ỦY BAN NHÂN
DÂN
TỈNH HÀ TĨNH
-------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 3292/QĐ-UBND
|
Hà Tĩnh,
ngày 01 tháng 11 năm 2018
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ
VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “MỖI XÃ MỘT SẢN PHẨM” TỈNH HÀ TĨNH GIAI ĐOẠN 2018-2020, ĐỊNH
HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030”
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Quyết định số 490/QĐ-TTg ngày
07/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Mỗi xã một sản phẩm
giai đoạn 2018-2020;
Căn cứ Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày
16/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình MTQG xây dựng nông
thôn mới giai đoạn 2016-2020; Quyết định số 1760/QĐ-TTg ngày 10/11/2017 của Thủ
tướng Chính phủ điều chỉnh, bổ sung Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 của
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn
2016-2020;
Căn cứ Quyết định số 01/QĐ-BCĐTW ngày
22/8/2018 của Ban chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu Quốc gia ban
hành kế hoạch triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018-2020;
Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn tại Văn bản số 1781/SNN-TBS ngày 2/9/2018, ý kiến của Thường trực
HĐND tỉnh tại Văn bản số 333/HĐND ngày 19/10/2018,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án “Mỗi xã một sản phẩm tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn
2018-2020, định hướng đến năm 2030”, với các nội dung chủ yếu như sau:
1. Quan điểm
- Xác định Chương trình “Mỗi xã một sản
phẩm” là nhiệm vụ trọng tâm, lâu dài trong phát triển kinh tế nông thôn, thực
hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới của tỉnh; cấp ủy, chính quyền các cấp
phải tập trung cao trong lãnh đạo, chỉ đạo, ưu tiên nguồn lực và các điều kiện
để thực hiện thắng lợi.
- Phát triển sản phẩm OCOP phải xác định
rõ người dân là chủ thể của quá trình thực hiện, thông qua Hợp tác xã, Doanh
nghiệp vừa và nhỏ làm nền tảng tổ chức sản xuất; phát huy sự chủ động, tự tin,
sáng tạo của cộng đồng, phát triển trên cơ sở tuân thủ nguyên tắc thị trường,
có định hướng, quản lý của Nhà nước.
- Nhà nước khuyến khích, hỗ trợ chủ yếu
là theo kết quả đầu ra như là phần thưởng cho phát triển sản xuất hàng hóa theo
chuỗi giá trị từ sản xuất - thu hoạch - chế biến - tiêu thụ; khơi dậy, cổ vũ tinh thần
tự lực, sáng tạo khởi nghiệp trong các tầng lớp nhân dân.
2. Mục tiêu
2.1. Mục tiêu chung:
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu
lao động nông thôn, góp phần thực hiện tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp, ngành
nghề nông thôn, nâng cao thu nhập, đời sống cho nhân dân, làm sống lại các giá trị
truyền thống của địa phương, xây dựng thành công nông thôn mới, trên cơ sở tạo
ra sản phẩm tốt, có thương
hiệu, được chứng nhận sản phẩm OCOP và qua đó tạo thị trường bền vững, gia tăng
giá trị sản xuất, giá trị nội sinh cho ngành nông nghiệp Hà Tĩnh.
- Phát triển các hình thức tổ chức sản
xuất theo hướng cộng đồng với sự tự nguyện tham gia của tổ chức kinh tế và người
dân để khai thác tiềm năng, lợi thế của ngành nông nghiệp, dịch vụ thành các sản
phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng, có khả năng cạnh tranh cao.
- Góp phần hiện đại hóa nông nghiệp,
công nghiệp hóa nông thôn, thương mại hóa sản phẩm, phát triển xã hội
nông thôn bền vững.
2.2. Mục tiêu cụ thể đến năm
2020
a) Phát triển sản phẩm: Có tối thiểu
70 sản phẩm, dịch vụ được chứng nhận đạt chuẩn OCOP, cụ thể:
- Hoàn thiện, chuẩn hóa tối thiểu 50 sản
phẩm, dịch vụ nông thôn trong số các sản
phẩm, dịch vụ hiện có.
- Phát triển mới tối thiểu 20 sản phẩm
được chứng nhận đạt chuẩn sản phẩm OCOP.
Trong đó: Chứng nhận tối thiểu 10 sản
phẩm OCOP đạt hạng 5 sao; xây dựng 1-2 làng văn hóa du lịch đạt tiêu chuẩn làng
du lịch từ 3-5 sao.
b) Phát triển các tổ chức kinh tế:
- Củng cố, nâng cấp tối thiểu 50 tổ chức
kinh tế sản xuất, kinh doanh sản phẩm, dịch vụ hiện có thực hiện Chương trình
OCOP.
- Phát triển mới tối thiểu 20 tổ chức
kinh tế tham gia Chương trình OCOP.
c) Đào tạo, tập huấn kiến thức chuyên
môn, quản lý sản xuất, kinh doanh cho:
- Đào tạo 100 cán bộ quản lý nhà nước
cấp tỉnh và huyện để thực hiện chương trình.
- 100% lãnh đạo doanh nghiệp, hợp tác
xã, chủ hộ sản xuất có đăng ký kinh doanh tham gia Chương trình OCOP được đào tạo
về quản lý sản xuất, quản trị kinh doanh.
- 100% cán bộ
lãnh đạo UBND các xã và cán bộ phụ trách NTM xã được tập huấn về quản lý OCOP.
2.3. Định hướng đến
năm 2030
- Trên cơ sở kết quả đã đạt được của
giai đoạn 2018-2020, tiếp tục củng cố, nâng cao chất lượng, mở rộng quy mô và
thị trường tiêu thụ hướng đến xuất khẩu.
- Đảm bảo cho chu trình được vận hành
một cách tự động, tự giác trở thành một phong trào thi đua khởi nghiệp mạnh mẽ.
- Có đội ngũ cán bộ, chuyên gia được
chuyên nghiệp hóa, hoạt động hiệu quả.
- Hàng năm mỗi huyện có ít nhất 2 ý tưởng
sản phẩm được hỗ trợ theo Chu trình chuẩn đã ban hành, thành phố Hà Tĩnh và thị
xã Kỳ Anh có ít nhất 01 ý tưởng sản phẩm được hỗ trợ theo Chu trình chuẩn đã
ban hành.
3. Phạm vi, đối
tượng, phương pháp tiếp cận và nguyên tắc thực hiện
3.1. Phạm vi:
- Phạm vi không gian: Đề án “Mỗi xã một
sản phẩm” OCOP được triển khai ở
toàn bộ khu vực nông thôn, khuyến khích thực hiện Chương trình cả ở khu vực đô
thị (phường, thị trấn).
- Phạm vi thời gian: Đề án “Mỗi xã một
sản phẩm” OCOP được triển khai thực hiện từ năm 2018 đến năm 2020 và định hướng
đến năm 2030.
3.2. Đối tượng tham
gia OCOP:
- Chủ thể: Các doanh nghiệp nhỏ và vừa,
hợp tác xã, tổ hợp tác,
các hộ sản xuất có đăng ký kinh doanh có sản xuất, sản xuất gắn với tiêu thụ sản
phẩm OCOP và sử dụng ít nhất 50% lao động địa phương.
- Sản phẩm: Các sản phẩm hàng hóa, dịch
vụ có nguồn gốc từ địa phương hoặc được thuần hóa, ưu tiên đặc sản, sản phẩm
truyền thống địa phương (công nghệ có nguồn gốc và nguyên liệu ở địa phương). Nếu
không phải đặc sản địa phương, thì cần: Sử dụng ít nhất 50% nguyên
liệu ở địa phương (có thể sử dụng nguyên liệu từ các địa phương khác nhưng phải
đảm bảo sự bền vững), do các thành viên/chủ sở hữu/cộng đồng địa phương cung ứng;
có tính độc đáo (mang đặc trưng của vùng miền, địa phương); có gia tăng giá trị
và không ảnh hưởng xấu đến môi trường nhằm phát triển bền vững.
Sản phẩm dịch vụ tại địa phương, dựa
trên thế mạnh về vùng miền, phát huy lợi thế văn hóa, danh thắng, môi trường địa
phương.
3.4. Phương pháp tiếp
cận:
- Lấy sản phẩm hoàn thiện gắn kết với
thị trường làm trọng tâm;
- Cộng đồng là người đề xuất, chủ động
bàn bạc và triển khai toàn bộ quá trình, với sự hỗ trợ của các bên còn lại (gồm
nhà nước, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học và các nhà khác).
3.5. Nguyên tắc thực
hiện:
Tuân thủ 3 nguyên tắc cơ bản, đó là:
- Hành động địa phương, hướng đến toàn
cầu.
- Tự lực, tự tin và sáng tạo.
- Phát triển nguồn nhân lực.
4. Nội dung
hoạt động chủ yếu của Đề án
4.1. Chuẩn bị triển
khai thực hiện:
- Tổ chức hội nghị triển khai Đề
án OCOP Hà Tĩnh, giai đoạn 2018-2020, định hướng đến 2030.
- Hình thành hệ thống tổ chức từ tỉnh đến xã để
triển khai thực hiện Đề án OCOP Hà Tĩnh, giai đoạn 2018-2020, định hướng đến
2030.
- Lựa chọn một số sản phẩm tổ chức làm
điểm trong năm 2018, từ đó rút kinh nghiệm nhân ra diện rộng: Năm 2018, lựa chọn
06 sản phẩm làm điểm, gồm: Kẹo cu đơ Phong Nga, Bánh đa nem Thạch Quý, Cam Khe
Mây, Nem chua Ý Bình, Nước mắm Lạch Kèn và Nước mắm Phú Khương. Ngân sách Nhà
nước hỗ trợ một số nội dung để phát triển, tiêu chuẩn hóa sản phẩm như: Xây dựng
bộ nhận diện thương hiệu; xúc tiến thương mại; xây dựng hệ thống truy xuất nguồn
gốc; kiểm nghiệm đánh giá chất lượng và đề xuất biện pháp nâng cao chất lượng....
các nội dung khác do chủ cơ sở sản xuất bỏ vốn thực hiện. Tư vấn sẽ cùng hỗ trợ
chủ
cơ
sở thực hiện phương án nhằm nâng cấp, phát triển sản phẩm, quá trình thực hiện
có sự giám sát, hỗ trợ của Ban OCOP các cấp.
- Xây dựng trang web và bộ nhận diện
thương hiệu Chương trình OCOP Hà Tĩnh.
- Tổ chức tham quan, học tập kinh
nghiệm trong và ngoài nước.
4.2. Triển khai thực
hiện theo chu trình thường niên:
Hàng năm chương trình OCOP sẽ được thực
hiện theo một chu trình bao gồm các bước được phối hợp từ trên xuống và từ dưới
lên.
- Từ trên xuống: Nhà nước tạo môi trường
thuận lợi, có chính sách, định hướng phát triển, đưa ra cách thức thực hiện, hướng
dẫn và dành sẵn nguồn lực để hỗ trợ...
- Từ dưới lên: Dân đề xuất, dân bàn,
dân làm và thụ hưởng.
Cụ thể các bước hoạt động: (1) Tuyên
truyền về OCOP; (2) Nhận ý tưởng sản phẩm; (3) Tập huấn phương pháp xây dựng
phương án kinh doanh; (4) Nhận phương án kinh doanh; (5) Tập huấn phương pháp
triển khai kế hoạch kinh doanh; (6) Triển khai kế hoạch kinh doanh; (7) Đánh
giá và phân hạng sản phẩm; (8) Xúc tiến thương mại; (9) Sơ, tổng kết hàng năm.
(Chi tiết các bước hoạt động có Phụ lục kèm theo).
4.3. Phát triển sản phẩm, dịch vụ OCOP đến năm
2020 và định hướng đến
năm
2030:
Phát triển sản phẩm OCOP theo hướng
đáp ứng về số lượng,
gia tăng về giá trị, đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định. Việc lựa chọn sản phẩm để
phát triển phải trên cơ sở bám sát chu trình thường niên, đặc biệt quan tâm
nghiên cứu xác định thị trường chiến lược và đánh giá hoạt động phân phối cho từng
sản phẩm; nghiên cứu đánh giá, phân tích chuỗi giá trị sản phẩm để có kế hoạch,
biện pháp hỗ trợ nhằm phát triển bền vững chuỗi giá trị cho từng sản phẩm.
a) Đối với sản phẩm đã có: Từ đề xuất
của chủ thể sản xuất, ban OCOP các
cấp xem xét để đưa vào tham gia chương trình và hỗ trợ phát triển trên cơ sở rà soát
đánh giá tiêu chuẩn, chất lượng các sản phẩm hiện có theo tiêu chí sản phẩm
OCOP để hỗ trợ phát triển, chuẩn
hóa đạt tiêu chuẩn định hướng theo các nhóm sản phẩm như sau:
- Nhóm sản phẩm thực phẩm: Ưu tiên lựa
chọn hỗ trợ, nâng cấp, phát triển các sản phẩm có đăng ký công bố chất lượng, sở
hữu trí tuệ như: Cam Thượng Lộc, cam Vũ Quang, bưởi Phúc Trạch, nước mắm Lạch
Kèn, nước mắm Phú Khương, nem chua Ý Bình, kẹo cu đơ Phong Nga, kẹo lạc Tú
Uyên, mật ong Vũ Quang... sau đó là các sản phẩm có nền tảng như: Cam bù Hương
Sơn, cam Khe Mây, bánh gai Đức Thọ, giò Cẩm, bánh đa nem Thạch Quý, mật ong Hương
Khê... Tập trung nâng cấp chất lượng sản phẩm để đạt chuẩn; hỗ trợ về xây dựng
thương hiệu, bao bì, nhãn mác đảm bảo đúng quy định, đồng bộ, đạt yêu cầu về kỹ
thuật, mỹ thuật có tính cạnh tranh cao, chứng minh được nguồn gốc xuất xứ;
tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến thương mại...
- Nhóm sản phẩm đồ uống: Ưu tiên lựa
chọn các sản phẩm có đăng ký công bố chất lượng, sở hữu trí tuệ như rượu Sâm
Nhung, chè Tây Sơn, rượu Hương Bộc... sau đó là các sản phẩm có nền tảng như rượu
nếp Can Lộc, rượu Thanh Bảo (xã Cẩm Yên),
nước khoáng Sơn Kim, chè vằng Xuân Viên, chè Tân Hương.... theo hướng sản xuất
sạch, đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, cung ứng
thêm các mặt hàng mới như rượu thuốc (nhung hươu, thảo dược) đăng ký bảo hộ mẫu
mã, truy xuất nguồn gốc, công bố chất lượng sản phẩm, hàng hóa để có thể mở rộng
thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.
- Nhóm sản phẩm thảo
dược:
Ưu tiên lựa chọn phát triển các sản phẩm có đăng ký công bố chất lượng, sở hữu
trí tuệ của Công ty cổ phần Dược Hà
Tĩnh với các sản phẩm ưu tiên từ nguồn dược liệu địa phương như Sinakarang (thuốc trị sỏi thận
từ cây kim tiền thảo được trồng tại xã Cẩm Vịnh)... sau đó là các sản phẩm có nền tảng như:
Viên sâm nhung, viên ngậm ho thông phế, viên nghệ mật ong, nhung hươu Hương Sơn...
- Nhóm sản phẩm lưu niệm - nội thất -
trang trí:
+ Nhóm sản xuất đồ gỗ: Củng cố, hỗ trợ phát
triển đa dạng hóa các sản phẩm đồ gỗ truyền thống ở một số làng nghề có quy mô lớn như:
Thái Yên, Trường Sơn huyện Đức Thọ; Yên Lộc huyện Can Lộc; Xuân Phổ huyện Nghi
Xuân... để trở thành các sản phẩm có thương hiệu. Quá trình sản xuất đảm bảo
môi trường, đa dạng hóa sản phẩm, mẫu mã đẹp, chất lượng tính cạnh tranh cao.
+ Sản xuất, chế biến chiếu cói, nón
lá, chổi đót: Khôi phục, phát triển làng nghề dệt chiếu cói Nam Sơn, thị trấn Nghèn, huyện
Can Lộc... Sản xuất nón lá, chổi đót tại xã Xuân Lĩnh, huyện Nghi Xuân; xã Thạch Mỹ, huyện
Lộc Hà và một số địa phương khác tạo ra các sản phẩm chất lượng cao phục vụ
tiêu dùng và du lịch...
