Biểu mẫu 08/11/2022 09:30 AM

Tổng hợp 05 biểu mẫu trong thực hiện dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc

Tham vấn bởi Luật sư Phạm Thanh Hữu
Chuyên viên pháp lý Nguyễn Thị Diễm My
08/11/2022 09:30 AM

Cho tôi xin các biểu mẫu trong thực hiện dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc – Ánh Hoa (Bình Dương)

Tổng hợp 05 biểu mẫu trong thực hiện dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc

Tổng hợp 05 biểu mẫu trong thực hiện dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc (Hình từ internet)

1. Tổng hợp 05 biểu mẫu trong thực hiện dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc

05 biểu mẫu trong thực hiện dân chủ cơ sở tại nơi làm việc được quy định tại Hướng dẫn 41/HD-TLĐ năm 2021, bao gồm:

- Mẫu số 1: Biên bản đối thoại định kỳ/ khi có có yêu cầu/ khi có vụ việc

Biên bản đối thoại định kỳ/ khi có có yêu cầu/ khi có vụ việc

- Mẫu 02: Nghị quyết Hội nghị người lao động năm ...

Nghị quyết Hội nghị người lao động năm ...

- Mẫu 03: Biên bản Hội nghị người lao động năm ...

Biên bản Hội nghị người lao động năm ...

- Mẫu 04: Quyết định ban hành Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc

Quyết định ban hành Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc

- Mẫu 05: Bảng tổng hợp số liệu kết quả thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở 6 tháng……/năm……

2. Nguyên tắc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc

Nguyên tắc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc được quy định tại Điều 42 Nghị định 145/2020/NĐ-CP bao gồm:

- Thiện chí, hợp tác, trung thực, bình đẳng, công khai và minh bạch.

- Tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, người sử dụng lao động và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

- Tổ chức thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc không được trái pháp luật và đạo đức xã hội.

3. Trách nhiệm ban hành quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc

- Người sử dụng lao động có trách nhiệm ban hành quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc để thực hiện các nội dung quy định về đối thoại tại nơi làm việc và thực hiện dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc quy định tại Nghị định 145/2020/NĐ-CP.

- Khi xây dựng, sửa đổi, bổ sung quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc, người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở (nếu có) và nhóm đại diện đối thoại của người lao động (nếu có) để hoàn thiện và ban hành. Đối với những góp ý của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở và nhóm đại diện đối thoại của người lao động mà người sử dụng lao động không tiếp thu thì phải nêu rõ lý do.

- Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc phải được phổ biến công khai tới người lao động.

(Điều 48 Nghị định 145/2020/NĐ-CP)

4. Nội dung, hình thức người sử dụng lao động phải công khai với người lao động

4.1. Nội dung người sử dụng lao động phải công khai với người lao động

Người sử dụng lao động phải công khai với người lao động những nội dung sau:

- Tình hình sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động;

- Nội quy lao động, thang lương, bảng lương, định mức lao động, nội quy, quy chế và các văn bản quy định khác của người sử dụng lao động liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của người lao động;

- Các thỏa ước lao động tập thể mà người sử dụng lao động tham gia;

- Việc trích lập, sử dụng quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi và các quỹ do người lao động đóng góp (nếu có);

- Việc trích nộp kinh phí công đoàn, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp;

- Tình hình thực hiện thi đua, khen thưởng, kỷ luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người lao động;

- Nội dung khác theo quy định của pháp luật.

4.2. Hình thức người sử dụng lao động phải công khai với người lao động

Những nội dung tại mục (4.1) mà pháp luật quy định cụ thể hình thức công khai thì người sử dụng lao động thực hiện công khai theo quy định đó, trường hợp pháp luật không quy định cụ thể hình thức công khai thì người sử dụng lao động căn cứ vào đặc điểm sản xuất, kinh doanh, tổ chức lao động và nội dung phải công khai để lựa chọn hình thức sau đây và thể hiện trong quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc:

- Niêm yết công khai tại nơi làm việc;

- Thông báo tại các cuộc họp, các cuộc đối thoại giữa người sử dụng lao động và tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, nhóm đại diện đối thoại của người lao động;

- Thông báo bằng văn bản cho tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở để thông báo đến người lao động;

- Thông báo trên hệ thống thông tin nội bộ;

- Hình thức khác mà pháp luật không cấm.

(Điều 43 Nghị định 145/2020/NĐ-CP)

Diễm My

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 6,345

Bài viết về

lĩnh vực Lao động - Tiền lương

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn