Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 3756/QĐ-BYT 2018 phát hiện sớm bệnh không lây nhiễm phổ biến cho tuyến y tế cơ sở

Số hiệu: 3756/QĐ-BYT Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Y tế Người ký: Nguyễn Thanh Long
Ngày ban hành: 21/06/2018 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

18001214: Tổng đài dành cho người nghiện thuốc lá

Ngày 21/6/2018, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định 3756/QĐ-BYT hướng dẫn hoạt động dự phòng, phát hiện sớm, chẩn đoán, điều trị và quản lý một số bệnh không lây nhiễm phổ biến cho tuyến y tế cơ sở.

Theo đó, hướng dẫn người dân thay đổi hành vi lối sống, nâng cao sức khỏe bằng các hoạt động sau:

- Thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý: giảm muối, chất béo; tăng cường rau xanh và vận động thể lực, đặc biệt là người hút thuốc lá, thuốc lào;

- Vận động mọi người tham gia các mô hình nâng cao sức khỏe tại địa phương, nơi làm việc và học tập;

- Hỗ trợ chuyên môn cho người đứng đầu thôn, ấp, cơ quan, trường học,…triển khai mô hình môi trường làm việc, học tập không khói thuốc, rượu bia;

- Giới thiệu rộng rãi tổng đài 18006606, 18001214 và các cơ sở y tế hỗ trợ cai nghiện thuốc lá cho người hút thuốc lá.

Bên cạnh đó còn có các hoạt động giáo dục sức khỏe bằng truyền thông, sàng lọc để phát hiện sớm người có nguy cơ mắc bệnh và cập nhật danh sách người bệnh để quản lý tại địa phương.

Xem thêm tại Quyết định 3756/QĐ-BYT (có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký).

BỘ Y TẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3756/QĐ-BYT

Hà Nội, ngày 21 tháng 06 năm 2018

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH HƯỚNG DẪN HOẠT ĐỘNG DỰ PHÒNG, PHÁT HIỆN SỚM, CHẨN ĐOÁN, ĐIỀU TRỊ VÀ QUẢN LÝ MỘT SỐ BỆNH KHÔNG LÂY NHIỄM PHỔ BIẾN CHO TUYẾN Y TẾ CƠ SỞ

BỘ TRƯỞNG BỘ Y T

Căn cứ Nghị định số 75/2017/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2017 của Chính phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;

Căn cứ Quyết định số 376/QĐ-TTg ngày 20 tháng 3 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược quốc gia phòng, chống bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phi tc nghẽn mạn tính, hen phế quản và các bệnh không lây nhiễm khác, giai đoạn 2015-2025;

Xét đề nghị của Cục trưng Cục Y tế dự phòng.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này hướng dẫn hoạt động dự phòng, phát hiện sớm, chẩn đoán, điều trị và quản lý một số bệnh không lây nhiễm phổ biến cho tuyến y tế cơ sở.

Điều 2. Giao Cục trưởng Cục Y tế dự phòng chịu trách nhiệm phối hợp với các đơn vị liên quan hướng dẫn triển khai và kiểm tra việc thực hiện Hướng dẫn này trên phạm vi toàn quốc.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành. Trong trường hợp các văn bản tham chiếu trong Hướng dẫn kèm theo Quyết định này có sự thay đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo quy định tại văn bản mới.

Điều 4. Các ông, bà: Chánh Văn phòng Bộ; Chánh Thanh tra Bộ; Vụ trưởng, Cục trưởng, Tổng Cục trưởng thuộc Bộ Y tế; Viện trưởng các Viện Vệ sinh dịch tễ, Pasteur; Giám đốc các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc Bộ Y tế; Giám đốc Sở Y tế; Thủ trưởng y tế các Bộ, ngành; Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Bộ trưởng báo cáo);
- Các Thứ trưởng phối hợp);
- Cổng TTĐT Bộ Y tế;
- Lưu: VT, DP.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Thanh Long

 

HƯỚNG DẪN

HOẠT ĐỘNG DỰ PHÒNG, PHÁT HIỆN SỚM, CHẨN ĐOÁN, ĐIỀU TRỊ VÀ QUẢN LÝ MỘT SỐ BỆNH KHÔNG LÂY NHIỄM PHỔ BIẾN CHO TUYẾN Y TẾ CƠ SỞ
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 3756/QĐ-BYT ngày 21 tháng 6 năm 2018)

I. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI HƯỚNG DẪN

1. Đối tượng áp dụng

1.1. Nhân viên y tế bao gồm:

a) Nhân viên y tế thôn, bản, ấp, buôn, làng, phum, sóc làm công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu và nhân viên y tế tổ dân phố theo Thông tư số 07/2013/TT-BYT ngày 08/3/2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định tiêu chuẩn, chức năng, nhiệm vụ của nhân viên y tế thôn, bản.

b) Nhân viên y tế trong các cơ quan, đơn vị, tổ chức, trường học, khu công nghiệp, cơ sở sản xuất mà không thành lập cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 40/2009/QH12.

1.2. Các cơ sở y tế tuyến xã bao gồm:

a) Trạm y tế xã, phường, thị trấn.

b) Trạm xá, trạm y tế của cơ quan, đơn vị, tổ chức.

c) Phòng khám bác sỹ gia đình.

1.3. Các cơ sở y tế tuyến quận, huyện, thị xã và thành phố trực thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là cơ sở y tế tuyến huyện) bao gồm:

a) Trung tâm Y tế huyện hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức quy định tại Thông tư số 37/2016/TT-BYT ngày 25/10/2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

b) Trung tâm Y tế huyện hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức quy định tại Quyết định số 26/2005/TT-BYT ngày 09/9/2005 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

c) Bệnh viện hạng III, hạng IV, bệnh viện chưa xếp hạng, bệnh xá công an tỉnh.

d) Phòng khám đa khoa, phòng khám chuyên khoa.

2. Phạm vi hướng dẫn

2.1. Hướng dẫn hoạt động dự phòng, phát hiện sớm, chẩn đoán, điều trị và quản lý một số bệnh không lây nhiễm phổ biến tại tuyến y tế cơ sở.

2.2. Một số bệnh không lây nhiễm phổ biến trong Hướng dẫn này bao gồm tăng huyết áp, đái tháo đường típ 2, hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, tâm thần phân liệt, động kinh, rối loạn trầm cảm, rối loạn lo âu, ri loạn tâm thn do rượu, ung thư vú, ung thư cổ tử cung, ung thư khoang miệng, ung thư phổi, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư đại-trực tràng.

2.3. Tiêu chí trạm y tế xã triển khai dự phòng, quản lý, điều trị một số bệnh không lây nhiễm (Phụ lục 2).

II. HƯỚNG DẪN HOẠT ĐỘNG DỰ PHÒNG, PHÁT HIỆN SỚM VÀ QUẢN LÝ MỘT SỐ BỆNH KHÔNG LÂY NHIỄM PHỔ BIẾN CHO NHÂN VIÊN Y TẾ

1. Hoạt động dự phòng một số bệnh không lây nhiễm phổ biến

1.1. Truyền thông giáo dục sức khỏe

a) Lồng ghép truyền thông giáo dục sức khỏe về dự phòng một bệnh không lây nhiễm phổ biến trong các cuộc họp, các buổi sinh hoạt cộng đồng do chính quyền, cơ quan, đơn vị, đoàn thể, trường học tổ chức.

b) Thăm hộ gia đình để tuyên truyền, hướng dẫn, tư vấn cho người dân về dự phòng, phát hiện sớm các bệnh không lây nhiễm phổ biến.

c) Cung cấp các tài liệu truyền thông về dự phòng, phát hiện sớm, quản lý một số bệnh không lây nhiễm phổ biến cho người dân.

d) Giới thiệu các trang thông tin điện tử như: suckhoetoandan.vn, vncdc.gov.vn, kcb.vn, huyetap.vn, benhviennoitiettrunguong.com .vn, benhphoitacnghen.vn, benhvienk.vn, bvtttw1.gov.vn, nihe.org.vn, iph.org.vn, tihe.org.vn, pasteur- nhatrang.org.vn; giới thiệu điện thoại tổng đài cai nghiện thuốc lá (18006606 hoặc 18001214), nghe đài tại  tần s 98.9Mhz và xem các chương trình sức khỏe trên Kênh truyền hình VTV2, VTV3, O2TV và các kênh truyền hình khác để người dân tiếp cận nâng cao kiến thức.

1.2. Hướng dẫn thay đổi hành vi li sng và nâng cao sức khỏe

a) Hướng dẫn người dân thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý; ăn giảm muối; ăn giảm đường; giảm chất béo bão hòa; tăng cường ăn rau, trái cây; tăng cường vận động thể lực.

b) Hướng dẫn cho người hút thuốc lá, thuốc lào; lạm dụng rượu, bia; dinh dưỡng không hợp lý; thiếu vận động thể lực để thay đổi hành vi và thực hiện lối sống có lợi cho sức khỏe.

c) Vận động mọi người tham gia các mô hình nâng cao sức khỏe tại cộng đồng, tại nơi làm việc và học tập để dự phòng một số bệnh không lây nhiễm phổ biến.

d) Tham mưu, hỗ trợ về chuyên môn với người đứng đầu thôn, bản, ấp, tổ dân phố, cơ quan, đơn vị, trường học, khu công nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh triển khai các mô hình nâng cao sức khỏe; xây dựng môi trường làm việc, học tập không khói thuốc, không lạm dụng rượu bia, bảo đảm dinh dưỡng hợp lý và tăng cường vận động thể lực.

đ) Hướng dẫn người hút thuốc lá, thuốc lào liên hệ với tổng đài 18006606 hoặc 18001214 về cai nghiện thuốc lá; giới thiệu cho mọi người các cơ sở y tế có tư vấn, hỗ trợ về cai nghiện thuốc lá, cai nghiện rượu, hướng dẫn chế độ dinh dưỡng.