- Nhóm sản phẩm du lịch nông thôn, bán
hàng:
Ưu tiên tập trung hỗ trợ, nâng cấp, phát triển du lịch bản địa, nghỉ dưỡng và
chữa bệnh tại suối nước khoáng nóng Sơn Kim kết hợp với du lịch khu vực biên giới
Cửa khẩu Cầu Treo; du lịch
sinh thái nghỉ dưỡng Rào An gắn với giới thiệu, quảng bá và bán các sản phẩm
OCOP tạo thành điểm đến thú vị và bổ ích cho du khách đồng thời quảng bá cho du
khách các sản phẩm của Hà Tĩnh.
b) Đối với các sản phẩm mới được phát
triển từ tiềm năng, lợi thế của mỗi địa phương: Các địa phương tổ chức khảo sát, lựa
chọn phát triển các sản phẩm mới từ tiềm năng lợi thế của địa phương mình (Khuyến
khích các ý tưởng chế biến, bảo quản sâu gia tăng giá trị các sản phẩm hàng hóa
nông nghiệp chủ lực của tỉnh đã xác định). Tuyên truyền, vận động để cộng đồng,
tổ chức đề xuất ý tưởng phát triển sản phẩm và tổ chức thực hiện theo chu trình
thường niên.
- Đối với nhóm thực phẩm thì ưu tiên từ
sản phẩm chủ lực của tỉnh như sản phẩm cây ăn quả có múi cam, bưởi, các sản phẩm
từ tôm, cá, rau củ quả, lợn, bò, các loại hải sản khô, gạo thơm... Các sản phẩm
theo hướng đạt chuẩn, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, chế biến sâu, có bao
bì, nhãn mác đúng quy chuẩn, đồng bộ, chứng minh được nguồn gốc xuất xứ...
- Đối với nhóm đồ uống: Ưu tiên các sản
phẩm tạo ra các loại nước giải khát từ rau củ quả, cây ăn quả, chè... thức uống
bổ dưỡng từ nhung hươu...
- Đối với nhóm thảo dược: Tập trung
nghiên cứu, các ý tưởng mới tạo ra các loại thuốc được sản xuất, chế biến từ
nhung hươu, nghệ, mật ong... các loại thảo dược như vỏ
quýt, mã đề, kim tiền thảo, tía tô, cà gai leo, sả... chưng cất tinh dầu như
tràm, xạ hương, bưởi, chanh, cam, sả...
- Đối với sản phẩm vải và may mặc: Nghiên cứu xúc tiến
hỗ trợ phát triển làng chăn, ga, gối nệm Thạch Đồng; khôi phục, hình thành một
số làng dệt lụa truyền thống ở các địa phương, một số HTX may mặc, sản xuất các
hàng tiêu dùng sử dụng nguyên liệu từ công nghiệp dệt may của tỉnh...
- Đối với sản phẩm lưu niệm - nội thất
- trang trí: Phát triển một số làng nghề có truyền thống sản xuất đồ gỗ, nguồn
nguyên liệu dồi dào tại một số xã của huyện Hương Sơn, Hương Khê, Kỳ Anh... Hỗ
trợ hình thành các HTX, hộ sản xuất kinh doanh mây tre đan theo hướng sản xuất
các mặt hàng mỹ nghệ phục vụ trang trí, lưu niệm, xuất khẩu các sản phẩm như
đèn lồng, lồng bóng, lẵng hoa, các sản phẩm gia dụng... trên cơ sở quy hoạch
các vùng nguyên liệu để cung cấp cho sản xuất. Phát triển mới các sản phẩm nón
lá, mủ chiếu
cói...phục vụ tiêu dùng và du lịch ở một số địa phương như xã Cẩm Hà huyện Cẩm Xuyên, xã
Phù Việt huyện Thạch Hà, xã Kỳ Thư huyện Kỳ Anh, xã Gia Phố huyện Hương Khê...
- Đối với sản phẩm du lịch nông thôn,
bán hàng: Tập trung lựa chọn các sản phẩm du lịch cộng đồng gắn với việc giới
thiệu, thăm quan mô hình sản xuất, điểm trưng bày và bán sản phẩm OCOP gắn với
quảng bá và tiêu thụ sản phẩm như làng văn hóa du lịch Nghi Xuân gắn với khu du
lịch Xuân Thành, khu lưu niệm đại thi hào Nguyễn Du, tuyến du lịch sông La, du
lịch nông thôn mới...và các điểm du lịch tâm linh....
Phát triển các sản phẩm du lịch cộng đồng
kết hợp với các tuor như kết nối Du lịch sinh thái Rào Rồng kết hợp với tham
quan vườn bưởi Phúc Trạch, làng nghề chế tác trầm hương tại xã Phúc Trạch; Du lịch
sinh thái hồ đập Đá Bạc kết hợp với tham quan Trung tâm văn hóa - bảo tàng nông
cụ tại xã Hương Bình... Đẩy mạnh hình thức du lịch trải nghiệm du lịch sinh
thái nông thôn mới (như ở Tượng Sơn, Tiên điền, Xuân Mỹ, Xuân Viên...), du lịch
sinh thái vườn Quốc gia Vũ Quang gắn với hồ Ngàn Trươi - Cẩm Trang, du
lịch vùng phụ cận Cửa Thờ - Trại Tiểu kết nối với Khu di tích Ngã ba Đồng Lộc,
chùa Hương Tích... Sau đó là các hình thức du lịch tại Đồng Nôi - Thiên Cầm, Quỳnh
Viên - Lê Khôi, hồ Kẻ Gỗ, suối Đá Trồng... Các dịch vụ này cần kết nối với các
tour tuyến du lịch của tỉnh, của cả nước với sự tham gia của các công ty du lịch,
các công ty lữ hành quốc tế khai thác các tiềm năng sẵn có của địa phương.
4.4. Hệ thống
quản lý chất lượng, thống kê, kiểm soát:
4.4.1. Xây dựng, triển
khai thực hiện Bộ tiêu chí đánh giá và xếp hạng
sản phẩm (tạm thời):
a) Xây dựng Bộ tiêu chí đánh giá sản phẩm: Cụ thể hóa Bộ
tiêu chí đánh giá và xếp hạng sản phẩm theo Bộ tiêu chí đã được quy định tại
Quyết định 490/QĐ-TTg ngày 7/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ, đây là cơ sở để hội
đồng đánh giá các cấp chấm điểm và xếp hạng sản phẩm, cũng là cơ sở để người sản
xuất tự so sánh, tự phấn đấu hoàn thiện sản phẩm để đạt thứ hạng cao và xây dựng
được thương hiệu cho sản phẩm của mình.
Nội dung của Bộ tiêu chí gồm 3 phần:
* Phần A: Các tiêu chí đánh giá sản phẩm
và sức mạnh cộng đồng (tối đa 35 điểm) gồm:
- Tổ chức sản xuất
- Về phát triển sản phẩm
- Về sức mạnh cộng đồng
* Phần B: Các tiêu chí đánh giá khả
năng tiếp thị (25 điểm) gồm:
- Về tiếp thị
- Về câu chuyện sản phẩm
* Phần C: Các tiêu chí đánh giá chất
lượng sản phẩm (40 điểm) gồm:
- Chỉ tiêu cảm quan
- Tính độc đáo
- Kết quả kiểm tra chỉ tiêu an toàn
thực phẩm theo quy định
- Hồ sơ công bố chất lượng sản phẩm
- Đảm bảo chất lượng sản phẩm
- Cơ hội toàn cầu thị trường
Tiêu chuẩn xếp hạng sản phẩm
Đánh giá theo hình thức chấm điểm, tổng
điểm đánh giá cho mỗi sản phẩm là 100 điểm và được xếp thành 5 hạng sau:
1. Hạng 5 sao (*****): Đối với sản phẩm
đạt từ 90-100 điểm là sản phẩm đạt
tiêu chuẩn, được triển khai xúc tiến thương mại trên toàn quốc và xuất khẩu.
2. Hạng 4 sao (****): Đối với sản phẩm đạt từ
80 - 89 điểm: Sản phẩm đạt tiêu chuẩn, được triển khai xúc tiến thương mại trên
toàn quốc, tập trung nâng cấp để xuất khẩu.
3. Hạng 3 sao (***): Đối với sản phẩm đạt từ
60-79 điểm: Sản phẩm đạt tiêu chuẩn, được triển khai xúc tiến thương mại trong
tỉnh, tập trung
nâng cấp phát triển lên hạng 4 sao.
4. Hạng 2 sao (**): Đối với sản phẩm đạt
từ 30-59 điểm: Sản phẩm trung bình, có thể phát triển lên hạng 3 sao.
5. Hạng 1 sao (*) Dưới 30 điểm: Sản phẩm
yếu, có thể phát triển lên hạng 2 sao.
Trên cơ sở khung này sẽ xây dựng tiêu
chí chi tiết, cụ thể cho từng nhóm sản phẩm có đặc điểm, tính chất tương đồng
nhau để làm căn cứ thang điểm cho hội đồng chấm điểm.
(Chi tiết có
phụ lục: bộ tiêu chí đánh giá kèm theo)
b) Xây dựng Bộ tiêu chuẩn xếp hạng sản phẩm: Các sản phẩm
tham gia Chương trình OCOP bắt buộc phải tham gia đánh giá/phân hạng tại 3 cấp (cấp
huyện, cấp tỉnh, cấp quốc gia), trong đó các sản phẩm đạt từ 3-5 sao ở cấp huyện
sẽ được đánh giá ở cấp tỉnh,
các sản phẩm đạt 4-5 sao ở cấp tỉnh sẽ được đánh giá ở cấp quốc gia. Các sản
phẩm được đánh giá và phân hạng tại các cấp sẽ do Hội đồng đánh giá sản phẩm cấp
tương ứng (huyện, tỉnh và quốc gia) thực hiện. Các sản phẩm không được đánh giá
cao (1-2 sao) và các sản phẩm đạt 3-4 sao kỳ trước có thể hoàn thiện và dự thi
đánh giá, phân hạng vào kỳ năm tiếp theo. Căn cứ xếp hạng sản phẩm dựa
trên điểm đánh giá của Bộ tiêu chí đánh giá sản phẩm.
4.4.2. Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu
OCOP Hà Tĩnh:
Tổ chức điều tra, thu thập hệ thống cơ sở dữ liệu OCOP Hà Tĩnh nhằm xác định thực
trạng, đánh giá ưu thế và khả năng cạnh tranh, từ đó xây dựng chiến lược, kế hoạch
và giải pháp hỗ trợ phát triển cho các sản phẩm OCOP.
4.4.3. Xây dựng phần mềm quản lý sản
phẩm:
Phần mềm là công cụ phục vụ cho hoạt động quản lý, theo dõi và quảng bá các sản
phẩm thuộc hệ thống OCOP. Phần mềm do Ban OCOP các cấp trực tiếp quản lý, vận
hành. Hệ thống phần mềm quản lý Chương trình OCOP gắn với quản
lý sản phẩm trên tem điện tử thông minh (ứng dụng trên smartphone; phần mềm quản lý
sản phẩm, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất,...) đảm bảo công
tác truy xuất nguồn gốc sản phẩm, cũng như bảo mật chống hàng giả, hàng nhái,
hàng kém chất lượng. Dữ liệu của phần mềm được tích hợp với cơ sở dữ liệu của
Chương trình OCOP Quốc gia. Các sản phẩm tham gia OCOP đều được đưa thông tin
vào phần mềm để theo dõi, quản lý. Thông tin về sản phẩm OCOP được cập nhật thường
xuyên thông qua hình thức cấp, phân quyền sử dụng cho các chủ thể sản xuất sản
phẩm OCOP để có thể tự cập nhật dữ liệu về sản phẩm. Các sản phẩm được cấp tem,
nhãn mác đều được quản lý chặt chẽ. Xây dựng quy chế quản lý tem, nhãn mác OCOP
để đảm bảo việc
quản lý.
Phần mềm được tích hợp trên hệ thống
Website, Cổng thông tin
điện tử của các Sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố..., nhằm quảng
bá sản phẩm, hỗ trợ phát triển du lịch của địa phương.
4.4.4. Hệ thống báo cáo sản
phẩm OCOP:
Hệ thống biểu mẫu phục vụ công tác báo cáo do Ban điều hành OCOP tỉnh xây dựng
đảm bảo thống nhất cho việc tổng kết, đánh giá. Việc báo cáo được thực hiện định
kỳ theo quý, 6 tháng và hằng năm.
4.4.5. Công tác kiểm soát; thanh
tra:
Xây dựng và ban hành quy chế quản lý sản phẩm OCOP để đảm bảo kiểm soát chặt từ
quá trình sản xuất đến chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm... tạo niềm tin
cho người tiêu dùng và duy trì thương hiệu sản phẩm cùng với thương hiệu
chung cho OCOP Hà Tĩnh, làm cơ sở cho việc kiểm soát, thanh tra. Hoạt động kiểm
soát, thanh tra nhằm đảm bảo
sự ổn định về tiêu chuẩn, chất lượng của sản phẩm và sự vận hành ổn định của
chu trình OCOP. Các cơ quan quản lý nhà nước theo chức năng nhiệm vụ được giao,
tăng cường công tác kiểm soát, thanh tra các sản phẩm OCOP. Trong quá trình kiểm
soát, thanh tra nếu phát hiện
vi phạm, không đảm bảo tiêu chuẩn thì đề xuất rút sao, giảm sao (theo Bộ tiêu
chuẩn đánh giá sản phẩm) và xử lý theo quy định.
Hoạt động kiểm soát được thực hiện định
kỳ, phát huy tinh thần tự kiểm soát nội bộ nhằm đảm bảo chất lượng và sự đồng đều
của sản phẩm. Hoạt động thanh tra phải được lồng ghép với các cơ quan chức
năng, nhằm đảm bảo hiệu quả và không gây phiền nhiễu cho các tổ chức, cá nhân sản
xuất, kinh doanh. Hằng năm, Ban điều hành Chương trình OCOP xây dựng kế hoạch
kiểm soát, thanh tra cụ thể trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực
hiện.
4.5. Công tác xúc tiến
thương mại và đào tạo nguồn nhân lực
a) Công tác xúc tiến thương mại:
- Công tác quảng cáo, quảng bá sản phẩm;
xây dựng Website OCOP Hà Tĩnh;
- Ứng dụng thương mại điện tử;
- Tổ chức sự kiện hội chợ, triển lãm;
- Xây dựng hệ thống giới thiệu, bán
hàng OCOP;
- Khảo sát, thu thập, phân tích thông
tin và dự báo thị trường.
b) Công tác đào tạo nguồn nhân lực: Nội dung chương
trình đào tạo, tập huấn theo Khung đào tạo Chương trình OCOP quy định tại Quyết
định số 490/QĐ-TTg ngày 07/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ:
- Đào tạo cán bộ quản lý, vận hành
Chương trình;
- Đào tạo cán bộ quản lý doanh nghiệp,
hợp tác xã, cơ sở sản xuất;
- Đào tạo nghề cho người lao động thuộc
các tổ chức tham gia OCOP: Huy động, lồng ghép các nguồn lực từ nguồn kinh phí
của Chương trình dạy nghề cho lao động nông thôn, chương trình khởi sự doanh
nghiệp... Mời các trường dạy nghề tham gia giảng dạy; soát xét nắm lại đội ngũ
nghệ nhân trong tỉnh, có chính sách thỏa đáng để đội ngũ này tham gia đào tạo,
truyền nghề cho lao động.
5. Một số giải
pháp thực hiện Đề án
5.1. Công tác tuyên
truyền nâng cao nhận thức: Xác định đây là một giải pháp quan trọng
trong triển khai thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm - OCOP”, do vậy cần
tập trung tuyên truyền trở thành một chiến dịch truyền thông mạnh mẽ, làm thay
đổi nhận thức của cộng đồng và chính quyền các cấp.
5.2. Xây dựng tổ chức
bộ máy quản lý:
5.2.1. Hệ thống tổ chức bộ
máy chỉ đạo điều
hành OCOP Hà Tĩnh: Được thiết lập trên cơ sở lồng ghép nhiệm vụ trong Ban
chỉ đạo và Văn
phòng điều phối nông thôn mới các cấp, có bộ phận chuyên trách (không làm phát
sinh biên chế và bộ máy mới):
a) Cấp tỉnh:
- Ban chỉ đạo Chương trình MTQG xây dựng
nông thôn mới tỉnh là Ban chỉ đạo Chương trình Mỗi xã một sản phẩm.
