Thêm trường hợp ngân hàng không cho vay tiền (Đề xuất) (Ảnh minh họa)
Cụ thể, tổ chức tín dụng không được cho vay đối với các nhu cầu vốn sau:
- Để thực hiện các hoạt động đầu tư kinh doanh thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh theo quy định tại Luật Đầu tư.
(So với Thông tư 39/2016/TT-NHNN, quy định cụ thể ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh quy định tại Luật Đầu tư)
- Để thanh toán các chi phí, đáp ứng các nhu cầu tài chính của hoạt động đầu tư kinh doanh thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh quy định tại Luật Đầu tư và các giao dịch, hành vi khác mà pháp luật cấm.
(So với Thông tư 39/2016/TT-NHNN, quy định thêm trường hợp thanh toán chi phí, đáp ứng các nhu cầu tài chính của hoạt động đầu tư kinh doanh thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh quy định tại Luật Đầu tư)
- Để mua, sử dụng các hàng hóa, dịch vụ thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh quy định tại Luật Đầu tư.
- Để mua vàng miếng.
- Để trả nợ khoản cấp tín dụng tại chính tổ chức tín dụng cho vay trừ trường hợp cho vay để thanh toán lãi tiền vay mà tổ chức tín dụng và khách hàng đã xác định ngay từ ban đầu khi ký thỏa thuận cho vay phù hợp với quy định pháp luật liên quan.
(So với Thông tư 39/2016/TT-NHNN, quy định thay đổi trường hợp loại trừ từ “lãi tiền vay phát sinh trong quá trình thi công xây dựng công trình” thành “lãi tiền vay mà tổ chức tín dụng và khách hàng đã xác định ngay từ ban đầu khi ký thỏa thuận”)
- Để trả nợ khoản cấp tín dụng tại tổ chức tín dụng khác và trả nợ khoản vay nước ngoài (không bao gồm khoản vay nước ngoài dưới hình thức mua bán hàng hóa trả chậm), trừ trường hợp cho vay để trả nợ trước hạn khoản vay đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
+ Thời hạn cho vay không vượt quá thời hạn cho vay còn lại của khoản vay cũ;
+ Tại thời điểm xem xét cho vay, khoản vay được phân loại nợ thuộc nhóm 1 hoặc nhóm 2 theo kết quả gần nhất về phân loại nợ, cam kết ngoại bảng của khách hàng do Trung tâm Thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam cung cấp.
(Điểm mới so với Thông tư 39/2016/TT-NHNN)
(So với Thông tư 39/2016/TT-NHNN, quy định thêm trường hợp không bao gồm khoản vay nước ngoài dưới hình thức mua bán hàng hóa trả chậm; bỏ điều kiện khoản vay phục vụ hoạt động kinh doanh và điều kiện khoản vay chưa thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ)
- Để chứng minh khả năng tài chính của khách hàng vay trong các quan hệ giao dịch dân sự với bên thứ ba.
(Điểm mới so với Thông tư 39/2016/TT-NHNN
- Góp vốn, hợp tác đầu tư, kinh doanh mà vốn góp hình thành nên vốn điều lệ của bên nhận vốn góp;
Góp vốn, hợp tác đầu tư, kinh doanh không hình thành nên vốn điều lệ của bên nhận vốn góp; nhận chuyển nhượng phần vốn góp tại công ty khác; thanh toán tiền đặt cọc để thực hiện các giao dịch trong tương lai mà tại thời điểm đặt cọc chưa đủ điều kiện để thực hiện theo quy định của pháp luật; bù đắp vốn tự có/hoàn tiền vay để mua bất động sản/hàng hóa
(Điểm mới so với Thông tư 39/2016/TT-NHNN)
Xem thêm tại dự thảo Thông tư sửa đổi Thông tư 39/2016/TT-NHNN
Ngọc Nhi