TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 6087 : 2010
ISO 247 : 2006
CAO
SU - XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG TRO
Rubber
- Determination of ash
Lời nói đầu
TCVN 6087 : 2010 thay thế cho TCVN
6087 : 2004
TCVN 6087 : 2010 hoàn toàn tương
đương với ISO 247 : 2006.
TCVN 6087 : 2010 do Tiểu ban Kỹ
thuật Tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC45/SC2 Cao su - Phương pháp thử biên
soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ
công bố.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
CAO
SU - XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG TRO
Rubber
- Determination of ash
1. Phạm vi áp dụng
1.1. Tiêu chuẩn này qui định
hai phương pháp xác định hàm lượng tro đối với cao su thô, cao su hỗn luyện và
cao su lưu hóa. Các phương pháp này cũng áp dụng cho cao su thô, cao su hỗn
luyện hoặc cao su lưu hóa họ M, N, O, R và U được mô tả trong TCVN 6323 (ISO 1629),
ngoại trừ:
- Phương pháp A không áp dụng để
xác định hàm lượng tro của cao su hỗn luyện hoặc cao su lưu hóa chứa clo, brôm
hoặc iôt.
- Phương pháp B áp dụng để xác định
hàm lượng tro của cao su hỗn luyện hoặc cao su lưu hóa chứa clo, brôm hoặc iôt.
Không sử dụng phương pháp này cho cao su không hỗn luyện.
- Hỗn hợp liti và flo có thể phản
ứng với chén nung silic để tạo thành hỗn hợp bay hơi, cho kết quả hàm lượng tro
thấp. Do vậy phải sử dụng chén nung platin để tro hóa cao su chứa flo và cao su
được polyme hóa bằng xúc tác liti.
Tiêu chuẩn này không bao hàm việc
giải thích kết quả hàm lượng tro liên quan đến hàm lượng chất vô cơ của cao su
hỗn luyện hoặc cao su lưu hóa. Đây là trách nhiệm của người phân tích phải nhận
thức được các hoạt tính của phụ gia cao su ở nhiệt độ tăng cao.
Trong tất cả các trường hợp, hai
phương pháp xác định hàm lượng tro không cho kết quả như nhau, vì vậy trong báo
cáo thử nghiệm phải nêu rõ phương pháp xác định hàm lượng tro được sử dụng.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Các tài liệu viện dẫn sau đây là
rất cần thiết khi áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm
công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm
công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các bản sửa đổi, bổ sung (nếu
có).
TCVN 6086 (ISO 1795), Cao su
thiên nhiên thô và cao su tổng hợp thô - Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu thử.
TCVN 6088 (ISO 248), Cao su thô
- Xác định hàm lượng chất bay hơi.
TCVN 6323 (ISO 1629), Cao su
thiên nhiên và các loại latex - Ký hiệu và tên gọi.
3. Nguyên tắc
3.1. Phương pháp A
Phần mẫu thử đã cân được nung trong
chén nung trên đèn khò. Sau khi loại các sản phẩm phân hủy dễ bay hơi, chén
nung được chuyển sang lò nung, ở đó chén nung được nung cho đến khi tất cả các
hợp chất cacbon được đốt cháy hoàn toàn và thu được khối lượng không đổi.
3.2. Phương pháp B
Phần mẫu thử đã cân được nung trong
chén nung có axit sulfuric, trước tiên nung trên đèn khò và sau đó trong lò
nung đến khi tất cả các hợp chất cacbon được đốt cháy hoàn toàn và thu được
khối lượng không đổi.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Axit sulfuric đậm đặc (chỉ cho
phương pháp B), cấp tinh khiết phân tích, r
= 1,84 g/cm3.
5. Thiết bị, dụng cụ
Các thiết bị, dụng cụ thông thường
trong phòng thử nghiệm và các loại sau đây:
5.1. Chén nung, bằng sứ,
thạch anh hoặc platin với dung tích khoảng 50 cm3. Đối với cao su
tổng hợp thô, phải sử dụng chén nung có dung tích ít nhất là 25 cm3
trên một gam phần mẫu thử.
5.2. Tấm cách nhiệt, chịu nhiệt,
có diện tích 100 mm2 và chiều dày khoảng 5 mm có lỗ hổng ở tâm phù
hợp với chén nung (5.1). Khoảng 2/3 chén nung sẽ nhô ra dưới tấm cách nhiệt.
5.3. Đèn Bunsen hoặc loại
tương tự đèn khò.
5.4. Lò nung, gắn một ống
khói để kiểm soát dòng không khí trong lò. (Điều này có thể thực hiện bằng cách
điều chỉnh cửa lò). Thiết bị điều chỉnh nhiệt độ giữ cho nhiệt độ 550 0C
± 25 0C hoặc 950 0C ± 25 0C.
6. Chuẩn bị mẫu thử
6.1. Phần mẫu thử của cao su
thiên nhiên thô được cắt từ mẫu đồng nhất đã chuẩn bị theo TCVN 6086 (ISO
1795). Phần mẫu thử của cao su tổng hợp được cắt ra từ cao su khô thu được sau
khi tiến hành xác định hàm lượng chất bay hơi theo TCVN 6088 (ISO 248).
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
6.3. Phần mẫu thử của cao su
lưu hóa được cán thành tờ hoặc nghiền trộn trên máy cán hoặc chia nhỏ bằng tay.
6.4. Phần mẫu thử của cao su
hỗn luyện và cao su lưu hóa phải đảm bảo đại diện cho mẫu thử.
7. Cách tiến hành
7.1. Phương pháp A
Chén nung rỗng và sạch (5.1) với
kích cỡ thích hợp, được nung khoảng 30 min trong lò nung (5.4), duy trì nhiệt
độ tại 550 0C ± 25 0C, để nguội đến nhiệt độ môi trường
trong bình hút ẩm và cân chính xác đến 0,1 mg. Lấy khoảng 5 g phần mẫu thử cao
su thô hoặc 1 g đến 5 g cao su hỗn luyện hoặc cao su lưu hóa tùy theo khối
lượng tro dự kiến xác định, cân chính xác đến 0,1 mg. Cho phần mẫu thử đã cân
vào chén nung, đặt chén nung vào lỗ của tấm chịu nhiệt, cách nhiệt (5.2). Nung
nhẹ chén nung trên đèn khò (5.3) trong tủ hút có thông gió thích hợp, cẩn thận
để cao su không bị bắt lửa. Nếu bất kỳ một ít mẫu nào bị mất do bắn ra hoặc sủi
bọt, lặp lại quá trình trên với phần mẫu thử mới.
Khi cao su bị phân hủy thành một
khối than, từ từ tăng nhiệt đèn khò cho đến khi chất phân hủy dễ bay hơi bị bay
hết và thu được cặn cacbon khô. Chuyển chén nung và các chất trong chén vào lò
nung, duy trì nhiệt độ ở 550 0C ± 25 0C (xem chú thích),
hé mở cửa lò để cung cấp đầy đủ không khí cho quá trình oxy hóa cacbon.
Tiếp tục nung cho đến khi cacbon bị
oxy hóa hoàn toàn và thu được tro sạch. Lấy chén nung và các chất trong đó ra
khỏi lò nung, để nguội đến nhiệt độ môi trường trong bình hút ẩm và cân chính
xác đến 0,1 mg. Sau đó lại nung chén nung và các chất trong chén khoảng 30 min
trong lò nung, duy trì nhiệt độ ở 550 0C ± 25 0C (hoặc
950 0C ± 25 0C, xem chú thích), để nguội đến nhiệt độ môi
trường trong bình hút ẩm và cân lại chính xác đến 0,1 mg. Khối lượng này không
được khác khối lượng trước quá 1 mg trong trường hợp cao su thô hoặc hơn 1 % so
với lượng tro của cao su hỗn luyện và lưu hóa. Nếu yêu cầu này không được đáp
ứng, lặp lại các quá trình nung, để nguội và cân cho đến khi chênh lệch giữa
hai lần cân liên tiếp đáp ứng yêu cầu trên.
CHÚ THÍCH: Đối với cao su hỗn luyện
và lưu hóa, duy trì nhiệt độ tại 950 0C ± 25 0C.
7.2. Phương pháp B
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Khi phản ứng trở nên dịu hơn, tăng
nhiệt đèn khò cho đến khi axit sulfuric thừa bay hơi và còn lại cặn cacbon khô.
Chuyển chén nung và các chất trong chén vào lò nung, duy trì nhiệt độ ở 950 0C
± 25 0C, và nung khoảng 1 h cho đến khi cacbon bị oxy hóa hoàn toàn
và thu được tro sạch. Lấy chén nung và các chất trong chén ra khỏi lò, để nguội
đến nhiệt độ môi trường trong bình hút ẩm và cân chính xác đến 0,1 mg. Sau đó
lại nung chén nung và các chất trong chén khoảng 30 min trong lò nung, duy trì
nhiệt độ ở 950 0C ± 25 0C, để nguội đến nhiệt độ môi
trường trong bình hút ẩm và cân lại chính xác đến 0,1 mg.
Nếu khối lượng này chênh lệch với
khối lượng trước hơn 1 % so với lượng tro, lặp lại quá trình nung, làm nguội và
cân cho đến khi chênh lệch giữa hai lần cân liên tiếp nhỏ hơn 1 % so với lượng
tro.
8. Biểu thị kết quả
Hàm lượng tro, tính bằng phần trăm
khối lượng, theo công thức:
Trong đó:
m0 là khối lượng
của phần mẫu thử, tính bằng gam;
m1 là khối lượng
của chén nung rỗng, tính bằng gam;
m2 là khối lượng
của chén nung và tro, tính bằng gam.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Báo cáo kết quả thử nghiệm phải bao
gồm các thông tin sau:
a) Các thông tin cần thiết để nhận
biết mẫu thử một cách đầy đủ;
b) Viện dẫn tiêu chuẩn này;
c) Phương pháp thử đã áp dụng:
phương pháp A hay phương pháp B;
d) Nhiệt độ được sử dụng và lý do
lựa chọn nếu nhiệt độ sử dụng trong phương pháp A là 950 0C;
e) Hàm lượng tro của sản phẩm được
thử, tính bằng phần trăm khối lượng;
f) Ngày thử nghiệm.