Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị quyết 789/NQ-UBTVQH14 2019 thực hiện Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam là thành viên

Số hiệu: 789/NQ-UBTVQH14 Loại văn bản: Nghị quyết
Nơi ban hành: Uỷ ban Thường vụ Quốc hội Người ký: Nguyễn Thị Kim Ngân
Ngày ban hành: 17/10/2019 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN THƯỜNG VỤ
QUỐC HỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 789/NQ-UBTVQH14

Hà Nội, ngày 17 tháng 10 năm 2019

NGHỊ QUYẾT

THÀNH LẬP ĐOÀN GIÁM SÁT “VIỆC THỰC HIỆN CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO (FTA) MÀ VIỆT NAM LÀ THÀNH VIÊN”

ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Căn cứ Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân số 87/2015/QH13;

Căn cứ Nghị quyết số 334/2017/UBTVQH14 ngày 11 tháng 01 năm 2017 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Quy chế “Tổ chức thực hiện một số hoạt động giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội”;

Căn cứ Nghị quyết số 738/NQ-UBTVQH14 ngày 30 tháng 7 năm 2019 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chương trình giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội năm 2020;

Xét đề nghị của Tổng Thư ký Quốc hội,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Thành lập Đoàn giám sát

1. Thành lập Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về “Việc thực hiện các Hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam là thành viên”,

2. Ủy ban Thường vụ Quốc hội giao:

- Bà Tòng Thị Phóng, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội làm Trưởng Đoàn giám sát;

- Ông Nguyễn Văn Giàu, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội làm Phó Trưởng Đoàn giám sát;

- Ông Vũ Hồng Thanh, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế làm Phó Trưởng Đoàn giám sát;

3. Thành phần Đoàn giám sát và Kế hoạch giám sát được ban hành kèm theo Nghị quyết này.

Điều 2. Trách nhiệm, nhiệm vụ, quyền hạn của Đoàn giám sát, các cơ quan, cá nhân có liên quan

1. Trưởng Đoàn giám sát chịu trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo hoạt động của Đoàn giám sát

2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Đoàn giám sát thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 27 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân; Quy chế tổ chức thực hiện một số hoạt động giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội và các quy định pháp luật liên quan.

3. Đoàn giám sát có trách nhiệm triển khai thực hiện Kế hoạch giám sát; báo cáo kết quả giám sát với Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp tháng 9/2020; chuẩn bị dự thảo và trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết về kết quả giám sát chuyên đề; chuẩn bị báo cáo kết quả giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội gửi đến Quốc hội tại kỳ họp thứ 10.

4. Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội giúp Đoàn giám sát về những vấn đề liên quan đến nội dung giám sát.

5. Văn phòng Quốc hội giúp Đoàn giám sát về xây dựng chương trình, kế hoạch, công tác bảo đảm, tổ chức phục vụ các hoạt động của Đoàn giám sát.

6. Căn cứ điều kiện của địa phương và yêu cầu cụ thể của Đoàn giám sát, Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức giám sát về nội dung chuyên đề nói trên tại địa phương và gửi báo cáo kết quả giám sát đến Đoàn giám sát để tổng hợp, báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Điều 3. Tổ chức thực hiện

Đoàn giám sát, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, các Ban thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, Văn phòng Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị quyết này./.


Nơi nhận:
- UBTVQH;
- Chính phủ;
- Ủy ban TW MTTQVN;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ;
- TANDTC, VKSNDTC, KTNN;
- HĐDT, UB của QH, các Ban thuộc UBTVQH;
- VPTWĐ, VPCTN, VPQH, VPCP;
- Các vị đại biểu Quốc hội;
- Đoàn ĐBQH, UBND tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Các Vụ, đơn vị của VPQH;
- VP Đoàn ĐBQH, HĐND và UBND các tỉnh, thành phố: Bắc Kạn, Đà Nẵng, Hà Giang, Hà Tĩnh, Lâm Đồng, Quảng Ninh, Tây Ninh, Thái Bình, Tiền Giang, Long An và Yên Bái; VP Đoàn ĐBQH và HĐND Thành phố Hồ Chí Minh;
- Lưu: HC, GS;
Số Epas: 86780

TM. ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI
CHỦ TỊCH




Nguyễn Thị Kim Ngân

THÀNH PHẦN ĐOÀN GIÁM SÁT

“VIỆC THỰC HIỆN CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO (FTA) MÀ VIỆT NAM LÀ THÀNH VIÊN”
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 789/NQ-UBTVQH14)

I. THÀNH VIÊN ĐOÀN GIÁM SÁT1

1. Bà Tòng Thị Phóng, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội làm Trưởng Đoàn giám sát;

2. Ông Nguyễn Văn Giàu, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội làm Phó Trưởng Đoàn giám sát;

3. Ông Vũ Hồng Thanh, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế làm Phó Trưởng Đoàn giám sát;

4. Ông Nguyễn Mạnh Tiến, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại, thành viên, Tổ trưởng Tổ Giúp việc;

5. Ông Vũ Hải Hà, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại, thành viên;

6. Ông Nguyễn Sĩ Cương, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại, thành viên;

7. Ông Dương Quốc Anh, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế, thành viên;

8. Bà Lê Thu Hà, Ủy viên Thường trực Ủy ban Đối ngoại, thành viên;

8. Ông Đinh Công Sỹ, Ủy viên Thường trực Ủy ban Đối ngoại, thành viên;

9. Ông Đôn Tuấn Phong, Ủy viên Thường trực Ủy ban Đối ngoại, thành viên;

10. Ông Lê Anh Tuấn, Ủy viên Thường trực Ủy ban Đối ngoại, thành viên;

11. Ông Nguyễn Phương Tuấn, Ủy viên Thường trực Ủy ban Đối ngoại, thành viên;

12. Ông Phùng Văn Hùng, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế, thành viên;

13. Ông Trần Quang Chiểu, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính, ngân sách, thành viên;

14. Bà Nguyễn Vân Chi, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính, ngân sách, thành viên;

15. Bà Trần Hồng Nguyên, Ủy viên Thường trực Ủy ban Pháp luật, thành viên, thành viên;

16. Bà Lê Thị Yến, Ủy viên Thường trực Ủy ban về các vấn đề Xã hội của Quốc hội, thành viên;

17. Ông Nguyễn Tuấn Anh, Ủy viên Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, thành viên;

18. Bà Đinh Thị Phương Lan, Ủy viên Thường trực Hội đồng Dân tộc, thành viên;

19. Ông Nguyễn Minh Đức, Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh, thành viên;

20. Ông Nguyễn Quốc Hưng, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, thành viên;

21. Ông Bùi Thanh Sơn, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao, ĐBQH tỉnh Đăk Nông, thành viên;

22. Ông Hoàng Văn Cường, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, ĐBQH thành phố Hà Nội, thành viên;

23. Ông Trần Hoàng Ngân, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP Hồ Chí Minh, ĐBQH TP Hồ Chí Minh, thanh viên;

24. Đại diện Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi Đoàn đến giám sát.

II. ĐẠI BIỂU MỜI THAM GIA ĐOÀN GIÁM SÁT

1. Ông Đặng Minh Đức, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Châu Âu, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam;

2. Bà Tô Minh Thu, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược ngoại giao, Học viện Ngoại giao;

3. Bà Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam;

4. Ông Nguyễn Anh Dương, Trưởng Ban nghiên cứu tổng hợp, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương;

5. Ông Trần Anh Tuấn, Phó Trưởng Ban phong trào, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam.

KẾ HOẠCH GIÁM SÁT

“VIỆC THỰC HIỆN CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO (FTA) MÀ VIỆT NAM LÀ THÀNH VIÊN”
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 789/NQ-UBTVQH14)

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Xem xét, đánh giá việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật để triển khai thực hiện các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam là thành viên.

- Đánh giá những kết quả đạt được, hạn chế, bất cập, khó khăn, vướng mắc và xác định nguyên nhân, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc tổ chức triển khai thực hiện các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam là thành viên.

- Đề xuất, kiến nghị những giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam là thành viên; hoàn thiện chính sách, pháp luật có liên quan và công tác chuẩn bị pháp luật để đàm phán ký kết các Hiệp định thương mại dự do mới.

2. Yêu cầu

- Xem xét, đánh giá đầy đủ, trung thực, khách quan, đúng quy định của pháp luật.

- Bảo đảm thực hiện theo đúng thời gian và tiến độ đã đề ra trong Kế hoạch giám sát.

II. PHẠM VI GIÁM SÁT

Ủy ban Thường vụ Quốc hội giám sát việc thực hiện các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam là thành viên trên phạm vi cả nước.

Thời gian: Từ khi các Hiệp định có hiệu lực đến năm 2019.

III. ĐỐI TƯỢNG GIÁM SÁT

1. Cơ quan chịu sự giám sát ở trung ương

- Chính phủ báo cáo chung về việc thực hiện các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam là thành viên.

- Các Bộ, ngành: Công Thương, Ngoại giao, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Khoa học và Công nghệ, Thông tin và Truyền thông, Giao thông vận tải, Tư pháp, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và một số cơ quan có liên quan báo cáo về tình hình ban hành và thực hiện các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam là thành viên thuộc phạm vi quản lý của bộ, ngành, cơ quan; đồng thời gửi báo cáo cho Chính phủ để tổng hợp.

- Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và một số cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp có hoạt động liên quan báo cáo việc thực hiện các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam là thành viên.

2. Cơ quan chịu sự giám sát ở địa phương

Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương báo cáo về nội dung chuyên đề giám sát thuộc phạm vi của tỉnh, thành phố, địa phương.

IV. NỘI DUNG GIÁM SÁT

Đoàn giám sát thực hiện các nội dung giám sát sau đây:

1. Việc ban hành và tổ chức triển khai thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về việc thực hiện các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam là thành viên. Rà soát các quy định của pháp luật trong nước còn chưa phù hợp trong quá trình triển khai thực hiện các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam là thành viên.

2. Thực trạng công tác chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện của Chính phủ, các Bộ, ngành, cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và tổ chức, cá nhân có liên quan trong thực hiện các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam là thành viên cũng như trong triển khai các kế hoạch thực hiện điều ước quốc tế do Thủ tướng Chính phủ ban hành. Tập trung làm rõ và xác định nguyên nhân của những hạn chế, bất cập, khó khăn, vướng mắc trong tổ chức thực hiện. Công tác kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm các quy định pháp luật có liên quan.

3. Các giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam là thành viên. Công tác chuẩn bị pháp luật để đàm phán ký kết các Hiệp định thương mại tự do mới trong thời gian tới.

V. PHƯƠNG THỨC GIÁM SÁT

Đoàn giám sát thực hiện các hoạt động giám sát theo các quy định của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, Quy chế “Tổ chức thực hiện một số hoạt động giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội”2 (sau đây gọi tắt là Quy chế giám sát), cụ thể như sau:

1. Tổ chức cuộc họp của Đoàn giám sát, cuộc làm việc với cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan tại trung ương về tình hình thực hiện các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam là thành viên.

2. Tổ chức các Đoàn công tác để tiến hành giám sát tại địa phương, cơ sở về tình hình thực hiện các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam là thành viên.

3. Hoàn thiện báo cáo kết quả giám sát chuyên đề, báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp tháng 9/2020.

4. Xây dựng dự thảo nghị quyết giám sát chuyên đề trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, thông qua và chuẩn bị báo cáo kết quả giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội gửi Quốc hội tại kỳ họp thứ 10.

Trường hợp cần thiết, Trưởng Đoàn giám sát có thể quyết định tổ chức hội nghị để triển khai hoạt động của Đoàn giám sát, tổ chức hội thảo, tọa đàm để thu thập thông tin, hoàn thiện báo cáo kết quả giám sát.

VI - TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Triển khai công tác chuẩn bị (trước tháng 12/2019)

1.1. Thành lập Tổ giúp việc Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội theo Điều 39 Quy chế giám sát.

1.2. Xây dựng đề cương báo cáo để cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát báo cáo (bao gồm: Chính phủ, các bộ, ngành hữu quan, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương) và thông báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

1.3. Xây dựng đề cương báo cáo để Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (trừ các địa phương Đoàn giám sát có tổ chức Đoàn công tác đến làm việc) tổ chức giám sát tại địa phương, gửi báo cáo kết quả giám sát đến Đoàn giám sát.

