng ký xét tuyển vào các trường trực thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an thực hiện các quy định trên và quy định, hướng dẫn của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.

Xem thêm:

Khi nào các trường đại học công bố điểm chuẩn năm 2022? Bằng hoặc cao hơn điểm chuẩn là đậu đại học?

Diễm My

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 59,796

Bài viết về

lĩnh vực Giáo dục

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn