Biểu mẫu 24/07/2024 10:15 AM

Mẫu sổ thống kê tai nạn lao động cấp cơ sở với doanh nghiệp mới nhất

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Lê Trương Quốc Đạt
24/07/2024 10:15 AM

Sau đây là mẫu sổ thống kê tai nạn lao động cấp cơ sở với doanh nghiệp mới nhất tại Thông tư 13/2020/TT-BLĐTBXH.

Mẫu sổ thống kê tai nạn lao động cấp cơ sở với doanh nghiệp mới nhất

Mẫu sổ thống kê tai nạn lao động cấp cơ sở với doanh nghiệp mới nhất (Hình từ Internet)

1. Mẫu sổ thống kê tai nạn lao động cấp cơ sở với doanh nghiệp mới nhất

Theo điểm a khoản 1 Điều 3 Thông tư 13/2020/TT-BLĐTBXH thì người sử dụng lao động phải tổ chức thu thập, lưu trữ thông tin về tình hình tai nạn lao động xảy ra tại cơ sở của mình; mở số thống kê tai nạn lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 13/2020/TT-BLĐTBXH; cập nhật đầy đủ, kịp thời vào phần mềm cơ sở dữ liệu về tai nạn lao động của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội kể từ ngày phần mềm hoạt động; trong đó, xác định yếu tố chính gây chấn thương theo danh mục quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư 13/2020/TT-BLĐTBXH.

Trong đó, mở số thống kê tai nạn lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 13/2020/TT-BLĐTBXH như sau:

Mẫu số thống kê tai nạn lao động

Các yếu tố chính gây chấn thương theo danh mục quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư 13/2020/TT-BLĐTBXH như sau:

Tên chỉ tiêu thống kê

Mã số

Điện (2)

1

Phóng xạ

2

Máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động

3

Thiết bị áp lực

3.1

Thiết bị nâng

3.2

Bộ phận truyền động, chuyển động của máy, thiết bị gây cán, cún, đè, ép, kẹp, cắt, va đập,....(3)

4

Vật văng bắn(3)

5

Vật rơi, đổ, sập (3)

6

Sập đổ công trình, giàn giáo

6.1

Sập lò, sập đất đá

6.2

Cây đổ, rơi

6.3

Khác

6.4

Sinh vật và vi sinh vật

7

Ngộ độc (4)

8

Cháy nổ

9

Cháy nổ do vật liệu nổ

9.1

Cháy nổ do xăng dầu, khí đốt

9.2

Khác

9.3

Nhiệt độ khắc nghiệt (5)

10

Đuối nước

11

Ngạt khí hoặc thiếu dưỡng khí (6)

12

Ngã cao (7)

13

Tai nạn giao thông

14

Khi đang thực hiện nhiệm vụ

14.1

Trên tuyến đường đi và về giữa nơi ở và nơi làm việc

14.2

Căng thẳng thần kinh tâm lý

15

Các yếu tố gây chấn thương khác

16

Ghi chú:

(1) Sử dụng bảng danh mục:

- Xác định một yếu tố chính gây chấn thương trong trường hợp có nhiều yếu tố gây chấn thương. Ví dụ: Người lao động khi làm việc trên cột điện, bị điện giật làm ngã cao gây tai nạn thì yếu tố gây chấn thương chính đó là điện.

- Đối với vụ tai nạn giao thông thì yếu tố chính gây chấn thương là “Tai nạn giao thông” (mã số 14).

(2) Yếu tố “Điện” bao gồm cả điện giật, bỏng điện, ngã cao do điện giật.

(3) Các Yếu tố “Bộ phận truyền động, chuyển động của máy, thiết bị gây cán, cuốn, đè, ép, kẹp, cắt, va đập….” ;“ Vật văng bắn”; “Vật rơi, đổ, sập” không bao gồm các trường hợp yếu tố gây chấn thương do thiết bị áp lực, thiết bị nâng.

(4) Yếu tố “Ngộ độc” không bao gồm các trường hợp ngộ độc do “sinh vật và vi sinh vật” gây ra,

(5) Yếu tố “Nhiệt độ khắc nghiệt” bao gồm cả các trường hợp gây bỏng nóng, bỏng lạnh, không bao gồm bỏng do “cháy nổ”.

(6) Yếu tố “Ngạt khí hoặc thiếu dưỡng khí” không bao gồm các trường hợp “đuối nước”, “ngộ độc”.

(7) Yếu tố “Ngã cao” không bao gồm các trường hợp ngã do điện giật, do “vật văng bắn”, “vật rơi, đổ, sập”.

2. Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động

Theo Điều 45 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 thì người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện sau đây:

- Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc, kể cả khi đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết tại nơi làm việc hoặc trong giờ làm việc mà Bộ luật Lao động 2019 và nội quy của cơ sở sản xuất, kinh doanh cho phép, bao gồm nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, làm vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh;

+ Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động ủy quyền bằng văn bản trực tiếp quản lý lao động;

+ Trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý;

- Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn quy định tại khoản 1 Điều 45 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015;

- Người lao động không được hưởng chế độ do Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chi trả nếu thuộc một trong các nguyên nhân quy định tại khoản 1 Điều 40 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015.

 

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 614

Bài viết về

lĩnh vực Doanh nghiệp

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn