Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 497/TTLLTPQG-HCTH Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia Người ký: Hoàng Quốc Hùng
Ngày ban hành: 22/10/2014 Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

B TƯ PHÁP
TRUNG TÂM
LÝ LỊCH TƯ PHÁP QUỐC GIA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 497/TTLLTPQG-HCTH
V/v cấp Phiếu lý lịch tư pháp cho lao động nước ngoài tại Việt Nam

Hà Nội, ngày 22 tháng 10 năm 2014

Kính gửi: Cục Việc làm, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Thời gian vừa qua, trong quá trình thụ lý và giải quyết yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp cho người nước ngoài nhằm hoàn thiện hồ sơ xin cấp giấy phép lao động tại Việt Nam đã phát sinh vấn đề sau đây:

Nhiều trường hợp người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam tại thời điểm yêu cầu cấp Phiếu đã được Sở Tư pháp, nơi người nước ngoài đang cư trú cấp Phiếu lý lịch tư pháp. Đồng thời, họ tiếp tục đến Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia thuộc Bộ Tư pháp để yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp trong khoảng thời gian họ đã cư trú tại Việt Nam. VD: ngày 01/10/2014, Sở Tư pháp Hà Nội đã tiếp nhận hồ sơ yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp của ông T.N, quốc tịch Nhật Bản hiện đang cư trú tại Hà Nội từ ngày 03/9/2014 đến thời điểm yêu cầu cấp Phiếu. Đồng thời, ngày 01/10/2014, Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia cũng nhận được yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp của ông T.N đề nghị xác nhận lý lịch tư pháp trong khoảng thời gian từ ngày 13/8/2014 đến ngày 21/8/2014 cư trú tại Hà Nội. Mục đích yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp để xin cấp giấy phép lao động.

Qua tìm hiểu, Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia được biết, thực hiện quy định tại điểm a, khoản 2 Điều 5 Thông tư số 03/2014/TT-BLĐTBXH ngày 20/1/2014 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 102/2013/NĐ-CP ngày 05 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội một số tỉnh, thành phố đã yêu cầu người nước ngoài có thời gian cư trú tại Việt Nam khi xin cấp giấy phép lao động tại Việt Nam phải có Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp. Trường hợp trước đây đã cư trú tại Việt Nam và đến thời điểm xin cp giấy phép lao động đang ở Việt Nam như ví dụ đã nêu thì phải có cả Phiếu lý lịch tư pháp do Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia cấp (đối với giai đoạn đã cư trú tại Việt Nam) và Phiếu lý lịch tư pháp do Sở Tư pháp cấp (đối với giai đoạn hiện đang ở Việt Nam).

Theo quy định tại Điều 44 Luật Lý lịch tư pháp, Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia thực hiện cấp Phiếu lý lịch tư pháp cho người nước ngoài đã từng cư trú tại Việt Nam. Trường hợp người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam thì thm quyền cp Phiếu thuộc Sở Tư pháp, nơi người đó cư trú. Trường hợp người nước ngoài đã cư trú hoặc đang cư trú tại Việt Nam là tiêu chí để xác định thẩm quyền cấp Phiếu lý lịch tư pháp theo quy định của Luật. Vấn đ này đã được đ cập cụ th trong Công văn số 231/TTLLTPQG-HCTH ngày 06/5/2014 của Trung tâm gửi Quý Cục. Hơn nữa, để xác nhận tình trạng án tích tại Phiếu lý lịch tư pháp của người nước ngoài thì cả Sở Tư pháp và Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia đều phải tra cứu, xác minh thông tin lý lịch tư pháp theo quy định của Luật Lý lịch tư pháp và các văn bản quy đnh chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật. Do vậy, Phiếu lý lịch tư pháp do Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia hoặc Sở Tư pháp cấp đều có giá trị như nhau.

Việc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội một số tỉnh, thành phố yêu cầu người nước ngoài đã và đang cư trú tại Việt Nam phải nộp cả Phiếu lý lịch tư pháp do Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia và Sở Tư pháp cấp là không cn thiết và gây lãng phí về thời gian, vật chất cho người lao động nước ngoài. Để bảo đảm việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp đúng quy định của Luật Lý lịch tư pháp và tránh gây lãng phí về thời gian, vật chất không cần thiết của lao động nước ngoài, Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia đề nghị Cục Việc làm nghiên cứu, có giải pháp chỉ đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuc Trung ương trong toàn quốc thống nhất thực hiện yêu cầu người nước ngoài hiện đang cư trú tại Việt Nam (không phân biệt trước đây đã cư trú tại Việt Nam hay không) khi xin cp phép lao động chỉ cần có Phiếu lịch tư pháp do Sở Tư pháp, nơi người nước ngoài hiện đang cư trú cp.

Trên đây là ý kiến của Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia về việc cp Phiếu lý lịch tư pháp cho người nước ngoài xin cấp phép lao động tại Việt Nam, xin gửi Quý Cục để phối hợp, giải quyết./.


Nơi nhận:
- Như trên;
-
Thứ trưởng Nguyễn Thúy Hiền (để b/c);
-
Lưu: VT TTLLTPQG (2b).

KT. GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC




Hoàng Quốc Hùng

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Công văn 497/TTLLTPQG-HCTH ngày 22/10/2014 về cấp Phiếu lý lịch tư pháp cho lao động nước ngoài tại Việt Nam do Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


3.351

DMCA.com Protection Status
IP: 13.59.116.142
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!