Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Kế hoạch 312/KH-UBND 2019 Tăng cường lãnh đạo của Đảng bảo đảm an ninh kinh tế Đà Nẵng

Số hiệu: 312/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Thành phố Đà Nẵng Người ký: Huỳnh Đức Thơ
Ngày ban hành: 14/01/2019 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 312/KH-UBND

Đà Nẵng, ngày 14 tháng 01 năm 2019

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 12-CT/TW, NGÀY 05-01-2017 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ VỀ “TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI CÔNG TÁC BẢO ĐẢM AN NINH KINH TẾ TRONG ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ”

Căn cứ Chương trình hành động số 21-CTr/TU ngày 20-6-2018 của Ban Thường vụ Thành ủy về việc thực hiện Chỉ thị số 12-CT/TW, ngày 05-01-2017 của Bộ Chính trị (khóa XII) về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế” (sau đây viết tắt là Chỉ thị số 12-CT/TW), UBND thành phố xây dựng kế hoạch thực hiện như sau:

1. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Tổ chức quán triệt, cụ thể hóa Chỉ thị số 12-CT/TW của Bộ Chính trị, Chương trình hành động số 21-CTr/TU ngày 20-6-2018 của Ban Thường vụ Thành ủy, tạo sự chuyển biến sâu sắc về nhận thức và hành động của các sở, ban, ngành, chính quyền các cấp, cơ quan, doanh nghiệp, cán bộ, đảng viên và toàn thể xã hội về vị trí, tầm quan trọng của công tác bảo đảm an ninh kinh tế trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế.

2. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của chính quyền các cấp đối với công tác đảm bảo an ninh quốc gia nói chung, an ninh kinh tế nói riêng. Chủ động phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, phản động, các loại tội phạm trên lĩnh vực kinh tế; phòng ngừa, giải quyết kịp thời những vấn đề bức xúc nảy sinh, tạo môi trường thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội.

3. Nâng cao trách nhiệm và hiệu quả phối hợp giữa các sở, ban, ngành, chính quyền các cấp, các cơ quan, đơn vị; sự tham gia của doanh nghiệp và toàn xã hội trong công tác bảo đảm an ninh kinh tế, trong đó lực lượng Công an đóng vai trò nòng cốt.

II. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM

1. Tổ chức phổ biến, quán triệt nội dung Chỉ thị số 12-CT/TW ngày 05-01-2017 của Bộ Chính trị, Chương trình hành động số 21-CTr/TU ngày 20-6-2018 của Ban Thường vụ Thành ủy; chủ trương, quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước, của thành phố về bảo đảm an ninh kinh tế; âm mưu, hoạt động phá hoại kinh tế của các thế lực thù địch, hoạt động của các loại tội phạm... Qua đó nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên, nhân dân về vị trí, tầm quan trọng của công tác bảo đảm an ninh kinh tế, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền, cơ quan, tổ chức kinh tế, doanh nghiệp và nhân dân trong công tác bảo vệ an ninh kinh tế.

2. Tập trung chỉ đạo, thực hiện hiệu quả chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế. Tăng cường công tác bảo vệ chính trị nội bộ, quản lý cán bộ, đảng viên trong cơ quan, tổ chức kinh tế và các doanh nghiệp.

Chú trọng phát triển, củng cố tổ chức cơ sở đảng, công đoàn, đoàn thanh niên, hội phụ nữ... trong doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp trong khu công nghiệp, khu kinh tế, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp đông công nhân; đồng thời tăng cường quản lý các tổ chức của người lao động, kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các hội, nhóm trái phép của công nhân, không để hình thành các tổ chức chính trị đối lập tại địa bàn. Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục nâng cao trình độ lý luận về kinh tế, chính trị, pháp luật, chuyên môn, nghiệp vụ; nâng cao ý thức cảnh giác về âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch, phản động và các loại tội phạm lợi dụng hội nhập, thông qua kinh tế để chuyển hóa chính trị nhằm chống phá Đảng, Nhà nước, vi phạm pháp luật; tiếp tục cải thiện, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động. Qua đó huy động, vận động cán bộ, đảng viên và người lao động tích cực tham gia công tác bảo đảm an ninh kinh tế.

3. Đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về an ninh quốc gia trên lĩnh vực kinh tế. Xây dựng, thực hiện nghiêm quy chế, quy định bảo đảm an ninh kinh tế ở các cơ quan, tổ chức kinh tế, doanh nghiệp trong quá trình tổ chức thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời rà soát, xây dựng, bổ sung và tổ chức thực hiện hiệu quả quy chế phối hợp bảo đảm an ninh kinh tế giữa Công an thành phố với các Sở, ban, ngành, doanh nghiệp trên địa bàn thành phố.

Thực hiện nghiêm quy định của pháp luật về quản lý ngân sách, đầu tư công, tài sản công; bảo đảm an ninh tài chính, tiền tệ, an ninh thông tin, an ninh mạng; bảo vệ bí mật nhà nước trên lĩnh vực kinh tế, bí mật công nghệ, bản quyền, thương hiệu của doanh nghiệp; rà soát, thanh tra, kiểm tra, phát hiện, khắc phục lỗ hổng bảo mật trong hệ thống mạng thông tin của các cơ quan, tổ chức kinh tế, doanh nghiệp; phòng ngừa, ngăn chặn đối tượng xâm nhập mạng nội bộ, chiếm quyền điều hành, gây thiệt hại về kinh tế, ảnh hưởng đến an ninh mạng, an toàn thông tin.

Tăng cường thanh tra, kiểm tra của các cơ quan quản lý nhà nước đối với việc thực hiện pháp luật về kinh tế, kịp thời phát hiện, khắc phục sơ hở, thiếu sót trong quản lý kinh tế, phát hiện, xử lý sai phạm trong lĩnh vực kinh tế. Tăng cường quản lý nhà nước, hoàn thiện chính sách, pháp luật, nâng cao năng lực thực thi pháp luật về môi trường; kiên quyết bảo đảm các yêu cầu về môi trường trong dự án đầu tư, không để xảy ra ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống, sinh hoạt của nhân dân và hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; chủ động ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu; quản lý chặt chẽ lao động nước ngoài, người nước ngoài ở địa phương; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, người lao động địa phương ở nước ngoài và sức khỏe, quyền lợi người tiêu dùng.

4. Tập trung chỉ đạo, thực hiện hiệu quả các giải pháp phát triển kinh tế nhanh, bền vững gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh. Xây dựng, triển khai, thực hiện có hiệu quả cơ chế, chính sách, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, thu hút đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao năng lực cạnh tranh. Tăng cường quản lý, giám sát các dự án nước ngoài đầu tư từ khâu thẩm định, cấp phép đến quá trình thi công, vận hành dự án để bảo đảm an ninh, an toàn, bảo vệ tài nguyên, môi trường; rà soát, kiểm tra chặt chẽ từng dự án, đánh giá hiệu quả, tác động, ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội và an sinh xã hội khu vực dự án hoạt động bảo đảm vừa phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế, vừa bảo đảm củng cố quốc phòng, an ninh. Chủ động phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời vi phạm của đối tác nước ngoài lợi dụng sơ hở, yếu kém để tạo cớ gây sức ép, cạnh tranh, trốn thuế, chuyển giá. Kiên quyết xử lý dự án không thực hiện đúng cam kết, không hiệu quả, lãng phí tài nguyên, ô nhiễm môi trường...

5. Chủ động nắm chắc tình hình, phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, phản động và các loại tội phạm trên lĩnh vực kinh tế. Triển khai quyết liệt các đề án bảo đảm an ninh, an toàn quá trình tái cơ cấu, cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước, đầu tư công, xử lý nợ xấu, bán đấu giá tài sản Nhà nước..., kịp thời phát hiện, ngăn chặn dấu hiệu sai phạm, gây tổn thất kinh tế.

