ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH LONG AN
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
1350/2000/QĐ-UB
|
Tân
An, ngày 03 tháng 5 năm 2000
|
QUYẾT ĐỊNH
“V/V
BAN HÀNH QUI CHẾ LÀM VIỆC CỦA SỞ Y TẾ”
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LONG AN
- Căn cứ Luật tổ chức HĐND và
UBND ngày 21/6/1994;
- Căn cứ Nghị định số
01/1998/NĐ.CP ngày 03/01/1998 của Chính phủ qui định về hệ thống tổ chức Y tế
địa phương và Thông tư Liên tịch số 02/1998/TTLT-BYT-BTCCBCP ngày 27/06/1998
của Liên Bộ Y tế - Ban TCCB Chính phủ hướng dẫn thực hiện Nghị định số
01/1998/NĐ.CP ngày 03/01/1998 của Chính phủ”
- Căn cứ Qui chế làm việc của
UBND tỉnh ban hành kèm theo quyết định số 89/2000/QĐ.UB ngày 12/01/2000
- Theo đề nghị của ông Giám
đốc Sở Y tế và ông Trưởng Ban Tổ chức Chính quyền Tỉnh
QUYẾT ĐỊNH
Điều I: Ban hành kèm theo
quyết định này Qui chế làm việc của Sở Y tế.
Điều II: Các Ông (Bà) Chánh
Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Y tế, Trưởng Ban Tổ chức Chính quyền tỉnh, Thủ
trưởng các Sở ngành, Đoàn thể tỉnh và Chủ tịch UBND các huyện - thị thi hành
quyết định này.
Nơi nhận:
- TT.TU, TT.HĐND tỉnh.
- CT, PCT UBND tỉnh.
- TT.BCĐ CCHC tỉnh, Sở Tư pháp.
- Như điều II.
- NC.UB.
- Lưu.-
U\QC.SYT
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH
Nguyễn Thanh Tuấn
|
QUI CHẾ LÀM VIỆC
CỦA
SỞ Y TẾ LONG AN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1350 /2000/QĐ.UB. ngày 03 tháng 5 năm 2000
của UBND tỉnh Long An)
I/. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ,
QUYỀN HẠN CỦA SỞ Y TẾ:
Điều 1: Sở Y tế là cơ quan
chuyên môn thuộc UBND tỉnh, giúp UBND thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về
công tác Y tế trên địa bàn tỉnh, Sở Y tế quản lý và chỉ đạo cụ thể về chuyên môn
nghiệp vụ, kinh phí và nhân lực đối với hệ thống Y tế trên địa bàn tỉnh theo
phân cấp của UBND tỉnh Long An.
Điều 2: Để thực hiện chức
năng trên, Sở Y tế có các nhiệm vụ, quyền hạn như sau:
1. Xây dựng qui hoạch, kế hoạch phát
triển sự nghiệp Y tế của tỉnh, tổ chức thực hiện sau khi được duyệt.
2. Trình UBND tỉnh ban hành hoặc
ban hành theo thẩm quyền những quy định về chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ y tế
trên cơ sở các qui định chung của Nhà nước và Bộ Y tế; hướng dẫn, kiểm tra việc
thực hiện trên địa bàn tỉnh.
3. Hướng dẫn, kiểm tra việc thực
hiện các qui định, quy chế, tiêu chuẩn, quy phạm, định mức kinh tế, kỹ thuật đã
được Nhà nước, Bộ Y tế , UBND tỉnh ban hành về hoạt động y tế.
4. Tổ chức thanh tra, kiểm tra
chuyên ngành Y tế trên tất cả các lĩnh vực hoạt động, quản lý công tác nghiên
cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào việc dự phòng và điều trị,
theo phân cấp của UBND tỉnh và đúng qui định hiện hành của Nhà nước.
5. Quản lý hành nghề y dược tư
nhân, thực phẩm, mỹ phẩm trên địa bàn tỉnh theo qui định của pháp luật.
6. Chủ trì phối hợp với các
ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội trong tỉnh để làm công tác truyền thông
giáo dục sức khỏe và tham gia tích cực vào các hoạt động chăm sóc, bảo vệ sức
khỏe nhân dân.
7. Quản lý tổ chức, cán bộ, lao
động, tiền lương, đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ Y tế, thanh tra kiểm tra
việc thực hiện chính sách và việc giải quyết khiếu nại tố cáo theo qui định
hiện hành.
8. Quản lý và sử dụng có hiệu
quả cơ sở vật chất, vật tư, tài sản, các nguồn kinh phí được UBND tỉnh và Nhà
nước giao theo đúng qui định hiện hành.
9. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn
khác do UBND tỉnh, Bộ Y tế giao.
Thực hiện chế độ bảo mật và chế
độ thỉnh thị, báo cáo UBND tỉnh, Bộ Y tế theo qui định hiện hành.
II/. TỔ CHỨC BỘ MÁY VÀ CHẾ ĐỘ
LÀM VIỆC:
Điều 3: Lãnh đạo Sở gồm
Giám đốc và các Phó Giám đốc, làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ và chế
độ thủ trưởng.
1. Giám đốc Sở:
1.1 Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm,
cách chức Giám đốc Sở do Chủ tịch UBND tỉnh quyết định theo đề nghị của Trưởng
Ban TCCQ tỉnh, sau khi có sự thống nhất bằng văn bản của Bộ trưởng Bộ Y tế.
1.2 Giám đốc Sở điều hành mọi
hoạt động của ngành Y tế theo chế độ Thủ trưởng, chịu trách nhiệm trước pháp
luật và cấp trên về toàn bộ hoạt động của ngành và việc thi hành nhiệm vụ, công
vụ của cán bộ công chức (CB - CC) thuộc quyền.
1.3 Giám đốc Sở giải quyết công
việc trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được qui định tại điều 1,2 của
qui chế này và các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; chỉ
đạo điều hành công tác của các Phó Giám đốc Sở để đảm bảo sự thống nhất quản
lý, thưc hiện tốt nhiệm vụ kế hoạch của ngành.
1.4 Giám đốc Sở là chủ tài khoản
và ủy quyền cho một Phó Giám đốc khi cần thiết, chịu trách nhiệm quản lý kinh
phí hoạt động của cơ quan theo đúng qui định hiện hành.
1.5 Giám đốc Sở ủy quyền cho một
Phó Giám đốc, thay mặt Giám đốc khi đi vắng một thời gian dài để quản lý, điều
hành công việc chung của ngành và được quyền ký những văn bản thuộc thẩm quyền
của Giám đốc trong thời hạn được ủy quyền.
1.6 Giám đốc Sở chủ trì họp giao
ban hàng tuần với các Phó Giám đốc và các Trưởng phòng chuyên môn thuộc Sở để
đánh giá tình hình công tác, truyền đạt chủ trương chính sách của cấp trên và
đề ra chương trình công tác tuần tới; hàng tháng hay quý họp với các đơn vị
(các phòng và các đơn vị chuyên môn, kỹ thuật trực thuộc Sở) để kiểm điểm, đánh
giá kết quả thực hiện công tác đã qua, bàn thống nhất phương hướng nhiệm vụ, kế
hoạch tới, đồng thời có biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo mọi hoạt động của ngành. Ngoài
chế độ họp định kỳ, Giám đốc Sở triệu tập họp bất thường để giải quyết những
việc cấp bách hoặc chuyên đề khi cần thiết. Trong mỗi cuộc họp, Giám đốc Sở
(hoặc Phó Giám đốc được ủy nhiệm chủ trì) phải có ý kiến kết luận và chỉ đạo bằng
văn bản gởi để các đơn vị liên quan thực hiện.
1.7 Giám đốc Sở chỉ đạo, tổ chức
thực hiện các Pháp lệnh về CB - CC, Chống tham nhũng, Thực hành tiết kiệm,
Chống lãng phí, thực hiện Qui chế Dân chủ trong ngành, cơ quan và các văn bản
pháp luật khác có liên quan đến CB-CC một cách đầy đủ và kịp thời.
