Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 407/QĐ-UBND 2017 phê duyệt Chương trình phát triển đô thị Cà Mau 2016 2020

Số hiệu: 407/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Cà Mau Người ký: Trần Hồng Quân
Ngày ban hành: 07/03/2017 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH CÀ MAU

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 407/QĐ-UBND

Cà Mau, ngày 07 tháng 03 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TỈNH CÀ MAU GIAI ĐOẠN 2016-2020 ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12;

Căn cứ Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013;

Căn cứ Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13 ngày 18/6/2014;

Căn cứ Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 ngày 26/11/2014;

Căn cứ Luật Nhà ở số 65/2014/QH13 ngày 25/11/2014;

Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23/6/2014;

Căn cứ Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về Phân loại đô thị;

Căn cứ Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính;

Căn cứ Nghị định số 11/2013/NĐ-CP ngày 14/01/2013 của Chính phủ về quản lý đầu tư phát triển đô thị;

Căn cứ Thông tư số 12/2014/TT-BXD ngày 25/8/2014 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn lập, thẩm định và Phê duyệt Chương trình phát triển đô thị;

Căn cứ Quyết định số 18/2009/QĐ-TTg ngày 03/02/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng biển và ven biển Việt Nam thuộc Vịnh Thái Lan thi kỳ đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 445/QĐ-TTg ngày 07/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh định hướng Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050;

Căn cứ Quyết định số 492/2009/TTg ngày 16/04/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án thành lập vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cu Long;

Căn cứ Quyết định số 939/QĐ-TTg ngày 19/07/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 1581/QĐ-TTg ngày 09/10/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch xây dựng vùng đồng bằng Sông Cửu Long đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050;

Căn cứ Quyết định số 1659/QĐ-TTg ngày 07/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình phát triển đô thị Quốc gia giai đoạn 2012 - 2020;

Căn cứ Quyết định số 537/QĐ-TTg ngày 04/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Cà Mau đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 28/11/2006 của Tỉnh ủy Cà Mau về phát triển đô thị tỉnh Cà Mau từ năm 2006 đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 Kế hoạch số 02/KH-UBND ngày 12/2/2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau v thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 28/11/2006 của Tỉnh ủy Cà Mau về phát triển đô thị tỉnh Cà Mau đến năm 2010 và đnh hướng đến năm 2020; Kết luận s 71-KL/TU ngày 17/5/2012 của Ban Chấp hành Đảng bộ tnh tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 28/11/2006 của Tỉnh ủy (khóa VIII) về phát triển đô thị tỉnh Cà Mau giai đoạn năm 2006 - 2010 và định hướng đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 896/QĐ-UBND ngày 30/6/2015 của Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau về việc phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Cà Mau đến năm 2020, tm nhìn đến năm 2050;

Căn cứ Công văn số 786/UBND-XD ngày 25/02/2013 của UBND tỉnh Cà Mau về việc chủ trương lập Chương trình phát triển đô thị tỉnh Cà Mau;

Căn cứ Quyết định số 1548/QĐ-UBND ngày 17/10/2013 của UBND tỉnh Cà Mau về phê duyệt Đ cương Chương trình phát triển đô thị tỉnh Cà Mau giai đon 2014-2020 và định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Biên bản họp Hội đồng thẩm định Chương trình phát triển đô thị tỉnh Cà Mau đến năm 2030 ngày 07/10/2016 của Hội đồng thẩm định Chương trình phát triển đô thị tnh Cà Mau đến năm 2030 (thành lập theo Quyết định s 1270/QĐ-UBND ngày 25/7/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau);

Căn cứ Công văn số 40/BXD-PTĐT ngày 26/12/2016 của Bộ Xây dựng về việc góp ý Chương trình phát triển đô thị tỉnh Cà Mau giai đoạn 2016-2020 và định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Công văn số 14/HĐND-TT ngày 18/01/2017 của Thường trực Hi đng nhân dân tỉnh về việc thống nhất Chương trình phát triển đô th tỉnh Cà Mau giai đoạn 2016-2020 và định hướng đến năm 2030;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng tại Báo cáo thẩm định số 2509/BCTĐ-SXD ngày 18/11/2016 và Tờ trình số 487/TTr-SXD ngày 02/3/2017,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Chương trình phát triển đô thị tỉnh Cà Mau giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2030, với các nội dung cụ thể như sau:

1. Quan điểm và mục tiêu phát triển đô thị của tỉnh Cà Mau

1.1. Quan điểm

Lập Chương trình phát triển đô thị tỉnh Cà Mau nhằm xác định lộ trình và danh mục các khu vực phát triển đô thị theo từng giai đoạn 5 năm và hàng năm trong đó chỉ ra khu vực phát triển đô thị đợt đầu đ từng bước thực hiện được mục tiêu định hướng Quy hoạch vùng tỉnh đã được duyệt; cụ thể hóa một số chỉ tiêu chính về phát triển đô thị như: Diện tích sàn nhà ở đô thị, tỷ lệ đất giao thông tỷ lệ dân cư đô thị được cấp nước sạch và chỉ tiêu cấp nước, tỷ lệ bao phủ của hệ thống thoát nước, tỷ lệ chất thải rắn được thu gom và xử lý, t l cây xanh,...; phù hợp với quy hoạch vùng tỉnh được duyệt và thực tế của địa phương nhằm nâng cao cht lượng sng đô thị. Xây dựng kế hoạch, lộ trình phát triển tập trung, cụ thể nhằm phát huy tối đa hiệu quả đầu tư phát triển kinh tế, xã hội trong lĩnh vực phát trin đô thị theo định hướng các quy hoạch được duyệt; làm căn cứ triển khai thực hiện các dự án phát triển đô thị theo quy hoạch, kế hoạch, đảm bảo đồng bộ về hạ tng kỹ thuật, hạ tầng xã hội gắn với cảnh quan đô thị. Khai thác sử dụng tiết kiệm hiệu quả các nguồn lc, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu nhằm mục tiêu phát triển bền vững. Tạo ra môi trường sống chất lượng tốt cho cư dân đô thị đảm bảo lợi ích của cộng đồng, hài hòa với lợi ích của Nhà nước và nhà đầu tư lp danh mục thứ tự các dự án đầu tư xây dựng theo kế hoạch, lộ trình và chiến lược cụ th trong tng giai đoạn phát triển đảm bảo phù hợp với các chương trình mc tiêu phát triển đã đề ra.

1.2. Mục tiêu tổng quát

Làm cơ sở quản lý, phát triển hệ thống đô thị trên địa bàn tỉnh Cà Mau đảm bảo các định hướng phát triển Hệ thống đô thị Việt Nam, Chương trình phát triển đô thị quốc gia; đảm bảo các yêu cầu về quản lý đầu tư phát triển đô thị; phù hợp với các định hướng quy hoạch phát triển của tỉnh Cà Mau trong giai đoạn mới (Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Cà Mau đến năm 2020 đnh hướng đến năm 2030; Quy hoạch vùng tỉnh Cà Mau đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050; ...).

Phấn đấu tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao, tiếp tục chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế, xây dựng kết cấu hạ tầng; phát triển đồng bộ các lĩnh vực văn hóa - xã hội, bảo vệ môi trường, nâng cao đời sống nhân dân; bảo đảm quốc phòng - an ninh.

Giai đoạn đến năm 2020, hệ thống đô thị toàn tỉnh gồm 12 đô thị trong đó: 01 đô thị loại I là thành phố Cà Mau, 02 đô thị loại IV (Năm Căn, Sông Đốc) 09 đô thị loại V (Trần Văn Thời, Đầm Dơi, Cái Nước, Thi Bình, U Minh, Cái Đôi Vàm, Rạch Gốc), trong đó có 02 đô thị loại V dự kiến thành lập mới (Khánh Hi, Khánh Bình Tây).

Giai đoạn đến năm 2025, hệ thống đô thị toàn tỉnh gồm 21 đô thị trong đó: 01 đô thị loại I là thành phố Cà Mau, 02 đô thị loại III (Năm Căn, Sông Đốc) 04 đô thị loại IV (Trần Văn Thời, Đầm Dơi, Cái Nước, Cái Đôi Vàm), 13 đô thị loại V (Thới Bình, U Minh, Rạch Gốc, Rạch Tàu (Đất Mũi), Thanh Tùng, Trần Thi, Phú Tân, Vàm Đầm (Nguyễn Huân), Hưng Mỹ, Khánh Hội, Khánh An, Trí Phải, Khánh Bình Tây, Tân Thuận).

Giai đoạn 2020 - 2030, hệ thống đô thị toàn tỉnh gồm 21 đô thị trong đó: 01 đô thị loại I là thành phố Cà Mau, 02 đô thị loại III (Năm Căn, Sông Đốc) 07 đô thị loại IV (Trần Văn Thời, Đầm Dơi, Cái Nước, Thới Bình, U Minh, Cái Đôi Vàm, Rạch Gốc) 10 đô thị loại V (Rạch Tàu (Đất Mũi), Thanh Tùng, Trần Thới, Phú Tân, Vàm Đầm (Nguyễn Huân), Hưng Mỹ, Khánh Hội, Khánh An, Trí Phải, Khánh Bình Tây, Tân Thuận).

1.3. Mục tiêu cụ thể

Xây dựng kế hoạch, lộ trình phát triển tập trung nhằm cụ thể hóa Chương trình phát triển đô thị quốc gia giai đoạn 2012 đến 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1659/QĐ-TTg ngày 07/11/2012; Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Cà Mau đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050 được Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau phê duyệt tại Quyết định số 896/QĐ-UBND ngày 30/6/2015; Quy hoạch chung đã được phê duyệt và các quy hoạch, kế hoạch được duyệt khác nhằm phát huy tối đa hiệu quả đầu tư phát triển kinh tế, xã hội trong lĩnh vực phát triển đô thị, từng bước thực hiện quy hoạch chung đô thị đã được duyt.

Phát triển các khu vực cơ sở hạ tầng mới đồng bộ đáp ứng nhu cầu phát triển, nâng cấp chất lượng cơ sở hạ tầng các đô thị hiện hữu trở thành các đô thị trung tâm chuyên ngành cấp vùng tỉnh.

Huy động các nguồn lực, khai thác hợp lý tiềm năng, lợi thế của tỉnh để phát triển cơ sở hạ tầng đồng bộ.

Lập danh mục thứ tự các dự án đầu tư xây dựng theo kế hoạch, lộ trình và chiến lược cụ thể cho từng giai đoạn phát triển đảm bo phù hợp với các chương trình, mục tiêu phát triển đã đề ra theo hướng bền vững.

Từng bước đầu tư xây dựng hoàn chỉnh mạng lưới đô thị trên địa bàn tỉnh theo từng giai đoạn phát triển dựa trên Quy hoạch vùng tỉnh đã được phê duyệt để khẳng định rõ nét vai trò và chức năng của mỗi đô ththeo định hưng phát trin kinh tế, xã hội của tỉnh được duyệt.

2. Các chỉ tiêu chính phát triển đô thị tỉnh theo các giai đoạn

Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Cà Mau đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050 được Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau phê duyệt tại Quyết định số 896/QĐ-UBND ngày 30/6/2015. Trong đó, một số chỉ tiêu về đô thị bao gồm: Quy mô dân số, quy mô đất xây dựng đô thị, tỷ lệ đô thị hóa.

STT

Địa bàn

NĂM 2020

NĂM 2030

Dân số ĐT (ngưi)

Dân số NT (người)

Tổng cộng (người)

T lệ Đô th hóa (%)

Dân số NT (người

Dân số NT (người)

Tổng cộng (người)

Tlệ Đô thhóa (%)

 

Toàn tỉnh

540.000

870.000

1.410.000

38,30

756.000

769.000

1.525.000

49,57

1

Thành phố Cà Mau

215.000

140.000

355.000

60,56

320.000

100.000

420.000

76,19

2

Huyện Thới Bình

27.700

112.300

140.000

19,79

36.000

109.000

145.000

24,83

3

Huyện U Minh

38.400

68.600

107.000

35,89

49.800

65.200

115.000

43,30

4

Huyện Trần Văn Thời

80.400

114.600

195.000

41,23

113.900

86.100

200.000

56,95

5

Huyện Cái Nước

42.800

100.200

143.000

29,93

54.800

92.200

147.000

37,28

6

Huyện Phú Tân

37.600

72.400

110.000

34,18

47.600

70.400

118.000

40,34

7

Huyện Đầm Dơi

38.300

151.700

190.000

20,16

49.700

145.300

195.000

25,49

8

Huyện Năm Căn

28.200

56.800

85.000

33,18

43.400

51.600

95.000

45,68

9

Huyện Ngọc Hiển

31.600

53.400

85.000

37,18

40.800

49.200

90.000

45,33

(Nguồn: QHCXD vùng tnh Cà Mau đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050).

Quy hoạch chung xây dựng từng đô thị với mục tiêu cụ thể hóa Quy hoạch tng th phát triển kinh tế - xã hội và Quy hoạch tổng thể hệ thống đô thị, từ đó xác đnh quy mô đất đai, dự báo dân số, tỷ lệ đô thị hóa, phát triển không gian đô thị, xác định các cơ sở hạ tầng kỹ thuật phù hợp với tng giai đoạn quy hoạch và tầm nhìn trong tương lai.

3. Danh mục, lộ trình và kế hoạch nâng loại đô thị trên địa bàn tỉnh

3.1. Vùng đô thị trung tâm (thành phố Cà Mau; huyện Thời Bình: thị trấn Thới Bình, xã Trí Phải; huyện Cái Nước: thị trấn Cái Nước, xã Trần Thới, xã Hưng Mỹ): nm về phía Đông Bắc của tỉnh, là vùng phát triển đô thị - công nghiệp - dịch vụ động lực của vùng tỉnh Cà Mau. Ngoài ra có thể mở rộng về phía Tây Bắc gắn kết khu vực Cụm công nghiệp Khí - Điện - Đạm Cà Mau, đô thị Khánh An, khu công nghiệp Khánh An. Trong đó:

- Thành phố Cà Mau là đô thị cấp vùng trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa giáo dục, đào tạo của tnh. Trong đó, đẩy mạnh phát triển dịch vụ và công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao; là đô thị động lực chính của tỉnh Cà Mau, nằm trên trục Quốc lộ 1A, Quốc lộ 63, đường Hành lang ven biển phía Nam và tuyến đường thủy quốc gia (thành phố Hồ Chí Minh - Cà Mau, thành phố Hồ Chí Minh - Kiên Giang). Ngoài vai trò trung tâm phát triển của tỉnh Cà Mau còn có vai trò là trung tâm đô thị của vùng bán đảo Cà Mau.