2. Phát hiện sớm người có nguy cơ mắc một số bệnh không lây nhiễm phổ biến

a) Hướng dẫn cho mọi người tự đánh giá nguy cơ mắc một số bệnh không lây nhiễm phổ biến dựa vào bảng kiểm đăng tải trên website tại địa chỉ https://suckhoetoandan.vn để đi khám, phát hiện bệnh kịp thời.

b) Thực hiện sàng lọc phát hiện sớm một số bệnh không lây nhiễm phổ biến cho những người ≥ 40 tuổi theo Phụ lục 1A và 1B của Hướng dẫn này, nếu phát hiện người có yếu tố nguy cơ hoặc nghi ngờ mắc bệnh thì giới thiệu đến các cơ sở y tế để khám, chẩn đoán bệnh sớm.

c) Hướng dẫn mọi người đi khám, kiểm tra sức khỏe định kỳ, sàng lọc để phát hiện sớm một số bệnh không lây nhiễm phổ biến.

d) Phối hợp với các cơ sở y tế tuyến trên triển khai khám sàng lọc, phát hiện sớm người mắc một số bệnh không lây nhiễm trong cộng đồng, cơ quan, đơn vị, trường học, khu công nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh.

3. Quản lý người mắc một số bệnh không lây nhiễm phổ biến

a) Cập nhật danh sách để quản lý, theo dõi những người mắc một số bệnh không lây nhiễm phổ biến trên địa bàn phụ trách do các cơ sở y tế tuyến xã hoặc các cơ sở y tế tuyến trên chuyển về.

b) Hướng dẫn, tư vấn cho người bệnh và gia đình người bệnh để thay đổi hành vi lối sống, tuân thủ điều trị, thực hiện dinh dưỡng hợp lý, chăm sóc, phục hồi chức năng, định kỳ tái khám bệnh theo hướng dẫn của cơ sở y tế.

c) Theo dõi diễn biến tình trạng bệnh, xử trí ban đầu và giới thiệu người bệnh đến các cơ sở y tế đ khám, chữa bệnh kịp thời.

d) Định kỳ hằng tháng báo cáo danh sách và diễn biến tình trạng bệnh của người mắc bệnh đang được quản lý trên địa bàn phụ trách cho cơ sở y tế tuyến xã.

III. HƯỚNG DẪN HOẠT ĐỘNG DỰ PHÒNG, PHÁT HIỆN SỚM, CHẨN ĐOÁN, ĐIỀU TRỊ VÀ QUẢN LÝ MỘT SỐ BỆNH KHÔNG LÂY NHIỄM PHỔ BIẾN CHO CÁC CƠ SỞ Y TẾ TUYẾN XÃ

1. Hoạt động dự phòng một số bệnh không lây nhiễm phổ biến

1.1. Truyền thông giáo dục sức khỏe

a) Viết tin, bài tuyên truyền hoặc cung cấp thông tin cho đài truyền thanh xã, phường, thị trấn, cơ quan, đơn vị, trường học, khu công nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh để truyền thông nâng cao kiến thức dự phòng một số bệnh không lây nhiễm phổ biến.

b) Triển khai phòng truyền thông hoặc góc truyền thông giáo dục sức khỏe tại cơ sở y tế để người bệnh và gia đình người bệnh có thể tiếp cận được các thông tin liên quan tới một số bệnh không lây nhiễm phổ biến.

c) Lồng ghép truyền thông giáo dục sức khỏe về các bệnh không lây nhiễm phổ biến trong hội nghị, cuộc họp, buổi sinh hoạt cộng đồng do cơ quan, đơn vị, trường học, khu công nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh hoặc do cộng đồng tổ chức.

d) Phối hợp tổ chức các hoạt động truyền thông nhân các ngày sức khỏe hằng năm như: Ngày Ung thư thế giới (04/02), Ngày Sức khỏe thế giới (07/4), Ngày Hen toàn cầu (ngày thứ Ba đầu tiên trong tháng 5), Ngày Phòng chống tăng huyết áp thế giới (17/5), Ngày Thế giới không hút thuốc lá (31/5), Ngày Bệnh phổi tắc nghẽn toàn cầu (thứ Tư của tuần thứ 3 trong tháng 11), Ngày Tim mạch thế giới (30/9), Ngày Sức khỏe tâm thần thế giới (10/10), Ngày Đột quỵ thế giới (29/10) và Ngày Phòng chống Đái tháo đường thế giới (14/11) để tạo ra mi quan tâm của toàn xã hội với một số bệnh không lây nhiễm phổ biến.

đ) Hướng dẫn và hỗ trợ nhân viên y tế triển khai các hoạt động truyền thông tại cộng đồng, cơ quan, đơn vị, trường học, khu công nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh.

1.2. Xây dựng môi trường hỗ trợ thay đổi hành vi lối sống và nâng cao sức khỏe

a) Đề xuất với người đứng đầu cộng đồng, cơ quan, đơn vị, trường học, khu công nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh xây dựng các mô hình nâng cao sức khỏe như: trường học nâng cao sức khỏe, làng văn hóa sức khỏe, xây dựng môi trường làm việc, học tập không khói thuc, không lạm dụng rượu bia, bảo đảm dinh dưỡng hợp lý và tăng cường vận động thể lực.

b) Hỗ trợ chuyên môn cho các mô hình nâng cao sức khỏe tại cộng đồng, cơ quan, đơn vị, trường học, khu công nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh.

1.3. Dự phòng một số bệnh không lây nhiễm phổ biến bằng vắc xin, sinh phẩm y tế đặc hiệu

a) Duy trì tỷ lệ trẻ em tiêm chủng đầy đủ vắc xin phòng viêm gan B để phòng viêm gan dẫn đến ung thư gan.

b) Cung cấp dịch vụ tiêm chủng vắc xin HPV để dự phòng ung thư cổ tử cung, vắc xin phòng nhiễm trùng đường hô hấp để dự phòng đợt cấp bệnh phổi tc nghẽn mạn tính và các vắc xin, sinh phẩm y tế đặc hiệu khác được cấp phép để dự phòng một số bệnh không lây nhiễm phổ biến theo quy định của Bộ Y tế.

2. Chẩn đoán, điều trị và quản lý một số bệnh không lây nhiễm phổ biến

Các cơ sở y tế tuyến xã thực hiện chẩn đoán, điều trị, sơ cấp cứu, tư vấn cho người mắc một số bệnh không lây nhiễm phổ biến theo hướng dẫn của Bộ Y tế và phạm vi giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh của đơn vị, cụ thể như sau:

a) Tăng huyết áp:

- Khám, đo huyết áp để chẩn đoán tăng huyết áp theo Quyết định số 2919/QĐ-BYT ngày 06/8/2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành tài liệu chuyên môn hướng dẫn khám, chữa bệnh tại trạm y tế xã, phường. Thực hiện chuyển tuyến để chẩn đoán trong trường hợp vượt quá khả năng chuyên môn của đơn vị.

- Điều trị ngoại trú cho người mc tăng huyết áp theo Quyết định số 2919/QĐ-BYT ngày 06/8/2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành tài liệu chuyên môn hướng dẫn khám, chữa bệnh tại trạm y tế xã, phường hoặc điều trị theo chỉ định của cơ sở y tế tuyến trên chuyển về. Thực hiện kê đơn theo Thông tư số 52/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về kê đơn thuốc và việc kê đơn thuốc hóa dược, sinh phẩm trong điều trị ngoại trú (sau đây gọi tắt là Thông tư 52/2017/TT-BYT). Thực hiện chuyển tuyến điều trị trong trường hợp vượt quá khả năng chuyên môn của đơn vị.

- Theo dõi huyết áp, theo dõi biến chứng, hỗ trợ phục hồi chức năng sau tai biến, sơ cấp cu cơn tăng huyết áp cấp.

- Tư vấn cho người bệnh hoặc người nhà người bệnh về thay đổi hành vi lối sống, tuân thủ điều trị, bảo đảm dinh dưỡng, chăm sóc, phục hồi chức năng và định kỳ tái khám theo tình trạng bệnh.

b) Bệnh đái tháo đường típ 2:

- Khám, xét nghiệm đường huyết mao mạch để phát hiện người nghi ngờ mắc bệnh đái tháo đường típ 2, chuyển cơ sở y tế tuyến trên để chẩn đoán xác định bệnh theo Quyết định số 3319/QĐ-BYT ngày 19/7/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành tài liệu chuyên môn hướng dẫn chẩn đoán và điều trị đái tháo đường típ 2 và Quyết định số 3798/QĐ-BYT ngày 21/8/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành quy trình chuyên môn khám, chữa bệnh đái tháo đường típ 2.

- Điều trị ngoại trú cho người mắc bệnh đái tháo đường típ 2 theo chỉ định của cơ sở y tế tuyến trên chuyển về. Thực hiện kê đơn theo Thông tư 52/2017/TT-BYT và chuyển tuyến điều trị trong trường hợp vượt quá khả năng chuyên môn của đơn vị.

- Theo dõi đường huyết, theo dõi biến chứng đo đái tháo đường, phục hồi chức năng sau biến chứng, sơ cấp cứu các trường hợp hạ đường huyết.

- Tư vấn cho người bệnh hoặc người nhà người bệnh về thay đổi hành vi lối sống, tuân thủ điều trị, chăm sóc, dinh dưỡng, phục hồi chức năng và định kỳ tái khám theo tình trạng bệnh.

c) Bệnh hen phế quản:

- Khám, đo lưu lượng đỉnh th ra (PEF) để phát hiện người nghi ngờ mc hen phế quản, chuyển cơ sở y tế tuyến trên để chẩn đoán xác định theo Quyết định số 3942/QĐ-BYT ngày 02/10/2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành tài liệu chuyên môn hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh về dị ứng - miễn dịch lâm sàng.

- Điều trị ngoại trú cho người mắc bệnh hen phế quản theo chỉ định của cơ sở y tế tuyến trên chuyển về. Thực hiện kê đơn theo Thông tư 52/2017/TT-BYT và chuyển tuyến điều trị trong trường hợp vượt quá khả năng chuyên môn của đơn vị.

- Theo dõi tình trạng bệnh, sơ cấp cứu cơn hen nặng.