Chủ động phát hiện, kịp thời giải quyết vấn đề bức xúc nảy sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, tranh chấp, khiếu kiện, đình công, lãn công, ngừng việc tập thể và tập trung đông người ngay khi mới phát sinh và tại cơ sở, bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và người lao động, nhân dân, không để hình thành "điểm nóng" về an ninh, trật tự, không để các thế lực thù địch, phản động lợi dụng tuyên truyền, xuyên tạc, kích động chống phá. Tăng cường công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm trên lĩnh vực kinh tế, tập trung đấu tranh tội phạm kinh tế có tổ chức, có yếu tố nước ngoài, rửa tiền, tham nhũng, buôn lậu, sản xuất tiêu thụ hàng giả, gian lận thương mại, tín dụng đen, tội phạm vi phạm Sở hữu trí tuệ, tội phạm sử dụng công nghệ cao, xâm phạm an ninh mạng và các vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm; bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.

Tăng cường quản lý, kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ hàng hóa xuất, nhập khẩu. Nghiên cứu, triển khai các biện pháp bảo đảm an ninh đối với thiết bị viễn thông, công nghệ thông tin nhập khẩu từ nước ngoài; quy định nguyên tắc đầu tư, sử dụng thiết bị đối với những địa bàn, lĩnh vực trọng điểm liên quan đến quốc phòng, an ninh. Ngăn chặn việc nhập thiết bị, công nghệ lạc hậu, có nguy cơ mất an toàn thông tin của đối tác nước ngoài. Coi trọng, lựa chọn đối tác nước ngoài có năng lực tài chính, công nghệ, tư cách pháp nhân tốt.

Rà soát, xây dựng, bổ sung kế hoạch, phương án, quy chế bảo vệ các địa bàn, lĩnh vực, mục tiêu kinh tế trọng điểm phù hợp với tình hình mới; tập trung bảo đảm an ninh, an toàn hệ thống ngân hàng, tài chính, tiền tệ, dự trữ, ngân sách nhà nước, lương thực, năng lượng, môi trường; bảo đảm an ninh, trật tự tại các khu công nghiệp, các doanh nghiệp đông công nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

6. Nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm an ninh kinh tế của các cơ quan chức năng, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động bình thường của các doanh nghiệp, doanh nhân; phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa lực lượng Công an với các sở, ban, ngành, chính quyền địa phương, đoàn thể, doanh nghiệp trong công tác bảo đảm an ninh kinh tế, trong đó lực lượng Công an giữ vai trò nòng cốt. Kiểm soát chặt chẽ thông tin báo chí, internet, mạng xã hội và dư luận xã hội, không để gây ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, môi trường đầu tư, năng lực cạnh tranh nền kinh tế của thành phố.

7. Xây dựng lực lượng Công an thành phố trong sạch, vững mạnh, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo đảm an ninh kinh tế trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế.

III. PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM

1. Công an thành phố

a) Chủ trì, phối hợp các cơ quan chức năng tham mưu Thành ủy, UBND thành phố chỉ đạo triển khai thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 12-CT/TW trên địa bàn thành phố; theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc, tổng hợp, đánh giá, báo cáo kết quả thực hiện và kiến nghị Thành ủy, UBND thành phố những vấn đề còn vướng mắc.

b) Phối hợp các đơn vị chức năng thẩm định, giám sát các chương trình, đề án, dự án hợp tác quốc tế, đầu tư nước ngoài vào địa bàn chiến lược về quốc phòng, an ninh trước khi các sở, ban, ngành trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Phối hợp rà soát, kiến nghị UBND thành phố điều chỉnh các quy hoạch, chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội, lựa chọn nhà đầu tư, địa điểm đầu tư để phòng tránh thiệt hại, rủi ro về kinh tế, gây phương hại đến an ninh quốc gia.

c) Chủ trì triển khai đồng bộ, quyết liệt các biện pháp công tác Công an đảm bảo an ninh kinh tế, chủ động phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, phản động, đối tác nước ngoài lợi dụng quá trình đàm phán ký kết, triển khai dự án để phá hoại kinh tế, xâm phạm an ninh quốc gia và lợi ích của các tổ chức, cá nhân; nhất là hoạt động lách trốn thuế thông qua chuyển giá của các doanh nghiệp FDI, nhập khẩu, lắp đặt thiết bị lạc hậu, lộ lọt bí mật nhà nước trong đấu thầu dự án, thi công công trình không đảm bảo kỹ thuật,...Tăng cường công tác tình báo kinh tế, khoa học và kỹ thuật, công nghệ, môi trường nhằm thu thập thông tin phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm an ninh kinh tế trên địa bàn thành phố.