- Huyện Cái Nước là vùng có nhiều sông rạch, đất đai thuận lợi nên có nhiều điều kiện phát triển nuôi trồng thủy sản tập trung.

- Huyện Thi Bình, một phần huyện phía Bắc với quỹ đất công nghiệp ln nên có điều kiện phát triển đô thị công nghiệp, là vùng đất thích hợp cho trồng rau và lúa đc sản chất lượng cao với việc áp dụng kỹ thuật mới.

Đây là phát triển đô thị, công nghiệp; trung tâm du lịch sinh thái, giải trí chất lượng cao cấp vùng và quốc gia; hình thành các vùng chuyên canh sản xut lúa, mía, chui, bảo tồn hệ sinh thái và đa dạng sinh học.

3.2. Vùng ven biển phía Tây (bao gồm vùng biển Tây, Hòn Chuối, Hòn Buông, Hòn Đá Bạc và các huyện có bờ biển: U Minh, Trần Văn Thời và Phú Tân): Là vùng phát triển nông nghiệp chuyên canh (lúa), nuôi trồng thủy sản tập trung của tỉnh Cà Mau. Là khu vực rừng bảo tồn Vườn Quốc gia U Minh Hạ.

Phát triển đô thị, công nghiệp tập trung (đa ngành, chuyên ngành và công nghiệp phục vụ nông nghiệp); thương mại dịch vụ, du lịch sinh thái, làng nghề nông nghiệp chuyên canh và nuôi trồng thủy sản tập trung. Thế mạnh đặc biệt của tiểu vùng là phát triển kinh tế biển. Trong đó:

- Đô thị Sông Đốc là đô thị kinh tế biển là đô thị động lực của tiểu vùng có tc độ đô thị hóa mạnh nhất tiểu vùng. Chức năng chủ yếu là phát triển cơ sở hạ tầng và dịch vụ phục vụ kinh tế biển như cảng cá và hậu cần nghề cá, chế biến thủy sản, neo đậu trú bão cho tàu thuyền nghề cá.

- Khu đô thị huyện lỵ U Minh, Trần Văn Thời, Phú Tân (thị trấn U Minh - huyện U Minh, thị trấn Trần Văn Thời - huyện Trần Văn Thời, thị trấn Cái Đôi Vàm - huyện Phú Tân). Tạo động lực phát triển thương mại, dịch vụ cấp huyện phát triển cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp địa phương, phát triển nông nghiệp nuôi trồng thủy hải sản tập trung, phát triển du lịch sinh thái rừng ngập mặn ven biển.

- Đô thị cửa biển Khánh Hội: Khu đô thị Khánh Hội sẽ là thị trấn thứ 2 của huyện U Minh, là trung tâm kinh tế hậu cần tổng hợp phục vụ tàu thuyền đánh bắt xa bờ, nm ở bờ Nam kinh Biện Nh.

- Đô thị Khánh Bình Tây tại cửa biển Đá Bạc là đô thị gắn với kinh tế dịch vụ du lịch, kinh tế biển và có vị trí an ninh, quốc phòng quan trọng.

3.3. Vùng ven biển Đông - Nam (bao gồm : Vùng biển cụm đảo Hòn Khoai và các huyn có b bin: Đm Dơi, Năm Căn và Ngọc Hiển): là vùng cực Nam của Tổ quốc, có nhiều ý nghĩa về lịch sử, văn hóa và quốc phòng, an ninh. Phát triển nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, thương mại, dịch vụ, du lịch sinh thái cảnh quan; công nghiệp - TTCN, làng nghề; kinh tế biển, cảng tổng hợp. Thế mạnh đặc biệt là khu kinh tế biển Năm Căn, cảng tổng hợp. Trong đó:

- Đô thị trung tâm của vùng là Năm Căn, gắn kết phát triển với Khu kinh tế (KTT) Năm Căn, là đô thị động lực tiểu vùng phía Nam nói riêng và của tỉnh Cà Mau nói chung. Đây là điểm cuối của trục hành lang kinh tế quốc gia Quốc lộ 1 (đường HChí Minh) cũng như hành lang kinh tế ven biển.

- Đô thị huyện lỵ Ngọc Hin, Đm Dơi: tạo động lực phát triển thương mại dịch vụ, du lịch cấp huyện.

- Đô thị Rạch Tàu (Đất Mũi) sẽ là đô thị cực Nam của Tổ quốc. Đây là đô thị gắn với vùng du lịch sinh thái Mũi Cà Mau sẽ phát triển nhanh khi tuyến Quốc lộ 1A được nối dài từ Năm Căn tới Đất Mũi. Diện tích quy hoạch 127,7 ha, quy mô dân số năm 2020 khoảng 14-15 nghìn người.

Lộ trình phát triển mạng lưới đô thị Cà Mau đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

STT

Tên đô thị

Loại đô thị

Hiện trạng

Đến 2020

Đến 2025

Đến 2030

I

Các đô thị hiện hữu

 

 

 

 

1

Thành phố Cà Mau

II

I

I

I

2

Thị trấn Sông Đốc

IV

IV

III

III

3

Thị trấn Năm Căn

IV

IV

III

III

4

TT Trần Văn Thời

V

V

IV

IV

5

Thị trấn Đầm Dơi

V

V

IV

IV

6

Thị trấn Cái Nước

V

V

IV

IV

7

Thị trấn Thới Bình

V

V

V

IV

8

Thị trấn U Minh

V

V

V

IV

9

Thị trấn Cái Đôi Vàm

V

V

IV

IV

10

Thị trấn Rạch Gốc

V

V

V

IV

II

Các đô thị dự kiến hình thành

 

 

 

 

1

Thị trn Rạch Tàu (Đất Mũi)

 

 

V

V

2

Thị trấn Thanh Tùng

 

 

V

V

3

Thị trấn Trần Thới

 

 

V

V

4

Thị trn Phú Tân

 

 

V

V

5

Thị trấn Vàm Đm (Nguyễn Huân)

 

 

V

V

6

Thị trấn Hưng Mỹ

 

 

V

V

7

Thị trấn Khánh Hội

 

V

V

V

8

Thị trấn Khánh An

 

 

V

V

9

Thị trn Trí Phải

 

 

V

V

10

Thị trấn Khánh Bình Tây

 

V

V

V

11

Thị trấn Tân Thuận

 

 

V

V

Các đô thị tỉnh Cà Mau phân thành 3 nhóm theo vị trí chức năng vai trò và đặc điểm phát triển của từng đô thị gắn với các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, vùng Đồng bằng sông Cửu Long và quốc gia:

Hệ thống đô thị trung tâm vùng và trung tâm các tiểu vùng: gồm có thành phố Cà Mau, thị xã Sông Đốc (huyện Trần Văn Thời), thị xã Năm Căn (huyện Năm Căn) là các đô thị trung tâm vùng và trung tâm các tiểu vùng, phát triển gắn liền với mục tiêu - lĩnh vực phát triển kinh tế chính của tỉnh (Công nghiệp - cảng biển, thương mại - dịch vụ - du lịch). Riêng thành phố Cà Mau có vai trò là trung tâm hành chính, chính trị của tỉnh.

Hệ thống đô thị theo tính chất, chức năng tổng hợp: gồm có 07 đô thị: thị trấn Thới Bình (huyện Thới Bình), thị trấn U Minh (huyện U Minh), thị trn Trần Văn Thời (huyện Trần Văn Thời), thị trấn Đầm Dơi (huyện Đầm Dơi), thị trấn Cái Nước (huyện Cái Nước), thị trấn Cái Đôi Vàm (huyện Phú Tân), thị trấn Rạch Gốc (huyn Ngọc Hin). Đây là các đô thị có chức năng tng hp, là đô thị huyện lỵ là đô thị trung tâm hành chính, chính trị, trung tâm kinh tế dịch vụ, văn hóa thể thao tng hp của huyện.

