Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 2440/QD-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh Người ký: Nguyễn Trung Tín
Ngày ban hành: 17/05/2011 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 2440/QĐ-UBND

TP. Hồ Chí Minh, ngày 17 tháng 5 năm 2011

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH PHƯƠNG ÁN CHỦ ĐỘNG PHÒNG, CHỐNG, ỨNG PHÓ TÌNH TRẠNG NGẬP ÚNG DO MƯA LỚN VÀ TRIỀU CƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Pháp lệnh Phòng, chống lụt, bão ngày 08 tháng 3 năm 1993 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Phòng, chống lụt, bão ngày 24 tháng 8 năm 2000;

Căn cứ Quyết định số 04/2008/QĐ-UBND ngày 16 tháng 01 năm 2008 của Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Quy định về công tác phòng, chống lụt, bão, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tại thành phố; Quyết định số 44/2009/QĐ-UBND ngày 26 tháng 6 năm 2009 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 04/2008/QĐ-UBND ngày 16 tháng 01 năm 2008 của Ủy ban nhân dân thành phố về công tác phòng, chống lụt, bão, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tại thành phố;

Căn cứ Quyết định số 5745/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Chương trình hành động thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020 của thành phố; Quyết định 3523/QĐ-UBND ngày 13 tháng 8 năm 2010 của Ủy ban nhân dân thành phố về ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020 của thành phố Hồ Chí Minh.

Xét đề nghị của Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn thành phố tại Công văn số 120/PCLB ngày 29 tháng 4 năm 2011,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Nay ban hành kèm theo Quyết định này Phương án chủ động phòng, chống, ứng phó tình trạng ngập úng do mưa lớn và triều cường trên địa bàn thành phố.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 2353/QĐ-UBND ngày 26 tháng 5 năm 2010 của Ủy ban nhân dân thành phố về ban hành Phương án chủ động phòng, chống, ứng phó tình trạng ngập úng do mưa lớn và triều cường trên địa bàn thành phố.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Thủ trưởng các sở - ban - ngành thành phố, Trưởng Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận - huyện, phường - xã - thị trấn chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn;
- Ban Chỉ đạo Phòng chống lụt bão TW;
- TT PCLB KV miền Nam;
- Thường trực Thành ủy;
- Thường trực HĐND thành phố;
- TTUB: CT, PCT/TT, CNN;
- Văn phòng Thành ủy;
- UB MTTQ VN TP, các Đoàn thể TP;
- Đài KTTV KV Nam Bộ;
- Các Thành viên BCH PCLB và TKCN TP;
- VPUB: các PVP, các Phòng CV;
- Các Báo, Đài TP;
- Lưu: VT, (CNN/Tr).

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Trung Tín

 

PHƯƠNG ÁN

CHỦ ĐỘNG PHÒNG, CHỐNG, ỨNG PHÓ TÌNH TRẠNG NGẬP ÚNG DO MƯA LỚN VÀ TRIỀU CƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2440/QĐ-UBND ngày 17 tháng 5 năm 2011 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố)

Phần I

MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

Điều 1. Chủ động phòng, chống để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại khi xảy ra ngập úng do mưa lớn, triều cường kết hợp xả lũ nhằm bảo vệ an toàn tính mạng người dân, bảo vệ tài sản, công trình, cơ sở sản xuất của nhân dân, doanh nghiệp và Nhà nước góp phần ổn định xã hội, tiếp tục duy trì, phát triển sản xuất, kinh doanh và đảm bảo an ninh, chính trị và trật tự an toàn xã hội.

Điều 2. Tất cả các ngành, các cấp quán triệt và thực hiện nghiêm túc phương châm "bốn tại chỗ" (chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; vật tư, phương tiện và kinh phí tại chỗ; hậu cần tại chỗ) và “ba sẵn sàng” (chủ động phòng tránh, đối phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và có hiệu quả) trong quá trình tổ chức thực hiện công tác phòng, chống, ứng phó và khắc phục hậu quả tình trạng ngập úng do mưa lớn và triều cường ngay tại cơ sở.

Điều 3. Người dân cần tuân thủ các mệnh lệnh, chỉ dẫn của chính quyền, cơ quan chức năng khi xảy ra ngập úng; đồng thời tham gia phòng, chống, ứng phó và khắc phục hậu quả ngập úng cùng với chính quyền, cơ quan chức năng.

Phần II

BIỆN PHÁP THỰC HIỆN

Điều 4. Giai đoạn phòng, chống ngập úng

1. Thực hiện kịp thời dự báo, cảnh báo:

a) Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn thành phố phối hợp với Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập nước thành phố khẩn trương triển khai xây dựng bản đồ khu vực nguy cơ ngập úng của thành phố tương ứng với vũ lượng mưa và đỉnh triều cường khác nhau để xác định chi tiết thời điểm, khu vực và phạm vi, quy mô ảnh hưởng gây ngập, xác định các vị trí di dời an toàn, đồng thời hàng năm cập nhật, bổ sung dữ liệu để phổ biến rộng rãi nhằm kịp thời dự báo, cảnh báo sát hợp với tình hình thực tế.

b) Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn thành phố liên hệ chặt chẽ với Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ để thường xuyên cập nhật thông tin tình hình thời tiết, khí tượng, thủy văn trong khu vực và thành phố, phát đi các dự báo, cảnh báo trước ít nhất 05 ngày đối với triều cường và 03 ngày đối với mưa lớn đến các sở - ngành, quận - huyện và thông qua phương tiện truyền thông đến các tầng lớp nhân dân thành phố, trước hết là nhân dân đang sinh sống tại các khu vực xung yếu, ven sông, rạch, vùng trũng thấp.

(Đính kèm Phụ lục I).

c) Khi có dự báo mưa to (từ 51 đến 100 mm) đến mưa rất to (trên 100 mm) và đỉnh triều cường (mực nước đo tại trạm Phú An) vượt mức báo động I (từ 1,30 m trở lên), Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn thành phố phối hợp với Trung tâm Điều hành Chương trình chống ngập nước thành phố xác định các khu vực sẽ bị ảnh hưởng ngập để thông tin cảnh báo đến các cơ quan, đơn vị và nhân dân biết nhằm chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống.

2. Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, quán triệt phương châm chủ động phòng, chống ngập úng:

a) Các cơ quan thông tin đại chúng kịp thời cập nhật và thông tin đầy đủ các dự báo, cảnh báo về tình hình thời tiết, khí tượng, thủy văn cùng những nội dung khuyến cáo, hướng dẫn của cơ quan chức năng về các biện pháp phòng, chống để các cơ quan, đơn vị, nhân dân biết và chủ động thực hiện.

b) Ủy ban nhân dân các quận - huyện, phường - xã - thị trấn trực tiếp quản lý địa bàn phải luôn quán triệt phương châm “bốn tại chỗ” trong giai đoạn phòng, chống ngay tại cơ sở để có kế hoạch tổ chức tốt công tác kiểm tra thực địa trước mùa ngập úng. Thông tin, tuyên truyền, phổ biến kịp thời các phương án, biện pháp chủ động phòng, chống của địa phương đến các cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức và nhân dân trên địa bàn để sẵn sàng thích ứng, tránh tình trạng bị động, lúng túng hoặc bất ổn, hoang mang khi đối phó, xử lý tình huống sự cố thiên tai, nhất là ngập úng kéo dài trên diện rộng.

3. Chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống hiệu quả:

a) Đối với các cơ quan chức năng (Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn thành phố, các sở - ngành thành phố, quận - huyện, phường - xã - thị trấn):

- Trước mùa mưa, triều cường (từ tháng 01 đến tháng 6 hàng năm):

+ Ủy ban nhân dân các huyện và quận ven: tập trung đẩy nhanh tiến độ xây dựng, sửa chữa, nâng cấp và gia cố các công trình phòng, chống ngập lụt, cống ngăn triều, bờ bao kết hợp giao thông nông thôn, tiêu thoát nước. Tổ chức nạo vét, khai thông hệ thống kênh, mương, cống tiêu thoát nước, hồ điều tiết trên địa bàn theo kế hoạch đã được thành phố chấp thuận chủ trương ngay từ đầu năm. Đặc biệt, ngay từ quý I phải tổ chức tổng kiểm tra toàn bộ hệ thống bờ bao, đê bao để kịp thời phát hiện các đoạn xung yếu tiến hành xử lý, nâng cấp, gia cố nhằm đảm bảo an toàn trước mùa mưa, triều cường. Chủ động kiểm tra rà soát, xác định bổ sung các khu vực xung yếu cần phải sơ tán, di dời, các địa điểm kiên cố để tiếp nhận số dân được dự kiến sẽ sơ tán, di dời đến tạm cư trong thời gian xảy ra sự cố thiên tai, đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của người dân.

+ Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập nước thành phố, Sở Giao thông Vận tải, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tập trung chỉ đạo các Ban quản lý Dự án, các chủ đầu tư xây dựng các công trình trọng điểm tăng ca, đẩy nhanh tiến độ thi công, đảm bảo thực hiện đúng các biện pháp thi công đã được phê duyệt (nạo vét, khai thông dòng chảy…). Trực tiếp chỉ đạo các đơn vị trực thuộc nạo vét cống rãnh, kênh, rạch tiêu thoát nước, duy tu, sửa chữa các công trình hạ tầng, các công trình ngầm đã xuống cấp, hư hỏng, sửa chữa thay mới các biển báo, cảnh báo.

+ Các sở - ngành, quận - huyện tiến hành kiểm tra và có kế hoạch sửa chữa, khuyến cáo các đơn vị, chủ sở hữu sửa chữa, nâng cấp, gia cố an toàn các kho tàng, công trình xuống cấp, công trình ngầm; đồng thời, rà soát, bổ sung phương án, biện pháp chống ngập khi xảy ra sự cố. Thực hiện chế độ bảo trì định kỳ các phương tiện, trang thiết bị hiện có để đảm bảo công tác vận hành phục vụ việc ứng phó tình trạng ngập úng được kịp thời, hiệu quả.

- Tổ chức trực ban theo quy định để chỉ huy, điều hành công tác chuẩn bị và triển khai kế hoạch, biện pháp ứng phó ngay trước khi sự cố ngập úng xảy ra.

- Chuẩn bị lực lượng, phương tiện: các sở - ngành, quận - huyện, phường - xã - thị trấn khẩn trương chuẩn bị kế hoạch huy động lực lượng, phương tiện, vật tư tại chỗ của đơn vị, địa phương mình để chủ động tổ chức công tác phòng, chống kịp thời. Toàn bộ hoạt động của các sở - ngành, quận - huyện, phường - xã - thị trấn chuyển sang trạng thái sẵn sàng ứng phó.

- Công tác chỉ đạo, chỉ huy:

+ Khi có thông tin dự báo mưa vừa (từ 16 đến 50 mm) đến mưa to tại khu vực thành phố kết hợp với triều cường báo động I (1,30 m) trở lên:

Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn thành phố, Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập nước thành phố, các quận - huyện, phường - xã - thị trấn trọng điểm thuộc các khu vực trũng thấp, ven sông thực hiện chỉ đạo và chuẩn bị công tác phòng, chống, ứng phó theo phương án.

+ Khi có thông tin mưa to đến mưa rất to tại khu vực thành phố kết hợp với triều cường báo động cấp II (1,40 m) trở lên và xả lũ ở thượng nguồn:

· Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn thành phố, Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập nước thành phố, Sở Giao thông Vận tải, các sở - ngành thành phố, các thành viên Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn thành phố thực hiện chỉ đạo và triển khai các biện pháp phòng, chống, ứng phó theo phương án. Trực tiếp kiểm tra, đôn đốc các địa bàn trọng điểm tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống, ứng phó.

· Ủy ban nhân dân các quận - huyện, phường - xã - thị trấn tập trung chỉ đạo, chuẩn bị huy động lực lượng, phương tiện, trang thiết bị sẵn sàng cho việc ứng phó theo phương án.

+ Khi dự báo mưa rất to, triều cường vượt mức báo động III (1,50 m) và xả lũ ở thượng nguồn:

Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn thành phố tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố trực tiếp chỉ đạo và triển khai khẩn cấp các biện pháp huy động tổng hợp các nguồn lực trên địa bàn thành phố để thực hiện công tác phòng, chống, ứng phó theo phương án.

b) Đối với người dân:

- Khu vực nội thành:

+ Chủ động dự trữ nước sạch, lương thực, thực phẩm cần thiết, thuốc chữa bệnh thông thường để sử dụng.

+ Cung cấp thông tin về tình trạng ngập úng tại khu vực sinh sống cho cơ quan chức năng; báo, đài và chính quyền địa phương để được trợ giúp, ứng cứu kịp thời.

+ Thường xuyên theo dõi tình hình dự báo, cảnh báo, hướng dẫn của cơ quan chức năng để tự thực hiện các biện pháp phòng, tránh, không đi vào khu vực ngập sâu, nguy hiểm.

+ Quản lý trẻ em, chăm sóc người già, người bệnh, người tàn tật (nếu có) an toàn.

+ Kiểm tra an toàn các thiết bị điện, hàng hóa, vật tư; sắp xếp giấy tờ, đồ đạc và tài sản ở những nơi cao ráo.

- Vùng ven và ngoại thành:

+ Chủ động dự trữ lương thực, thực phẩm cần thiết, nước sạch, thuốc chữa bệnh thông thường để sử dụng.

+ Khẩn trương thu hoạch trước các sản phẩm nông nghiệp, thủy sản đã đến thời vụ, bảo vệ, di chuyển vật nuôi, gia súc, gia cầm đến khu vực an toàn.

+ Kiểm tra an toàn các thiết bị điện, hàng hóa, vật tư; sắp xếp giấy tờ, đồ đạc và tài sản ở những nơi cao ráo.

+ Chấp hành lệnh sơ tán, di dời của chính quyền địa phương đến nơi tạm cư an toàn, không bị ngập úng.

+ Phải tự giác thực hiện mặc áo phao khi đi trên các phương tiện giao thông thủy; hạn chế tối đa việc sử dụng phương tiện có tải trọng nhỏ di chuyển trên sông vào những lúc triều cường dâng cao, nước chảy mạnh, tránh đi vào vùng nước xoáy tại các ngã ba sông, rạch.

c) Đối với các cơ quan, đơn vị, công ty, xí nghiệp, bệnh viện, trường học…:

- Kiểm tra, di dời, kê cao thiết bị, vật tư, hàng hóa, hóa chất, vật dụng… đảm bảo an toàn khi xảy ra ngập úng.

- Tổ chức lực lượng bảo vệ tài sản.

Điều 5. Giai đoạn ứng phó ngập úng

1. Đối với cơ quan chức năng:

a) Các sở - ngành, quận - huyện, phường - xã - thị trấn chuyển sang trạng thái chủ động ứng phó.

b) Tổ chức trực ban 24/24 giờ để nắm chắc diễn biến tình hình mưa lớn, triều cường và triển khai các phương án ứng phó của địa phương, đơn vị mình.

c) Thường trực Ban và các thành viên Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn thành phố trực tiếp xuống địa bàn được phân công phụ trách; lãnh đạo các quận - huyện, phường - xã - thị trấn trực tiếp xuống các khu vực xung yếu để kiểm tra và chỉ đạo triển khai công tác ứng phó ngập úng.

d) Một số nhiệm vụ cụ thể của các sở - ngành:

- Bộ Tư lệnh thành phố, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng thành phố, Công an thành phố, Sở Cảnh sát Phòng cháy và Chữa cháy, Sở Giao thông vận tải, Lực lượng Thanh niên xung phong thành phố, Thành Đoàn triển khai lực lượng, phương tiện (xe tải, xe buýt, ca nô, tàu, thuyền, xuồng…) chi viện cho các quận - huyện, phường - xã - thị trấn trọng điểm sơ tán, di dời dân và tài sản của dân tại các khu vực ngập sâu, bị chia cắt đến nơi tạm cư, trợ giúp nhân dân đi lại an toàn và tổ chức việc cứu hộ - cứu nạn, cứu sập khi xảy ra ngập úng, đặc biệt là tại các khu vực bị ngập sâu. Sẵn sàng phối hợp với các đơn vị, hỗ trợ, tiếp ứng cho các địa phương khi cần thiết.

- Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn thành phố xác định các khu vực bị cô lập, ngập sâu để tập trung huy động lực lượng, phương tiện, vật tư chi viện đúng mức cho quận - huyện, phường - xã - thị trấn để xử l‎ý tình huống giảm thiểu ngập úng, sơ tán, di dời, cứu trợ khẩn cấp.

- Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập nước thành phố, Công ty TNHH MTV Thoát nước đô thị, Lực lượng Thanh niên xung phong thành phố, Sở Cảnh sát Phòng cháy và Chữa cháy, Công ty TNHH MTV Quản lý khai thác dịch vụ Thủy lợi triển khai lực lượng, vận hành trạm bơm, máy bơm (cố định, cơ động) để bơm chống ngập tại các khu vực bị ngập sâu, chú trọng đến các công trình ngầm, khu dân cư tập trung, bệnh viện, trường học, chợ, kho tàng… để tập trung xử lý.

- Sở Công Thương, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố trợ giúp, cung ứng hàng hóa, chất đốt, lương thực, thực phẩm thiết yếu… cho người dân phải sơ tán, di dời tránh ngập, cứu trợ nhân dân vùng ngập sâu, không để người dân thiếu đói. Sở Công thương chỉ đạo các công ty thương mại, siêu thị tổ chức các chợ tạm và xe bán hàng lưu động tại các vùng ngập sâu, chia cắt để phục vụ nhu cầu sinh hoạt thiết yếu hàng ngày của người dân.

- Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Cấp nước thành phố đảm bảo an toàn mạng lưới, nguồn và lượng nước sạch cung cấp cho thành phố; dự kiến các phương án tổ chức cung cấp nước sạch kịp thời cho người dân tại các khu vực bị cô lập.

- Sở Giao thông vận tải, Công an thành phố triển khai lực lượng phân luồng, điều phối, hướng dẫn giao thông; cắm biển báo tại các khu vực, tuyến đường nguy hiểm, bị ngập sâu để người dân biết và hạn chế đi lại. Huy động và cung ứng phương tiện vận tải để vận chuyển người, hàng hóa qua các khu vực nguy hiểm, ra khỏi vùng ngập sâu, bị chia cắt được an toàn, đảm bảo giao thông huyết mạch tại các tuyến đường quan trọng, cửa ngõ ra vào thành phố, duy trì hiệu quả công tác chỉ đạo, điều hành, chỉ huy thông suốt từ thành phố đến các quận - huyện, phường - xã - thị trấn, phục vụ công tác cứu hộ, cứu nạn, cứu sập, cứu trợ xã hội, cung ứng các dịch vụ cần thiết cho khu vực bị ngập úng, chia cắt; thu dọn nhanh cây xanh bị ngã, đổ.

- Tổng Công ty Điện lực thành phố kịp thời cắt điện tại những nơi bị ngập sâu; bảo vệ hệ thống truyền tải, thiết bị điện, trạm biến thế, hướng dẫn việc sử dụng điện an toàn trong tình trạng ngập nước, đồng thời xử lý khắc phục nhanh chóng sự cố đường dây tải điện bị hư hỏng, bố trí máy phát điện dự phòng để đảm bảo điện sinh hoạt cho khu vực ảnh hưởng.

- Sở Tài nguyên và Môi trường, Công an thành phố (Phòng Cảnh sát môi trường) kiểm tra, xử lý bảo đảm an toàn, không để phát tán nguồn ô nhiễm, chất độc hại (hóa chất, xăng dầu, rác thải…) ra môi trường.

- Sở Xây dựng kiểm tra, xử lý đảm bảo an toàn công trình, nhà ở, chung cư cũ, xuống cấp, nhất là những công trình ngầm, công trình có dấu hiệu nứt, lún, nghiêng do bị ngập úng.

- Công an thành phố, Lực lượng Thanh niên xung phong thành phố triển khai các lực lượng để bảo vệ an ninh trật tự, an toàn xã hội, các công trình trọng điểm, tài sản của nhân dân, Nhà nước và doanh nghiệp, ngăn ngừa các đối tượng xấu lợi dụng tình hình thiên tai để trộm cắp, cướp giật.

- Sở Y tế, Hội Chữ thập đỏ thành phố huy động lực lượng y - bác sĩ, phương tiện, thiết bị, cơ số thuốc cần thiết để cứu thương, tiêu độc khử trùng, phòng dịch, không để lây lan dịch bệnh từ nguồn nước ngập, tù đọng trong khu dân cư.

- Sở Giáo dục và Đào tạo khảo sát tình hình ngập úng, chia cắt để thông báo quyết định cho học sinh nghỉ học kịp thời.

- Sở Thông tin và Truyền thông bảo đảm cho mạng thông tin liên lạc thông suốt, bảo vệ đường dây viễn thông an toàn khi xảy ra ngập úng.

- Chi cục Kiểm lâm kiểm tra, bắt buộc các chủ trại, cơ sở nuôi động vật hoang dã hung dữ (cá sấu, gấu…) thực hiện phương án gia cố chuồng, trại đảm bảo an toàn hoặc di chuyển đến nơi an toàn, không để động vật hoang dã nuôi sổng chuồng gây nguy hiểm cho cộng đồng và môi trường.

- Các cơ quan thông tấn, báo chí (Đài Truyền hình thành phố, Đài Tiếng nói nhân dân thành phố, các cơ quan báo chí) kịp thời thông tin và cảnh báo tình hình mưa lớn, triều cường, tình trạng ngập úng tại các khu vực, tuyến đường, thông báo hướng dẫn giao thông của cơ quan chức năng để các tổ chức, nhân dân biết và chủ động tự phòng, tránh và ứng phó.

đ) Nhiệm vụ cụ thể của các quận - huyện, phường - xã - thị trấn:

- Chủ động phối hợp với lực lượng vũ trang, lực lượng chi viện, hỗ trợ của cấp trên và huy động lực lượng, phương tiện tại chỗ tổ chức cứu nạn, cứu hộ, cứu sập, sơ tán, di dời dân ở các khu vực ngập sâu, bị chia cắt đến nơi an toàn đã được xác định, đảm bảo cung cấp các dịch vụ hậu cần trước hết là lương thực, nhu yếu phẩm, nước sạch, ánh sáng, thuốc men, chăm sóc sức khỏe cho người dân, vệ sinh môi trường, phòng dịch, bảo vệ an ninh trật tự, an toàn xã hội ở địa phương.

