BỘ
TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC THUẾ
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------
|
Số: 3921/TCT-CS
V/v thuế GTGT.
|
Hà
Nội, ngày 23 tháng 09
năm 2015
|
Kính
gửi:
|
- Cục Thuế tỉnh Đồng Nai;
- Công ty TNHH Hai Dung.
(Địa chỉ: 121/10 đường Hồng Hà, phường 2, Q. Tân Bình, TP.
HCM)
|
Tổng cục Thuế nhận được công văn số
15/CV-HD ngày 10/7/2015 của Công ty TNHH Hai Dung vướng mắc về khai điều chỉnh
bổ sung thuế giá trị gia tăng (GTGT), thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) đối với
giao dịch chuyển nhượng bất động sản bị hủy bỏ và hoàn thuế TNDN. Về nội dung
này, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:
1. Về nguyên tắc giao dịch mua bán bất
động sản giữa các bên (người mua, người bán) là giao dịch dân sự nên các bên thực
hiện theo quy định của Luật Dân sự và quy định tại Hợp đồng chuyển nhượng bất động
sản ký kết giữa các bên.
Theo quy định của Luật thuế giá trị
gia tăng, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành thì
cơ sở kinh doanh bất động sản (người bán) khi thu tiền theo tiến độ phải lập
hóa đơn, kê khai nộp thuế GTGT và thuế TNDN theo quy định.
2. Trường hợp có
căn cứ xác định việc mua bán bất động sản không thành công thì các bên (người
mua, người bán) thực hiện theo thỏa thuận giữa các bên. Về
nghĩa vụ thuế thì các bên thực hiện điều chỉnh theo quy định của Luật Quản lý
thuế, Luật chính sách thuế và các văn bản hướng dẫn.
Cụ thể:
Tại Khoản 5 Điều 10
Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật quản lý thuế:
“5. Khai bổ sung hồ sơ khai thuế
a) Sau khi hết hạn nộp hồ sơ khai
thuế theo quy định, người nộp thuế phát hiện hồ sơ khai thuế đã nộp cho cơ quan
thuế có sai sót thì được khai bổ sung hồ sơ khai thuế.
Đối với
loại thuế có kỳ quyết toán thuế năm: Trường hợp
chưa nộp hồ sơ khai quyết toán thuế năm thì người nộp thuế khai bổ sung hồ sơ khai thuế tạm nộp của tháng, quý có sai sót, đồng thời tổng hợp số liệu khai bổ sung vào hồ sơ khai quyết
toán thuế năm. Trường hợp đã nộp hồ sơ khai quyết toán thuế năm thì chỉ khai bổ
sung hồ sơ khai quyết toán thuế năm. Trường hợp hồ sơ khai bổ sung hồ sơ quyết
toán thuế năm làm giảm số thuế phải nộp nếu cần xác định lại số thuế phải nộp của tháng, quý thì khai bổ sung hồ sơ khai tháng, quý và tính lại tiền chậm nộp (nếu có).
Hồ sơ khai thuế bổ sung được nộp
cho cơ quan thuế vào bất cứ ngày làm việc nào, không
phụ thuộc vào thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của lần
tiếp theo, nhưng phải trước khi cơ quan thuế, cơ
quan có thẩm quyền công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế; nếu cơ quan thuế,
cơ quan có thẩm quyền
đã ban hành kết luận, quyết định xử lý về thuế sau
kiểm tra, thanh tra thì người nộp thuế được khai bổ
sung, điều chỉnh:
- Người nộp thuế phát hiện
hồ sơ khai thuế đã nộp còn sai sót nhưng không liên quan đến thời kỳ, phạm vi
đã kiểm tra, thanh tra thì người nộp thuế được khai
bổ sung, điều chỉnh và phải nộp tiền chậm nộp theo quy định.
- Người nộp thuế phát hiện
hồ sơ khai thuế đã nộp còn sai sót liên quan đến thời
kỳ đã kiểm tra, thanh tra nhưng không thuộc phạm vi
đã kiểm tra, thanh tra thì người nộp thuế được khai bổ sung, điều chỉnh và phải nộp tiền chậm nộp theo quy định.
- Người nộp thuế phát hiện
hồ sơ khai thuế đã nộp còn sai sót liên quan đến thời
kỳ, phạm vi đã kiểm tra, thanh tra dẫn đến phát sinh tăng số thuế phải nộp, giảm số thuế đã được hoàn, giảm số thuế được khấu trừ, giảm số thuế đã nộp thừa
thì người nộp thuế được khai bổ sung, điều chỉnh và
bị xử lý theo quy định như đối với trường hợp cơ
quan thuế, cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra phát hiện.
Trường hợp cơ quan thuế, cơ quan
có thẩm quyền đã ban hành kết luận, quyết định xử lý về thuế liên quan đến tăng, giảm số thuế
GTGT còn được khấu trừ thì người nộp thuế thực hiện
khai điều chỉnh vào hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế nhận được kết luận, quyết định xử lý về thuế theo kết
luận, quyết định xử lý về thuế của cơ quan thuế, cơ
quan có thẩm quyền (người nộp thuế không phải lập hồ sơ khai bổ sung).”
Tại Điều 33 Thông tư số
156/2013/TT-BTC hướng dẫn:
“Điều 33. Xử lý số tiền thuế, tiền
chậm nộp, tiền phạt nộp thừa
1. Tiền thuế, tiền chậm nộp
và tiền phạt được coi là nộp thừa khi:
a) Người nộp thuế có số tiền
thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đã nộp lớn hơn số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt phải nộp đối với từng loại thuế có cùng nội dung kinh
tế (tiểu mục) quy định của mục lục ngân sách nhà nước
trong thời hạn 10 (mười) năm tính từ ngày nộp tiền vào ngân sách nhà nước. Đối với loại thuế phải quyết toán thuế thì người nộp thuế chỉ được xác định
số thuế nộp thừa khi có số thuế đã nộp lớn hơn số thuế phải nộp theo quyết toán thuế.
b) Người nộp thuế có số tiền thuế
được hoàn theo quy định của pháp luật về thuế giá
trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường, thuế thu nhập cá
nhân (trừ trường hợp nêu tại điểm a khoản này).”
2. Người nộp thuế có quyền
giải quyết số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa theo thứ tự quy định
sau:
a) Bù trừ tự động với số tiền
thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt còn nợ hoặc còn phải nộp của cùng loại thuế theo
hướng dẫn tại khoản 1 Điều 29 Thông tư này (trừ trường hợp nêu tại điểm b khoản 1 Điều này).
b) Bù trừ tự động với số tiền
phải nộp của lần nộp thuế tiếp theo của từng loại thuế có cùng nội dung kinh tế (tiểu mục) quy định của mục lục ngân sách
nhà nước (trừ trường hợp nêu tại điểm b khoản 1 Điều này). Trường hợp quá 06
(sáu) tháng kể từ thời điểm
phát sinh số tiền thuế nộp thừa mà không phát sinh khoản phải nộp tiếp theo thì thực hiện theo hướng dẫn tại điểm c khoản này.
c) Người nộp thuế có số tiền
thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa theo hướng dẫn tại điểm b khoản 1 Điều
này và người nộp thuế có số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa quy định
tại điểm a khoản này sau khi thực hiện bù trừ theo hướng dẫn tại điểm a, điểm b
khoản này mà vẫn còn số tiền thuế, tiền chậm nộp,
tiền phạt nộp thừa thì người nộp thuế gửi hồ sơ để nghị hoàn thuế đến cơ quan thuế trực tiếp quản lý để được giải quyết hoàn thuế theo hướng dẫn tại Chương VII Thông tư này.
- Trường hợp người nộp thuế
được hoàn thuế, vẫn còn nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt thì phải thực hiện
bù trừ trước khi hoàn thuế. Thứ tự thanh toán bù trừ được thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 29 Thông tư này.
Trường hợp kết quả thanh tra, kiểm
tra hoàn thuế xác định người nộp thuế vừa có số tiền thuế được hoàn, vừa có số
tiền thuế bị truy thu, số tiền chậm nộp, tiền phạt thì cơ quan thuế ban hành
quyết định xử lý vi phạm pháp luật về thuế đồng thời
bù trừ ngay số tiền thuế được hoàn với số tiền thuế bị truy thu, số tiền chậm nộp,
tiền phạt của người nộp thuế khi ra quyết định hoàn
thuế kiêm bù trừ thu ngân sách nhà nước.
Trường hợp số tiền thuế, tiền chậm
nộp, tiền phạt còn nợ của người nộp thuế vừa phải nộp vào tài khoản thu ngân
sách nhà nước vừa phải nộp vào tài khoản tạm thu, tạm giữ của ngân sách thì ưu
tiên bù trừ cho số tiền phải nộp vào tài khoản thu
ngân sách nhà nước.
Trường hợp người nộp thuế có
số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt thuộc nhiều địa bàn
thu ngân sách khác nhau thì được ưu tiên bù trừ đối với loại thuế có cùng địa bàn
hạch toán thu ngân sách với loại thuế nộp thừa.
Trường hợp người nộp thuế có số tiền thuế, tiền chậm
nộp, tiền phạt của nhiều cơ quan quản lý thuế khác nhau thì được ưu tiên bù trừ đối
với loại thuế có cùng cơ quan quản lý loại thuế nộp thừa.
Trường hợp người nộp thuế được
hoàn thuế, vẫn còn nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nhưng không đề nghị
bù trừ khi đề nghị hoàn thuế, cơ quan thuế ra thông báo gửi người nộp thuế và phải thực hiện bù trừ số được hoàn với số
thuế còn nợ ngân sách khi quyết định hoàn thuế cho người nộp thuế.
- Trường hợp sau khi thực
hiện bù trừ, người nộp thuế vẫn còn số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp
thừa thì được ngân sách nhà nước hoàn trả theo quy định.
Trường hợp hoàn các khoản thuế nộp
thừa (trừ hoàn thuế TNCN) mà người nộp thuế nộp tiền thuế tại nhiều địa phương
khác, khi thực hiện bù trừ số thuế nộp thừa với số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền
phạt còn nợ nêu tại điểm c khoản này, cơ quan thuế phải ghi rõ số tiền hoàn trả
từ ngân sách nhà nước của từng địa phương theo tỷ lệ
tương ứng với số tiền thuế đã nộp ngân sách nhà nước tại từng địa phương đó.
d) Hồ sơ hoàn thuế, thủ tục
giải quyết hồ sơ hoàn thuế, thủ tục hoàn trả tiền thuế bù trừ với khoản thu
NSNN được thực hiện theo hướng dẫn tại Chương VII Thông tư này.”
Tại Điểm 1.1 mục II Phần
G Thông tư số 130/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn
thi hành một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 và hướng
dẫn thi hành Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ quy định
chi tiết thi hành một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp như sau:
“1.1. Doanh thu từ hoạt động
chuyển nhượng bất động sản.
a) Doanh thu từ hoạt động chuyển
nhượng bất động sản được xác định theo giá thực tế chuyển nhượng bất động sản (bao gồm cả các
khoản phụ thu và phí thu thêm nếu có) tại thời điểm
chuyển nhượng bất động
sản.
Trường hợp giá chuyển quyền sử dụng
đất thấp hơn giá đất do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương quy định thì tính theo giá do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương quy định tại thời điểm chuyển nhượng bất động sản.
Thời điểm xác định doanh thu tính thuế là thời điểm bên bán bàn giao bất động sản cho
bên mua, không phụ thuộc việc bên mua đã đăng ký
quyền sở hữu tài sản, quyền sử
dụng đất, xác lập quyền sử dụng đất tại cơ quan nhà
nước có thẩm quyền.
Trường hợp doanh nghiệp được nhà
nước giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, nhà để chuyển nhượng hoặc cho thuê, có thu tiền ứng
trước của khách hàng theo tiến độ dưới mọi hình thức thì thời điểm xác định
doanh thu tính thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp
là thời điểm thu tiền của khách hàng.
- Trường hợp
doanh nghiệp có thu tiền của khách hàng mà
đã xác định được chi phí tương ứng với doanh
thu thì doanh nghiệp kê khai nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp
theo doanh thu trừ chi phí.
- Trường hợp doanh nghiệp
có thu tiền của khách hàng mà chưa xác định được chi phí tương ứng với doanh
thu thì doanh nghiệp kê khai tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo tỷ lệ 2%
trên doanh thu thu được tiền và doanh thu này chưa phải tính vào doanh thu tính
thuế thu nhập doanh nghiệp trong năm.
Các doanh nghiệp trước năm 2009 đã
thu tiền của khách hàng theo tiến độ công trình nhưng chưa kê khai nộp thuế thu
nhập doanh nghiệp thì số tiền đã thu được của khách hàng phải kê khai vào năm
2009 để xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp theo nguyên tắc nêu
trên.
Khi bàn giao bất động sản, doanh nghiệp
quyết toán lại số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp. Trường hợp số thuế thu nhập doanh nghiệp đã tạm nộp thấp hơn số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp thì doanh nghiệp phải nộp
đủ số thuế còn thiếu vào Ngân sách Nhà nước. Trường hợp số thuế thu nhập doanh
nghiệp đã tạm nộp lớn hơn số thuế phải nộp thì doanh nghiệp được trừ số thuế nộp
thừa vào số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của kỳ tiếp theo hoặc được hoàn
lại số thuế đã nộp thừa.
Tại Điều 20 Thông tư số
39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn về xử lý đối với
hóa đơn đã lập:
“1. Trường hợp lập hóa đơn chưa
giao cho người mua, nếu phát hiện hóa đơn lập sai,
người bán gạch chéo các liên và lưu giữ số hóa đơn
lập sai.
2. Trường hợp hóa đơn đã lập
và giao cho người mua nhưng chưa giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ hoặc hóa đơn
đã lập và giao cho người mua, người bán và người
mua chưa kê khai thuế nếu phát hiện sai phải hủy bỏ, người bán và người mua lập
biên bản thu hồi các liên của số hóa đơn đã lập sai. Biên bản thu hồi hóa đơn
phải thể hiện được lý do
thu hồi hóa đơn. Người bán gạch chéo các liên, lưu
giữ số hóa đơn lập sai và lập lại hóa đơn mới theo
quy định.
3. Trường hợp hóa đơn đã lập
và giao cho người mua, đã giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ, người bán và người
mua đã kê khai thuế, sau đó phát hiện sai sót thì người bán và người mua phải lập
biên bản hoặc có thỏa thuận bằng văn bản ghi rõ sai sót, đồng thời người bán lập hóa đơn điều chỉnh sai sót. Hóa đơn ghi rõ điều chỉnh (tăng, giảm) số lượng hàng hóa, giá bán, thuế suất thuế giá trị gia tăng..., tiền thuế giá
trị gia tăng cho hóa đơn số..., ký hiệu... Căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh, người bán và người mua kê khai điều chỉnh doanh số mua, bán, thuế đầu ra, đầu
vào. Hóa đơn điều chỉnh không được ghi số âm (-).
4. Hướng dẫn xử lý đối với hóa đơn đã lập trong một số trường
hợp cụ thể thực hiện theo Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này.”
Tại điểm 2.8, Phụ lục 4 ban hành kèm
theo Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 hướng dẫn:
“2.8. Tổ chức, cá nhân mua hàng hóa, người bán đã xuất hóa đơn, người mua đã
nhận hàng, nhưng sau đó người mua phát hiện hàng hóa không đúng quy cách, chất
lượng phải trả lại toàn bộ hay một phần hàng hóa,
khi xuất hàng trả lại
cho người bán, cơ sở phải lập hóa đơn, trên hóa đơn ghi rõ hàng hóa trả lại người
bán do không đúng quy cách, chất lượng, tiền thuế
GTGT (nếu có).
Trường hợp người mua là đối tượng không có hóa đơn, khi trả lại hàng hóa, bên mua và bên bán phải lập biên bản ghi rõ loại hàng hóa, số lượng,
giá trị hàng trả lại theo giá không có thuế GTGT, tiền thuế GTGT theo hóa đơn
bán hàng (số ký hiệu, ngày, tháng của hóa đơn), lý do trả hàng và bên bán thu hồi
hóa đơn đã lập.”
Căn cứ các quy định nêu trên, đề nghị
các bên (bên bán, bên mua) rà soát, hoàn thiện hồ sơ pháp
lý và quy định của Luật thuế, Luật Quản lý thuế nêu trên và liên hệ với Cục thuế
Đồng Nai để được hướng dẫn điều chỉnh theo quy định. Trường hợp điều chỉnh có phát sinh số thuế TNDN nộp thừa được xử lý bằng cách bù
trừ với số thuế phải nộp của kỳ tiếp theo hoặc được hoàn trả theo hướng dẫn tại
Điều 33 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ
Tài chính.
Công ty TNHH Hai Dung và khách hàng
chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của giao dịch trả
lại bất động sản.
Tổng cục Thuế trả lời để Công ty TNHH
Hai Dung và Cục Thuế tỉnh Đồng Nai được biết./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Vụ PC, Vụ CST - BTC;
- Vụ PC, Vụ KK - TCT;
- Lưu: VT, CS (3b).
|
KT. TỔNG CỤC
TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG
Cao Anh Tuấn
|