d) Tổ chức các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh ngăn chặn hoạt động của các loại tội phạm trên lĩnh vực kinh tế; tập trung đấu tranh tội phạm kinh tế có tổ chức, có yếu tố nước ngoài, rửa tiền, tham nhũng, buôn lậu, sản xuất tiêu thụ hàng giả, gian lận thương mại, tín dụng đen, tội phạm vi phạm sở hữu trí tuệ, tội phạm sử dụng công nghệ cao, xâm phạm an ninh mạng và các vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm. Thường xuyên rà soát, xây dựng, bổ sung kế hoạch, phương án, quy chế bảo vệ địa bàn, lĩnh vực, mục tiêu kinh tế trọng điểm; quy chế phối hợp bảo đảm an ninh kinh tế giữa Công an thành phố với các sở, ban, ngành, doanh nghiệp trên địa bàn.

đ) Tăng cường quản lý nhà nước về an ninh trong lĩnh vực kinh tế; chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương về bảo vệ bí mật nhà nước trong lĩnh vực kinh tế, bảo vệ chính trị nội bộ.

e) Phát hiện, tham mưu, phối hợp giải quyết các vấn đề phức tạp nảy sinh trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, các vụ việc tranh chấp, khiếu kiện, đình công, lãn công, ngừng việc tập thể và tập trung đông người, không để hình thành "điểm nóng" về an ninh, trật tự, tạo môi trường thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh, đầu tư phát triển.

g) Đổi mới nội dung, biện pháp xây dựng, phát triển phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” gn với xây dựng thế trận an ninh nhân dân, thế trận quốc phòng toàn dân và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố.

2. Bộ Chỉ huy Quân sự thành phố

a) Tham mưu UBND thành phố chỉ đạo, thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng địa phương; xây dựng, củng cố thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân vững chắc, chú trọng kết hợp bảo đảm quốc phòng, an ninh với phát triển kinh tế - xã hội.

b) Chủ trì phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan kiểm tra, thẩm định về lĩnh vực quốc phòng đối với các quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố theo đúng quy định tại Quyết định số 13/2012/QĐ-TTg ngày 23/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế kết hợp KT - XH với quốc phòng trong Khu vực phòng thủ.

3. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng thành phố

a) Tham mưu UBND thành phố chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới, vùng biển; nhiệm vụ công tác biên phòng gắn với phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội ở khu vực biên giới biển.

b) Chủ trì phối hợp với lực lượng Công an, Hải quan và các lực lượng liên quan quản lý hoạt động xuất cảnh, nhập cảnh; kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ người, phương tiện, hàng hóa qua lại cửa khẩu cảng và khu vực biên giới biển.

c) Phối hợp với lực lượng Công an và các cơ quan chức năng rà soát, kiểm tra, đánh giá dự án liên quan đến quốc phòng; thẩm định, giám sát, quản lý chặt chẽ chương trình, đề án, dự án đầu tư vào địa bàn khu vực biên giới biển; đảm bảo phù hợp phát triển kinh tế với nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới và xây dựng khu vực phòng thủ trên địa bàn.

4. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Chủ trì tham mưu UBND thành phố xây dựng các chương trình, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; phối hợp chặt chẽ với Công an, Quân đội, các sở, ngành và UBND các quận, huyện tổ chức thẩm định các dự án đầu tư, nhất là các dự án đầu tư nước ngoài, không để ảnh hưởng đến an ninh, quốc phòng, bảo vệ tài nguyên, môi trường; tăng cường giám sát, kiểm tra nhằm kịp thời phát hiện và xử lý các dự án đầu tư kinh tế có dấu hiệu vi phạm, thực hiện không đúng cam kết, không hiệu quả, lãng phí tài nguyên, ô nhiễm môi trường.

5. Sở Tài chính

Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan tham mưu UBND thành phố thực hiện nghiêm các quy định về quản lý ngân sách, tài sản công, đảm bảo an toàn nợ công, an ninh tài chính trên địa bàn thành phố.

6. Sở Công thương

Tham mưu UBND thành phố chỉ đạo thực hiện hiệu quả các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội khi Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại quốc tế và hội nhập kinh tế quốc tế.

7. Sở Tài nguyên và Môi trường

a) Tham mưu UBND thành phố tăng cường quản lý nhà nước, hoàn thiện chính sách, pháp luật, nâng cao năng lực thực thi pháp luật về môi trường. Thực hiện nhất quán chủ trương “không thu hút đầu tư bằng mọi giá, không đánh đổi môi trường vì lợi ích kinh tế”. Kiên quyết bảo đảm các yêu cầu về môi trường trong dự án đầu tư, không để xảy ra ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống, sinh hoạt của nhân dân và hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; chủ động ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu.

b) Phối hợp các cơ quan chức năng thẩm định yếu tố môi trường đối với các dự án kinh tế triển khai trên địa bàn. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm hành vi vi phạm về bảo vệ môi trường của các tổ chức, cá nhân, dự án.

8. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội

Chủ trì, phối hợp Công an thành phố, sở, ban, ngành liên quan, chính quyền địa phương quản lý, cấp phép lao động người nước ngoài; người nước ngoài cư trú, hoạt động trên địa bàn và có biện pháp bảo vệ quyền lợi của công dân địa phương lao động ở nước ngoài. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, phát hiện và xử lý vi phạm việc chấp hành pháp luật lao động tại các doanh nghiệp, dự án có sử dụng lao động nước ngoài.

9. Sở Thông tin và Truyền thông

a) Phối hợp các ngành chức năng triển khai các biện pháp bảo đảm an ninh đối với thiết bị viễn thông, công nghệ thông tin nhập khẩu từ nước ngoài; có biện pháp bảo đảm an ninh, an toàn, quy định nguyên tắc đầu tư, sử dụng thiết bị đối với những địa bàn, lĩnh vực trọng điểm liên quan đến quốc phòng, an ninh. Phối hợp các cơ quan chức năng ngăn chặn việc nhập thiết bị, công nghệ lạc hậu, có nguy cơ mất an toàn thông tin của đối tác nước ngoài.

b) Tăng cường quản lý nhà nước trên lĩnh vực viễn thông, internet, báo chí, xuất bản; thường xuyên phối hợp rà soát, thanh tra, kiểm tra, phát hiện, khắc phục lỗ hổng bảo mật trong hệ thống mạng thông tin của các cơ quan, tổ chức kinh tế, doanh nghiệp; có biện pháp ngăn chặn các thế lực thù địch, tội phạm kinh tế xâm nhập mạng nội bộ, chiếm quyền điều hành, gây thiệt hại về kinh tế, ảnh hưởng đến an ninh mạng, an toàn thông tin; kiểm soát chặt chẽ thông tin báo chí, internet, mạng xã hội, dư luận xã hội, không để gây ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, môi trường đầu tư, năng lực cạnh tranh nền kinh tế của thành phố.

10. Ban Quản lý các Khu công nghiệp và Chế xuất Đà Nẵng

a) Tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác quản lý, cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư các dự án trong các khu kinh tế, khu công nghiệp. Phối hợp với đơn vị chức năng tổ chức thẩm định năng lực đầu tư, tài chính và hoạt động sản xuất kinh doanh của các chủ đầu tư, doanh nghiệp hoạt động trong các khu kinh tế, khu công nghiệp trên địa bàn thành phố.

b) Phối hợp chính quyền địa phương làm tốt công tác phát triển đảng, thành lập, củng cố tổ chức cơ sở đảng và công đoàn, đoàn thanh niên, hội phụ nữ... trong doanh nghiệp thuộc các khu kinh tế, khu công nghiệp; đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động. Yêu cầu các doanh nghiệp bảo đảm quyền, lợi ích chính đáng của người lao động; chủ động cải thiện, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động khu công nghiệp, cụm công nghiệp. Phối hợp quản lý chặt chẽ lao động nước ngoài làm việc trong các khu kinh tế, khu công nghiệp; xử lý, giải quyết nhanh chóng, dứt điểm những vụ việc đình công, lãn công, ngừng việc tập thể và tập trung đông người, không để phức tạp, ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh, trật tự, môi trường đầu tư, sản xuất, kinh doanh.

11. Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh thành phố Đà Nẵng

Chỉ đạo các tổ chức tín dụng trên địa bàn thành phố thực hiện nghiêm túc các quy định của Nhà nước trên lĩnh vực tiền tệ ngân hàng; chủ động xây dựng và triển khai các phương án đảm bảo an ninh, an toàn các hoạt động của các tổ chức tín dụng. Phối hợp với cơ quan chức năng kiểm soát các hoạt động mở tài khoản, chuyển nhận tiền, vốn vay, ngoại tệ ra nước ngoài và ngược lại nhằm phát hiện và ngăn chặn các hoạt động rửa tiền, khủng bố, phá hoại, chống phá Đảng, Nhà nước.

12. Cục Thuế thành phố

Tăng cường các biện pháp thu thuế, chống thất thu thuế. Tiến hành thanh tra, kiểm tra phát hiện xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật thuế; có biện pháp ngăn chặn kịp thời các hành vi trốn thuế, gian lận thuế, chuyển giá gây thất thoát ngân sách nhà nước. Tuyên truyền, vận động, nâng cao tính tự giác tuân thủ pháp luật về thuế cho các tổ chức, cá nhân.

13. Cục Hải quan thành phố

Chủ trì, phối hợp với các lực lượng chức năng tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ hàng hóa xuất nhập khẩu tại các cửa khu và khu phi thuế quan; phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh với các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại trên địa bàn.

14. Cục Quản lý thị trường

Chủ trì, phối hợp chặt chẽ, đồng bộ với các lực lượng chức năng liên quan trong việc thực hiện phòng, chống, kiểm tra, giám sát, phát hiện và xử lý các hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu; sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm, hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ; hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; hành vi vi phạm pháp luật về chất lượng, đo lường, giá, an toàn thực phẩm và gian lận thương mại; hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên địa bàn.

15. Các sở, ban, ngành khác

a) Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, tổ chức quán triệt và triển khai thực hiện nghiêm túc nội dung Chỉ thị số 12-CT/TW của Bộ Chính trị, Chương trình hành động số 21-CTr/TU của Ban Thường vụ Thành ủy.

b) Chỉ đạo thực hiện hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, của thành phố về phát triển kinh tế - xã hội, gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh; tăng cường công tác bảo vệ chính trị nội bộ, quản lý cán bộ, đảng viên, bảo vệ bí mật nhà nước trong lĩnh vực kinh tế. Nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu trong lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác bảo đảm an ninh kinh tế. Tăng cường thanh tra, kiểm tra của các cơ quan quản lý nhà nước đối với việc thực hiện pháp luật về kinh tế, kịp thời phát hiện, khắc phục sơ hở, thiếu sót trong quản lý kinh tế, phát hiện, xử lý sai phạm trong lĩnh vực kinh tế.

c) Phối hợp chặt chẽ với lực lượng Công an trong công tác bảo đảm an ninh kinh tế, kịp thời, thường xuyên trao đổi thông tin, tích cực tham gia phòng chống tội phạm kinh tế, xử lý, giải quyết các vấn đề phức tạp phát sinh trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội tại địa bàn.

16. UBND các quận, huyện

a) Tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả nội dung Chỉ thị số 12-CT/TW của Bộ Chính trị, Chương trình hành động số 21-CTr/TU của Ban Thường vụ Thành ủy tại địa phương.

b) Chỉ đạo thực hiện hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, của thành phố về phát triển kinh tế - xã hội; có chính sách, cơ chế tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh, thu hút đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh của địa phương.

c) Tăng cường công tác bảo vệ chính trị nội bộ, quản lý cán bộ, đảng viên, bảo vệ bí mật nhà nước trong cơ quan, tổ chức kinh tế, doanh nghiệp lớn; phát hiện, xử lý, giải quyết kịp thời vấn đề nảy sinh trong nội bộ, phòng ngừa, ngăn chặn dấu hiệu "tự diễn biến", "tự chuyển hóa", không để đối tượng bên ngoài có điều kiện thâm nhập, tác động nội bộ, thu thập tin tức tình báo. Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các mặt công tác bảo đảm an ninh kinh tế tại địa phương.

d) Quản lý, giám sát chặt chẽ các dự án kinh tế đang đầu tư trên địa bàn, kiên quyết xử lý dự án không thực hiện đúng cam kết, không hiệu quả, lãng phí tài nguyên, ô nhiễm môi trường...Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về kinh tế, kịp thời phát hiện, khắc phục sơ hở, thiếu sót trong quản lý kinh tế, phát hiện, xử lý sai phạm trong lĩnh vực kinh tế.

đ) Chủ động phương án phù hợp giải quyết các vấn đề bức xúc nảy sinh trong quá trình trực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, những vấn đề phức tạp nảy sinh đối với người lao động, công đoàn, các vụ việc tranh chấp, khiếu kiện, đình công, lãn công, ngừng việc tập thể và tập trung đông người ngay khi mới phát sinh và tại cơ sở, bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và người lao động, không để hình thành "điểm nóng" về an ninh, trật tự, không để các thế lực thù địch, phản động lợi dụng tuyên truyền, xuyên tạc, kích động chống phá.

e) Có các giải pháp nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, người lao động tại địa phương; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật vận động nhân dân, người lao động tích cực tham gia công tác bảo đảm an ninh kinh tế. Quan tâm phối hợp chỉ đạo xây dựng lực lượng Công an trong sạch, vững mạnh, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo đảm an ninh kinh tế trong tình hình mới.

17. Các hiệp hội doanh nghiệp thành phố

Đôn đốc, hướng dẫn các doanh nghiệp thành viên thực hiện đúng các quy định của pháp luật trong hoạt động sản xuất kinh doanh và hội nhập kinh tế quốc tế. Tăng cường tự chủ sản xuất, nâng cao năng lực quản lý, khả năng cạnh tranh, sử dụng công nghệ mới hiện đại, thân thiện môi trường.

IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN

Căn cứ vào nhiệm vụ phân công, hằng năm Công an thành phố xây dựng kế hoạch gửi Sở Tài chính thẩm định, báo cáo UBND thành phố phê duyệt tổ chức thực hiện.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Căn cứ Kế hoạch của UBND thành phố và chức năng, nhiệm vụ được giao, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các quận, huyện có trách nhiệm xây dựng kế hoạch hoặc cụ thể hóa các nhiệm vụ được giao vào kế hoạch công tác hàng năm và tổ chức thực hiện, đảm bảo quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 12-CT/TW của Bộ Chính trị, Chương trình hành động số 21-CTr/TU của Ban Thường vụ Thành ủy tại đơn vị, địa phương. Định kỳ hàng năm báo cáo kết quả thực hiện về UBND thành phố để chỉ đạo; đồng thời, gửi báo cáo về Công an thành phố (qua Phòng Tham mưu, Phòng An ninh kinh tế) để theo dõi, tổng hợp.

2. Giao Công an thành phố chủ trì, phối hợp Văn phòng UBND thành phố theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện Kế hoạch này; định kỳ hàng năm tổng hợp tình hình, kết quả tham mưu UBND thành phố báo cáo Chính phủ theo quy định./.

 


Nơi nhận:
- Ban Thường vụ Thành ủy (để b/cáo);
- TT HĐND Thành phố (để b/cáo);
- CT, các PCT UBND TP;
- UB MTTQ VN TP;
- Công an, BCH QS, BCH BĐBP TP;
- Cục thuế, Cục Hải quan, NHNN CN TPĐN;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể;
- UBND các quận, huyện;
- Văn phòng Thành ủy;
- Phòng: Tham mưu, ANKT (CATP);
- VPUB: CVP, các PCVP;
- Lưu: VT, NC.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Huỳnh Đức Thơ

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 312/KH-UBND ngày 14/01/2019 về thực hiện Chỉ thị 12-CT/TW về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế" do thành phố Đà Nẵng ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.600

DMCA.com Protection Status
IP: 13.58.151.231
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!