- Cơ quan thường trực, giúp việc cho
Ban Điều hành là Văn phòng điều phối Chương trình nông thôn mới, có bố trí bộ phận
chuyên trách.
b) Cấp huyện:
- Ban chỉ đạo Chương trình MTQG xây dựng
nông thôn mới huyện là Ban chỉ đạo Chương trình Mỗi xã một sản phẩm. Cơ quan
thường trực, tham mưu, giúp việc cho Ban chỉ đạo là Văn phòng Điều phối Chương
trình MTQG xây dựng nông thôn mới huyện, có bố trí 01 cán bộ chuyên trách.
c) Cấp xã: Ban chỉ đạo Chương trình
MTQG xây dựng nông thôn mới xã là Ban chỉ đạo Chương trình Mỗi xã một sản phẩm,
cán bộ chuyên trách nông thôn mới kiêm thực hiện Chương trình OCOP.
5.2.2. Thành lập hội đồng đánh giá sản phẩm cấp
tỉnh và huyện:
- Ở cấp tỉnh gồm: Ban chỉ đạo Chương
trình MTQG xây dựng nông thôn mới tỉnh, Văn phòng Điều phối Chương trình MTQG
xây dựng nông thôn mới, các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Khoa học
và Công nghệ, Công thương, Văn hóa thể thao và Du lịch, Y tế, Hội Nông dân,
Liên hiệp các Hội Khoa học kỹ thuật tỉnh,...
- Ở cấp huyện gồm: Ban chỉ đạo Chương
trình MTQG xây dựng nông thôn mới huyện, Văn phòng Điều phối Chương trình MTQG
xây dựng nông thôn mới, các Phòng: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kinh tế
- Hạ tầng, Tài chính - Kế hoạch; Trung tâm ứng dụng chuyển giao khoa học công
nghệ,...
5.3. Xây dựng hệ thống
hỗ trợ chương trình OCOP:
- Hệ thống tư vấn hỗ trợ: Tư vấn Ban
điều hành OCOP cấp tỉnh, cấp huyện; tư vấn các tổ chức OCOP tại cộng đồng nhằm
tư vấn tổ chức triển khai thực Chương trình OCOP; chiến lược phát triển các sản
phẩm; chiến lược
về thương mại hóa các sản phẩm OCOP; xây dựng và triển khai các dự án thành phần
của Đề án; xây dựng mô hình điểm tại các địa phương; phát triển các HTX, Doanh
nghiệp vừa và nhỏ; nguồn vốn; phát triển sản phẩm; quản trị doanh nghiệp; kỹ
thuật và công nghệ...
- Hệ thống đối tác OCOP nhằm liên kết,
hợp tác để phát triển sản xuất, thương mại.
- Hệ thống sản xuất, bao gồm: Hộ gia
đình kinh doanh, Tổ hợp tác, Hợp tác xã, Doanh nghiệp vừa và nhỏ.
5.4. Giải pháp về
khoa học công nghệ và bảo vệ môi trường:
- Giải pháp về khoa học và công nghệ:
Tập trung khai thác các lợi thế và điều kiện đặc thù của từng vùng để đẩy mạnh
sản xuất, phát triển các sản phẩm chủ lực. Việc nghiên cứu, ứng dụng khoa học
và công nghệ để hỗ trợ phát triển sản phẩm OCOP được thực hiện dưới hình thức đề
tài, dự án cụ thể.
- Bảo vệ môi trường: Đẩy mạnh công tác
tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân, chủ thể sản xuất về vấn đề vệ
sinh môi trường trong sản xuất và kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm; định
kỳ kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, tiêu chuẩn môi trường... Sử dụng hợp lý
nguồn tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu; đẩy mạnh
hoạt động ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong khai thác và sử dụng
năng lượng tái tạo, vật liệu mới... và trong công tác bảo vệ môi trường.
5.5. Chính sách thực
hiện:
Trên cơ sở các chính sách hiện hành và yêu cầu của Chương trình, tiến hành rà
soát, tích hợp, bổ sung
xây dựng, ban hành chính sách riêng để thực hiện Đề án Mỗi xã một sản phẩm, với
các nội dung trọng tâm như sau: Hỗ trợ quy hoạch chi tiết phát triển sản phẩm
OCOP; hỗ trợ tín dụng cho sản xuất; hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm; nghiên cứu khoa học;
đổi mới, chuyển giao công nghệ; bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, công bố chất lượng,
truy xuất nguồn gốc sản phẩm; đào tạo nguồn nhân lực và thưởng cho các tổ chức,
cá nhân có sản phẩm đạt tiêu chuẩn cao.
5.6. Một số Chương
trình, dự án ưu tiên:
a) Dự án cấp tỉnh: (1) Dự án
vùng dược liệu Tây Hà Tĩnh; (2) Dự án phát triển các sản phẩm chất lượng cao từ
Hươu; (3) Dự án làng văn hóa du lịch huyện Nghi Xuân; (4) Dự
án đầu tư xây dựng các trung tâm hoặc quầy hàng giới thiệu, quảng bá và bán
hàng OCOP của tỉnh; (5) Xây dựng bộ công cụ Quản lý chương trình; (6) Xây dựng
Sổ tay hướng dẫn thực hiện chương trình OCOP; (7) Xây dựng chỉ dẫn địa lý, nhãn
hiệu tập thể cho một số sản phẩm có thế mạnh của tỉnh như; Cam Hà Tĩnh, Kẹo Cu
Đơ Hà Tĩnh, Nước Mắm Hà Tĩnh.
b) Dự án cấp huyện: Các huyện lựa
chọn xây dựng 1- 2 dự án phát triển sản phẩm theo chuỗi trên cơ sở tiềm năng,
thế mạnh của địa phương mang tính liền vùng của huyện.
c) Các dự án của cộng đồng: Do các HTX,
doanh nghiệp đưa ra ý tưởng đề xuất được xét chọn lập dự án thực hiện.
5.7. Kinh phí thực hiện
đề án:
Tổng nguồn vốn thực hiện Đề án giai đoạn 2018-2020: 483,862 tỷ đồng, bao gồm:
a) Ngân sách Nhà nước:
105,982 tỷ đồng (năm 2018: 4,109 tỷ đồng; năm 2019: 44,818 tỷ đồng; năm 2020:
57,055 tỷ đồng), trong đó:
- Ngân sách Trung ương, tỉnh: 89,5 tỷ
đồng, trong đó:
+ Vốn sự nghiệp: 66,5 tỷ đồng (trong
đó: Ngân sách TW: 31,5 tỷ đồng, vốn sự nghiệp từ nguồn vốn Ngân sách Trung ương
hỗ trợ xây dựng nông thôn mới để thực hiện Đề án trong giai đoạn 2019-2020, mỗi
năm khoảng 15,0 tỷ đồng; Ngân sách tỉnh: 35 tỷ đồng từ nguồn vốn nông nghiệp
nông thôn, nông thôn mới và một phần nhu cầu vốn lồng ghép chương trình, chính
sách.
+ Vốn đầu tư: 23 tỷ đồng.
- Ngân sách cấp huyện: 16,4 tỷ đồng.
b) Vốn doanh nghiệp, cơ sở sản xuất và
xã hội hóa: 377,880 tỷ đồng.
6. Phân công
nhiệm vụ
6.1. Văn phòng Điều
phối Chương
trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh: Là cơ quan
thường trực thực hiện Chương trình OCOP Hà Tĩnh, chịu trách nhiệm:
- Chủ trì tham mưu xây dựng và tổ chức
thực hiện kế hoạch Đề án OCOP theo giai đoạn và hàng năm; tổng hợp kế hoạch thực
hiện Đề án OCOP của các Sở, ngành, các địa phương trong kế hoạch chung thực hiện
Đề án;
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành đề
xuất kế hoạch vốn hàng năm để thực hiện Đề án; huy động nguồn lực tài chính từ
các quỹ đầu tư, các tổ chức quốc tế, các nhà tài trợ hỗ trợ thực hiện Đề án
OCOP;
- Chỉ đạo và hướng dẫn các huyện,
thành phố, thị xã xây dựng kế hoạch triển khai Đề án OCOP ở địa phương; thường
xuyên tổ chức kiểm tra, đánh giá
thực hiện Đề án OCOP;
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành
liên quan, các huyện, thành phố, thị xã: Xây dựng và triển khai một số dự án
thành phần của Đề án
OCOP; đề xuất các cơ chế, chính sách thực hiện Đề án; hàng năm và giai đoạn có
báo cáo đánh giá, sơ, tổng kết tình hình thực hiện Đề án để báo cáo UBND tỉnh.
- Chủ trì lựa chọn và chỉ đạo phát triển
một số sản phẩm làm điểm;
- Tham gia kiểm tra, đánh giá, xếp hạng
sản phẩm và tổ chức các hội chợ cấp tỉnh; tổng hợp tình hình thực hiện Đề án, báo
cáo Ban chỉ đạo Chương
trình MTQG xây dựng nông thôn mới tỉnh.
6.2. Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn:
- Chịu trách nhiệm chỉ đạo thực hiện
nhiệm vụ chuyên môn để phát triển các sản phẩm OCOP thuộc ngành, đảm bảo chất
lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm...
- Lồng ghép các hoạt động của Đề án
vào các nhiệm vụ của ngành; đẩy mạnh các hoạt động khuyến nông, xây dựng các mô
hình; hướng dẫn tổ chức phát triển kinh tế hộ, trang trại, THT,
HTX nông nghiệp; tổ chức ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ để nâng cao
năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp;
6.3. Sở Kế hoạch và Đầu
tư:
Chủ trì lồng ghép các nội dung của Đề án OCOP vào quy hoạch tổng thể và kế hoạch
hàng năm; phân bổ ngân sách hàng năm cho Đề án OCOP theo Đề án được phê duyệt.
6.4. Sở Tài chính: Chủ trì, phối
hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cân đối, đảm
bảo bố trí vốn sự
nghiệp để thực hiện các nội dung, nhiệm vụ của Đề án OCOP theo quy định.
6.5. Sở Công thương:
- Chịu trách nhiệm chỉ đạo thực hiện
nhiệm vụ chuyên môn để phát triển các sản phẩm OCOP thuộc ngành, đảm bảo chất
lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm...
- Thực hiện có hiệu quả hoạt động khuyến
công, công tác xúc tiến thương mại sản phẩm, tổ chức các hội chợ thuộc Đề án
OCOP. Phối hợp với các Sở, ngành liên quan hỗ trợ các tổ chức kinh tế, hộ gia
đình thiết kế sản phẩm. Hàng năm, phối hợp với Văn phòng Điều phối nông thôn mới
tỉnh và các Sở, ngành liên quan tổ chức kiểm tra, đánh giá và xếp hạng sản phẩm
OCOP.
- Thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động
thương mại đối với hệ thống trung tâm, điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP
trong tỉnh.
6.6. Sở Khoa học và
Công nghệ:
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành,
địa phương thực hiện các giải pháp đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa
học, công nghệ trong phát triển sản xuất sản phẩm nhằm khai thác các lợi thế và
điều kiện của từng vùng, từng địa phương.
- Tổng hợp nhu cầu, hỗ trợ đăng ký sở
hữu trí tuệ sản phẩm OCOP, tư vấn hướng dẫn phát triển thương hiệu sản phẩm
OCOP;
-Tổng hợp các đề xuất đặt hàng nhiệm vụ
khoa học và công nghệ hàng năm liên quan đến phát triển sản phẩm OCOP sử dụng
nguồn vốn sự nghiệp khoa học và công nghệ cấp tỉnh, trình UBND tỉnh phê duyệt
theo quy định.
- Hàng năm, phối hợp với Văn phòng Điều
phối nông thôn mới tỉnh và các Sở, ngành liên quan tổ chức kiểm tra, đánh giá
và xếp hạng sản phẩm OCOP.
6.7. Sở Y tế: Chỉ đạo các
đơn vị trong ngành hỗ trợ các tổ chức kinh tế, hộ sản xuất thực hiện các quy định
liên quan đến an toàn thực phẩm, đăng ký công bố chất lượng sản phẩm; thực hiện
các đề tài nghiên cứu khoa học, đánh giá tác dụng của các sản phẩm có nguồn gốc
từ dược liệu... nghiên cứu phát triển các bài thuốc từ dược liệu địa phương tạo
ra sản phẩm thương mại hóa phục vụ nhu cầu người dân. Hàng năm, phối hợp với
Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh và các Sở, ngành liên quan tổ chức kiểm
tra, đánh giá và xếp hạng sản phẩm OCOP.
6.8. Sở Văn hóa, Thể
thao và Du lịch: Hỗ trợ các tổ chức kinh tế, nhóm cộng đồng
nghiên cứu phát triển, quảng bá các sản
phẩm dịch vụ du lịch gắn với du lịch nông thôn trên cơ sở phát huy thế mạnh về
danh lam thắng cảnh, truyền thống văn hóa của các vùng, miền; hỗ trợ các địa
phương phát triển các Làng Văn hóa du lịch. Hàng năm, phối hợp với Văn phòng Điều
phối nông thôn mới tỉnh và các Sở,
ngành liên quan tổ chức kiểm tra, đánh giá và xếp hạng sản phẩm OCOP thuộc
lĩnh vực phụ trách.
6.9. Sở Giao thông Vận
tải: Điều tiết, kết
nối hệ thống vận chuyển hàng trong nước cho Đề án OCOP, phối hợp triển khai
công tác xúc tiến thương mại cho các sản phẩm OCOP trên các tuyến vận tải đường
bộ, các điểm dừng xe.
6.10. Các Sở, ngành
liên quan: Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, chủ động xây dựng
kế hoạch thực hiện, cụ thể hóa các nhiệm vụ của Đề án gắn với lĩnh vực phụ
trách của ngành.
6.11. Ngân hàng Nhà
nước:
Chỉ đạo, hướng dẫn các ngân hàng thương mại, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển,
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng Chính sách xã hội hỗ
trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất tiếp cận nguồn vốn vay để tổ chức sản xuất.
6.12. Các tổ chức chính trị - xã hội
- ngành nghề: Liên minh Hợp tác xã, các tổ chức xã hội nghề nghiệp,
các hội, hiệp hội tăng cường tổ chức các hoạt động tuyên truyền, vận động đoàn
viên, hội viên, thành viên tích cực tham gia Đề án OCOP; chủ động tham gia vào
các chuỗi giá
trị
hình thành trong Đề án OCOP.
6.13. Ủy ban nhân dân
các huyện, thành phố, thị xã:
- Chỉ đạo xây dựng, phê duyệt và triển
khai thực hiện kế hoạch OCOP cấp huyện;
- Bố trí, huy động nguồn lực cần thiết, sử dụng
lồng ghép các nguồn vốn để thực hiện kế hoạch OCOP ở địa phương;
- Phân công trách nhiệm vụ thể cho
các cơ quan,
ban,
phòng... triển khai Đề án OCOP trên địa bàn;
- Thường xuyên tổ chức kiểm tra, giám
sát, đánh giá, kết quả triển khai Đề án OCOP trên địa bàn; thực hiện nghiêm túc
chế độ thông tin, báo cáo định kỳ, đột xuất về cơ quan thường trực Đề án OCOP cấp
tỉnh.
6.14. Trường Chính trị Trần
Phú, các trường
dạy nghề, trường đại học trong tỉnh:
- Trường Chính trị Trần Phú: Tham gia
đào tạo cho cán bộ các cấp về lý thuyết, mục tiêu, quan điểm định hướng của
Chương trình OCOP Hà Tĩnh.
- Các trường dạy nghề, trường đại học trong tỉnh: Tham gia
đào tạo các ngành nghề liên quan đến Đề án, quản trị kinh doanh, tiếp thị cho
các tổ chức kinh tế tham gia Đề án có nhu cầu.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ban hành.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc
các Sở, ngành: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài
chính, Công thương, Khoa học và Công nghệ, Y tế, Văn hóa, Thể thao và Du lịch,
Giao thông Vận tải, Lao động Thương Binh và Xã hội, Ngân hàng Nhà nước, Liên
minh Hợp tác xã; Chánh Văn phòng Điều phối Chương trình MTQG xây dựng
nông thôn mới tỉnh; Chủ tịch
UBND các huyện, thành phố, thị xã và Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách
nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
-
Như
Điều 2;
- TT Tỉnh ủy, TT
HĐND tỉnh;
- Trưởng, Phó Trưởng BCĐ NTM tỉnh;
- Chủ tịch, các Phó CT UBND
tỉnh;
- Lưu: VT,NL3.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Đặng Quốc Khánh
|
PHỤ
LỤC:
CÁC
BƯỚC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN THEO CHU TRÌNH THƯỜNG NIÊN
Đây là Đề án mở, luôn tạo cơ hội cho
những ý tưởng sáng tạo, khởi nghiệp. Hàng năm chương trình OCOP sẽ được thực hiện
theo một chu trình bao gồm các bước được phối hợp từ trên xuống và từ dưới lên.
- Từ trên xuống đó là: Nhà nước đặt ra
cuộc chơi, định hướng phát triển, đưa ra cách thức thực hiện, hướng dẫn và dành
sẵn nguồn lực để hỗ trợ...
- Từ dưới lên: Dân đề xuất, dân bàn,
dân làm và thụ hưởng
Chu trình được minh họa theo sơ đồ
sau:
Bao gồm các bước hoạt động cụ thể như
sau:
Bước 1: Tuyên truyền về OCOP
Triển khai các hoạt động tuyên truyền
để nâng cao nhận thức của hệ thống quản lý Chương trình OCOP từ tỉnh đến, huyện,
xã và sự hiểu biết của cộng đồng về Chương trình OCOP, bao gồm: sự cần thiết, 3
nguyên tắc của OCOP, nội dung chương trình OCOP, các hỗ trợ của Nhà nước và đặc
biệt là các đề xuất ý tưởng sản phẩm, từ đó khởi đầu chu trình OCOP của
cộng đồng.
Các kênh tuyên truyền bao
gồm: Các chương trình truyền thông đại chúng cấp tỉnh, huyện, xã (truyền thanh,
truyền hình, báo chí...); tại các hội nghị, hội thảo tỉnh,
huyện, xã, thôn (lồng ghép); họp, hội nghị các tổ chức xã hội - nghề nghiệp
(lồng ghép);...
Thời gian thực hiện: Liên tục trong năm, trọng
tâm vào tháng 2 hàng năm.
Trách nhiệm: Bộ phận/cá nhân chịu
trách nhiệm truyền thông trong Chương trình OCOP các cấp, các cơ quan truyền
thông.
Bước 2: Nhận ý tưởng sản phẩm
Sau khi được tuyên truyền, cộng đồng
khởi đầu tham gia Chương trình OCOP bằng việc đăng ký ý tưởng sản phẩm
(gồm ý tưởng hoàn thiện sản phẩm đã có hoặc ý tưởng phát triển sản phẩm mới) gửi
cho hệ thống quản lý Chương trình OCOP. Hội đồng OCOP sẽ xem xét lựa chọn các ý
tưởng tốt để đưa vào chương trình (làm cơ sở để triển khai). Các ý tưởng không được
chọn có thể hoàn thiện, nộp lại sau 1 tuần hoặc tham gia cùng thời điểm năm
sau.
Thời gian thực hiện: Tháng 2, 3 hàng
năm
Trách nhiệm: Cán bộ OCOP cấp xã và huyện,
các ý tưởng được OCOP tỉnh thẩm định.
Bước 3: Tập huấn phương pháp xây dựng
phương án kinh doanh
Chủ nhân của các ý tưởng sản phẩm được
chọn sẽ được tập huấn về phương pháp xây dựng “Phương án kinh doanh”. Nội dung
tập huấn bao gồm: Khái niệm về kinh doanh, các loại hình tổ chức sản xuất - kinh
doanh, marketing cơ bản, sản phẩm, xây dựng kế hoạch tài chính và nội dung kế
hoạch kinh doanh. Kết quả cần có là người dân có thể xây dựng kế hoạch kinh
doanh dựa trên ý tưởng sản phẩm
đã được duyệt.
Thời gian thực hiện: Tháng 3 hàng năm
Trách nhiệm: Cán bộ OCOP cấp huyện,
chuyên gia OCOP hoặc tư vấn của chương trình.
Bước 4: Nhận phương án kinh doanh
Sau khi được tập huấn, chủ nhân các ý
tưởng sẽ xây dựng phương án kinh doanh và nộp cho bộ phận OCOP cấp xã, huyện.
Xem xét lựa chọn các kế hoạch đạt yêu cầu để tiếp tục hỗ trợ. Kế hoạch kinh
doanh không được lựa chọn có thể hoàn thiện, nộp lại hoặc tham gia cùng thời điểm
năm sau.
Thời gian thực hiện: Tháng 4 hàng năm
Trách nhiệm: Cán bộ OCOP cấp tỉnh và
huyện
Bước 5: Tập huấn phương pháp triển
khai kế hoạch kinh doanh
Chủ nhân của các phương án kinh doanh
được duyệt sẽ được tập huấn về phương pháp triển khai kế hoạch kinh doanh. Nội
dung tập huấn bao gồm: Chu trình hình thành doanh nghiệp/HTX; quản trị sản xuất,
tiếp thị, nghiên cứu phát triển sản phẩm, tài chính doanh nghiệp nâng cao. Kết quả cần có
là người dân có thể triển khai kế hoạch kinh doanh.
Thời gian thực hiện: Tháng 5 hàng năm
Trách nhiệm: Cán bộ OCOP cấp huyện, hoặc
tỉnh hoặc tư vấn
OCOP
Bước 6: Triển khai kế hoạch kinh doanh
Trong quá trình triển khai theo Phương
án kinh doanh, chủ thể thực hiện sẽ nhận được sự tư vấn tại chỗ, kết nối cán
bộ OCOP cấp huyện hoặc tư vấn của chương trình OCOP, dưới các chuyến thăm và
làm việc định kỳ. Tùy mức độ đơn giản hay phức tạp và điều kiện sẵn có, một sản
phẩm có thể nhận một đến tất cả những hỗ trợ từ chương trình OCOP, bao gồm:
Hình thành mới hoặc tái cơ cấu các tổ chức kinh tế đã có; huy động vốn, xây
dựng và triển khai các dự án phát triển sản phẩm; xây dựng và triển khai
các đề tài khoa học công nghệ; hợp đồng với các nhà khoa học; tham gia khóa đào tạo
“CEO chân đất”; kết nối thị trường; kết nối với các nhà cung ứng đầu vào. Các nội
dung cụ thể được trình bày ở bảng 2:
Bảng 2: Các
hoạt động hỗ trợ từ chương trình OCOP
TT
|
Các hoạt động
triển khai
|
Các hoạt động
hỗ trợ
|
Kết quả cần
có
|
1
|
Hình thành mới hoặc tái tổ chức kinh
tế
|
Tập huấn và tư vấn tại chỗ
|
Người dân có thể chủ động hình thành
tổ chức mới hoặc tái cơ cấu tổ chức đã có theo tiêu chí OCOP
|
2
|
Huy động nguồn lực
|
Tập huấn và tư vấn tại chỗ
|
Người dân vượt qua các khó khăn nhờ
các tư vấn, chỉ dẫn và kết nối sử dụng nguồn lực (kiến thức, kỹ năng doanh
nghiệp, thị trường...) Người dân được chỉ dẫn, kết nối để tiếp cận các nguồn
vốn (cách tiếp cận, các yêu cầu, mẫu biểu...)
|
3
|
Xây dựng cơ bản, mua sắm và lắp đặt
trang thiết bị
|
- Dự án ứng dụng KHCN (có hỗ trợ vốn
từ NSNN)
- Hỗ trợ một phần từ ngân sách tỉnh
(theo Đề án được duyệt)
- Tư vấn tại chỗ
|
Người dân có thể chủ động xây dựng
nhà xưởng, mua sắm và lắp đặt
trang thiết bị phù hợp với quy mô sản xuất và theo luật định
|
4
|
Sản xuất sản phẩm
|
(1) Tư vấn tại chỗ
(2) Hợp đồng với các tổ chức/cá nhân
KHCN,...
|
Người dân giải quyết được các vấn đề phát sinh
trong quá trình sản xuất
|
5
|
Hoàn thiện quy trình công nghệ
|
Đề tài nghiên cứu KHCN; Dự án sản xuất
thử nghiệm ứng dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ
|
Người dân được chỉ dẫn, kết nối để
xây dựng và phê duyệt các đề tài KHCN, dự án sản xuất thử nghiệm để hoàn thiện
công nghệ sản xuất
|
6
|
Xúc tiến thương mại
|
(1) Quảng bá trên các phương tiện
truyền thông đại chúng (2) Hội chợ, triển lãm,...
|
Cơ hội để người dân tiếp cận thị trường;
Sản phẩm sản xuất ra được nhiều người tiêu dùng biết đến, người dân chủ động
về phân phối
|
7
|
Nâng cao chất lượng nhân lực
|
(1) Tập huấn ngắn hạn; (2) Đào tạo
“CEO chân đất”...
|
Người dân từng bước tự triển khai
các hoạt động sản xuất; chủ động hoạch định phương án kinh doanh của mình.
|
Thời gian thực hiện: Liên tục từ khi kế
hoạch kinh doanh được duyệt.