- Chỉ đạo các Bệnh viện - Trung tâm Y tế dự phòng quận - huyện, Trạm Y tế các phường - xã - thị trấn huy động lực lượng y - bác sỹ tại chỗ, phương tiện, thiết bị, thuốc men để sơ cấp cứu, chữa bệnh cho người dân.

- Chuẩn bị nhiên liệu, huy động máy bơm nước cơ động của các cơ quan, đơn vị và cá nhân trên địa bàn quận - huyện, phường – xã – thị trấn để thực hiện bơm chống ngập úng.

- Các quận - huyện có bờ bao loại nhỏ ngăn triều (huyện Củ Chi, huyện Hóc Môn, quận Thủ Đức, quận 12, huyện Bình Chánh …): huy động và bố trí lực lượng xung kích (bộ đội, dân quân, đoàn viên - thanh niên, công nhân Công ty Công ích, Hợp tác xã, tổ tự quản đê bao…), các loại vật tư (cừ tràm, bao tải cát - đất, vỉ tre, sắt neo…) và dụng cụ, phương tiện cần thiết để thực hiện gia cố ngay các đoạn bờ bao xung yếu, khắc phục các đoạn bờ bao bị bể, tràn, không để xảy ra sự cố tràn, bể bờ bao phát sinh gây ảnh hưởng nghiêm trọng.

2. Đối với người dân:

a) Cẩn thận khi đi qua những khu vực ngập nước, kể cả những khu vực quen thuộc, chỉ đi qua khi chắc chắn không có nguy hiểm và có các lực lượng, phương tiện hỗ trợ.

b) Tuân theo biển báo nguy hiểm hoặc hướng dẫn của những người có trách nhiệm.

c) Không cố cứu vớt tài sản bị nước cuốn trôi, đặc biệt ở ven sông, rạch lớn.

d) Ngắt nguồn điện bị ngập nước, cẩn thận kiểm tra khi sử dụng lại đồ điện sau khi bị ngập nước; không tiếp xúc với nguồn điện khi đang ướt hoặc đang đứng dưới nước.

đ) Sử dụng nước sạch tiết kiệm, phòng khi thiếu nước sạch trong thời gian bị ngập úng kéo dài.

e) Thường xuyên theo dõi thông tin, hướng dẫn của cơ quan chức năng, chính quyền địa phương trên phương tiện truyền thông. Chú ‎ý quản lý, chăm sóc trẻ em, người già, người bệnh, người tàn tật an toàn khi nhà ở và khu vực xung quanh nhà ở bị ngập.

g) Cung cấp kịp thời tình trạng ngập lụt tại khu vực sinh sống cho các cơ quan chức năng, báo, đài, chính quyền địa phương để được trợ giúp, ứng cứu kịp thời.

3. Đối với các cơ quan, đơn vị, công ty, xí nghiệp, bệnh viện, trường học…:

a) Di dời thiết bị, hàng hóa, hóa chất, vật dụng… đến nơi an toàn.

b) Tạm ngừng sản xuất, hoạt động khi xảy ra ngập sâu, bị cô lập.

c) Bảo vệ tài sản, phòng ngừa các đối tượng xấu lợi dụng ngập úng để trộm cắp, cướp giật.

Điều 6. Giai đoạn khắc phục

1. Thủ trưởng các sở - ngành thành phố và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận - huyện theo chức năng, nhiệm vụ triển khai thực hiện các công việc sau:

a) Đưa người dân sơ tán, di dời về nơi ở cũ an toàn, trật tự.

b) Trợ giúp hàng hóa, lương thực, thực phẩm thiết yếu, nước sạch nhằm đảm bảo điều kiện sinh hoạt, đời sống cho nhân dân.

c) Đảm bảo giao thông thông suốt, sửa chữa đường sá, trường học, bệnh viện, công sở, nhà ở, các công trình bị hư hỏng…, tổ chức tiêu độc, khử trùng vệ sinh môi trường, phòng dịch không để dịch bệnh bùng phát, lây lan.

d) Tổ chức lực lượng xung kích, tình nguyện giúp nhân dân khắc phục hậu quả, bảo vệ trật tự, trị an và tài sản của nhân dân trong khu vực bị ngập úng.

đ) Tổ chức thống kê, đánh giá thiệt hại theo quy định và báo cáo về Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn cấp trên.

2. Sở Y tế, Hội Chữ thập đỏ thành phố huy động lực lượng y - bác sĩ, các đội cấp cứu, phương tiện, thiết bị để cứu thương, điều trị bệnh nhân, phòng các bệnh thường mắc phải do ngập úng gây ra.

3. Công ty Điện lực thành phố đảm bảo an toàn mạng lưới điện, huy động lực lượng và các phương tiện, thiết bị để khắc phục sự cố đường dây tải điện bị hư hỏng trong thời gian sớm nhất.

4. Sở Công thương tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp đầu cơ, nâng giá, nhất là lương thực, thực phẩm thiết yếu, nước sạch, vật liệu xây dựng, nhiên liệu, chất đốt; chỉ đạo các công ty thương mại, siêu thị tổ chức bán hàng lưu động để cung cấp đầy đủ các mặt hàng nhu yếu phẩm cho người dân.

5. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố tổ chức cứu trợ, giúp đỡ về lương thực, thực phẩm, thuốc men cho người dân trong vùng thiên tai. Sở Tài chính phối hợp với Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố tham mưu trình Ủy ban nhân dân thành phố bổ sung từ nguồn ngân sách thành phố cho các quận - huyện để hỗ trợ kinh phí cho người dân bị thiệt hại sớm ổn định cuộc sống, nhất là hộ gia đình chính sách, hộ nghèo, khó khăn.

Phần III

LỰC LƯỢNG, PHƯƠNG TIỆN, TRANG THIẾT BỊ DỰ KIẾN HUY ĐỘNG

Điều 7. Lực lượng

Lực lượng dự kiến huy động từ các sở - ngành thành phố đến quận - huyện, phường - xã - thị trấn tham gia công tác ứng phó tình trạng ngập úng do mưa lớn và triều cường trên địa bàn thành phố đảm bảo khoảng 29.000 đến 30.000 người. Trong đó, lực lượng chuyên trách cấp thành phố khoảng 4.000 người; lực lượng của quận - huyện khoảng 9.000 đến 10.000 người và lực lượng của ban ngành, đoàn thể, dân quân, thanh niên xung kích, tình nguyện viên tại các xã - phường - thị trấn khoảng 16.000 người. Tùy theo tình hình diễn biến của mưa lớn, triều cường và mức độ ảnh hưởng ngập lụt, thiệt hại xảy ra ở từng khu vực, Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão thành phố quyết định việc điều động và phân công, bố trí lực lượng để chi viện cho các địa phương theo yêu cầu.

(Đính kèm Phụ lục II).

Điều 8. Phương tiện, trang thiết bị

Phương tiện, trang thiết bị dự kiến huy động để ứng phó với tình trạng ngập úng gồm có phương tiện, trang thiết bị cơ động, chi viện của các sở - ngành, đơn vị thành phố và phương tiện, trang thiết bị tại chỗ của các quận - huyện.

(Đính kèm Phụ lục III).