- Tư vấn cho người bệnh hoặc người nhà người bệnh về cách phát hiện cơn hen, vệ sinh nơi ở, nơi làm việc nhm loại bỏ các yếu tố nguy cơ, chế độ ăn tránh béo phì hoặc suy dinh dưỡng, định kỳ tái khám bệnh theo quy định.

d) Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính:

- Khám, phát hiện người có yếu tố nguy cơ và có các triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh phi tc nghẽn mạn tính, chuyển cơ sở y tế tuyến trên chẩn đoán xác định theo Quyết định số 2866/QĐ-BYT ngày 08/7/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành tài liệu chuyên môn hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

- Điều trị ngoại trú cho người mắc bệnh bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính theo chỉ định của cơ sở y tế tuyến trên chuyển về. Thực hiện kê đơn theo Thông tư số 52/2017/TT-BYT và chuyển tuyến điều trị trong trường hợp vượt quá khả năng chuyên môn của đơn vị.

- Theo dõi tình trạng bệnh, phục hồi chức năng, sơ cấp cứu cơn khó thở cấp tính.

- Tư vấn, hỗ trợ cho người bệnh hoặc người nhà người bệnh về cai nghiện thuốc lá, thuốc lào, tránh tiếp xúc với khói thuốc, bụi, khói than, khí độc, tuân thủ chế độ điều trị, luyện tập và tái khám bệnh theo quy định.

đ) Ung thư cổ tử cung, ung thư vú, ung thư khoang miệng, ung thư đại - trực tràng:

- Khám, phát hiện người nghi ngờ mắc bệnh theo Quyết định số 3338/QĐ-BYT ngày 09/9/2013 của Bộ Y tế hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành ung bướu và thực hiện chuyển tuyến chẩn đoán xác định bệnh.

- Hỗ trợ chăm sóc người bệnh tại cộng đồng theo chỉ định của cơ sở y tế tuyến trên.

e) Đối với các bệnh không lây nhiễm phổ biến khác:

- Khám, phát hiện người nghi ngờ mc bệnh và thực hiện chuyển tuyến để chẩn đoán xác định bệnh.

- Hỗ trợ chăm sóc người bệnh tại cộng đồng theo chỉ định của cơ sở y tế tuyến trên.

3. Quản lý thông tin về bệnh không lây nhiễm phổ biến

a) ng dụng công nghệ thông tin để quản lý bệnh không lây nhiễm tại cơ sở y tế tuyến xã theo quy định của Bộ Y tế.

b) Cập nhật đầy đủ các thông tin liên quan vào hồ sơ quản lý sức khỏe cá nhân của người mắc bệnh trên địa bàn để theo dõi quản lý.

c) Hằng tháng chuyển danh sách người mắc bệnh không lây nhiễm cho nhân viên y tế để tiếp tục quản lý tại cộng đồng.

d) Tổng hợp, định kỳ báo cáo tình hình phát hiện, quản lý điều trị, số mắc, tử vong do các bệnh không lây nhiễm theo mẫu tại Thông tư số 27/2014/TT-BYT ngày 18/4/2014 của Bộ Y tế quy định hệ thống biểu mẫu thống kê y tế áp dụng đối với cơ sở y tế tuyến tỉnh, huyện, xã và theo hướng dẫn liên quan khác của Bộ Y tế.

IV. HƯỚNG DẪN HOẠT ĐỘNG DỰ PHÒNG, PHÁT HIỆN SỚM, CHẨN ĐOÁN, ĐIỀU TRỊ VÀ QUẢN LÝ MỘT SỐ BỆNH KHÔNG LÂY NHIỄM PHỔ BIẾN CHO CÁC CƠ SỞ Y TẾ TUYẾN HUYỆN

1. Hoạt động dự phòng một số bệnh không lây nhiễm phổ biến

1.1. Truyền thông giáo dục sức khỏe

a) Viết bài tuyên truyền hoặc cung cấp thông tin cho đài truyền thanh quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, đài truyền thanh cơ quan, đơn vị, trường học, khu công nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh để truyền thông nâng cao kiến thức dự phòng một số bệnh không lây nhiễm phổ biến.

b) Triển khai góc truyền thông hoặc phòng truyền thông giáo dục sức khỏe tại khoa khám bệnh, khoa điều trị để người bệnh và gia đình người bệnh có thể tiếp cận được các thông tin liên quan tới một số bệnh không lây nhiễm phổ biến.

c) Lồng ghép truyền thông giáo dục sức khỏe trong các hội nghị, hội thảo, cuộc họp do cơ quan, đơn vị, trường học cấp quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh tổ chức và các buổi sinh hoạt chuyên đề cho bệnh nhân và người nhà.

d) Đầu mối tổ chức các chiến dịch truyền thông trên phạm vi quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh nhân dịp các ngày sức khỏe hằng năm như: Ngày Ung thư thế giới (04/02), Ngày Sức khỏe thế giới (07/4), Ngày Hen toàn cu (ngày thứ Ba đu tiên trong tháng 5), Ngày Phòng chống tăng huyết áp thế giới (17/5), Ngày Thế giới không hút thuốc lá (31/5), Ngày Bệnh phổi tắc nghẽn toàn cầu (thứ Tư của tuần thứ 3 trong tháng 11), Ngày Tim mạch thế giới (30/9), Ngày Sức khỏe tâm thần thế giới (10/10), Ngày Đột quỵ thế giới (29/10) và Ngày Phòng chống Đái tháo đường thế giới (14/11) để tạo ra mối quan tâm của toàn xã hội với một số bệnh không lây nhiễm phổ biến.

đ) Hướng dẫn, hỗ trợ chuyên môn cho các cơ sở y tế tuyến xã triển khai các hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe phòng chống các bệnh không lây nhiễm phổ biến.

1.2. Xây dựng môi trường hỗ trợ thay đổi hành vi lối sống và nâng cao sức khỏe

a) Phối hợp với người đứng đầu nơi làm việc, cơ quan, đơn vị, trường học, khu công nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn xây dựng các mô hình nâng cao sức khỏe như: trường học nâng cao sức khỏe, làng văn hóa sức khỏe, xây dựng môi trường lao động, học tập không khói thuốc, không lạm dụng rượu bia, bảo đảm dinh dưỡng hợp lý và tăng cường vận động thể lực.

b) Hỗ trợ chuyên môn để triển khai các mô hình nâng cao sức khỏe tại cơ quan, đơn vị, trường học, khu công nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh.

c) Hướng dẫn các cơ sở y tế tuyến xã triển khai xây dựng môi trường hỗ trợ người dân thay đổi hành vi lối sống và nâng cao sức khỏe.

1.3. Dự phòng một số bệnh không lây nhiễm phổ biến bằng vắc xin, sinh phẩm y tế đặc hiệu

a) Cung cấp dịch vụ tiêm chủng vắc xin HPV để dự phòng ung thư cổ tử cung, vắc xin phòng nhiễm trùng đường hô hấp để dự phòng đợt cấp bệnh phổi tc nghẽn mạn tính và các vc xin, sinh phẩm y tế đặc hiệu khác được cấp phép để d phòng các một số bệnh không lây nhiễm phổ biến theo quy định của Bộ Y tế.

b) Chỉ đạo các cơ sở y tế tuyến xã để tổ chức dự phòng các bệnh không lây nhiễm bng vắc xin, sinh phẩm y tế đặc hiệu.

2. Chẩn đoán, điều trị và quản lý một số bệnh không lây nhiễm phổ biến

Các cơ sở y tế tuyến huyện thực hiện chẩn đoán, điều trị, cấp cu, tư vấn cho người mc một số bệnh không lây nhim phổ biến theo hướng dẫn của Bộ Y tế và phạm vi giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh của đơn vị, cụ thể như sau:

a) Tăng huyết áp:

- Chẩn đoán, điều trị, sơ cấp cứu, tư vấn cho người mc bệnh tăng huyết áp theo Quyết định số 3192/QĐ-BYT ngày 31/8/2010 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành hướng dẫn chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp. Thực hiện chuyển tuyến để chẩn đoán, điều trị, cấp cứu trong trường hợp vượt quá khả năng chuyên môn của đơn vị.

- Chuyển người bệnh về các cơ sở y tế tuyến xã để tiếp tục quản lý và điều trị sau khi đã được chẩn đoán, điều trị qua giai đoạn cấp cứu hoặc được xác định tình trạng bệnh đã thuyên giảm.

b) Bệnh đái tháo đường típ 2:

- Chẩn đoán, điều trị, sơ cấp cứu, tư vấn người mắc bệnh đái tháo đường típ 2 theo Quyết định số 3319/QĐ-BYT ngày 19/7/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành tài liệu chuyên môn hướng dẫn chẩn đoán và điều trị đái tháo đường típ 2 và Quyết định số 3798/QĐ-BYT ngày 21/8/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành quy trình chuyên môn khám, chữa bệnh đái tháo đường típ 2. Thực hiện chuyn tuyến để chn đoán, điều trị, cấp cứu trong trường hợp vượt quá khả năng chuyên môn của đơn vị.

- Chuyển người bệnh về các cơ sở y tế tuyến xã để tiếp tục quản lý và điều trị sau khi đã được chẩn đoán, điều trị qua giai đoạn cấp cu hoặc được xác định tình trạng bệnh đã thuyên giảm.

c) Bệnh hen phế quản:

- Chẩn đoán, điều trị, sơ cấp cứu, tư vấn người mc bệnh hen phế quản theo Quyết định số 3942/QĐ-BYT ngày 02/10/2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành tài liệu chuyên môn hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh về dị ứng - miễn dịch lâm sàng. Thực hiện chuyển tuyến để chẩn đoán, điều trị, cấp cu trong trường hợp vượt quá khả năng chuyên môn của đơn vị.

- Chuyển người bệnh về các cơ sở y tế tuyến xã để tiếp tục quản lý và điều trị sau khi đã được chẩn đoán, điều trị qua giai đoạn cấp cứu hoặc được xác định tình trạng bệnh đã thuyên giảm.

d) Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính:

- Chẩn đoán, điều trị, sơ cấp cứu, tư vấn người mc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính theo Quyết định số 2866/QĐ-BYT ngày 08/7/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành tài liệu chuyên môn hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Thực hiện chuyển tuyến để chẩn đoán, điều trị, cấp cứu trong trường hợp vượt quá khả năng chuyên môn của đơn vị.

- Chuyển người bệnh về các cơ sở y tế tuyến xã để tiếp tục quản lý và điều trị sau khi đã được chn đoán, điều trị qua giai đoạn cấp cứu hoặc được xác định tình trạng bệnh đã thuyên giảm.