1.4. Xây dựng đề cương báo cáo kết quả giám sát của Đoàn giám sát và ban hành đồng thời với Kế hoạch giám sát chi tiết của Đoàn giám sát (theo Điều 28 Quy chế giám sát), ban hành chậm nhất là ngày 30/10/2019.

1.5. Thời gian gửi báo cáo đến Đoàn giám sát thực hiện theo quy định tại Khoản 4 Điều 32 của Quy chế giám sát.

1.6. Tổ chức hội nghị triển khai hoạt động của Đoàn giám sát để công bố Nghị quyết thành lập Đoàn giám sát (kèm thành phần, kế hoạch giám sát), Tổ giúp việc, phân công nhiệm vụ thành viên Đoàn giám sát, tuyên truyền về hoạt động giám sát chuyên đề và một số nội dung liên quan.

2. Đoàn giám sát làm việc với Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương, tổ chức, cá nhân liên quan; tổng hợp báo cáo của các cơ quan chịu sự giám sát (tháng 12/2019-7/2020)

- Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương, tổ chức, cá nhân liên quan gửi báo cáo theo nội dung đã được yêu cầu.

- Đoàn giám sát chỉ đạo Tổ giúp việc tiếp nhận, nghiên cứu, tập hợp, tổng hợp các tư liệu, tài liệu, báo cáo và thông tin có liên quan của các cơ quan, tổ chức, cá nhân gửi tới Đoàn giám sát; tổng hợp báo cáo của các cơ quan theo các đề cương báo cáo đã gửi và yêu cầu báo cáo bổ sung (nếu có).

- Đoàn giám sát tổ chức các Đoàn công tác để tiến hành giám sát tại một số địa phương, cơ sở về tình hình thực hiện các Hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam là thành viên.

- Đoàn giám sát làm việc với đại diện Chính phủ, Bộ, ngành, các cơ quan có liên quan về nội dung chuyên đề giám sát.

- Đoàn giám sát tổ chức hội thảo, tọa đàm lấy ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan (nếu có).

- Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (trừ các địa phương Đoàn giám sát có tổ chức Đoàn công tác đến làm việc) tiến hành giám sát tại địa phương và gửi báo cáo kết quả giám sát đến Đoàn giám sát theo yêu cầu cụ thể của Đoàn giám sát.

3. Xây dựng báo cáo kết quả giám sát (tháng 7-8/2020)

- Đoàn giám sát xây dựng dự thảo báo cáo kết quả giám sát của Đoàn giám sát và dự thảo nghị quyết giám sát chuyên đề. Nghiên cứu, đánh giá các báo cáo của Chính phủ, các cơ quan ở trung ương và địa phương về tình hình thực hiện các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam là thành viên. Nghiên cứu, rà soát Nghị quyết, Chỉ thị của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, các văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ và địa phương về tình hình thực hiện các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam là thành viên.

- Tiếp tục tổ chức hội thảo, hội nghị lấy ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đóng góp vào dự thảo Báo cáo (nếu có).

- Tổ chức làm việc với đại diện Chính phủ về dự thảo Báo cáo kết quả giám sát của Đoàn giám sát.

- Đoàn giám sát tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện Báo cáo kết quả giám sát báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp tháng 9/2020.

4. Giúp Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành nghị quyết giám sát chuyên đề và gửi báo cáo kết quả giám sát đến Quốc hội (tháng 8-10/2020)

Đoàn giám sát giúp Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết giám sát chuyên đề; hoàn thiện báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về kết quả giám sát chuyên đề gửi Quốc hội tại kỳ họp thứ 10.



1 Trên cơ sở quy định tại Khoản 2, Điều 24 Quy chế tổ chức thực hiện một số hoạt động giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội, thành phần Đoàn giám sát của UBTVQH.

2 Ban hành theo Nghị quyết số 334/2017/UBTVQH14 ngày 11/01/2017 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị quyết 789/NQ-UBTVQH14 ngày 17/10/2019 về thành lập Đoàn giám sát “Việc thực hiện các Hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam là thành viên” do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.478

DMCA.com Protection Status
IP: 18.191.162.73
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!