2. Các Phó Giám đốc Sở:
2.1 Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm,
cách chức các Phó Giám đốc Sở do Chủ tịch UBND tỉnh quyết định theo đề nghị của
Giám đốc và Trưởng Ban TCCQ tỉnh. Phó Giám đốc giúp việc cho Giám đốc, được
Giám đốc phân công phụ trách một số lĩnh vực công tác và chịu trách nhiệm trước
Giám đốc về nhiệm vụ được giao.
2.2 Các Phó Giám đốc chỉ giải
quyết công việc cụ thể lĩnh vực mình phụ trách khi đã có chủ trương thống nhất
và xem đó là ý kiến của Giám đốc Sở. Phó Giám đốc không được xử lý các công
việc ngoài phạm vi được phân công, để tránh chồng chéo trong điều hành thực
hiện nhiệm vụ chung của ngành. Nếu công việc có liên quan với những lĩnh vực
khác, thì chủ động trao đổi với Phó Giám đốc có liên quan để thống nhất giải
quyết, trường hợp không nhất trí được thì báo cáo Giám đốc quyết định. Đối với
những công việc mới, chưa có chủ trương hoặc vượt quá thẩm quyền thì xin ý kiến
Giám đốc hoặc đưa ra họp lãnh đạo Sở quyết định.
2.3 Phó Giám đốc được quyền ký
giải quyết những vấn đề có chủ trương chung của Lãnh đạo Sở, thuộc phạm vi mình
phụ trách. Nếu những vấn đề thuộc lĩnh vực mình phụ trách, nhưng vượt quá thẩm
quyền ký thì Phó Giám đốc ghi ý kiến của mình báo cáo Giám đốc giải quyết.
Trường hợp Phó Giám đốc giải quyết sự việc không được hợp lý thì Giám đốc yêu
cầu Phó Giám đốc điều chỉnh hoặc Giám đốc trực tiếp điều chỉnh.
2.4 Khi được Giám đốc ủy quyền
quản lý điều hành, giải quyết công việc của ngành, Phó Giám đốc phải chịu trách
nhiệm và báo cáo Giám đốc kết quả thực hiện công việc được ủy quyền.
Điều 4: Cơ cấu tổ chức của
ngành gồm:
1. Các Phòng chuyên môn thuộc Sở:
Phòng Kế hoạch Tổng hợp.
Phòng Nghiệp vụ Y.
Phòng Quản lý Dược.
Phòng Tài chính Kế toán.
Phòng Tổ chức Cán bộ.
Phòng Hành chính Quản trị.
Thanh tra Y tế.
2. Các đơn vị chuyên môn kỹ
thuật trực thuộc Sở:
Trung tâm Y tế Dự phòng.
Trung tâm BVSKBMTE - KHHGĐ.
Trung tâm Kiểm nghiệm dược phẩm,
mỹ phẩm.
Trung tâm Truyền thông giáo dục
sức khỏe.
Phòng Giám định Y khoa - Pháp Y
Phòng Bảo vệ Sức khỏe và Phòng
QLSKCB
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Long An.
Bệnh viện Đa khoa khu vực Mộc
Hoá.
Bệnh viện Đa khoa khu vực Hậu
Nghĩa.
Bệnh viện Y học Cổ truyền.
Bệnh viện Lao (Trung tâm Lao và
bệnh Phổi)
Trường Trung học Y tế.
Sau khi đủ điều kiện sẽ thành
lập Trung tâm Phòng chống các bệnh xã hội (bao gồm các bệnh như lao, phong, da
liễu, tâm thần, mắt hột).