đ) Ung thư cổ tử cung, ung thư vú, ung thư khoang miệng, ung thư đại - trực tràng: Khám bệnh theo Quyết định số 3338/QĐ-BYT ngày 09/9/2013 của B Y tế hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành ung bướu và chuyn tuyến chẩn đoán xác định bệnh.

e) Đối với các bệnh không lây nhiễm phổ biến khác: Chẩn đoán, điều trị, cấp cứu, tư vấn, chuyển tuyến theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

3. Quản lý thông tin về bệnh không lây nhiễm phổ biến

a) ng dụng công nghệ thông tin để quản lý các bệnh không lây nhiễm theo quy định của Bộ Y tế.

b) Hằng tháng thông báo danh sách và hướng dẫn các cơ sở y tế tuyến xã cập nhật thông tin và quản lý người mắc các bệnh không lây nhiễm tại cộng đồng.

c) Tổng hợp và báo cáo số liệu định kỳ hoặc đột xuất tình hình phát hiện, quản lý điều trị, số mắc, tử vong do các bệnh không lây nhiễm theo mẫu Thông tư số 27/2014/TT-BYT ngày 18/4/2014 của Bộ Y tế quy định hệ thống biểu mẫu thống kê y tế áp dụng đối với cơ sở y tế tuyến tỉnh, huyện, xã và các hướng dẫn liên quan khác của Bộ Y tế.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Cục Y tế dự phòng

a) Phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai thực hiện Hướng dẫn này trên phạm vi toàn quốc.

b) Rà soát, sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật, tài liệu hướng dẫn chuyên môn về dự phòng, quản lý một số bệnh không lây nhiễm phổ biến cho tuyến y tế cơ sở.

c) Đầu mối phối hợp với các viện chuyên ngành, các bệnh viện tuyến trung ương, các trường đại học, viện nghiên cứu, các tổ chức quốc tế liên quan tổ chức đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cho các địa phương về dự phòng, phát hiện sớm, chẩn đoán, điều trị và quản lý các bệnh không lây nhiễm phổ biến tại tuyến y tế cơ sở.

d) Phối hợp với các đơn vị liên quan để tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng và truyền thông vận động chính sách để tăng cường công tác dự phòng, phát hiện sớm, chẩn đoán, điều trị và quản lý các bệnh không lây nhiễm phổ biến tại tuyến y tế cơ sở.

đ) Chỉ đạo triển khai mô hình điểm, chia sẻ kinh nghiệm về dự phòng, phát hiện sớm, chẩn đoán, điều trị và quản lý các bệnh không lây nhiễm phổ biến tại tuyến y tế cơ sở.

e) Đầu mối kiểm tra, giám sát, báo cáo việc thực hiện các hoạt động dự phòng, phát hiện sớm, chẩn đoán, điều trị và quản lý các bệnh không lây nhiễm phổ biến tại tuyến y tế cơ sở.

2. Cục Quản lý Khám, chữa bệnh

a) Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện Hướng dẫn này trên phạm vi toàn quốc.

b) Rà soát, sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật, tài liệu hướng dẫn chuyên môn về chẩn đoán, điều trị một số bệnh không lây nhiễm phổ biến cho tuyến y tế cơ sở.

c) Chỉ đạo các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực chuyên môn cho cán bộ y tế tuyến cơ sở về chẩn đoán, quản lý điều trị và tư vấn sức khỏe cho người bệnh.

d) Kiểm tra giám sát, hỗ trợ chuyên môn về chẩn đoán, quản lý điều trị các bệnh không lây nhiễm phổ biến tại tuyến y tế cơ sở.

3. Vụ Truyền thông và Thi đua, khen thưởng

a) Rà soát, sửa đổi, bổ sung văn bản, tài liệu hướng dẫn, tài liệu truyền thông đối với một số bệnh không lây nhiễm phổ biến cho tuyến y tế cơ sở.

b) Chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị liên quan và các địa phương tổ chức tập huấn cho cán bộ tuyến y tế cơ sở về truyền thông phòng, chống một số bệnh không lây nhiễm phổ biến.

c) Chỉ đạo và phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng các mô hình sức khỏe, câu lạc bộ sức khỏe và hướng dẫn tổ chức các hình thức truyền thông phòng chng một số bệnh không lây nhiễm phổ biến cho tuyến y tế cơ sở.

4. Vụ Bảo hiểm y tế

a) Rà soát, sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hướng dẫn về bảo hiểm y tế để thực hiện dự phòng, phát hiện sớm, chẩn đoán, điều trị và quản lý một số bệnh không lây nhiễm phổ biến tại tuyến y tế cơ sở.

b) Kiểm tra giám sát, hỗ trợ việc thực hiện các quy định liên quan đến bảo hiểm y tế trong dự phòng, phát hiện sớm, chẩn đoán, điều trị và quản lý một số bệnh không lây nhiễm phổ biến tại tuyến y tế cơ sở.

5. Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, Viện Pasteur Nha Trang, Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên, Viện Y tế công cộng thành phố Hồ Chí Minh và Viện Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường thuộc Bộ Y tế

a) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan rà soát, xây dựng và bổ sung tài liệu, hướng dẫn về dự phòng, phát hiện sớm và qun lý điều trị một số bệnh không lây nhiễm phổ biến cho tuyến y tế cơ sở theo lĩnh vực được phân công phụ trách.

b) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức tập huấn nâng cao năng lực về dự phòng, phát hiện sớm và quản lý điều trị các bệnh không lây nhiễm cho cán bộ y tế tuyến cơ sở theo địa bàn được phân công phụ trách.

c) Các đơn vị thực hiện công tác chỉ đạo tuyến theo phân cấp về dự phòng, phát hiện sớm và quản lý điều trị các bệnh không lây nhiễm theo chức năng, nhiệm vụ và địa bàn phân công phụ trách.

6. Các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa tuyến Trung ương

a) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan rà soát, xây dựng và bổ sung hướng dẫn về phát hiện sớm, chẩn đoán, điều trị và quản lý một số bệnh không lây nhiễm phổ biến cho tuyến y tế cơ sở theo lĩnh vực được phân công.

b) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức tập huấn về phát hiện sớm, chẩn đoán, điều trị và quản lý bệnh không lây nhiễm cho cán bộ y tế tuyến cơ sở theo lĩnh vực được phân công.

c) Các đơn vị thực hiện công tác chỉ đạo tuyến theo phân cấp về phát hiện sớm, chẩn đoán, điều trị và quản lý bệnh không lây nhiễm theo chức năng, nhiệm vụ và địa bàn phân công phụ trách.

d) Chuyển người bệnh về tuyến y tế cơ sở để tiếp tục quản lý và điều trị sau khi đã được chẩn đoán, điều trị và xác định tình trạng bệnh phù hợp với khả năng chuyên môn của tuyến y tế cơ sở.

7. Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

a) Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố:

- Đưa nhiệm vụ dự phòng, quản lý bệnh không lây nhiễm vào nhiệm vụ của Ban chỉ đạo chăm sóc sức khỏe nhân dân các cấp.

- Bố trí nguồn lực để triển khai dự phòng, phát hiện sớm, chẩn đoán, điều trị và qun lý các bệnh không lây nhiễm trên địa bàn.

- Chỉ đạo các ban ngành, đoàn thể liên quan trong việc phối hợp để phòng chống yếu tố nguy cơ các bệnh không lây nhiễm và nâng cao sức khỏe người dân.

b) Chỉ đạo, kiểm tra và đôn đốc các đơn vị trên địa bàn quản lý thực hiện các nội dung quy định theo Hướng dẫn này.

c) Triển khai mô hình tổ chức Trung tâm y tế huyện theo Thông tư số 37/2016/TT-BYT ngày 25/10/2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Y tế huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương.

d) Triển khai gói dịch vụ y tế cơ bản cho tuyến y tế cơ sở theo Thông tư 39/2017/TT-BYT ngày 18/10/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế về quy định gói dịch vụ y tế cơ bản cho tuyến y tế cơ sở.

đ) Bảo đảm hàng thiết bị cần thiết để triển khai dự phòng, phát hiện sớm, chẩn đoán, điều trị và quản lý một số bệnh không lây nhiễm.

e) Giao cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật/Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh làm đầu mối xây dựng kế hoạch và triển khai các hoạt động dự phòng, phát hiện sớm, chẩn đoán, điều trị và quản lý một số bệnh không lây nhiễm phổ biến tại tuyến y tế cơ sở trên địa bàn toàn tỉnh.

8. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật/Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, thành ph

a) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức tập huấn về dự phòng, chẩn đoán, điều trị và quản lý bệnh không lây nhiễm cho cán bộ y tế tuyến cơ sở trên địa bàn.

b) Phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng và vận động chính sách để tăng cường công tác dự phòng, chẩn đoán, điều trị và quản lý các bệnh không lây nhiễm phổ biến tại tuyến y tế cơ sở.

c) Thực hiện công tác chỉ đạo tuyến về dự phòng, chẩn đoán, điều trị và quản lý các bệnh không lây nhiễm phổ biến trên địa bàn.

d) Đầu mối kiểm tra, giám sát, quản lý số liệu, thống kê báo cáo về các hoạt động dự phòng, chẩn đoán, điều trị và quản lý các bệnh không lây nhiễm phổ biến tại tuyến y tế cơ sở trên địa bàn.

9. Bệnh viện đa khoa, chuyên khoa tuyến tỉnh, thành phố

a) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức tập huấn về chẩn đoán, điều trị các bệnh không lây nhiễm phổ biến cho cán bộ y tế tuyến cơ sở theo lĩnh vực chuyên môn được phân công.

b) Chuyển người bệnh về tuyến y tế cơ sở để tiếp tục quản lý và điều trị sau khi đã được chẩn đoán, điều trị và xác định tình trạng bệnh phù hợp với khả năng chuyên môn của tuyến y tế cơ sở.

c) Thực hiện công tác chỉ đạo tuyến về phát hiện sớm, chẩn đoán và điều trị các bệnh không lây nhiễm phổ biến theo lĩnh vực chuyên môn được phân công.