Phần IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 9. Ủy ban nhân dân các quận - huyện căn cứ phương án này khẩn trương xây dựng kế hoạch chi tiết công tác điều hành, chỉ huy phòng, chống, ứng phó tình trạng ngập úng do mưa lớn, triều cường xảy ra trên địa bàn quận, huyện mình. Đồng thời, chỉ đạo các phường - xã - thị trấn cụ thể hóa các biện pháp thực hiện trên từng địa bàn dân cư để chủ động triển khai thực hiện.

Điều 10. Khi xảy ra ngập úng trên diện rộng, Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn thành phố kịp thời tham mưu cho Ủy ban nhân dân thành phố chỉ đạo, triển khai biện pháp huy động toàn bộ lực lượng chuyên trách của Bộ Tư lệnh thành phố, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng thành phố, Công an thành phố, Sở Cảnh sát phòng cháy - chữa cháy, Công ty TNHH MTV Thoát nước đô thị, Công ty Môi trường đô thị, Công ty TNHH MTV Quản lý khai thác dịch vụ Thủy lợi, Công ty Vận tải hành khách… và lực lượng xung kích của Thành Đoàn, Lực lượng Thanh niên xung phong thành phố, các quận - huyện, phường - xã - thị trấn để thực hiện các yêu cầu trên.

Điều 11. Các sở - ngành, quận - huyện ưu tiên bố trí kinh phí hàng năm để đầu tư đúng mức cho công tác phòng, chống ngập úng. Trong chỉ đạo, điều hành ứng phó thiên tai cần tập trung lực lượng, phương tiện ứng cứu hiệu quả các địa bàn bị ngập lụt sâu, khu vực ven sông, ven biển, các khu dân cư bị chia cắt, cô lập để tránh xảy ra thiệt hại về người, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về tài sản; tổ chức khoanh vùng, xử lý ô nhiễm môi trường ngay từ lúc phát sinh.

Điều 12. Các thành viên Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn thành phố, quận - huyện, phường - xã - thị trấn thực hiện theo nhiệm vụ và địa bàn được phân công phụ trách. Khi ngập úng xảy ra tại các khu vực liên quan đến địa bàn nhiều quận - huyện, phường - xã - thị trấn thì phải phối hợp, hỗ trợ với nhau để cùng ứng phó và khắc phục đạt hiệu quả.

Điều 13. Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn các cấp, các ngành thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo quy định.

Phương án này được phổ biến đến tận phường - xã - thị trấn; thông tin rộng rãi đến các tầng lớp nhân dân và đăng tải trên trang web của Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn thành phố (địa chỉ: http://www.phongchonglutbaotphcm.gov.vn – mục “Phương án Phòng chống thiên tai”)./.

 

PHỤ LỤC I

CÁC KHU VỰC TRỌNG ĐIỂM CẦN TẬP TRUNG PHÒNG, CHỐNG, ỨNG PHÓ KHI XẢY RA MƯA LỚN KÉO DÀI, TRIỀU CƯỜNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2440 /QĐ-UBND ngày 17 tháng 5 năm 2011 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố)

STT

QUẬN - HUYỆN

KHU VỰC TRỌNG ĐIỂM

Số lượng

Xã, phường

1

Huyện Hóc Môn

2

Xã Nhị Bình (đặc biệt là ấp 2, ấp 4), Đông Thạnh

2

Huyện Củ Chi

2

Xã Bình Mỹ, Trung An (đặc biệt là ấp Bốn Phú, An Hòa)

3

Huyện Bình Chánh

7

Xã Phong Phú, Đa Phước, Hưng Long, Tân Nhựt, Bình Lợi, Quy Đức, Tân Quý Tây

4

Huyện Nhà Bè

3

Xã Phước Lộc, Hiệp Phước, Nhơn Đức

5

Huyện Cần Giờ

4

Xã An Thới Đông, Tam Thôn Hiệp, Lý Nhơn, Bình Khánh (đặc biệt là khu Mỹ Khánh).

6

Quận Thủ Đức

6

Phường Linh Đông, Tam Phú, Hiệp Bình Chánh, Hiệp Bình Phước, Bình Chiểu, Tam Bình

7

Quận Bình Thạnh

3

Phường 19, 27 và 28 (đặc biệt là khu Bình Qưới)

8

Quận Gò Vấp

5

Phường 5, 6, 13, 14 và 15

9

Quận Bình Tân

2

Phường An Lạc, Tân Tạo A

10

Quận Phú Nhuận

6

Phường 1, 2, 7, 12, 14 và 17

11

Quận Tân Bình

2

Phường 13 và 14

12

Quận Tân Phú

5

Phường Tây Thạnh, Hòa Thạnh, Phú Trung, Tân Thới Hòa, Hiệp Tân

13

Quận 1

5

Phường Cầu Ông Lãnh, Cô Giang, Nguyễn Thái Bình, Nguyễn Cư Trinh, Phạm Ngũ Lão

14

Quận 2

6

Phường Thảo Điền, Bình An, An Lợi Đông, Thủ Thiêm, An Phú, An Khánh

15

Quận 3

2

Phường 3 và 14

16

Quận 4

4

Phường 3, 4, 15 và 18

17

Quận 5

3

Phường 10, 13 và 14

18

Quận 6

2

Phường 8 và 14

19

Quận 7

3

Phường Phú Thuận, Tân Thuận Tây, Bình Thuận

20

Quận 8

4

Phường 6, 14, 15 và 16

21

Quận 9

2

Cù lao Bà Xang và phường Long Phước

22

Quận 10

3

Phường 12, 14 và 15

23

Quận 11

2

Phường 1 và 3

24

Quận 12

3

Phường Thạnh Lộc, Thạnh Xuân (đặc biệt là khu phố 3, khu phố 4) và An Phú Đông

Tổng cộng

86

 

 

PHỤ LỤC II

LỰC LƯỢNG DỰ KIẾN HUY ĐỘNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2440 /QĐ-UBND ngày 17 tháng 5 năm 2011 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố)

STT

LỰC LƯỢNG

THÀNH PHỐ

QUẬN, HUYỆN

PHƯỜNG, XÃ, THỊ TRẤN

TỔNG CỘNG

1

Quân sự

360

2.856

3.220

6.436

2

Bộ đội Biên phòng

400

 

 

400

3

Công an

100

2.000

600

2.700

4

Cảnh sát PCCC

1.000

 

 

1.000

5

Y tế

500

1.100

 

1.600

6

Hội Chữ thập đỏ

100

900

 

1.000

7

Doanh nghiệp Công ích

 

1.000

 

1.000

8

Công ty TNHH MTV Thoát nước đô thị

400

 

 

400

9

Công ty TNHH MTV QL KT dịch vụ Thủy lợi

200

 

 

200

10

Thanh niên xung phong

800

 

 

800

11

Dân quân, Thanh niên xung kích

 

 

5.900

5.900

12

Lực lượng khác

 

1.500

6.300

7.800

Tổng cộng các lực lượng

3.860

9.356

16.020

29.236

 

PHỤ LỤC III

PHƯƠNG TIỆN, TRANG THIẾT BỊ DỰ KIẾN HUY ĐỘNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2440 /QĐ-UBND ngày 17 tháng 5 năm 2011 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố)

STT

DANH MỤC PHƯƠNG TIỆN, TRANG THIẾT BỊ

SỞ - NGÀNH, ĐƠN VỊ

QUẬN, HUYỆN

TỔNG CỘNG

1

Xe tải các loại

82 xe

57 xe

139 xe

2

Xe cứu thương

38 xe

21 xe

59 xe

3

Xe mô tô

 