3. Chức năng, nhiệm vụ và quyền
hạn của từng Phòng và các đơn vị chuyên môn, kỹ thuật trực thuộc Sở do Giám đốc
Sở qui định theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
4. Việc bổ nhiệm, miễn nhiễm,
cách chức Trưởng, Phó phòng chuyên môn và Giám đốc, Phó Giám đốc (Trưởng Phó
các Trung tâm hoặc Trạm chuyên khoa) các đơn vị chuyên môn - kỹ thuật trực
thuộc Sở thực hiện theo Quyết định số 3491/1999/QĐ.UB ngày 22/11/1999 của UBND
tỉnh và qui định tại Thông tư số 02/1998/TTLT.BYT-BTCCBCP ngày 27/6/1998 của
liên Bộ Y tế và Ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ.
5. Căn cứ Pháp lệnh CB - CC và
các qui định khác của Nhà nước, trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của
Sở, Giám đốc Sở xác định biên chế nhân sự và qui chế làm việc của từng phòng,
đơn vị chuyên môn - kỹ thuật, Trung tâm Y tế huyện - thị và giữa các phòng, đơn
vị trực thuộc Sở với nhau. Các Trưởng phòng và các Thủ trưởng đơn vị trực thuộc
chịu sự quản lý, chỉ đạo, điều hành và chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở về
việc thực hiện đầy đủ nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
6. Các Trưởng phòng, Thủ trưởng
các đơn vị trực thuộc có trách nhiệm thẩm tra công việc về chuyên môn nghiệp
vụ, đồng thời đảm bảo đúng quy định của pháp luật trước khi trình lãnh đạo Sở
xử lý. Nếu phát hiện về vấn đề lãnh đạo Sở giải quyết chưa phù hợp, thiếu thống
nhất hoặc chưa đúng nguyên tắc, thể thức pháp lý hành chính thì các Trưởng
phòng, Thủ trưởng đơn vị được quyền báo cáo xin ý kiến xử lý lại, thời gian
không quá 1 ngày.
7. Các Trưởng phòng, Thủ trưởng
đơn vị trực thuộc báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch nhiệm vụ và những thông
tin khác có liên quan đến công việc của phòng, đơn vị cho lãnh đạo Sở kịp thời,
chính xác và chịu trách nhiệm về những thông tin đó.
Đồng thời, lãnh đạo Sở cũng
thường xuyên phổ biến đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước,
chủ trương của lãnh đạo Sở cho các Trưởng phòng, Thủ trưởng đơn vị biết để tổ
chức thực hiện nghiêm túc.
8. Các Phó Trưởng phòng, Phó Thủ
trưởng đơn vị là người giúp việc cho Trưởng phòng, Thủ trưởng đơn vị, thay thế
Trưởng phòng, Thủ trưởng đơn vị khi đi vắng, đồng thời chịu trách nhiệm trước
Trưởng phòng, Thủ trưởng đơn vị về những công việc được ủy nhiệm và phân công.
9. Biên chế của ngành Y tế được
UBND tỉnh ấn định hằng năm trong tổng biên chế HCSN của tỉnh và phù hợp với
khối lượng công việc.
Điều 5: Trung tâm Y tế
huyện và Trạm Y tế cơ sở:
Trung tâm Y tế huyện và Trạm Y
tế cơ sở có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy được qui định tại
mục IV, V của Thông tư Liên tịch số 02/1998/TTTL-BYT-BTCCBCP ngày 27/06/1998
của liên Bộ Y tế - Ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ.
III. QUAN HỆ VÀ LỀ LỐI LÀM
VIỆC:
Điều 6: Quan hệ giữa Sở Y
tế với Bộ Y tế
1. Sở Y tế chịu sự quản lý, chỉ
đạo, hướng dẫn về chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ của Bộ Y tế, có mối quan hệ
thường xuyên với Bộ Y tế để nắm bắt kịp thời các chủ trương, chính sách mới của
Trung ương về y tế để tham mưu, giúp địa phương triển khai tổ chức thực hiện
kịp thời. Đồng thời, Sở có trách nhiệm báo cáo kết quả công tác với Bộ theo qui
định hiện hành.
2. Giám đốc Sở Y tế tham dự đầy
đủ các cuộc hội nghị do Bộ Y tế triệu tập, kịp thời đề xuất kiến nghị các vấn
đề cần thiết và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện các chủ trương, chỉ đạo
hướng dẫn của Bộ ở địa phương.