Hệ thống đô thị theo chuyên ngành kinh tế: gồm 10 đô thị: thị trấn Trí Phải (huyện Thi Bình), thị trấn Khánh An, thị trấn Khánh Hội (huyện U Minh) thị trấn Khánh Bình Tây (huyện Trần Văn Thời), thị trấn Hưng Mỹ, thị trấn Trần Thới (huyện Cái Nước), thị trấn Thanh Tùng, thị trấn Vàm Đm (huyện Đầm Dơi) thị trấn Rạch Tàu (huyện Ngọc Hiển). Đây là các đô thị chức năng chuyên ngành kinh tế. Mục tiêu phát triển thành các trung tâm kinh tế, thương mại, du lịch dịch v của huyện.

Phát triển mạng lưới đô thị tỉnh Cà Mau từ nay đến năm 2020 định hướng đến năm 2030 chia thành 3 giai đoạn, giai đoạn trưc mắt từ 2015 - 2020 giai đoạn trung hạn 2021 - 2025 và giai đoạn dài hạn 2026 - 2030.

- Giai đoạn 2015-2020:

Mạng lưới đô thị tỉnh sẽ phát triển gồm 01 đô thị loại I (thành phố Cà Mau), 2 đô thị loại IV (thị xã Sông Đốc, thị xã Năm Căn), 9 đô thị loại V (thị trấn Trần Văn Thời, thị trấn Đầm Dơi, thị trấn Cái Nước, thị trấn Thới Bình, thị trấn U Minh, thị trấn Cái Đôi Vàm, thị trấn Rạch Gốc, thị trấn Khánh Hội, thị trấn Khánh Bình Tây), trong đó có 2 đô thị thành lập mới (thị trấn Khánh Hội, thị trấn Khánh Bình Tây).

- Giai đoạn 2021-2025:

Mạng lưới đô thị tỉnh sẽ đầu tư xây dựng, phát triển thành phố Cà Mau là đô thị loại I, 2 đô thị loại III (thị xã Năm Căn, thị xã Sông Đốc), 4 đô thị loại IV (thị trn Trần Văn Thời, thị trấn Đầm Dơi, thị trấn Cái Nước, thị trấn Cái Đôi Vàm) 14 đô thị loại V (thị trấn Thới Bình, thị trấn U Minh, thị trn Rạch Gốc, thị trấn Rạch Tàu, thị trấn Thanh Tùng, thị trấn Trần Thi, thị trấn Phú Tân, thị trn Vàm Đầm, thị trấn Hưng Mỹ, thị trấn Khánh Hội, thị trấn Khánh An, thị trấn Trí Phải, thị trấn Khánh Bình Tây, thị trấn Tân Thuận).

- Giai đoạn 2026-2030:

Mạng lưới đô thị tỉnh sẽ phát triển gồm 01 đô thị loại I (thành phố Cà Mau), 2 đô thị loại III (thị xã Năm Căn, thị xã Sông Đốc), 7 đô thị loại IV (thị trấn Trần Văn Thời, thị trấn Đầm Dơi, thị trấn Cái Nước, thị trấn Thới Bình, thị trấn Cái Đôi Vàm, thị trấn Rạch Gốc, thị trấn U Minh), 11 đô thị loại V (thị trấn Rạch Tàu, thị trấn Thanh Tùng, thị trấn Trần Thới, thị trấn Phú Tân, thị trấn Vàm Đm, thị trn Hưng Mỹ, thị trấn Khánh Hội, thị trấn Khánh An, thị trấn Trí Phải, thị trấn Khánh Bình Tây, thị trấn Tân Thuận).

4. Danh mục các dự án ưu tiên (hạ tầng khung và công trình đầu mối) kết nối các đô thị trên địa bàn tỉnh và nguồn lực thực hiện

4.1. Nhóm dự án cấp quốc gia, vùng ĐBSCL qua địa bàn tỉnh Cà Mau

Với mục tiêu xây dựng vùng tỉnh Cà Mau phát triển kinh tế - xã hội nhanh trong thời gian tới trên cơ sở bền vững, phát huy hiệu quả tiềm năng và nguồn lực. Để tạo động lực phát triển vùng đến năm 2030 cần chương trình và xây dựng các dự án mang tính chất vùng như sau:

Mục tiêu

Chiến lược phát triển vùng

Chương trình dự án

Thúc đẩy phát triển kinh tế toàn vùng

(thông qua chiến lược phát triển không gian và hạ tầng diện rộng)

Phát triển vùng đô thhạt nhân

Phát triển các vùng đô thị (ưu tiên phát triển các đô thị trung tâm vùng), nông thôn

Phát triển các vùng công nghiệp

Phát triển vùng nông nghiệp công nghệ cao

Phát triển các vùng cảnh quan, du lịch (ưu tiên các dự án du lịch quy mô lớn)

Phát triển các đô thị trung tâm tiểu vùng

Phát triển các vùng đô thị, nông thôn

Phát triển các vùng công nghiệp

Phát triển các vùng cảnh quan, du lịch

Phát triển hệ thống cảng biển

Giao thông thủy

Xây dựng cảng hỗn hợp tại Tp. Cà Mau

Xây dựng cảng chuyên ngành tại khu kinh tế Năm Căn

Xây dựng cảng tại các đô thị dọc các tuyến kênh lớn

Nạo vét duy tu hệ thống sông kênh lớn

Phát triển các tuyến Quốc lộ, đường cao tốc, hành lang ven biển phía Nam

Nâng cấp QL1A:

- GĐ1: Đoạn TP. Cà Mau- Khu Kinh tế Năm Căn.

- GĐ2: Đoạn Khu kinh tế Năm Căn - TT. Rạch Gốc

Nâng cấp QL 63.

Xây dựng đường cao tốc Cần Thơ - Cà Mau (đoạn đi qua Bạc Liêu)

Phát triển các tuyến đường chính liên kết vùng

Nâng cấp Quốc lộ 1A

Nâng cấp cao tốc Quản L - Phng Hip.

Xây dựng tuyến hành lang ven biển phía Nam

Xây dựng và nâng cấp các tuyến đường tỉnh

Phát triển Giao thông công cộng

Phát triển vận tải hành khách công cng

Xây dựng các đầu mối giao thông liên kết các loi phương tiện giao thông

Nâng cao chất lượng sống

Phát triển các công trình dịch vụ cấp vùng

Xây dựng các trung tâm giáo dục cấp vùng, cấp quốc gia

Xây dựng các trung tâm y tế cấp vùng

Xây dựng khu phi thuế quan; các công trình thương mại, dịch vụ đầu mối cấp vùng

Xây dựng trung tâm thể dục thể thao cấp quốc gia, cấp vùng

Xây dựng trung tâm hội nghị, triển lãm cấp vùng

Cải thiện môi trường đô thị

Chương trình cải tạo và nâng cấp đô th

Khu liên hợp xử lý rác cấp vùng

Xây dựng bãi chôn lấp rác ti các đô th đng lực

Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững

Bảo vệ nguồn nước

Chương trình quốc gia bảo vệ nguồn nước ngầm và vùng ngọt hóa

Chương trình nạo vét, cải tạo các hệ thống thủy lợi

Bảo vệ bờ biển, bờ sông

Chương trình dự án xây dựng công trình chng xói lở bờ biển, bờ sông; dự án nạo vét các luồng lạch phục vụ vận tải biển

Bảo vệ rừng cảnh quan

Chương trình quốc gia bảo vệ rừng đặc dụng, rừng phòng hộ

Bảo vệ khu bảo tồn

Chương trình bảo vệ các vườn chim, sân chim, vườn nhãn.

