Điều kiện và diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất phi nông nghiệp tại Bình Phước từ 29/10/2024

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Võ Tấn Đại
22/10/2024 14:30 PM

Bài viết sau có nội dung về điều kiện và diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất phi nông nghiệp tại Bình Phước từ 29/10/2024 trong Quyết định 30/2024/QĐ-UBND.

 

Điều kiện và diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất phi nông nghiệp tại Bình Phước từ 29/10/2024

Điều kiện và diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất phi nông nghiệp tại Bình Phước từ 29/10/2024 (Hình từ Internet)

Ngày 15/10/2024, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước ban hành Quyết định 30/2024/QĐ-UBND quy định về điều kiện tách thửa đất, hợp thửa đất và diện tích tối thiểu được tách thửa đối với các loại đất trên địa bàn tỉnh Bình Phước.

1. Điều kiện và diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất phi nông nghiệp tại Bình Phước từ 29/10/2024

Theo quy định tại Điều 5 Quyết định 30/2024/QĐ-UBND thì điều kiện và diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất phi nông nghiệp tại Bình Phước như sau:

- Điều kiện cụ thể: Thửa đất được hình thành từ việc tách thửa và thửa đất còn lại phải tiếp giáp với đường giao thông công cộng hiện có. Trường hợp đường giao thông hiện có mà đã có hệ thống cấp nước, thoát nước, cấp điện thì thửa đất được hình thành từ việc tách thửa và thửa đất còn lại phải bảo đảm cấp nước, thoát nước, cấp điện. 

- Diện tích tối thiểu và kích thước thửa đất sau khi tách thửa được quy định như sau: 

Diện tích tối thiểu không bao gồm phần diện tích đất hạn chế quyền sử dụng của thửa đất được hình thành từ việc tách thửa và thửa đất còn lại là 50 m và phải đảm bảo kích thước tối thiểu của chiều rộng, chiều dài thửa đất tính từ chỉ giới xây dựng là 05m. 

Trường hợp đường giao thông chưa quy định chỉ giới xây dựng thì chiều dài thửa đất tính từ hành lang bảo vệ đường bộ. 

2. Quy định về các loại đất trong nhóm đất phi nông nghiệp

Nhóm đất phi nông nghiệp bao gồm các loại đất được quy định cụ thể tại khoản 3 Điều 9 Luật Đất đai 2024 bao gồm:

- Đất ở, gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị;

- Đất xây dựng trụ sở cơ quan;

- Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh (sau đây gọi là đất quốc phòng, an ninh);

- Đất xây dựng công trình sự nghiệp, gồm: đất xây dựng cơ sở văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục, thể thao, khoa học và công nghệ, môi trường, khí tượng thủy văn, ngoại giao và công trình sự nghiệp khác hoặc đất xây dựng trụ sở của đơn vị sự nghiệp công lập khác;

- Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp, gồm: đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp; đất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản;

- Đất sử dụng vào mục đích công cộng, gồm: đất công trình giao thông; đất công trình thủy lợi; đất công trình cấp nước, thoát nước; đất công trình phòng, chống thiên tai; đất có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di sản thiên nhiên; đất công trình xử lý chất thải; đất công trình năng lượng, chiếu sáng công cộng; đất công trình hạ tầng bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin; đất chợ dân sinh, chợ đầu mối; đất khu vui chơi, giải trí công cộng, sinh hoạt cộng đồng;

- Đất sử dụng cho hoạt động tôn giáo (sau đây gọi là đất tôn giáo); đất sử dụng cho hoạt động tín ngưỡng (sau đây gọi là đất tín ngưỡng);

- Đất nghĩa trang, nhà tang lễ, cơ sở hỏa táng; đất cơ sở lưu giữ tro cốt;

- Đất có mặt nước chuyên dùng;

- Đất phi nông nghiệp khác.

Xem thêm Quyết định 30/2024/QĐ-UBND có hiệu lực từ 229/10/2024 và thay thế Quyết định 27/2020/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước về ban hành Quy định hạn mức đất ở và điều kiện tách thửa đất đối với các loại đất trên địa bàn tỉnh Bình Phước. 

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 228

Bài viết về

lĩnh vực Đất đai

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]