8 xe

8 xe

4

Xe lăn

 

12 xe

12 xe

5

Xe chuyên dùng các loại

25 xe

59 xe

84 xe

6

Ca nô

62 chiếc

25 chiếc

87 chiếc

7

Tàu TKCN các loại

12 chiếc

6 chiếc

18 chiếc

8

Tàu kiểm ngư

2 chiếc

 

2 chiếc

9

Ghe cứu hộ

2 chiếc

16 chiếc

18 chiếc

10

Xuồng máy các loại

19 chiếc

9 chiếc

28 chiếc

11

Phà

20 chiếc

 

20 chiếc

12

Xà lan

1 chiếc

4 chiếc

5 chiếc

13

Trạm bơm

28 trạm

 

28 trạm

14

Máy bơm

103 cái

73 cái

176 cái

15

Máy bộ đàm

261 máy

340 máy

601 máy

16

Máy phát điện

162 máy

95 máy

257 máy

17

Cưa máy các loại

119 cái

68 cái

187 cái

18

Máy khoan cắt bê tông

32 cái

56 cái

88 máy

19

Phao tròn

2.902 cái

4.327 cái

7.229 cái

20

Phao bè

194 cái

79 cái

273 cái

21

Áo phao

6.656 cái

6.813 cái

13.469 cái

22

Phao dây

51 cái

20 cái

71 cái

23

Nệm phao cứu hộ

 

2 bộ

2 bộ

24

Thuyền phao

2 cái

1 cái

3 cái

25

Nhà bạt các loại

255 bộ

211 bộ

466 bộ

26

Ống nhòm

37 cái

22 cái

59 cái

27

Súng bắn pháo hiệu

7 khẩu

3 khẩu

10 khẩu

28

Xà beng các loại

143 cái

343 cái

486 cái

29

Búa các loại

116 cái

369 cái

485 cái

30

Cuốc và xẻng

983 cái

2.425 cái

3.408 cái

31

Cưa tay

58 cái

135 cái

193 cái

 

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ

HOCHIMINH CITY PEOPLE’S COMMITTEE
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
---------

No.: 2440/QD-UBND

Hochiminh City, May 17, 2011

 

DECISION

ISSUING PROACTIVE PLAN FOR PREVENTION AND COMBAT, RESPONSE TO STATUS OF FLOODING DUE TO HEAVY RAINS AND FLOOD TIDE IN THE CITY

CHAIRMAN OF PEOPLE’S COMMITTEE OF HOCHIMINH CITY

Pursuant to the Law on Organization of People's Councils and People's Committees dated November 26, 2003;

Pursuant to the Ordinance on Prevention and Combat of Flood and Storm dated March 08, 1993 and Ordinance amending and supplementing some Articles of the Ordinance on Prevention and Combat of Flood and Storm dated August 24, 2000;

Pursuant to Decision No.04/2008/QD-UBND dated January 16, 2008 by the People's Committee of the city promulgating the Regulation on the prevention and combat of floods, storms, natural disasters and search and rescue in the city; Decision No.44/2009/QD-UBND dated June 26, 2009 amending and supplementing some Articles of the Regulation issued together with Decision No.04/2008/QD-UBND dated January 16, 2008 of the People's Committee of the city on the prevention and combat of floods, storms, natural disasters and search and rescue in the city;

Pursuant to Decision No.5745/QD-UBND dated December 31, 2008 of the City People's Committee promulgating the implementation plan of the national Strategy of prevention, combat and mitigation of natural disasters of the city by 2020; Decision No.3523/QD-UBND dated August 13, 2010 of the city People's Committee issuing the implementation Plan of national Strategy of prevention, combat and mitigation of natural disasters of the city by 2020 of Ho Chi Minh city.

At the proposal of the Standing Committee of Command for the Prevention and Combat of Flood and Storm and Search and Rescue of the city at the Official Dispatch No.120/PCLB dated April 29, 2011.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 1. To issue together with this Decision the proactive plan of prevention, combat and response to flooding due to heavy rains and flood tide in the city.

Article 2. This Decision takes effect after its signing date and replaces the Decision No.2353/QD-UBND dated May 26, 2010 of the City People's Committee promulgating proactive plan of prevention, combat and response to flooding due to heavy rains and flood tide in the city.

Article 3. Office Chief of the city People's Committee, heads of the Departments – the Committees – the Branches of the city, head of the Standing Committee of Command for the Prevention and Combat of Flood and Storm and Search and Rescue of the city, the People's Committee’s chairman of the urban, rural Districts and Wards - Communes - Towns shall implement this Decision./.

 

 

FOR THE CHAIRMAN
DEPUTY CHAIRMAN




Nguyen Trung Tin

 

PLAN

OF PROACTIVE PREVENTION, COMBAT AND RESPONSE TO FLOODING DUE TO HEAVY RAINS AND FLOOD TIDE IN THE CITY
(Issued together Decision No.2440/QD-UBND Dated May 17, 2011 Chairman of People’s Committee Of Hochiminh City)

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

OBJECTIVES, REQUIREMENTS

Article 1. Proactively prevent and combat to limit damage to the lowest level upon occurrence of flooding due to heavy rains, flood tides in combination with discharging flood to protect people's lives, properties, buildings, production facilities of the people, enterprises and the State contribute to social stability, to maintain, develop production, business and ensure security, politic and social order and safety.

Article 2. All branches and levels grasp thoroughly and conduct seriously the motto "four in place" (command in situ; forces in situ; materials, facilities and funding in place; logistics in place) and "three available"(actively prevent and respond promptly and take remedy urgently and effectively) in the process of implementation of prevention, combat, response and remedy of the flooding status due to heavy rain and flood tide at the facilities.

Article 3. People need to comply with the orders and instructions of the government, authorities when flooding occurred at the same time participate in prevention, combat, response and remedy of flooding together with government, functional agencies.

Part II

MEASURES OF IMPLEMENTATION

Article 4. Stages of prevention and combat of flooding

1. Timely forecasts and warnings:

a) Standing Committee of Command for the Prevention and Combat of Flood and Storm and Search and Rescue of the city coordinates with Operation Center of anti-flooding program of city to urgently map the areas of submerged risk of the city corresponding to different rainfalls and peak of flood tide to determine detailed time, area and scope, scale of effects causing flooding, identify safe place to relocate, and annually update, add data to widely disseminate in order to timely forecast and warn closely with the actual situation.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

(Attached Appendix I).

c) When there is forecast of heavy rain (from 51 to 100 mm) to very large rainfall (more than 100 mm) and peak of flood tide (water level measured at Phu An station) exceeded level of alarm I (from 1.30 m or more ), the Standing Committee of Command for the Prevention and Combat of Flood and Storm and Search and Rescue of the city coordinates with Operation Center of anti-flooding program of city to identify the flooding affected areas for sending warning information to the agencies, units and people to actively implement measures of prevent and combat.

2. To enhance the dissemination of information, grasp thoroughly the motto of proactive prevention, combat of flooding:

a) The agencies of public information promptly update and provide complete information of forecasts and warnings of weather, meteorology, hydrology together contents of recommendations and instructions of the functional authorities of the measures of prevention, combat for the agencies, units, people know and proactively implement.

b) People's Committees of uban districts – rural districts and wards - communes - towns directly managing their areas must always grasp thoroughly the motto "four in place" in the period of prevention, combat right at the facilities to have plans to hold well the site inspection before flood season. Timely Inform, communicate and disseminate the plans, proactive measures of prevention, combat of the localities to the agencies, units, cadres, civil servants and people in the area for ready adaptatio to avoid passive situation, awkward, or uncertainty, confusion when dealing and handling situations of natural disasters, especially floods extending over large areas.