 

PHỤ LỤC 1A

HƯỚNG DẪN PHÁT HIỆN NGƯỜI CÓ YẾU TỐ NGUY CƠ MẮC MỘT SỐ BỆNH KHÔNG LÂY NHIỄM PHỔ BIẾN (ÁP DỤNG CHO ĐỐI TƯỢNG ≥ 40 TUỔI)

I. Phát hiện người có yếu tố nguy cơ

1. Tăng huyết áp và nguy cơ tim mạch

- Tuổi > 55 đối với nam, > 65 tuổi đối với nữ

- Có hút thuốc lá hoặc thuốc lào

- Vận động thể lực < 30 phút/ngày, dưới 05 ngày/tuần (bao gồm thể dục, thể thao, đi bộ và lao động chân tay)

- Ăn > 5 gam muối (tương đương 01 thìa cà /phê)/người/ngày

- Ăn ít rau, trái cây: < 400gam/ngày

- Uống nhiều rượu bia

- Bố, mẹ, anh, chị em ruột mắc bệnh tim mạch ở độ tuổi nam < 55, nữ < 65

- Hay bị stress và căng thẳng tâm lý

- Thừa cân, béo phì

- Mắc bệnh đái tháo đường (đã được cơ sở y tế chuẩn đoán)

- Rối loạn lipid máu (đã được cơ sở y tế chẩn đoán)

2. Đái tháo đường típ 2

- Tuổi ≥ 45

- Thừa cân, béo phì

- Tăng huyết áp (đã được cơ sở y tế chuẩn đoán)

- Bố, mẹ, anh, chị em ruột mắc bệnh đái tháo đường típ 2

- Rối loạn mỡ máu (đã được cơ sở y tế chẩn đoán)

- Vận động thể lực < 30 phút/ngày, dưới 05 ngày/tuần (bao gồm thể dục, thể thao, đi bộ và lao động chân tay)

- Có hút thuốc lá hoặc thuốc lào

- Phụ nữ bị buồng trứng đa nang hoặc đã mắc đái tháo đường thai kỳ

3. Hen phế quản

- Có tiền sử mc các bệnh dị ứng (chàm, viêm mũi dị ứng, mày đay, phù mạch...)

- Gia đình có người bị hen và hoặc các bệnh dị ứng kể trên

- Thừa cân, béo phì

- Thường xuyên tiếp xúc với khói bụi hoặc lông thú hoặc phấn hoa hoặc nấm mốc hoặc một số thuốc hoặc hóa chất

4. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

- Người mắc hen phế quản không được kiểm soát

- Hút thuốc lá hoặc thuốc lào

- Thường xuyên tiếp xúc với khói bụi hoặc hóa chất, ô nhiễm không khí do dùng bếp than, bếp ga, bếp củi...

- Nhiễm trùng đường hô hấp tái diễn nhiều lần

5. Tâm thần phân liệt

- Trong gia đình có bố, mẹ, anh chị em ruột bị tâm thn phân liệt

- Có tai biến khi mang thai hoặc khi sinh làm tổn thương não

- Căng thẳng trong mi quan hệ gia đình

- Lạm dụng rượu, bia và các chất gây nghiện

6. Động kinh

- Tiền sử chấn thương sọ não hoặc viêm não

- Tin sử gia đình có người bị động kinh

- Lạm dụng rượu, bia và các chất gây nghiện

7. Một số Rối loạn tâm thần khác thường gặp

- Nhiễm khuẩn, có các tổn thương não, mắc bệnh nan y

- Có các sang chấn tâm thần hay xung đột trong gia đình hoặc/và ngoài xã hội

- Phụ nữ sau sinh đ

- Gặp khó khăn trong cuộc sống, áp lực về tài chính, công việc, học tập, thi cử

- Di cư đến nơi ở mới có mâu thuẫn về văn hóa-xã hội, trải qua thảm họa, thiên tai, chiến tranh...

- Lạm dụng rượu, bia và các chất gây nghiện, nghiện game

- Tiền s gia đình có người mắc các rối loạn sức khỏe tâm thần

8. Một số bệnh ung thư

- Tuổi > 40

- Hút thuốc lá hoặc thuốc lào

- Vận động thể lực < 30 phút/ngày, dưới 05 ngày/tuần (bao gồm thể dục, thể thao, đi bộ và lao động chân tay)

- Lạm dụng rượu, bia

- Tiền sử gia đình có người mắc bệnh ung thư

- Tiếp xúc với hóa chất, khói bụi, tia X, phóng xạ, tia cực tím, khí radon, amiang, thạch tín, benzen...

Ghi chú

. Ung nhiều rượu bia: Nam: Uống: > 02 chai bia 330 ml (5%) hoặc > 02 hộp bia 330 ml (5%) hoặc > 02 cc bia hơi 330 ml hoặc > 02 ly rượu vang 100 ml (13,5%) hoặc > 02 chén rượu mạnh 30 ml (40%); Nữ: Uống: > 3/4 chai bia 330 ml (5%) hoặc > 3/4 hộp bia 330 ml (5%) hoặc > 01 cốc bia hơi 330 ml hoặc > 01 ly rượu vang 100 ml (13,5%) hoặc >01 chén rượu mạnh 30 ml (40%)

. Thừa cân, béo phì: Đo cân nặng, chiều cao để tính BMI (chỉ số khối cơ thể), BMI = cân nặng (kg) chia cho chiều cao (m) bình phương, nếu BMI > 25-30 thừa cân, nếu > 30 béo phì (theo WHO)

II. Xử trí

- Tư vấn cho đối tượng có yếu tố nguy cơ thay đổi hành vi lối sống

- Khám sức khỏe định kỳ

 

PHỤ LỤC 1B

HƯỚNG DẪN PHÁT HIỆN NGƯỜI NGHI NGỜ MẮC MỘT SỐ BỆNH KHÔNG LÂY NHIỄM PHỔ BIẾN

I. Phát hiện người có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh

1. Tăng huyết áp

Đo huyết áp nếu có chỉ s huyết áp như sau:

HA tâm thu từ 130 - 139mmHg và/hoặc HA tâm trương từ 80 - 89mmHg

2. Đái tháo đường

- Tiểu nhiều

- Uống nhiều nước

- Ăn nhiều

- Sút cân không rõ nguyên nhân

3. Hen phế quản

Ho khan hoặc ho khạc đờm trắng, dính, nặng ngực, khò khè (thở rít, cò cử), khó thở (thở ngn, khó th ra). Các triệu chứng tái đi tái lại nhiu ln, nặng về đêm và sáng hoặc khi thay đổi thời tiết, khi gắng sức hoặc khi tiếp xúc khói, bụi nhà, phấn hoa, nấm mốc, lông chó mèo, hóa chất, một số loại thuốc

4. Bệnh phổi tác nghẽn mạn tính

Ho, khạc đờm mạn tính (thường ho khạc đờm vào sáng sớm, đờm nhầy, trắng), khó th tăng dần

5. Tâm thần phân liệt

Thay đổi khác lạ trong cách ăn nói sinh hoạt thường ngày, cảm thấy suy nghĩ của mình bị người khác biết trước hoặc bị áp đặt, đa nghi, kích động

6. Động kinh

- Có cơn rối loạn về vận động, hành vi, cm xúc: cơn thường xuất hiện đột ngột, diễn ra ngắn và có tính chất định hình (cơn trước giống cơn sau)

- Các cơ co cứng đột ngột, mất ý thức, bị ngã, co giật toàn thân, tiểu tiện không tự chủ

- Một nhóm cơ co giật liên tục trong khoảng thời gian một vài phút, thường người bệnh không mất ý thức

- Thường xuyên bị đánh rơi bát đũa trong lúc ăn cơm hoặc rơi bút lúc đang viết

7. Rối loạn trầm cảm.

- Khí sắc giảm, buồn rầu, chán nản

- Mất hoặc giảm rõ rệt những sở thích của mình trước đây

- Mệt mỏi nhiều, giảm hoạt động, không muốn làm việc

8. Rối loạn lo âu.

- Cảm thấy căng thẳng hoặc lo âu

- Lo lắng quá nhiều về mọi thứ

9. Rối loạn tâm thần do rượu

Có các dấu hiệu sau khi ngừng ung hoặc giảm lượng rượu, bia như:

Run rẩy, không ngủ được, cảm thấy căng thẳng, kém thoải mái, vã mồ hôi, tim đập nhanh, đau đầu ngất xỉu hoặc co giật

10. Một số bệnh ung thư

- Vết loét trên cơ thể lâu liền

- Ho dai dẳng, tức ngực, điều trị không đỡ

- Chậm tiêu, khó nuốt

- Thay đổi thói quen bài tiết phân, nước tiểu

- Có khối u ở vú hay ở trên cơ thể

- Hạch bạch huyết to không bình thường

- Chảy máu, dịch ra bất thường ở âm đạo

- Ù tai, nhìn đôi

- Gầy sút, thiếu máu không rõ nguyên nhân

II. Xử trí

- Giới thiệu những người có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh đến cơ sở y tế để khám, phát hiện và điều trị kịp thời.

- Tư vấn thay đổi hành vi lối sống để dự phòng bệnh tật

 

PHỤ LỤC 2

TIÊU CHÍ TRẠM Y TẾ XÃ TRIỂN KHAI DỰ PHÒNG, QUẢN LÝ, ĐIỀU TRỊ BỆNH KHÔNG LÂY NHIỄM

I. Hoạt động dự phòng một số bệnh không lây nhiễm

1. Triển khai công tác truyền thông giáo dục sức khỏe về phòng chống các bệnh không lây nhiễm.

2. Xây dựng môi trường hỗ trợ thay đổi hành vi lối sống và nâng cao sức khỏe cho người dân.

3. Phát hiện sớm và tư vấn sức khỏe cho người nguy cơ cao mắc các bệnh không lây nhiễm.

II. Quản lý điều trị một số bệnh không lây nhiễm

1. Khám chẩn đoán bệnh, lập bệnh án điều trị ngoại trú, kê đơn thuốc điều trị theo quy định, thường xuyên theo dõi diễn biến tình trạng bệnh, tư vấn chăm sóc và phục hồi chức năng cho người bệnh. Cập nhật đầy đủ các thông tin liên quan vào hồ sơ sức khỏe cá nhân.

