BAN
BÍ THƯ
--------
|
ĐẢNG
CỘNG SẢN VIỆT NAM
---------------
|
Số:
38-CT/TW
|
Hà
Nội, ngày 7 tháng 9 năm 2009
|
CHỈ
THỊ
VỂ “ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC BẢO HIỂM Y TẾ TRONG TÌNH HÌNH MỚI”
Bảo hiểm y tế là một chính sách xã hội quan trọng, mang ý nghĩa nhân đạo
và có tính chia sẻ cộng đồng sâu sắc, được Đảng và Nhà nước ta hết sức coi trọng
và luôn luôn đề cao trong hệ thống chính sách an sinh xã hội. Sau gần 17 năm hoạt
động, số người tham gia bảo hiểm y tế đã tăng từ 5,6% dân số vào năm 1993 lên
46% dân số vào năm 2008. Người nghèo và các đối tượng hưởng chính sách xã hội
được Nhà nước dùng ngân sách mua và cấp thẻ bảo hiểm y tế nên việc tiếp cận dịch
vụ y tế của những đối tượng này đã được cải thiện rõ rệt. Quyền lợi
trong khám bệnh, chữa bệnh của những người tham gia bảo hiểm y tế từng bước được
mở rộng. Cùng với ngân sách nhà nước dành cho y tế, bảo hiểm y tế đã tạo ra nguồn
tài chính công đáng kể cho việc khám bệnh, chữa bệnh, góp phần thực hiện mục
tiêu công bằng trong chăm sóc sức khoẻ nhân dân và đảm bảo an sinh xã hội. Luật
Bảo hiểm y tế đã được Quốc hội khoá XII thông qua tại kỳ họp thứ tư, ngày
14-11-2008, là cơ sở pháp lý quan trọng để bảo hiểm y tế phát triển trong thời
gian tới.
Tuy nhiên, bảo hiểm y tế vẫn tồn tại một số hạn chế, yếu kém: tỷ lệ dân số
tham gia bảo hiểm y tế chưa chiếm đa số trong nhân dân; một số tổ chức,
đơn vị, đặc biệt là các doanh nghiệp chưa nghiêm túc thực hiện các chính sách bảo
hiểm y tế cho người lao động. Số người tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện thường
là những người có bệnh mãn tính và có nguy cơ mắc bệnh cao; mức đóng bảo hiểm
của các đối tượng chưa tương xứng với mức độ gia tăng của chi phí khám bệnh, chữa
bệnh cùng với việc lạm dụng thuốc, lạm dụng kỹ thuật cao dẫn đến quỹ bảo hiểm y
tế những năm gần đây mất khả năng cân đối thu, chi; thái độ phục vụ
của một số bộ phận cán bộ y tế và thủ tục hành chính trong khám, chữa bệnh bào
hiểm y tế còn gây không ít bức xúc cho người bệnh.
Nguyên nhân của những yếu kém
trên là do cấp ủy đảng và chính quyền ở một số đơn vị, địa phương và một số bộ
phận không nhỏ trong nhân dân chưa nhận thức đầy đủ vị trí và tầm quan trọng của
bảo hiểm y tế trong hệ thống an sinh xã hội; các chính sách của bảo hiểm y tế
chưa bắt kịp với sự phát triển kinh tế - xã hội, và sự thay đổi cơ cấu mô hình
bệnh tật; công tác tuyên truyền, phổ biến và vận động thực hiện chính sách bảo
hiểm y tế chưa thường xuyên, hiệu quả chưa cao. Việc khám bệnh, chữa bện bảo hiểm
y tế còn rất nhiều bất cập, chưa thể hiện hết tính ưu việt của bảo hiểm y tế.
Năng lực tổ chức, quản lý của cán bộ bảo hiểm y tế còn yếu. Sự phối hợp liên
ngành Y tế - Bảo hiểm xã hội – Tài chính trong hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc
thự hiện chính sách bảo hiểm y tế chưa tốt, hiệu quả thực hiện chủ trương xã hội
hóa trong lĩnh vực y tế chưa cao.
Để chính sách bảo
hiểm thực sựu góp phần đảm bảo an sinh xã hội và công bằng trong chăm sóc sức
khỏe nhân dân, Ban Bí thư Trung ương Đảng yêu cầu các cấp ủy đảng, chính quyền,Mặt
trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân quán triệt và thực hiện tốtmột
số nội dung chính sau:
1- Tiếp tục
quán triệt sâu sắc và nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò, ý nghĩa của bảo hiểm
y tế
- Bảo hiểm y
tế là một chính sách xã hội do Nhà nước tổ chức, nhằm huy động sự đóng góp tài
chính của cộng đồng để tạo Quỹ bảo hiểm y tế không vì mục đích lợi nhuận, giúp
cho người tham gia bảo hiểm y tế có nguồn tài chính để chăm sóc sức khỏe, bảo vệ
quyền lợi của mình theo luật định.
- Bảo hiểm y
tế là một bộ phận quan trọng trong chính sách tài chính y tế quốc gia và là một
trong những phương thức tạo nguồn tài chính cho hoạt động chăm sóc sức khoẻ
thông qua huy động đóng góp của người dân, được thực hiện có tổ chức, mang tính
chia sẻ trong cộng đồng và nhằm mục đích thực hiện công bằng, nhân đạo trong
lĩnh vực bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ nhân dân.
- Bảo hiểm y
tế là một trong các hoạt động nhân đạo nhất, thể hiện sự hỗ trợ tương thân
tương ái trong chăm sóc sức khoẻ giữa người giàu với người nghèo, giữa người
thuận lợi về sức khoẻ với người ốm đau và rủi ro về sức khoẻ, giữa người đang độ
tuổi lao động với người già và trẻ em. Đồng thời, bảo hiểm y tế mang tính dự
phòng những rủi ro do chi phí cao cho chăm sóc sức khoẻ gây nên khi ốm đau, bệnh
tật.
- Có nhiều
hình thức bảo hiểm y tế, nhưng hình thức mang tính ưu việt nhất mà nước ta phải
hướng tới trong chính sách bảo hiểm y tế là bảo hiểm y tế bắt buộc toàn dân với
nguyên tắc mọi người dân đóng góp bảo hiểm y tế theo thu nhập cá nhân, người
nghèo và người trong diện chính sách xã hội được Nhà nước hỗ trợ, nhưng khi
khám bệnh, chữa bệnh hưởng theo quyền lợi đã được quy định dựa trên nhu cầu chữa
bệnh.
- Việc tham
gia bảo hiểm y tế là nghĩa vụ của mọi người dân, kể cả những người đang khoẻ mạnh.
Trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo công tác bảo hiểm y tế là của các cấp uỷ đảng và
các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương.
2- Tổ chức
thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các chính sách về bảo hiểm y tế
- Các cấp uỷ
đảng, các cấp chính quyền phải tổ chức học tập Luật Bảo hiểm y tế được Quốc hội
khoá XII, kỳ họp thứ tư thông qua một cách nghiêm túc, sâu rộng để mọi người
dân nắm được những nội dung cơ bản của Luật. Các bộ, ngành có liên quan cần
nhanh chóng hoàn thiện các văn bản dưới luật để đưa Luật sớm đi vào cuộc sống.
- Các cấp chính
quyền và các đơn vị khi xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm và
từng thời kỳ, phải tính toán, xác định chỉ tiêu về dân số tham gia bảo hiểm y tế,
bố trí và công bố chỉ tiêu ngân sách, trong đó nguồn ngân sách nhà nước là
chính kết hợp với việc huy động thêm các nguồn ngân sách khác để mua thẻ bảo hiểm
y tế cho người nghèo và người được hưởng các chính sách xã hội, hỗ trợ việc mua
thẻ bảo hiểm y tế cho người thuộc hộ cận nghèo.
- Tăng cường
công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện các chính sách bảo hiểm y
tế ở tất cả các cấp, các ngành, các đoàn thể và các đơn vị, nhất là các doanh
nghiệp; nhanh chóng khắc phục và xoá bỏ tình trạng không tham gia hay nợ đóng bảo
hiểm xã hội - bảo hiểm y tế kéo dài của các doanh nghiệp. Thường xuyên kiểrn
tra, thanh tra, giám sát việc sử dụng bảo hiểm y tế tại các cơ sở khám bệnh, chữa
bệnh bảo hiểm y tế để xử lý nghiêm minh và hạn chế, ngăn chặn hiện tượng lạm dụng
hoặc trục lợi từ bảo hiểm y tế.
3- Đổi mới
công tác thông tin, truyền thông và tuyên truyền về bảo hiểm y tế
- Các cơ
quan thông tấn, báo chí và các cơ quan truyền thông đại chúng cần tập trung việc
thông tin, truyền thông và tuyên truyền theo hướng nhấn mạnh vị trí, vai trò, ý
nghĩa của bảo hiểm y tế trong hệ thống an sinh xã hội; đề cao nghĩa vụ và quyền
lợi của mọi người dân trong tham gia bảo hiểm y tế; phát hiện những bất cập hoặc
yếu kém của chính sách bảo hiểm y tế và việc khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế
để kịp thời khắc phục và điều chỉnh; giới thiệu, động viên các đơn vị, cá nhân
và các mô hình thực hiện tốt bảo hiểm y tế; phê phán những hiện tượng lệch lạc
trong thực hiện bảo hiểm y tế.
- Trong công
tác thông tin, truyền thông và tuyên tuyền về bảo hiểm y tế, cần tập trung vào
các đối tượng: nông dân, người cận nghèo, học sinh, sinh viên, các chủ sử dụng
lao động, nhất là các chủ doanh nghiệp tư nhân.
- Ban Tuyên
giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Ban cán sự đảng Bộ Thông tin và Truyền
thông chỉ đạo các cơ quan truyền thông đại chúng xây dựng kế hoạch đẩy nhanh
công tác thông tin, truyền thông và tuyên tuyền về bảo hiểm y tế.
4- Tăng cường
công tác quản lý nhà nước về bảo hiểm y tế và quản lý Quỹ bảo hiểm y tế
- Nghiên cứu
xây dựng và hoàn thiện bộ máy quản lý bảo hiểm y tế theo hướng vừa thể hiện được
sự phân định cụ thể, rõ ràng, vừa thề hiện sự kết hợp chặt chẽ về trách nhiệm
và quyền hạn trong quản lý bảo hiểm y tế giữa cấp trung ương và các cấp địa
phương; giữa cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm y tế với cơ quan quản lý Quỹ
bảo hiểm y tế; giữa quản lý Quỹ bảo hiểm y tế theo ngành dọc với quản lý nhà nước
về bảo hiểm y tế và đội ngũ cán bộ bảo hiểm y tế tại các địa phương; giữa cơ
quan cung ứng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế với cơ quan quản lý bảo
hiểm y tế và quản lý Quỹ bảo hiểm y tế. Ban cán sự đảng Bộ Nội vụ chủ trì, phối
hợp với Ban cán sự đảng Bộ Y tế và Ban cán sự đảng Bảo hiểm xã hội Việt Nam có
trách nhiệm nghiên cứu và trình Chính phủ kế hoạch củng cố và hoàn thiện bộ máy
bảo hiểm y tế, tránh làm xáo trộn bộ máy, gây ảnh hưởng đến tư tưởng cán bộ và
hiệu quả công việc. Ban cán sự đảng Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Ban cán sự đảng
Bảo hiểm xã hội Việt Nam và các cơ quan liên quan xây dựng quy chế phối hợp
liên ngành trong hoạt động bảo hiểm y tế một cách thiết thực và hiệu quả để
trình Chính phủ ban hành.
- Tăng cường
công tác quản lý Quỹ bảo hiểm y tế, đảm bảo cân đối giữa việc thu của Quỹ bảo
hiểm y tế với việc chi của Quỹ bảo hiểm y tế, kết hợp với việc chống lạm dụng
và trục lợi bảo hiểm y tế để xây dựng tính bền vững của Quỹ. Ban cán sự đảng Bộ
Tài chính chủ trì, phối hợp với Ban cán sự đảng Bộ Y tế và Ban cán sự đảng Bảo
hiểm xã hội Việt Nam định kỳ xem xét tham lưu kịp thời cho Chính phủ về các
chính sách liên quan đến việc quản lý và sử dụng Quỹ bảo hiểm y tế một cách cân
đối và có hiệu quả.
- Ban cán sự
đảng Bộ Y tế và Ban cán sự đảng Bảo hiểm xã hội Việt Nam chỉ đạo việc tăng cường
đào tạo bổ sung, không ngừng nâng cao chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ và năng
lực tham mưu, quản lý nhà nước cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý bảo hiểm
y tế và quản lý Quỹ bảo hiểm y tế; tăng cường áp dụng công nghệ thông tin và
các tiến bộ khoa học và kỹ thuật để hoàn thiện công tác qụản lý người tham gia
bảo hiểm y tế, quản lý Quỹ bảo hiểm y tế và quản lý chất lượng khám bệnh, chữa
bệnh tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế theo tiêu chuẩn tiên tiến,
hiện đại; mở rộng hợp tác quốc tế, tiếp tục tiến hành nghiên cứu khoa học về bảo
hiểm y tế, đặc biệt, một số vấn đề mà nước ta chưa có nhiều kinh nghiệm, như
khuyến khích người tham gia bảo hiểm y tế kiểm tra sức khoẻ định kỳ để phát hiện
bệnh sớm và điều trị kịp thời, bảo hiểm y tế theo hộ gia đình, các loại hình bảo
hiểm y tế khác đã được áp dụng tại các nước...
5- Tổ chức
tốt việc khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế
- Ban cán sự
đảng Chính phủ chỉ đạo việc tăng đầu tư, phân bổ ngân sách thích hợp và sử dụng
có hiệu quả các nguồn ngân sách đã có để củng cố và phát triển mạng lưới khám bệnh,
chữa bệnh, đặc biệt là mạng lưới y tế cơ sở, đáp ứng nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh
tại các địa phương; chuyển việc chi ngân sách nhà nước cho các cơ sở khám bệnh,
chữa bệnh sang chi trực tiếp cho người được hưởng thụ bảo hiểm y tế thông qua
việc hỗ trợ bảo hiểm y tế cho vùng nghèo, người nghèo, người hưởng các chính
sách xã hội, hỗ trợ một phần mức đóng bảo hiểm y tế cho người thuộc hộ cận
nghèo.
- Ban cán sự
đảng Bộ Y tế tập trung chỉ đạo việc nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh bảo
hiểm y tế tại các cơ sở y tế. Đặc biệt, cần cải tiến thủ tục hành chính trong tổ
chức khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế tại các bệnh viện để tạo điều kiện thuận
lợi cho người khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế được thụ hưởng tốt các dịch vụ
y tế; thường xuyên giáo dục nâng cao đạo đức nghề nghiệp để thầy thuốc không có
thái độ phân biệt trong ứng xử với người khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế;
phát hiện kịp thời, có biện pháp ngăn ngừa, khắc phục các biểu hiện lạm dụng
thuốc, dịch vụ kỹ thuật cao và biểu hiện trục lợi bảo hiểm y tế khác của cả thầy
thuốc lẫn người bệnh khuyến khích và tạo điều kiện để y tế tư nhân tham gia
khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế; tăng cường quản lý giá thuốc không để giá
thuốc trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cao hơn giá thuốc trên thị trường; định
kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết việc khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế, trong đó,
có sự đóng góp ý kiến của những người tham gia bảo hiểm y tế.
6- Phát động
cuộc vận động toàn dân tham gia bảo hiểm y tể và chuẩn bị lộ trình tiến đến bảo
hiểm y tế bắt buộc trong tháng năm tiếp theo
Phát động cuộc
vận động toàn dân tham gia bảo hiểm y tế theo lộ trình quy định của Luật Bảo hiểm
y tế để thực hiện mục tiêu bảo hiểm y tế bắt buộc đối với toàn dân. Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam chủ trì, phối hợp với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội Nông
dân Việt Nam, Ban cán sự đảng Bộ Y tế, Ban cán sự đảng Bảo hiểm xã hội Việt
Nam, các đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội và nghề nghiệp cần đề ra tiêu
chí, xây dựng kế hoạch cuộc vận động, tổ chức phát động và định kỳ sơ kết, tổng
kết để cuộc vận động thật sự thiết thực và hiệu quả, góp phần làm cho bảo hiểm
y tế Việt Nam phát triển. Song song với cuộc vận động toàn dân tham gia bảo hiểm
y tế, Chính phủ cần xây dựng lộ trình thích hợp để tiến đến bảo hiểm y tế bắt
buộc toàn dân trong những năm tiếp theo.
Ban Tuyên
giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Ban cán sự đảng Bộ Y tế, Ban cán sự đảng
Bảo hiểm xã hội Việt Nam có trách nhiệm hướng dẫn tổ chức thực hiện, kiểm tra,
đánh giá và định kỳ báo cáo Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc thực hiện Chỉ thị
này.
Chỉ thị này
được phổ biến và quán triệt đến chi bộ.
|
T/M
BAN BÍ THƯ
Trương Tấn Sang
|