4.2. Nhóm dự án cấp tỉnh

Định hướng phát triển giao thông. Sau năm 2020, khi cầu nối từ đảo Hòn Khoai vào đất liền được tiến hành xây dựng, để đáp ứng việc vận chuyển hàng hóa từ cảng Hòn Khoai đi các huyện và các tỉnh trong Vùng ĐBSCL, thể hiện vai trò là một cảng trung chuyển của khu vực, đồng thời kết nối đảo với các trung tâm kinh tế trên địa bàn tỉnh. Kiến nghị Bộ Giao thông vận tải nâng cấp QL.1A đoạn qua địa bàn tỉnh đạt tiêu chuẩn cấp II.

Đường Hành lang ven biển phía Nam (HLVBPN): Dài 54,3 km, điểm đầu tại ranh tỉnh Kiên Giang (xã Biển Bạch, huyện Thi Bình), điểm cuối giao QL.1A. Quy hoạch đạt tiêu chuẩn cấp III, lộ giới 46 m.

Đường ven biển: Tuyến có vai trò phục vụ an ninh - quốc phòng. Đoạn qua địa bàn tỉnh dài 235,9 km bắt đầu từ sông Gành Hào, ranh tỉnh Bạc Liêu, điểm cuối tại rạch Tiu Dừa, ranh tỉnh Kiên Giang. Quy hoạch mở mới đạt tiêu chuẩn cấp IV đồng bằng.

Đường cao tốc Cần Thơ - Cà Mau: Đường Quản Lộ - Phụng Hiệp giai đoạn sau năm 2020 sẽ được nâng cấp theo tiêu chuẩn đường bộ cao tốc, quy mô 4 làn xe. Đây sẽ là đường cao tốc Cần Thơ - Cà Mau (theo Quyết định số 326/QĐ-TTg ngày 01/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phát trin mạng đường bộ cao tốc Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030)

Quy hoạch hệ thống các tuyến đường tỉnh đạt tiêu chuẩn cấp III, mặt bê tông nhựa rộng 7,0 -11m, nn 12,0 m với lộ giới 45,0m.

- Trong giai đoạn từ nay đến năm 2020, tiến hành đầu tư nâng cấp các tuyến đường hiện hữu mặt nhựa tối thiểu đạt cấp V, đồng thời mở mới các tuyến để phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của các huyện, thành phố. Định hướng phát triển sau năm 2020, nâng cấp toàn bộ các tuyến đường huyện tối thiểu đạt tiêu chuẩn cấp IV.

Bến xe khách liên huyện:

Quy hoạch đến 2020, nâng cấp hệ thống bến xe đạt tiêu chuẩn cấp III với các khu chức năng như bến bãi đậu xe diện tích 3920 m2, phòng chờ khách 160 m2. Khả năng đáp ứng ti thiu 70 xe xuất bến/ngày và lưu lượng hành khách xuất bến 1.400 HK/ngày.

Quy hoạch hệ thống đường thủy:

Cải tạo nâng cấp luồng là nạo vét cục bộ các đoạn cạn, nâng cao độ sâu lung chạy tàu ngoài cửa và cải thiện đoạn cong gấp gần cửa sông cho tàu trọng tải 3.000 - 5.000 DWT chở đầy tải, các tàu lớn hơn chở vơi mớn lợi dụng triều cao ra vào cảng Năm Căn.

Tuyến thành phố Hồ Chí Minh đi Cà Mau (tuyến ven biển):

Cải tạo nâng cấp toàn tuyến đạt tiêu chuẩn cấp III-ĐTNĐ hạn chế với h = 2,5÷ 3,0m, B = 30÷ 40m, R = 300÷ 500m đảm bảo cho tàu tự hành trọng tải đến 300 tấn; đoàn sà lan, tàu kéo đẩy 250 cv + 2x300 tấn lưu thông.

Hệ thống cảng cá:

Theo Quyết định số 346/QĐ-TTg ngày 15/03/2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt “Quy hoạch hệ thống cảng cá, bến cá đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”, trên địa bàn tỉnh sẽ có 3 cảng cá và 7 bến cá để phục vụ việc đánh bắt, khai thác thủy sản và các dịch vụ hậu cần phục vụ nghề cá bao gồm:

STT

Tên cảng, bến cá

Địa điểm

Số lượt/ngày/cỡ tàu lớn nhất

Lượng thủy sản/năm

1

Cảng cá sông Đốc

Đô thị Sông Đốc, Trn Văn Thời

120 lượt/600CV

45.000 T

2

Cảng cá Cà Mau

Thành phố Cà Mau

50 lượt/300CV

40.000 T

3

Cảng cá Hòn Khoai

Đảo Hòn Khoai

40 lượt/400CV

20.000 T

4

Bến cá và khu neo đậu trú bão Khánh Hội

Xã Khánh Hội, U Minh

80 lượt/200CV

10.000 T

5

Bến cá và khu neo đậu trú bão Bồ Đề

Xã Tam Giang Đông, Năm Căn

70 lượt/300CV

10.000 T

6

Bến cá và khu dịch vụ hậu cần Hòn Chuối

Đảo Hòn Chuối, Phú Tân

50 lượt/600CV

7.000 T

7

Bến cá và khu neo đậu trú bão Cái Đôi Vàm

TT Cái Đôi Vàm, Phú Tân

30 ợt/150CV

10.000 T

8

Bến cá cửa Rạch Tàu

Xã Đất Mũi, Ngọc Hin

50 lưt/90CV

5.000 T

9

Bến cá Hố Gùi

Xã Nguyễn Huân, Đầm Dơi

50 lưt/90CV

5.000 T

10

Bến cá ca biển Đá Bạc

Xã Khánh Bình Tây Bắc, Trn Văn Thời

50 lượt/90CV

5.000 T

11

Bến cá và khu neo đậu trú bão TT Rạch Gốc

TT Rạch Gốc

 

 

Cảng hàng không Cà Mau:

Giai đoạn 2015-2025: Cảng Hàng không Cà Mau sẽ là cảng hàng không cấp 4C, xây dựng đường hạ cất cánh mới 2400m x 45m, đảm bảo khai thác máy bay A320/321 và tương đương với số máy bay tiếp nhận tại giờ cao điểm là 4; lượng hành khách tiếp nhận là 300.000 lượt hành khách/năm, lượng khách giờ cao đim: 300 hành khách/giờ cao điểm.

Giai đoạn sau 2025: Nghiên cứu di chuyển Cảng Hàng không Cà Mau ra xa khu vực đô thị nhằm tránh ảnh hưởng đến sự phát triển đô thị của thành phố Cà Mau và hạn chế sự mất an toàn do cảng hàng không hiện tại nằm khá gần trung tâm thành phố Cà Mau.

Ngoài ra, nhằm phục vụ nhu cầu du lịch, tham quan, an ninh, quốc phòng và khảo sát, thăm dò dầu khí. Quy hoạch đề xuất khôi phục, nâng cấp bãi đỗ máy bay ở Hòn Khoai và Năm Căn.