3. Actively implement measures to prevent and combat effectively:

a) For functional agencies (Office of the Standing Committee of Command for the Prevention and Combat of Flood and Storm and Search and Rescue of city, the Departments – branches of city - uban districts – rural districts and wards - communes - towns):

- Before the wet season, the flood tides (from January to June every year):

+ People's Committees of surounding uban districts – rural districts: focus on speeding up construction, repair, upgrading and strengthening of the works of anti-flood, sluices to prevent tide, embankments combined rural roads, drainage. Organize to dredge and clear system of canals, drainage culverts, regulating lakes in the area by the plan has been approved by the city at the beginning of the year. In particular, from the quarter I, it must organize a general inspection of entire system of embankments, dikes for timely detection of the critical sections need to be upgraded and reinforced to ensure safety before the rainy season, flood tides. Actively inspect, review, identify additional critical areas need to be evacuated, relocated, the solid places to receive number of population expected to be evacuated, relocated to temporarily reside during the occurence of natural disasters to ensure life safety and properties of citizens.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

+ The Departments – branches of city - uban districts – rural districts shall inspect and have the plans to repair, recommend the units, owners to repair, upgrade, reinforce safety of warehouses, the degraded works, the underground works; at the same time, review and add plans, measures to prevent flooding when incidents occur. Perform regular maintenance regime of available facilities and equipment to ensure the operation for response to the flooding in a timely and efficient manner.

- To organize on duty for commanding, executing the preparation and implementation of plans and measures to respond right before the flooding incident occurs.

- To prepare forces, means: the Departments – branches - uban districts – rural districts, wards – cummunes -towns promptly prepare the plans to mobilize forces, means and materials in place of their units, localities to initiative to organize the timely prevention and combat. The entire operations of the Departments – branches - uban districts – rural districts, wards – cummunes –towns are converted to state of preparedness.

- The direction and command:

+ When there is forecast information of medium rain (16 to 50 mm) to heavy rain in the city area combined with flood tides of alarm I (1.30 m) or more:

Office of the Standing Committee of Command for the Prevention and Combat of Flood and Storm and Search and Rescue of city, the Operation Center of anti-flooding program of city, the key uban districts – rural districts, wards – cummunes – towns of low-lying areas, coastal rivers implement the guide and prepare the prevention, combat and response to under the plan.

+ When there is forecast information of heavy rain to very heavy rain in the city area combined with flood tides of alarm II (1.40 m) or more and discharging flood in the upstream:

• Standing Committee of Command for the Prevention and Combat of Flood and Storm and Search and Rescue of city, the Operation Center of anti-flooding program of city, the Departments of Transport, the Departments – branches of the city, the members of Standing Committee of Command for the Prevention and Combat of Flood and Storm and Search and Rescue of city to guide and implement measures to prevent, combat and respond according to the plan. Directly to inspect, urge the key areas to organize the performance of the measures of prevention, combat and response.

• People's Committees of urban districts – rural districts, - communes - towns focus on directing, preparing the mobilization of forces, means and equipment available for response under the plan.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Standing Committee of Command for the Prevention and Combat of Flood and Storm and Search and Rescue of city advises the People's Committee of city to direct and implement emergency measures to mobilize generally the resources in the city to make the prevention, combat and response to under the plan.

b) For the people:

- In the inner city:

+ Actively reserve clean water, food, essential food and medicines for treating common ills.

+ Provide information on the state of flooding in the living area for the authorities; newspapers, radio station and local authorities for assistance, timely rescue.

+ Regularly monitor the forecasts, warnings and instructions of the functional authorities in order to self-implement the measures to prevent, avoid, not going to the dangerous, deep submerged area.

+ Manage children, care for the elders, the sicks, the disabled (if any) safely.

+ Inspect the safety of electrical equipment, goods, materials; arrange papers, furnitures and property in high places.

- Surrounding and suburban areas:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

+ Promptly harvest in advance the agricultural products, aquatic products come to crop, protect, move pets, livestock and poultry to the safe areas.

+ Inspect the safety of electrical equipment, goods, materials; arrange papers, furnitures and property in high places.

+ Comply with the orders of evacuation, relocation of the local authorities to the merged, safe temporarily-residing housing.

+ It must voluntarily wear life jackets when traveling on transportation facilities of water way; minimize the use of means with small tonnage moving on the river at the rising time of tide, strong flowing water, avoid going into the swirling waters at the junction of rivers and canals.

c) For the agencies, units, companies, factories, hospitals, schools ...:

- Check, relocate, elevate equipment, materials, goods, chemicals, supplies ... to ensure safety when flooding occurs.

- Organize forces to protect the properties.

Article 5. Phase of response to flooding

1. For the functional authorities:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) To organize on duty 24/24 hours to grasp closely the situation of heavy rain, flood tides and implement response plans of their localities, units.

c) Standing Committee and members of Standing Committee of Command for the Prevention and Combat of Flood and Storm and Search and Rescue of city directly go to the area assigned to manage; leaders of the uban districts – rural districts, wards – cummunes –towns directly go to the critical areas to inspect and direct the implementation of response to flooding.

d) Some specific duties of the Departments – branches:

- The command of the city, the Border Guard Command of the city, the city Public Security, Police Department of Fire fighting, Department of Transport, Young Volunteers Force of city, Thanh Doan deploy forces and means (trucks, buses, canoes, ships, boats...) in support for the uban districts – rural districts, wards – cummunes – key towns to evacuate, relocate people and their properties in the isolated, deep flooded areas to the temporary housing, help people travel safely and organize the rescue, rescue from collapsing when the flooding occurs, especially in areas with deep flooding. Willing to coordinate with other units, support, assist to the localities as needed.

- Standing Committee of Command for the Prevention and Combat of Flood and Storm and Search and Rescue of city identifies the isolated areas, deep submerged areas to focus on the mobilization of forces, means and materials to support properly for the uban districts – rural districts, wards – cummunes – towns to handle the situations of minimizing flooding, evacuation, relocation, emergency rescue.

- Operation Center of anti-flooding program of city, Urban Sewerage MTV Limited Liability company, Young Volunteers Force of city, Police Department of Fire fighting, MTV Limited Liability Company of management and operation of irrigation services deploy forces, operate pump stations, pumps (fixed, mobile) to pump to prevent flooding in the deep flooded areas, focusing on the underground works, or densely populated areas, hospitals, schools, markets, warehouses ... to concentrate on handling.

- Department of Industry and Trade, the Committee of Vietnam Fatherland Front of city assist and supply goods, fuel, food and essential food ... for people to be evacuated, relocated to avoid flooding, rescue people of the deep flooded areas, not to let people be starved. Department of Industry and Trade directs the trading companies, supermarkets to organize the temporary markets and mobile vehicles selling goods in the isolated, deep flooded zones for the essential daily needs of people.

- City Water Supply One Member Limited Liability Company ensures safety network, source and clean water to supply for the city; expect the plans of organization to provide clean water in time for the people in the isolated areas.

- Department of Transport, the city Public Security deploys forces to separate, coordinate, guide traffic; place warning signs in the deep flooded, dangerous areas, roads for people to know and limit the travelling. Mobilize and supply vehicles to transport people and goods through the danger zones, out of the isolated, deep submerged areas, safely, make sure lifeline traffic in the important routes, gates going in and out of the city, maintain the effectiveness of the directing, operating commanding smoothly from the city to the the uban districts – rural districts, wards – cummunes – towns for the rescue, rescue of collapsing, social assistance, provision of essential services for the isolated, deep submerged areas; rapid clear trees fell down.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Department of Natural Resources and Environment, City Public Security (Department of Environmental Police) inspect, handle to ensure safety, not to spread pollution, hazardous substances (chemicals, petroleum, waste ... ) into the environment.