Điều 7: Quan hệ giữa Sở Y
tế với UBND tỉnh
Quan hệ giữa Sở Y tế với UBND
tỉnh được thực hiện trên cơ sở những qui định trong Qui chế làm việc của UBND
tỉnh (ban hành kèm theo Quyết định số 89/2000/QĐ.UB ngày 12/01/2000).
Điều 8: Quan hệ giữa Sở Y
tế với các Sở ngành, Đoàn thể và UBND huyện - thị:
1. Sở Y tế phối hợp chặt chẽ với
các Sở ngành - Đoàn thể và UBND huyện - thị trong việc đẩy mạnh phát triển sự
nghiệp y tế của tỉnh và việc thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về công tác y
tế trên địa bàn tỉnh.
2. Sở Y tế có trách nhiệm hướng
dẫn, hỗ trợ UBND huyện - thị về qui hoạch, kế hoạch phát triển sự nghiệp y tế
chung của tỉnh. Đồng thời thông báo các chủ trương, chính sách và qui định của
Nhà nước về y tế để UBND huyện - thị tổ chức thực hiện kịp thời đúng qui định
và phối hợp với UBND huyện - thị trong quản lý, chỉ đạo hoạt động các Trung tâm
Y tế huyện - thị.
3. Phối hợp chặt chẽ và chịu sự hướng
dẫn thực hiện của Ban tổ chức Tỉnh ủy, Ban TCCQ tỉnh về công tác tổ chức bộ máy
- Cán bộ của ngành Y tế.
Điều 9: Quan hệ làm việc
giữa lãnh đạo Sở với các Phòng, đơn vị chuyên môn - kỹ thuật trực thuộc Sở và
các Trung tâm Y tế huyện - thị:
1. Các Phòng, đơn vị chuyên môn
- kỹ thuật trực thuộc Sở và các Trung tâm Y tế huyện - thị (đứng đầu là Trưởng
phòng, Giám đốc, Thủ trưởng đơn vị) chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, thanh tra của
Giám đốc Sở về tình hình thực hiện kế hoạch, hoạt động chuyên môn - nghiệp vụ,
tài chính và nhân lực Y tế.
Riêng Trung tâm Y tế huyện - thị
còn chịu sự quản lý chỉ đạo của UBND huyện - thị, giúp UBND thực hiện chức năng
quản lý Nhà nước về công tác Y tế, phát triển sự nghiệp Y tế trên địa bàn.
2. Giám đốc Trung tâm Y tế huyện
- thị đến làm việc chuyên môn với các Phòng, đơn vị chuyên môn - kỹ thuật trực
thuộc Sở thì Trưởng phòng, Thủ trưởng đơn vị phải tiếp làm việc. Trường hợp
công việc vượt quá thẩm quyền thì báo cáo Giám đốc Sở giải quyết.
Điều 10: Quan hệ giữa lãnh
đạo Sở với Cấp ủy Đảng, Ban cán sự Đảng là quan hệ trên nguyên tắc bảo đảm sự
lãnh đạo của Đảng trong quá trình thực hiện mọi hoạt động của ngành Y tế.
Quan hệ giữa lãnh đạo Sở Y tế
với với Công đoàn ngành là hoạt động thường xuyên, chặt chẽ có sự bàn bạc thống
nhất một số công việc cần thiết. Lãnh đạo Sở dự hội nghị của BCH. Công đoàn
ngành, tạo điều kiện để Công đoàn ngành hoạt động và tham gia quản lý Nhà nuớc
theo qui định của Pháp luật.
IV. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH:
Điều 11: Giám đốc Sở Y tế
triển khai và tổ chức thực hiện Qui chế làm việc này trong phạm vi toàn ngành.
Qui chế này có hiệu lực từ ngày
ký.Việc sửa đổi bổ sung qui chế này do UBND tỉnh xem xét quyết định theo đề
nghị của Giám đốc Sở Y tế và Trưởng Ban TCCQ tỉnh.