4.3. Tổng hợp kinh phí đầu tư xây dựng đô thị

Khái toán tổng hợp kinh phí phát triển mạng lưới đô thị tỉnh giai đoạn 2016 -2020 và 2021-2030.

STT

Danh mục

Tổng vốn nhu cầu vốn đầu tư (Tỷ đồng)

Giai đoạn đầu tư

2016 - 2020

2021 - 2030

A

Hạ tầng khung toàn tỉnh

113.131

90.049

23.072

1

Hạ tầng kỹ thuật

107.582

85.100

22.472

 

Giao thông

3.814

2.914

900

 

Cấp điện

101.760

80.758

21.002

 

Cấp nước

340

240

100

 

Thoát nước thải

400

250

150

 

Quản lý chất thải rắn

1.228

908

320

 

Thông tin liên lạc

40

30

10

2

Hạ tầng xã hội

1.369

1.019

350

3

Hạ tầng khu công nghiệp

4.180

3.930

250

B

Các đô thị thuộc tỉnh

30.155

12.238

17.922

1

Đô thị hiện hữu

30.155

12.238

17.922

1.1

Thành phố Cà Mau

27.042

9.281

17.762

1.2

Huyện Năm Căn

1.219

1.209

10

1.3

Huyện Trần Văn Thời

64

54

10

1.4

Huyện Cái Nước

498

493

10

1.5

Huyện Đầm Dơi

284

264

20

1.6

Huyện Thới Bình

322

292

30

1.7

Huyện U Minh

301

271

30

18

Huyện Ngọc Hiển

40

20

20

1.9

Huyện Phú Tân

384

354

30

2

Đô thị dự kiến hình thành mới

0

0

0

2.1

Thị trấn Đất Mũi

 

 

 

2.2

Thị trấn Thanh Tùng

 

 

 

2.3

Thị trấn Trần Thới

 

 

 

2.4

Thị trấn Phú Tân

 

 

 

2.5

Thị trấn Nguyễn Huân

 

 

 

2.6

Thị trấn Hưng Mỹ

 

 

 

2.7

Thị trấn Khánh Hội

 

 

 

2.8

Thị trấn Khánh An

 

 

 

2.9

Thị trấn Trí Phải

17,436

 

 

2.10

Thị trấn Khánh Bình Tây

0

 

 

2.11

Thị trấn Tân Thuận

 

 

 

 

Tổng A + B

143.286

102.287

40.994

Nguồn vốn thực hiện chương trình phát hiển đô thị giai đoạn 2016-2030

Tổng nguồn vốn: 143.286 (Một trăm bốn mươi ba nghìn hai trăm tám mười sáu tỷ đồng)

TT

Nguồn vốn

2016 - 2020

2021 - 2030

Tổng vốn đầu tư (tỷ đồng)

Cơ cấu nguồn vốn (%)

Tổng vốn đầu tư (tỷ đồng)

Cơ cấu nguồn vốn (%)

 

Tổng vốn đầu tư

102.287

100,00

40.994

100,00

1

Vốn NS trung ương

3.591

3,51

4.931

12,03

2

Vốn NS địa phương

2.804

2,74

570

1,39

3

Các nguồn vốn khác

93.286

91,20

35.493

86,58

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Sở Xây dựng

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố thực hiện triển khai Chương trình phát triển đô thị toàn tỉnh sau khi được Chủ tịch UBND tnh phê duyệt;

- Trên cơ sở Chương trình phát triển đô thị toàn tỉnh được phê duyệt, phối hợp với các địa phương tổ chức lập Chương trình phát triển đô thị cho từng đô thị ưu tiên lập cho thành phố Cà Mau, đô thị Năm Căn, đô thị Sông Đốc... Đối với các đô thị loại V không phải lập chương trình phát triển đô thị thì hướng dẫn địa phương thực hiện lồng ghép chương trình phát triển đô thị trong quá trình lập hồ sơ đề xuất khu vực phát triển đô thị;

- Tổ chức công bố Chương trình phát triển đô thị và cung cấp các thông tin đến nhân dân, các tổ chức liên quan để giám sát và triển khai thực hiện Chương trình phát triển đô thị trên từng địa bàn;

- Lồng ghép các nội dung của chương trình phát triển đô thị đã được phê duyệt vào quy hoạch xây dựng, quy hoạch ngành, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hàng năm của địa phương. Báo cáo Bộ Xây dựng về tình hình xây dựng và triển khai thực hiện Chương trình phát triển đô th trước ngày 15 tháng 12 hàng năm;

- Phối hợp với UBND các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch điều chỉnh các quy hoạch chung đô thị, quy hoạch phân khu, quy chế qun lý quy hoạch - kiến trúc đô thị, đ án thiết kế đô thị,... làm cơ sở quản lý đầu tư xây dựng;

- Xác định các khu vực phát triển đô thị theo từng giai đoạn và lập kế hoạch thực hiện các khu vực phát triển đô thị;

- Phối hợp với các cơ quan chức năng và địa phương tham mưu UBND tỉnh quyết định chỉ đạo tổ chức tạo quỹ đất cho các dự án đầu tư phát triển đô thị trong khu vực phát triển đô thị đã được công bố;

- Phối hợp với các sở, ban, ngành rà soát quy hoạch các ngành, lĩnh vực để xác định các dự án trọng điểm, xây dựng kế hoạch và cùng tham mưu UBND tnh phân bổ vốn đầu tư gắn với lộ trình, kế hoạch phát triển đô thị; đảm bảo xây dựng đồng bộ về cơ sở hạ tầng khung toàn tỉnh;

- Phối hợp với các Bộ, các cơ quan có thẩm quyền và địa phương thực hiện rà soát, điều chỉnh hoặc bổ sung quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để bố trí quỹ đất phát triển đô thị;

- Tổ chức thực hiện việc đánh giá, phân loại đô thị hàng năm theo các tiêu chí đã được Chính phủ quy định. Phối hp với UBND cp huyện lập đề án phân loại đô thị và chuẩn bị hồ sơ để trình các cấp có thẩm quyền quyết định công nhận loại đô thị. Chủ trì, phối hợp với địa phương tổ chức lập đề án công nhận loại đô thị mới gửi Bộ Xây dựng thẩm định, trình Th tướng Chính phủ phê duyệt;

- Tăng cường cán bộ hoặc tổ chức đào tạo cán bộ chuyên ngành xây dựng cho chính quyền địa phương;

- Kiểm tra kết quả thực hiện Chương trình phát triển đô thị hàng năm để tổng kết báo cáo UBND tỉnh.