2. Thực hiện chuyển tuyến và phản hồi thông tin người mắc bệnh không lây nhiễm theo quy định.

3. Bảo đảm thuốc, trang thiết bị thiết yếu để quản lý điều trị các bệnh không lây nhiễm theo quy định của Bộ Y tế.

4. ng dụng công nghệ thông tin để quản lý bệnh không lây nhiễm tại trạm y tế xã theo quy định của Bộ Y tế.

MINISTRY OF HEALTH
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
----------------

No.3756/QD-BYT

Hanoi, June 21, 2018

 

DECISION

PROMULGATING GUIDELINES ON PREVENTION, EARLY DETECTION, DIAGNOSIS, TREATMENT AND MANAGEMENT OF COMMON NON-COMMUNICABLE DISEASES FOR LOCAL HEALTH FACILITIES

MINISTER OF HEALTH

Pursuant to Decree No.75/2017/ND-CP dated June 20, 2017 of the Government on functions, duties, rights and organizational structure of the Ministry of Health; 

Pursuant to Decision No.376/QD-TTg dated March 20, 2015 of the Prime Minister approving national strategy for preventing and fighting against cancers, cardiovascular diseases, diabetes, chronic obstructive pulmonary diseases, asthma and other non-communicable diseases during 2015-2025;

Consider the request of Director General of General Department of Preventive Medicine.

HEREBY DECIDE:

Article 1. Guidelines on prevention, early detection, diagnosis, treatment and management of common non-communicable diseases provided for local health facilities are issued together with this Decision.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 3. This Decision comes into force from the day on which it is signed for promulgation. Should any reference document provided in the guidelines issued thereto be amended or replaced, the amended and replaced documents will prevail.

Article 4. Chief of the Ministry Office, Chief Ministry Inspectorate, Directors General, Directors of Departments affiliated to the Ministry of Health, Directors of Hygiene and Epidemiology Institutes, Director of Pasteur Institute, Directors of medical facilities affiliated to the Ministry of Health, Director of Health Department, Directors of Medical departments affiliated to relevant ministries and Directors of relevant entities shall take responsibility to implement this Decision.

 

 

PP. MINISTER
DEPUTY MINISTER




Nguyen Thanh Long

 

GUIDELINES

ON PREVENTION, EARLY DETECTION, DIAGNOSIS, TREATMENT AND MANAGEMENT OF COMMON NON-COMMUNICABLE DISEASES PROVIDED FOR LOCAL HEALTH FACILITIES
(Issued together with Decision No.3756/QD-BYT dated June 21, 2018)

I. SCOPE AND REGULATED ENTITIES

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1.1. Medical officers include:

a) Medical officers in villages and hamlets in charge of initial healthcare and medical officers in neighbors according to Circular No.07/2013/TT-BYT dated March 8, 2013 of the Minister of Finance on standards, functions and duties of village medical officers

b) Medical officers working in agencies, organizations, schools, industrial zones and production facilities without medical examination and treatment establishment as per Law No.40/2009/QH12 on Medical examination and treatment

1.2. Commune-level health facilities include:

a) Medical aid stations of communes

b) Internal medical aid stations of organizations

c) Family clinics

1.3. Health facilities of districts, provincial cities and cities affiliated to centrally-affiliated cities (hereinafter referred to as “district-level health facilities”) include:

a) Medical centers of districts regulated by Circular No.37/2016/TT-BYT dated October 25, 2016 of the Minister of Health

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) Classed III, IV and unclassed hospitals, infirmaries affiliated to provincial police authorities

d) Polyclinics and specialist clinics

2. Scope

2.1. Guidelines for prevention, early detection, diagnosis, treatment and management of common non-communicable diseases (hereinafter referred to as “NCDs”) for local health facilities

2.2. Certain common NCDs herein including hypertension, type 2 diabetes, asthma, chronic obstructive pulmonary diseases (hereinafter referred to as “COPD”), schizophrenia, epilepsy, depression, anxiety disorder, mental disorders by alcohol abuse, breast cancer, cervical cancer, oral cancer, lung cancer, prostate cancer and colorectal cancer

2.3. Criteria applied to medical aid stations performing prevention, management and treatment of NCDs (Appendix 2)

II. GUIDELINES ON PREVENTION, EARLY DETECTION AND MANAGEMENT OF CERTAIN COMMON NCDs PROVIDED FOR MEDICAL OFFICERS

1. Prevention of certain common NCDs

1.1. Health education communication

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Make visits to households to propagandize, give instruction and advice to people about prevention and early detection of NCDs

c) Provide people with data on communication about prevention, early detection and management of certain common NCDs

d) Introduce websites such as suckhoetoandan.vn, vncdc.gov.vn, kcb.vn, huyetap.vn, benhviennoitiettrunguong.com.vn, benhphoitacnghen.vn, benhvienk.vn, bttttw1.gov.vn, nihe.org.vn, iph.org.vn, tihe.org.vn, Pasteur-nhatrang.org.vn, telephone switchboard for smoking cessation (18006606 or 18001214) to people, encourage them to listen to radio at 98.9 MHz and watch health programs broadcasted on VTV2, VTV3 O2TV channels and other channels for the purpose of accelerating knowledge of health  

1.2. Guidelines on changes in lifestyle behaviors and health improvement

a) Instruct people to have a healthy diet, reduce sodium, sugar and saturated fat intake, increase fruit and vegetable intake and enhance physical activity

b) Instruct smokers, people diagnosed with alcohol dependence, people having unbalanced diet or lacking physical activity to change their behaviors and live a healthy lifestyle

c) Encourage people to participate in health improvement programs in community, workplace or education environment for the purpose of preventing certain common NCDs

d) Give professional advice to the head of village, neighborhood, agency, organization, school, industrial zone and production facility that run health improvement models, create a working and learning environment without tobacco smoke and alcohol abuse for balanced diet assurance and increased physical activity

dd) Instruct smokers to contact the telephone switchboard for smoking cessation at 18006606 or 18001214, introduce medical facilities which provide advice on smoking cessation, alcohol withdrawal and instruction for healthy diet to people

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Instruct people to self-assess their vulnerability to common NCDs according to the table posted on the website at https://suckhoetoandan.vn for timely examination and detection

b) Provide screening for early detection of certain common NCDs for people at the age of 40 years and older according to Appendix 1A and 1B issued thereto, any person with risk factors or signs of NCDs is recommended to go to medical facilities for examination and early diagnosis

c) Instruct people to take medical examination, periodic health examination and screening for early detection of certain common NCDs

d) Cooperate with upper medical facilities in carrying out medical examination for screening and early detection of people with NCDs in community, agencies, entities, schools, industrial zones or production and business facilities

3. Management of people with common NCDs

a) Update the list of NCD patients to manage and keep a watch on people with common NCDs in the area under management who are transferred by medical facilities of communes or upper medical facilities

b) Give instruction and advice to patients and their family for them to change their lifestyle behaviors, follow the treatment procedure, have a healthy diet, undergo care and rehabilitation and take periodic follow-up examination under the guidance of the medical facilities

c) Monitor the disease development, provide initial treatment and recommend patients to go to medical facilities for timely examination and treatment

d) Send monthly reports on the patient list and disease development of patients under management to medical facilities of communes

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. Prevention of certain common NCDs

1.1. Health education communication

a) Provide news and articles or provide information through radio network of communes, agencies, entities, schools, industrial zones, production and business facilities for communication purpose to improve knowledge on prevention of certain common NCDs

b) Establish communication departments or communication section in medical facilities in order for the patients and their family to get access to information concerning common NCDs

a) Integrate health education and communication about NCDs in conferences, meetings, community events organized by agencies, entities, schools, industrial zones, production and business facilities or the community

d) Cooperate with relevant entities in organizing communication programs on annual health days such as World Cancer Day (February 04), World Health Day (April 07), World Asthma Day (the first Tuesday of May), World Hypertension Day (May 17), World No Tobacco Day (May 31), World COPD Day (the Wednesday of the third week of November), World Heart Day (September 30), World Mental Health Day (October 10), World Stroke Day (October 29) and World Diabetes Day (November 14) in order to build social awareness about common NCDs

dd) Instruct and assist the medical officers in launching communication programs in community, agencies, entities, schools, industrial zones and production and business facilities

1.2. Creating a favorable environment for changes in lifestyle behaviors and health improvement

a) Recommend the head of community, agency, entity, school, industrial zone, production and business facility to establish health improvement models such as health improvement schools, health culture villages, create a working and learning environment without tobacco smoke and alcohol abuse for healthy diet assurance and increased physical activity

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1.3. Prevention of certain common NCDs by specific vaccines and biologics

a) Maintain the rate of children fully vaccinated against Hepatitis B which leads to liver cancer

b) Provide HPV vaccine against cervical cancer, vaccine against respiratory infection for COPD prevention and other specific vaccines and biologics licensed for prevention of certain common NCDs as regulated by the Ministry of Health

2. Diagnosis, treatment and management of certain common NCDs

Medical facilities of communes shall give diagnosis, treatment, first aid and advice to people with certain common NCDs under the guidance of the Ministry of Health within the extent of the license for practicing medical examination and treatment granted to such medical facility. To be specific:

a) With regard to hypertension:

- Carry out medical examination and blood pressure measurement for hypertension diagnosis according to Decision No.2919/QD-BYT dated August 06, 2014 of the Ministry of Health on professional guidelines for medical examination and treatment provided by medical aid stations of communes.  Referral is required if the case is beyond technical competency of the medical facility.

- Provide outpatient treatment for patients with hypertension according to Decision No.2919/QD-BYT dated August 06, 2014 of the Minister of Health issuing professional guidelines on medical examination and treatment by medical aid stations of communes or treatment under the guidance of upper medical facilities  Make prescription according to Circular No.52/2017/TT-BYT dated December 29, 2017 of the Minister of Health providing for prescription of modern drugs and biological in outpatient treatment (hereinafter referred to asCircular No.52/2017/TT-BYT).  Referral is required if the case is beyond the technical competency of the medical facility.