- Department of Construction inspects, process to ensure safely the works, housing, degraded and old apartment, especially the underground works and works with signs of cracking, subsidence, tilt due to flooding.

- The city Public Security, Young Volunteers Force of city deploy the forces to protect the security and order, social safety, the key works and properties of the people, the State and enterprises prevent bad objects taking advantage of the disaster situation to theft, rob.

- Department of Health, city Red Cross Society to mobilize forces of physician - doctors, facilities, equipment and needed drugs for first aid, disinfection, epidemic prevention, not to spread epidemic disease from the water of flooding, stagnant in residential areas.

- Department of Education and Training surveys the isolation, flooding situation to make the decision to let students off from school timely.

- Department of Information and Communications ensures the network of communications to be smooth, protect the line of telecommunications safely when flooding occurs.

- Branch of forestry inspection examines, forces the owners of farms, farms breeding aggressive wildlife (alligators, bears ...) to implement the plan to reinforce the barn, farm to ensure safety or move to the safe places, not letting feeded wild animals escape from their cages causing danger to public and the environment.

- The news agencies, press (City Television Station, Voice Station of city people, the press agencies) timely provide information and warn the situation of heavy rain, flood tides, inundation in the areas, roads and notify the traffic guidance of the authorities for the organizations, people to know and actively prevent, avoid and respond.

đ) The specific tasks of the urban, rural districts and wards - communes - towns:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Direct the Hospitals - Preventive Medicine Centers of urban, rural Districts, Medical Stations - the wards - communes - towns to mobilize the forces of physician - on-site doctors, facilities, equipment, medicines for first aid and treatment for people.

- Prepare fuel, mobilize water pump of the agencies, units and individuals in the areas of urban, rural districts, wards - communes - towns to implement anti-flooding pump.

- The urban, rural districts with small embankments preventing tide (Cu Chi, Hoc Mon rural district, Thu Duc district, District 12, Binh Chanh ...): To mobilize and allocate impact forces (soldiers, militia, Union members – youngs, workers of the public-utility company, cooperatives, roup of self-management of embankments ...), all kinds of materials (sheeting- indigo, sand - soil, bamboo, iron ...) and tools, necessary means to make immediate reinforcement of sections of critical embankments, overcome the sections of embankments broken, spilled, not letting embankments broken causing serious influence.

2. For people:

a) Be careful when passing through the wetland areas, including the familiar areas, just go through when it is assured that there is no danger and that it has the forces and means of support.

b) Comply with warning signs or instructions of the responsible person.

c) Do not try to save the property swept away, especially along the rivers and large canals.

d) Disconnect the power supply flooded, check carefully when using electrical appliances after the flooding; not to expose to the power source when being wet or standing in water.

đ) Use clean water economically, providing for lack of clean water during prolonged flooding.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

g) Provide timely the state of flooding in the living areas for the functional agencies, newspapers, radio station, local authorities for assistance, timely rescue.

3. For agencies, units, companies, factories, hospitals, schools ...:

a) Relocate equipment, goods, chemicals, supplies ... to the safe places.

b) Temporarily cease the production activities as deep, isolated flooding occurs.

c) Protect properties, prevent bad objects to take advantage of flooding to theft, rob.

Article 6. Recovery phase

1. Heads of the Departments – branches of city and Chairmen of People's Committees of the urban, rural districts according to functions and tasks to implement the following tasks:

a) Send people evacuated, relocated to the former houses safely and in order.

b) Help goods, food and essential staple, clean water to ensure the living conditions and life for the people.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d) Organize impact forces, volunteers to help people in overcoming the consequences, maintaining social order and security and property of people in the flooded areas.

đ) Organize statistics, assess damages as prescribed and report to the high level Committee for Command of Prevention and combat of Flood and Storm and Search and Rescue.

2. Department of Health, Red Cross Society of city mobilize forces of physician - doctors, rescue teams, facilities and equipment for first aid, treatment of patients, prevention of diseases often sufferred from flooding.

3. EVN Hochiminh city ensures safety for the grid, mobilize forces and facilities and equipment to fix probrem of power transmission lines damaged in the shortest time.

4. Department of Industry and Trade strengthens inspection and strictly handle cases of speculation, raising prices, especially food, essential food, cleawater, construction materials, fuel, gas; direct the trade companies, supermarket to organize the mobile sale of goods to provide fully necessary products for people.

5. Committee of Vietnam Fatherland Front of city organizes the assistance of food, staple and medicine for people in the disaster area. Department of Finance collaborates with the Department of Labor, War Invalids and Social Affairs, Committee of Vietnam Fatherland Front of city to advise the submission to the city People's Committee for supplementing the city budget for the urban, rural districts to support funding for people damaged with early stabilize their lives, especially households of policy, poverty, difficulties.

Part III

FORCES, FACILITIES, EQUIPMENT EXPECTED FOR MOBILIZATION

Article 7. Force

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

(Attached to Appendix II).

Article 8. Vehicles and equipment

Vehicles and equipment expected to mobilize in response to inundation include vehicles, mobile equipment and supports from the Departments - branches, units of city and facilities and equipment in place of the urban, rural districts.

(Attached to Appendix III).

Part IV

ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

Article 9. People's Committees of the urban, rural districts based on this plan promptly plan details the administration and command of prevention, combat and response to inundation due to heavy rains, flood tides occur in their urban, rural districts. At the same time, direct the wards - communes - towns to specify the performance measures in each area of residents to actively deploy the implementation.

Article 10. Upon the occurrence of widespread flooding, the Standing Committee for Command of Prevention and Combat of Flood and Storm and Search and Rescue of city promptly advises the city People's Committee to direct and implement measures to mobilize all specialized forces of the Command of the city, the Command of the Border Guard of the city, the city Public Security, Police Department of Fire fighting, Urban Sewerage MTV Limited Liability company, Urban Environment Company, MTV Limited Liability Company of management and operation of irrigation services, Passengers Transportation Company... and impact forces of the municipal Youth Union, the Young Volunteers Force of city, the urban, rural districts and wards - cummunes – towns to make the above requirements.

Article 11. The Departments - branches, urban, rural districts prioritize the allocation of annual funding to invest properly for the prevention and combat of flooding. In the directing, administration of response to natural disasters, it should concentrate forces and means to rescue effectively the deep flooded areas, areas along rivers, coastal areas, separated, and isolated residential areas to avoid occurring human damage, limit to the minimum property damage; organize zoning, handle environmental pollution right the time of arising.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 13. Committees for Command of Prevention and Combat of Flood and Storm and Search and Rescue at all levels and branches implement the regime of communication and reports as prescribed.
This plan is disseminated to the wards - communes – towns; provide extensive information to the strata and posted on the website of the the Committee for Command of Prevention and Combat of Flood and Storm and Search and Rescue of city

(address: http://www.phongchonglutbaotphcm.gov.vn – the item "Plan of Prevention and Combat of Natural Disaster")./.

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Decision No. 2440/QD-UBND of May 17, 2011, issuing proactive plan for prevention and combat, response to status of flooding due to heavy rains and flood tide in the city

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


3.164

DMCA.com Protection Status
IP: 18.117.145.41
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!