2. Ban Quản lý khu vực phát triển đô thị

- Thành lập Ban Quản lý khu vực phát triển đô thị. Vị trí, chức năng, thành lập, giải thể, nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Quản lý khu vực phát trin đô thđược quy định tại Điều 13, Nghị định số 11/2013/NĐ-CP của Chính phủ về qun lý đầu tư phát triển đô thị;

- Chủ trì, phối hợp với thành phố Cà Mau, Sông Đốc, Năm Căn là các đô thị có đ án quy hoạch chung thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ xây dựng kế hoạch 5 năm và hàng năm;

- Tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư trong khu vực phát triển đô thị. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng các cơ chế, chính sách, giải pháp nhằm thu hút, huy động các nguồn lực để đầu tư xây dựng và phát triển các đô thị đồng bộ, các khu đô thị mới kiểu mẫu. Các chính sách, gii pháp quản lý quá trình đô thị hóa, các mô hình quản lý đô thị;

- Tổ chức thực hiện các chương trình, quản lý dự án đầu tư liên quan đến phát triển đô thị đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo sự phân công của Ch tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh như: Các chương trình nâng cấp đô thị, qun phát triển đô thị mới; xây dựng khu đô thị mới; dự án tái thiết khu đô thị; dự án bảo tồn, tôn tạo khu đô thị; dự án cải tạo chỉnh trang khu đô thị; dự án đầu tư xây dựng khu đô thị hỗn hợp thuộc thẩm quyền của UBND cấp tỉnh; các dự án cải thiện môi trường đô thị, nâng cao năng lực quản lý đô thị; các dự án đầu tư phát triển khu đô thị mới;

- Phối hợp với UBND thành phố, các huyện, các sở, ban, ngành có các dự án phát triển đô thị lập kế hoạch lựa chọn chủ đầu tư dự án đầu tư, trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định; hướng dẫn, hỗ trợ các chủ đầu tư trong quá trình chuẩn bị đầu tư và thực hiện dự án đầu tư phát triển đô thị;

- Phối hợp với UBND thành phố, các huyện, các sở, ban ngành theo dõi giám sát việc thực hiện các dự án đầu tư phát triển đô thị đm bảo đúng theo quy hoạch, chương trình, kế hoạch, tiến độ theo các nội dung dự án đã được phê duyệt. Tng hợp, đề xuất và phối hợp với các cơ quan chức năng xử lý các vấn đề vưng mc, phát sinh trong quá trình thực hiện đầu tư;

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng, các nhà cung cấp dịch vụ, các chủ đầu tư, đảm bảo sự kết nối đồng bộ và quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật khung, kết nối hạ tầng kỹ thuật giữa các dự án trong giai đoạn đu tư xây dựng cho đến khi hoàn thành việc bàn giao cho chính quyền đô thị;

- Chủ trì xây dựng, cập nhật hệ thống cơ sở dữ liệu, cung cấp thông tin về phát triển đô thị; tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh định kỳ 6 tháng, hàng năm hoặc đột xuất về tình hình thực hiện các dự án đầu tư và thực hiện kế hoạch triển khai khu vực phát triển đô thị được giao quản lý.

3. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn

- Là cơ quan trực tiếp quản lý đầu tư xây dựng trên địa bàn có trách nhiệm tổ chức hoặc phối hợp với các quan chức năng triển khai các dự án đầu tư xây dựng phát triển đô thị đạt hiệu quả cao;

- Thành phố Cà Mau, đô thị Năm Căn và đô thị Sông Đốc có trách nhiệm phối hợp với Sở Xây dựng để sớm lập Chương trình phát triển từng đô thị trên địa bàn; lồng ghép các nội dung của Chương trình phát triển đô thị đã được phê duyệt vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hàng năm trên địa bàn; Đi với các đô thị còn lại cần xây dựng kế hoạch, triển khai lập Chương trình phát triển đô thị theo kế hoạch.

- Phối hợp với Sở Xây dựng rà soát quy hoạch chi tiết các dự án đầu tư trên địa bàn theo quy hoạch chung xây dựng đô thị, nếu cần thiết sẽ điều chỉnh cho phù hợp thực tế, l trình, kế hoạch đầu tư phát triển đô thị theo Chương trình phát triển đô thị toàn tỉnh;

- Khn trương triển khai lp, thẩm định và phê duyệt quy hoạch phân khu quy hoạch chi tiết, quy chế quản lý quy hoạch - kiến trúc đô thị, thiết kế đô ththeo đúng các văn bản chỉ đạo trưc đây của UBND tỉnh. Trong đó, xác định ranh giới khu đô thị mới, khu vực tái thiết đô thị, khu vực bảo tồn, tôn tạo; khu ci to chỉnh trang đô thị, khu đô thị hỗn hợp; các khu vực có yêu cầu cao về kiến trúc cảnh quan, khu vực có ý nghĩa quan trọng về an ninh - quốc phòng, v.v... để giải quyết cấp phép xây dựng nhà ở riêng lẻ của nhân dân và đề xut khu vực phát triển đô thị, lập hồ sơ đề xuất chấp thuận chủ trương đầu tư...;

- Xây dựng các dự án ưu tiên có khả năng thu hút các nguồn lc đầu tư xã hội hóa;

- Nghiên cứu, đề xuất tháo gỡ các khó khăn của nhà đầu tư;

- Phối hợp với các sở, ngành liên quan đ thực hiện các dự án đầu tư xây dựng nhằm khắc phục những chỉ tiêu còn thiếu hoặc điểm thấp để triển khai đề án nâng loại đô thị hoặc công nhận đô thị hình thành mới theo đúng lộ trình được duyệt;

- Phối hợp với Sở Xây dựng tổ chức đánh giá các chỉ tiêu đô thị hàng năm và lập đề án nâng loại đô thị hoặc công nhận đô thị hình thành mới tng giai đoạn theo chương trình phát triển đô thị được duyệt;

- Giám sát việc thực hiện chương trình phát triển đô thị trên địa bàn;

- Tăng cường trách nhiệm của bộ máy cơ sở (phường, xã, thị trấn) để đảm bảo việc xây dựng đúng quy hoạch, ngăn chn các hành vi vi phạm xây dựng;

- Rà soát, bố trí cán bộ có năng lực trong tổ chức các cơ quan chuyên môn cấp huyện đ hoàn thành tốt công tác quản lý và phát triển đô thị tại địa phương.

4. S Kế hoạch và Đầu tư

- Trên cơ sở Chương trình phát triển đô thị được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt, Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng, các cơ quan chức năng và địa phương rà soát các dự án đầu tư xây dựng, lập danh mục dự án cụ thể, cân đi khả năng phân bổ, bố trí các nguồn vốn thực hiện kế hoạch hàng năm cho từng giai đoạn phát triển các đô thị;

- Đầu mối tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh kiến nghị với các Bộ ngành Trung ương, các cơ quan liên quan huy động và tổng hợp ngun lực thực hiện mục tiêu Chương trình; phối hợp với các Sở: Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Giao thông vận tải, Xây dựng và các chủ đầu tư tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh huy động các nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, vốn hỗ trợ mục tiêu của Trung ương, vốn hỗ trợ của các tổ chức tài chính quốc tế, vốn vay, vốn ODA; xem xét đề xuất triển khai đầu tư những dự án có điều kiện, bức xúc, cn thiết phải đầu tư theo các hình thức BT, BOT, PPP, xã hội hóa,...;

- Phối hợp với Sở Xây dựng và các cơ quan có liên quan tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư phát triển đô thị; tổ chức vận động, khai thác, điều phối các nguồn lực trong và ngoài nước cho việc đầu tư xây dựng và phát triển hệ thống đô thị trên địa bàn tỉnh theo sự phân công của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

- Nghiên cứu, tham mưu cho UBND tỉnh quyết định ban hành cơ chế, chính sách ưu đãi về quản lý đầu tư phát triển đô thị để thu hút các nguồn vốn đầu tư;

­- Ưu tiên vn ngân sách đầu tư cho các công trình sản xuất và hạ tầng kỹ thuật đu mi, hạ tầng kỹ thuật khung góp phần thực hiện đúng kế hoạch phát trin đô thị từng giai đoạn.