- Monitor patient’s blood pressure and complications, and provide stroke rehabilitation service and first aid for an acute hypertensive crisis

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) With regard to type 2 diabetes:

- Carry out medical examination and capillary blood glucose monitoring for the purpose of detecting the person with type 2 diabetes and refer such person to upper medical facilities for medical diagnosis according to Decision No.3319/QD-BYT dated July 19, 2017 of the Minister of Health promulgating professional guidelines for diagnosis and treatment of type 2 diabetes and Decision No.3798/QD-BYT dated August 21, 2017 of the Minister of Health on professional procedures for examination and treatment of type 2 diabetes

- Provide outpatient treatment for people with type 2 diabetes under the guidance of upper medical facilities  Prescription is subject to Circular No.52/2017/TT-BYT and referral is required if the case is beyond the technical competence of the medical facility.

- Monitor patient’s blood glucose and complications caused by diabetes, and provide rehabilitation after complications and first aid for hypoglycemia

- Give advice to patients or their family on changes in lifestyle behaviors, conformity with the treatment procedure, healthy diet, care, rehabilitation and periodic follow-up examination depending on the disease condition

c) With regard to asthma:

- Carry out medical examination and peak expiratory flow measurement for the purpose of detecting the person with asthma signs and refer such person to upper medical facilities for diagnosis according to Decision No.3942/QD-BYT dated October 02, 2014 of the Minister of Health promulgating professional guidelines for diagnosis and treatment of allergy – clinical immunology

- Provide outpatient treatment for people with asthma under the guidance of upper medical facilities Prescription is subject to Circular No.52/2017/TT-BYT and referral is required if the case is beyond the technical competence of the medical facility.

- Keep a watch on the disease development and provide first aid for severe asthma attack

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



d) With regard to COPD:

- Carry out examination and detection of the person with risk factors or symptoms of COPD and refer such person to upper medical facilities for diagnosis according to Decision No.2866/QD-BYT dated July 08, 2015 of the Minister of Health promulgating professional guidelines for COPD diagnosis and treatment

- Provide outpatient treatment for people with COPD under the guidance of upper medical facilities  

Prescription is subject to Circular No.52/2017/TT-BYT and referral is required if the case is beyond the technical competence of the medical facility.

- Keep a watch on the disease development and provide rehabilitation and first aid for acute shortness of breath

- Give advice and assistance to patients or their family about smoking cessation, prevention of exposure to secondhand tobacco smoke, dust, coal smoke and toxic gases, conformity to treatment regime, physical exercise and follow-up examination as regulated

dd) With regard to cervical cancer, breast cancer, oral cancer and colorectal cancer:

- Carry out medical examination and detection of people with cancer sign according to Decision No.3338/QD-BYT dated September 09, 2013 of the Ministry of Health providing guidelines on medical procedures for professional medical examination and treatment of oncology and provide referral system for medical diagnosis

- Provide assistance in patient care in community under the guidance of upper medical facilities

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Carry out medical examination and detection of people with NCD signs and provide referral system for medical diagnosis

- Provide assistance in patient care in community under the guidance of upper medical facilities

3. Common NCD information management

a) Apply information technology in management of NCDs in medical facilities of communes as regulated by the Ministry of Health

b) Add all relevant information to personal health record of each patient in the area for monitoring and management

c) Monthly transfer the list of patients with NCDs to medical officers for continuing management in community

d) Periodically make consolidated reports on condition of detection, treatment, management, number of NCD patients and deaths by NCDs according to the form specified in Circular No.27/2014/TT-BYT dated April 18, 2014 of the Ministry of Health providing for medical report form system applied to medical facilities of provinces, districts and communes and according to other relevant instruction of the Ministry of Health

IV. GUIDELINES ON PREVENTION, EARLY DETECTION, DIAGNOSIS, TREATMENT AND MANAGEMENT OF CERTAIN COMMON NCDs PROVIDED FOR MEDICAL FACILITIES OF DISTRICTS

1. Prevention of certain common NCDs

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Write articles or information through radio network of districts, communes, centrally-affiliated cities, agencies, entities, schools, industrial zones, production and business facilities for communication purpose to accelerate people’s knowledge on prevention of certain common NCDs

b) Establish communication departments or communication section in medical examination and treatment departments in order for the patients and their family to get access to information concerning certain common NCDs

a) Integrate health education and communication in conferences and meetings organized by agencies, entities or schools in districts and provincial cities and special events for patients and their family

d) Take initiative in organizing communication campaigns in districts and provincial cities on annual health days such as World Cancer Day (February 04), World Health Day (April 07), World Asthma Day (the first Tuesday of May), World Hypertension Day (May 17), World No Tobacco Day (May 31), World COPD Day (the Wednesday of the third week of November), World Heart Day (September 30), World Mental Health Day (October 10), World Stroke Day (October 29) and World Diabetes Day (November 14) in order to build social awareness about common NCDs

dd) Provide professional guidelines and assistance for medical facilities of communes in launching health education and communication programs for prevention of common NCDs

1.2. Creating a favorable environment for changes in lifestyle behaviors and health improvement

a) Cooperate with the head of company, agency, entity, school, industrial zone, production and business facility in districts in establishing health improvement models such as health improvement schools, health culture villages, creating a working and learning environment without secondhand smoke and alcohol abuse for healthy diet assurance and increased physical activity

b) Provide professional assistance in launching health improvement programs in agencies, entities, schools, industrial zones and production and business facilities

c) Instruct medical facilities of communes to create a favorable environment for changes in lifestyle behaviors and health improvement

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Provide HPV vaccine against cervical cancer, vaccine against respiratory infection for COPD prevention and other specific vaccines and biologics licensed for prevention of certain common NCDs as regulated by the Ministry of Health

b) Instruct medical facilities of communes to carry out NCD prevention works by specific vaccines and biological

2. Diagnosis, treatment and management of certain common NCDs

Medical facilities of districts shall give diagnosis, treatment, emergency response and advice to people with certain common NCDs under the guidance of the Ministry of Health within the extent of the license for practicing medical examination and treatment granted to such medical facility. To be specific:

a) With regard to hypertension:

- Give diagnosis, treatment, first aid for emergency and advice to patients with hypertension according to Decision No.3192/QD-BYT dated August 31, 2010 of the Minister of Health providing for guidelines on hypertension diagnosis and treatment  

Referral is required for diagnosis, treatment and emergency response if the case is beyond technical competence of such medical facility.

- Transfer patients to medical facilities of communes for continuing management and treatment after they are diagnosed and treated through emergency or their condition has been improved

b) With regard to type 2 diabetes:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Transfer patients to medical facilities of communes for continuing management and treatment after they are diagnosed and treated through emergency or their condition has been improved

c) With regard to asthma:

- Give diagnosis, treatment, first aid and advice to patients with asthma according to Decision No.3942/QD-BYT dated October 02, 2014 of the Minister of Health promulgating professional guidelines for diagnosis and treatment of allergy – clinical immunology  

Referral is required for diagnosis, treatment and emergency response if the case is beyond the technical competence of such medical facility.

- Transfer patients to medical facilities of communes for continuing management and treatment after they are diagnosed and treated through emergency or their condition has been improved

d) With regard to COPD:

- Give diagnosis, treatment, first aid and advice to patients with COPD according to Decision No.2866/QD-BYT dated July 08, 2015 of the Minister of Health promulgating professional guidelines for COPD diagnosis and treatment  

Referral is required for diagnosis, treatment and emergency response if the case is beyond the technical competence of such medical facility.

- Transfer patients to medical facilities of communes for continuing management and treatment after they are diagnosed and treated through emergency or their condition has been improved

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



e) With regard to other common NCDs: Give diagnosis, treatment, emergency response, advice and referral under the guidance of the Ministry of Health

3. Common NCD information management

a) Apply information technology in NCD management as regulated by the Ministry of Health

b) Send monthly list of patients to medical facilities of communes and instruct these facilities to update information and manage patients with NCDs in community

c) Periodically or regularly make consolidated reports on condition of detection, treatment, management and number of NCD patients and deaths by NCDs according to the form specified in Circular No.27/2014/TT-BYT dated April 18, 2014 of the Ministry of Health providing for medical report form system applied to medical facilities of provinces, districts and communes and according to other relevant instruction of the Ministry of Health

V. IMPLEMENTATION

1. Department of Preventive Medicine shall:

a) cooperate with relevant entities in applying these guidelines nationwide

b) review and amend legislative documents and professional guidelines on prevention and management of certain common NCDs provided for local health facilities

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



d) cooperate with relevant entities in organizing dissemination of knowledge through mass media and communication campaigns for policies on increased prevention, early detection, diagnosis, treatment and management of common NCDs carried out by local health facilities

dd) provide guidelines for running the key model and share experiences in prevention, early detection, diagnosis, treatment and management of common NCDs by local health facilities

e) take the lead in inspecting, supervising and reporting the prevention, early detection, diagnosis, treatment and management of common NCDs by local health facilities

2. Medical Service Administration shall:

a) direct and instruct medical examination and treatment facilities to apply these guidelines nationwide

b) review and amend legislative documents and professional guidelines on diagnosis and treatment of certain common NCDs provided for local health facilities

c) direct medical examination and treatment facilities to offer training courses for the purpose of increasing the medical officers’ technical competencies for diagnosis, treatment management and medical advice given to the patients

d) carry out inspection and supervision, give professional advice on diagnosis and treatment of common NCDs by local health facilities

3. Department of Communications and Reward shall:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) direct and instruct relevant entities and local authorities to offer training courses in prevention and control of certain common NCDs for medical officers working in local health facilities

c) provide guidelines and cooperate with relevant entities in establishing health models and health clubs, and give local health facilities instructions as to organization of forms of communication campaigns for preventing and fighting against certain common NCDs

4. Department of Health Insurance shall:

a) review and amend legislative documents and health insurance guiding documents for prevention, early detection, diagnosis, treatment and management of certain common NCDs in local health facilities

b) carry out inspection and supervision and provide assistance in complying with health insurance regulations applied to prevention, early detection, diagnosis, treatment and management of certain common NCDs by local health facilities