5. Sở Tài chính

- Nghiên cứu đề xuất UBND tỉnh thành lập Quỹ phát triển đô thị với nhiều hình thức huy động vốn để tạo điều kiện cho đầu tư phát triển;

- Phối hợp tổ chức thực hiện, tạo điều kiện trong quá trình đền bù giải phóng mặt bằng giúp các nhà đầu tư sớm triển khai thực hiện dự án;

- Phối hợp cùng Sở Kế hoạch và Đầu tư trong việc bố trí vốn hàng năm cho Chương trình phát triển đô thị.

6. Sở Giao thông vận tải

- Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng rà soát các dự án hạ tầng kỹ thuật đô thị theo quy hoạch, kế hoạch ngành và chương trình phát triển đô thị, lập kế hoạch 5 năm và hàng năm để triển khai đồng bộ;

- Chủ trì tham mưu UBND tỉnh kiến nghị với Trung ương có kế hoạch và cơ chế thu hút đầu tư triển khai các dự án hạ tầng kỹ thuật cấp quốc gia trên đa bàn tnh như dự án đưng cao tc Cn Thơ - Cà Mau, dự án nâng cấp mở rng quốc lộ 1, hệ thống cảng biển...

7. Sở Công Thương

- Là cơ quan đầu mối quản lý nhà nước trực tiếp tổ chức triển khai, kiểm tra, giám sát trong việc thực hiện các nội dung và định hướng phát triển Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Cà Mau đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025.

- Phối hợp với Sở Xây dựng, Ban quản lý Khu kinh tế, UBND các huyện và thành phố Cà Mau rà soát tình hình thực hiện quy hoạch phát triển công nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh, xây dựng kế hoạch thực hiện các dự án hạ tng các khu, cụm công nghiệp gắn với Chương trình phát triển đô thị tỉnh.

- Nghiên cứu trình UBND tỉnh ban hành các chính sách thu hút, mời gọi nhà đầu tư các dự án công nghiệp, cảng biển và dịch vụ hỗ trợ phát triển công nghip cảng biển thúc đẩy phát triển các dự án gắn với lộ trình phát triển các đô thị.

- Trên cơ sở lộ trình phát triển đô thị của các đô thị trên địa bàn tỉnh đẩy nhanh tiến độ đu tư xây dựng phát triển hệ thống mạng lưới cấp điện đáp ng nhu cầu phát triển đô thị, sản xuất kinh doanh.

8. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

- Chủ trì thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Cà Mau lập danh mục, kế hoạch triển khai các dự án đầu tư các công trình di sản, công trình văn hóa, th thao gắn với Chương trình phát triển đô thị toàn tỉnh.

- Phối hợp với Sở Xây dựng và Sở Tài nguyên và Môi trường rà soát các dự án khu du lịch để có hướng điều chỉnh phát triển theo các khu vực có trng tâm, trọng điểm, lập kế hoạch thu hồi đất và giải phóng mặt bằng cho từng giai đoạn theo năng lực triển khai, tránh lãng phí tài nguyên đất.

- Lập kế hoạch, danh mục dự án trùng tu, tôn tạo các khu di tích, danh lam thng cảnh góp phần làm phong phú các loại hình du lịch trên địa bàn tỉnh.

9. Sở Giáo dục và Đào tạo

Chủ trì, phối hợp các sở, ngành và UBND các huyện, thành phố thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển Giáo dục và Đào tạo tại tỉnh Cà Mau đến năm 2020, điều chỉnh quy hoạch cho từng giai đoạn và định hướng đến năm 2030 gắn với lộ trình phát triển các đô thị theo phân loại đô thị.

10. Sở Y tế

Dựa trên chiến lược phát triển ngành và Chương trình phát triển đô thị toàn tỉnh được duyệt, lập kế hoạch cụ thể xây dựng các công trình y tế tuyến tỉnh, tuyến huyện và tuyến cơ sở từng bước nâng cấp cơ sở hạ tầng y tế theo phân loại đô thị.

11. Sở Tài nguyên và Môi trường

- Trên cơ sở Quy hoạch sử dụng đất và Chương trình phát triển đô thị toàn tỉnh được duyệt, phối hợp với Sở Xây dựng rà soát, đối chiếu các số liệu kiểm kê đất đai các đô thị, kế hoạch sử dụng đt theo l trình phát triển đô thị cho từng giai đoạn;

- Phối hợp với Sở Xây dựng, các cơ quan chức năng và địa phương tổ chức phương án tạo quỹ đất cho các dự án đầu tư phát triển đô thị trong khu vực phát triển đô thị đã được công bố;

- Thực hiện đổi mới thủ tục giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai cho các dự án đầu tư phát triển đô thị;

- Chủ trì nghiên cứu và trình UBND tỉnh ban hành hướng dẫn thực hiện bi thường giải phóng mặt bằng phục v các dự án trên địa bàn tỉnh.

12. Sở Ni v

Hướng dẫn, lập, thẩm định phương án kiện toàn tổ chức bộ máy của Ban Quản lý khu vực phát triển đô thị, đảm bảo đủ điều kiện và năng lực để trin khai công tác quản lý và phát triển đô thị của tỉnh, trình UBND tỉnh xem xét quyết định. Phối hợp với các sở, ban ngành trong việc thực hiện chính sách phát triển đô thị.

13. Sở Thông tin và Truyền thông

- Chủ trì xây dựng kế hoạch cụ thể ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin - viễn thông phù hợp với lộ trình phát triển đô thị, đảm bảo xây dựng đô thị thông minh của tỉnh.

- Tham mưu xây dựng các chính sách phát triển về h tng kỹ thuật ngành thông tin và truyền thông phục vụ chương trình phát triển đô thị của tỉnh.

14. S Lao động - Thương binh và Xã hội

Chủ trì xây dựng kế hoạch triển khai nguồn nhân lực toàn tỉnh và kế hoạch phát trin nguồn nhân lực một số lĩnh vực phát triển chủ yếu theo lộ trình phát triển đô thị, đảm bảo phát triển nguồn nhân lực phù hợp, cân bng đáp ng nhu cầu phát triển, giảm tối thiểu tỷ lệ thất nghiệp.

15. Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Cà Mau

Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng và các cơ quan có liên quan đánh giá, xác định năng lực sản xuất, nhu cầu đu tư và tình hình phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh từng giai đoạn theo Chương trình phát triển đô thị để có cơ sở điều chỉnh, bổ sung các dự án hạ tng khung toàn tỉnh và cho từng đô thị.

16. Chủ đầu tư dự án đầu tư phát triển đô thị

Có trách nhiệm lập, trình duyệt dự án đầu tư phát triển đô thị và triển khai thực hiện dự án theo đúng nội dung, chất lượng và tiến độ đã được cơ quan thẩm quyền phê duyệt hoặc cấp phép xây dựng; tuân thủ các quy định hiện hành của Nhà nước về đầu tư xây dựng và phát triển đô thị.

Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- Thường trực Tỉnh ủy (bc);
- Thường trực HĐND tỉnh (bc);
- Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Ủy ban MTTQVN t
nh;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh;
- TT HĐND, UBND các huyện, TP Cà Mau;
- LĐVP UBND tỉnh;
- Phòng: QH-XD (Ut05), KT, NN-TN, TH;
- Lưu
: VT, Tu27/3 .

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trần Hồng Quân

 

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 407/QĐ-UBND ngày 07/03/2017 về phê duyệt Chương trình phát triển đô thị tỉnh Cà Mau giai đoạn 2016-2020 định hướng đến năm 2030

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


2.512

DMCA.com Protection Status
IP: 18.216.186.164
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!