5.  Central Hygiene and Epidemiology Institute, Nha Trang Pasteur Institute, Central Highlands Hygiene and Epidemiology Institute, Ho Chi Minh City Public Health Institute and Occupational and Environmental Health Department affiliated to the Ministry of Health shall:

a) preside over and cooperate with relevant entities in carrying out necessary review, establishing and amending documents and guidelines on prevention, early detection, treatment and management of certain common NCDs provided for local health facilities according to the field under control as assigned

a) preside over and cooperate with relevant entities in offering training courses for increasing the capacity for prevention, early detection and treatment of common NCDs of medical officers working in local health facilities in the area under management 

c) provide guidelines on prevention, early detection, treatment and management of common NCDs for local health facilities as decentralized and assigned according to the area under management

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) preside over and cooperate with relevant entities in carrying out necessary review, establishing and amending documents and guidelines on prevention, early detection, diagnosis, treatment and management of certain common NCDs provided for local health facilities according to the field under control as assigned

a) preside over and cooperate with relevant entities in offering training courses in early detection, diagnosis, treatment and management of common NCDs for medical officers working in local health facilities in the field under control as assigned

c) provide guidelines on prevention, early detection, diagnosis, treatment and management of common NCDs for local health facilities as decentralized and assigned according to the area under management

d) transfer the patient to local health facilities for continuing management and treatment after giving diagnosis and treatment to such patient and verifying that the patient’s case is within technical competence of such local health facilities  

7. Health Department of provinces and centrally-affiliated cities shall:

a) provide guidelines for People's Committee of provinces and cities. To be specific:

- Include the task of NCD prevention and management in the task performed by the Steering Committee for people's healthcare of all levels

- Allocate resources to perform the task of NCD prevention, early detection, diagnosis, treatment and management in the area under management

- Instruct relevant departments and unions to cooperate with one another in preventing and fighting against NCD risk factors and improving people's health

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) run the model of medical centers of districts according to Circular No.37/2016/TT-BYT dated October 25, 2016 of the Minister of Health on functions, duties, rights and organizational structure of medical centers of districts, provincial cities and cities affiliated to centrally-affiliated cities 

d) provide the basic package of health services applied to local health facilities according to Circular No.39/2017/TT-BYT dated October 18, 2017 of the Minister of Health on basic package of health services applied to local health facilities

dd) ensure necessary equipment for prevention, early detection, diagnosis, treatment and management of certain NCDs

e) assign the Centers for disease control/preventive health centers of provinces to take the lead in preparing plans and running activities for prevention, early, diagnosis, treatment and management of certain common NCDs in provincial local health facilities

8. Centers for disease control/ preventive health centers of provinces and cities shall:

a) preside over and cooperate with relevant entities in offering training courses in NCD prevention, diagnosis, treatment and management for medical officers working in local health facilities in the area

d) cooperate with relevant entities in organizing propaganda on mass media and communication campaigns for policies on increased the prevention, early detection, diagnosis, treatment and management of common NCDs by local health facilities

c) provide guidelines on prevention, diagnosis, treatment and management of common NCDs in the area

d) take the lead in inspecting, supervising and managing data, and reporting the prevention, early detection, diagnosis, treatment and management of common NCDs by local health facilities in the area

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) preside over and cooperate with relevant entities in offering training courses in diagnosis and treatment of common NCDs for medical officers working in local health facilities according to the field under control as assigned

d) transfer the patient to local health facilities for continuing management and treatment after giving diagnosis and treatment to such patient and verifying that the patient’s case is within the technical competence of such local health facilities 

c) provide guidelines on early detection, diagnosis and treatment of common NCDs according to the field under control as assigned

 

APPENDIX 1A

GUIDELINES FOR DETECTION OF PEOPLE WITH NCD RISK FACTORS (APPLIED TO PEOPLE AT THE AGE OF 40 YEARS AND OLDER)

I. Detection of people with risk factors

1. Hypertension and cardiovascular risk

- Age over 55 years for male and over 65 years for female

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Physical activity less than 30 minutes/day and less than 5 days/week (including physical exercise, sport, jogging and manual work)

- Daily sodium intake of more than 5 grams (1 teaspoon)

- Daily intake of less than 400 grams of fruit and vegetable

- Alcohol abuse

- Family history of cardiovascular disease at the age under 55 years for male and under 65 years for female

- Regular feeling of stress

- Overweight and obesity

- Diabetes diagnosis by medical facilities

-  Dyslipidemia diagnosis by medical facilities

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Age of 45 and older

- Overweight and obesity

- Hypertension diagnosis by medical facilities

- Family history of type 2 diabetes

- Dyslipidemia diagnosis by medical facilities

- Physical activity less than 30 minutes/day and less than 5 days/week (including physical exercise, sport, jogging and manual work)

- Tobacco use

- Women diagnosed with olycystic ovary syndrome or diabetes during pregnancy

3. Asthma

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Family history of asthma or aforesaid allergic diseases

- Overweight and obesity

- Regular exposure to dust, fur, pollen, molds, certain drugs or chemicals

4. Chronic obstructive pulmonary diseases

- Uncontrolled asthmatic patients

- Tobacco use

- Regular exposure to dust or chemicals or polluted air by use of coal stoves, gas stoves or wood-burning stoves

- Experience of recurrent respiratory infections

5. Schizophrenia

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Complications experienced while in the womb or brain injury from birth

- Experience of high-stress family relationships

- Alcohol and drug abuse

6. Epilepsy

- Past history of traumatic brain injury or encephalitis

- Family history of epilepsy

- Alcohol and drug abuse

7. Other common mental illness

- Experience of bacterial diseases, brain injury or terminal diseases

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Postpartum women

- Difficulties in life, experience of financial stress, work stress, school stress or exam stress

- Exposure to social-cultural conflicts in new place after moving or exposure to disasters, natural disasters or wars

- Alcohol and drug abuse or video game addition  

- Family history of mental illness

8. Certain cancers

- Age over 40 years  

- Tobacco use

- Physical activity less than 30 minutes/day and less than 5 days/week (including physical exercise, sport, walking and manual work)

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Family history of cancer

- Exposure to chemicals, dust, X-ray, radioactive, ultraviolet, radon, asbestos, arsenic, benzene, etc

Notes:

. For alcohol abuse: With regard to male: Intake of more than 2 330-ml bottles of beer (5%) or more than 2 330-ml cans of beer (5%) or more than 2 330-ml cups of beer or more than 2 100-ml cups of wine (13.5%) or more than 2 30-ml cup of spirits (40%); With regard to female: Intake of more than three thirds of a 330-ml bottle of beer (5%) or more than three thirds of a 330-ml can of beer (5%) or more than 1 330-ml cup of beer (5%) or more than 1 100-ml cup of wine (13.5%) or more than 1 30-ml cup of spirits (40%)

. For overweight and obesity: Carry out measurement for weight and height to calculate BMI (Body mass index) which is defined as a person's weight in kilogram divided by the square of such person's height in meter. A person shall be considered overweight if his/her BMI is from more than 25 to 30 and obese if the BMI is over 30 (according to WHO)

II. Handling

- Give advice to people with risk factors for them to change their lifestyle behaviors

- Take periodic health examination

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



GUIDELINES FOR DETECTION OF PEOPLE WITH SIGNS OF NCDs

1. Hypertension

Hypertension shall be diagnosed if:

Systolic pressure is between 130 and 139 mmHg and/or diastolic pressure is between 80 and 89 mmHg.

2. Diabetes

- Frequent urination

- Increased thirst

- Increase hunger

- Unexplained weight loss

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Cough or cough up with white and sticky mucus, chest tightness, wheezing, difficulty breathing (shortness of breath)  The aforesaid symptoms recurs and worsen at night or in the morning or during weather changes or exertion or exposure to smoke, dust, pollen, mold, cat and dog fur, chemicals or certain drugs 

4. Chronic obstructive pulmonary diseases

Chronic cough up mucus (cough up with white and sticky mucus in the early morning), increased difficulty breathing

5. Schizophrenia

Speech abnormalities, delusion of thought interference such as thought insertion or thought broadcasting, feeling of suspicion and irritability  

6. Epilepsy

- Movement disorder, behavioral or emotional disorder defined as a sudden, short-duration and formative attack (the previous one similar to the following)

- Experience of sudden spasticity, loss of consciousness, falling, convulsions and urinary incontinence

- Muscle shaking in some minutes without loss of consciousness

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



7. Depression

- Depressed mood, feeling of sadness and hopelessness

- Loss of interest in previously enjoyable activities or noticeable neglect of previous pleasures

- Feeling tiredness, inactivity and loss of interest in work

8. Anxiety disorder

- Feeling stress or anxiety

- Excessive worry about everything

9. Mental disorders caused by alcohol abuse

Mental disorder by alcohol abuse shall be diagnosed if the following symptoms are experienced after a heavy drinker stops or reduces his/her alcohol intake:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



10. Certain cancers

- Persistent ulcers

- Prolonged cough, chest tightness but ineffective treatment

- Dyspepsia or dysphagia

- Change in bladder and bowel habits

- Tumors in breast or body

- Unusual enlarged lymph nodes

- Abnormal vaginal bleeding or discharge

- Tinnitus or diplopia

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



II. Handling

- Recommend people with signs of NCDs to go to medical facilities for timely examination, detection and treatment

- Give advice about changes in lifestyle behaviors for disease prevention

 

APPENDIX 2

CRITERIA APPLIED TO MEDICAL AID STATIONS OF COMMUNES PERFORMING NCD PREVENTION, MANAGEMENT AND TREATMENT OF

I. NCD prevention

1. Launch projects on health education and communication about NCD prevention

2. Create a favorable environment for lifestyle behavior changes and health improvement of people

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



II. NCD management and treatment

1. Provide medical examination and diagnosis, prepare outpatient medical records, make up prescription as regulated, keep regular watch on the disease development and give the patients advice about care and rehabilitation  

Fully add relevant information to the personal health record of the patient

2. Provide referral system and report the NCD patient information as regulated

3. Ensure necessary drugs and equipment for NCD management and treatment in accordance with regulations issued by the Ministry of Health

4. Apply information technology in NCD management by medical aid stations of communes as regulated by the Ministry of Health

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 3756/QĐ-BYT ngày 21/06/2018 về hướng dẫn hoạt động dự phòng, phát hiện sớm, chẩn đoán, điều trị và quản lý một số bệnh không lây nhiễm phổ biến cho tuyến y tế cơ sở do Bộ Y tế ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


11.871

DMCA.com Protection Status
IP: 3.138.122.195
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!