Trách nhiệm: Cán bộ OCOP cấp huyện, tỉnh
hoặc tư vấn OCOP; Sở Lao động, thương binh và xã hội (đào tạo); Liên minh HTX
(hình thành các HTX); Sở Khoa học và Công nghệ (các đề tài KHCN), Sở Y tế (tiêu
chuẩn sản phẩm cho sức khỏe); Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (tiêu chuẩn
sản phẩm
nông
nghiệp); các trường cao đẳng, đại học cấp tỉnh (đào tạo).
Bước 7: Đánh giá và phân hạng sản phẩm
Các sản phẩm tham gia Chương trình
OCOP bắt buộc phải tham gia đánh giá phân hạng tại 3 cấp (cấp huyện, cấp tỉnh,
cấp quốc gia), trong đó các sản phẩm đạt từ 3-5 sao ở cấp huyện sẽ được đánh
giá ở cấp tỉnh, các sản phẩm đạt 4-5 sao cấp tỉnh được đánh giá ở cấp quốc
gia. Các sản phẩm được đánh giá và phân hạng tại các cấp sẽ do Hội đồng đánh
giá sản phẩm cấp tương ứng (huyện, tỉnh, quốc gia) thực hiện. Các sản phẩm
không được đánh giá cao (1-2 sao) và các sản phẩm đạt 3-4 sao kỳ trước
có thể hoàn thiện và dự thi đánh giá và phân hạng vào kỳ năm tiếp theo.
Thời gian thực hiện: Đánh giá cấp huyện
vào tháng 8 hàng năm, cấp tỉnh vào tháng 9 hàng năm và tham gia cấp quốc gia.
Trách nhiệm: Ban điều hành OCOP cấp
huyện, tỉnh.
Nhằm bảo đảm tính minh bạch, cũng như
tăng tính chủ động của người dân, tất cả các tiêu chí đánh giá của Chương trình sẽ
được ban hành và thông báo rộng rãi trên trang web, các phương tiện thông tin đại
chúng.
Bước 8: Xúc tiến thương mại
Các sản phẩm dự thi đạt 3 sao trở lên
sẽ được hỗ trợ xúc tiến thương mại tại các cấp tương ứng nhằm thúc đẩy tiêu thụ
sản phẩm tại thị trường địa phương, tỉnh và tham gia cấp quốc gia, quốc tế, qua
đó thúc đẩy phát triển sản xuất, từ
đó đạt mục đích tối cao của OCOP là thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội cộng đồng.
Các hoạt động chính gồm: Xây dựng hệ
thống trung tâm, điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP, gian hàng OCOP tại các
trung tâm thương mại, siêu thị, khu dân cư; quảng bá trên các phương tiện thông
tin đại chúng; tổ chức hội chợ sản phẩm OCOP; kết nối thị trường.
Bước 9: Sơ, tổng kết hàng năm
- Tổ chức thường kỳ, hằng năm ở cả cấp
huyện và cấp tỉnh với sự tham gia của tất cả các thành viên Ban Chỉ đạo chương trình
OCOP và các bên liên quan.
- Nội dung: Tổng kết, kiểm điểm tình
hình triển khai
chương trình OCOP tại các địa phương, các tồn tại, hạn chế, giải pháp tháo gỡ,
tôn vinh, khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện
Chương trình...
Chu trình hàng năm sẽ được xem xét,
đánh giá, nếu cần thiết thì hiệu chỉnh cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn.
Song song với các hoạt động OCOP được
triển khai theo chu trình thường niên, mỗi năm tổ chức 1-3 chuyên đề chuyên sâu nhằm
giải quyết các vấn đề quan trọng của OCOP, bao gồm:
Giai đoạn 2018-2020:
1) Chủ thể sản phẩm OCOP
(2018): Tập trung truyền thông đến cộng đồng nhằm làm cho cộng đồng phân biệt sản
phẩm và chủ thể OCOP, từ đó có thể sản xuất sản phẩm và xây dựng mô hình tổ chức
sản xuất kinh doanh thích hợp.
2) Câu chuyện sản phẩm OCOP (2018): Huấn
luyện các chủ thể OCOP về xây dựng câu chuyện cho sản phẩm, từ đó cộng đồng có
thể xây dựng câu chuyện cho sản phẩm của mình đúng phương pháp.
3) Công chức OCOP xuất sắc (2019): Tổ
chức cuộc thi “Công chức OCOP xuất sắc” nhằm xác định được công chức xuất sắc
trong hệ thống OCOP, qua đó tuyên truyền về vai trò của các công chức tham gia
trong hệ thống OCOP.
4) Chất lượng sản phẩm OCOP (2019): Tập
trung tư vấn và hỗ trợ các chủ thể OCOP xây dựng hệ thống tổ chức bảo đảm chất
lượng sản phẩm OCOP của mình.
5) Bán hàng OCOP chuyên nghiệp (2019):
Tập trung huấn luyện và tư vấn kỹ năng bán hàng, từ đó chủ thể OCOP có thể bán
sản phẩm và cung ứng dịch vụ chuyên nghiệp hơn.
6) Tìm kiếm quán quân sản phẩm OCOP
(2020): Tổ chức rà soát các sản phẩm OCOP đạt 5 sao cấp tỉnh để chọn top 5 sản
phẩm, từ đó xây dựng kế hoạch hỗ trợ phát triển, cải tiến và nâng cấp về quy mô, chất
lượng để tiến đến xuất khẩu.
7) Xúc tiến sản phẩm OCOP (2020): Tập
trung huấn luyện và tư vấn kỹ năng xúc tiến thương mại, từ đó các chủ thể OCOP
có thể xúc tiến sản phẩm của mình.
Định hướng các chủ đề
giai đoạn 2021-2030;
Trên cơ sở các chủ đề định hướng của
Trung ương, nghiên cứu cụ thể hóa cho phù hợp tình hình của tỉnh trong giai đoạn
này./.
ỦY BAN NHÂN
DÂN TỈNH
PHỤ
LỤC:
BỘ
TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ
Phần A: Các tiêu chí
đánh giá sản phẩm và sức mạnh cộng đồng (tối đa 35 điểm), cụ thể:
- Tổ chức sản xuất (tối đa 16 điểm):
+ Nguồn nguyên liệu (tối đa 5 điểm):
ưu tiên sử dụng nguyên liệu có nguồn gốc tại địa phương ≥ 50% (Sản phẩm
sẽ bị loại nếu không sử dụng
nguyên liệu địa phương);
+ Giá trị gia tăng (tối đa 3 điểm): Sản
phẩm có phân loại, sơ chế (kiểm tra, phân loại, loại bỏ tạp chất, làm sạch,...)
+ Bảo vệ môi trường trong quá trình sản
xuất (tối đa 3 điểm): Quy trình xử lý môi trường đạt tiêu chuẩn theo quy định.
+ Tiềm năng sản xuất hàng loạt để phân
phối (tối đa 5 điểm): Có khả năng sản xuất lại với số lượng và chất lượng ban đầu;
có chứng nhận quản lý chất lượng tiên tiến (VietGap, hữu cơ...)
- Phát triển sản phẩm (tối đa 8 điểm):
+ Nguồn gốc ý tưởng (tối đa 5 điểm):
Ưu tiên tự phát triển dựa trên sản phẩm truyền thống hoặc ý tưởng của mình gắn
với nhu cầu thị trường.
+ Tính hoàn thiện của bao bì (tối đa 3
điểm): Bao bì phù hợp, đầy đủ các yếu tố của bao bì hoàn chỉnh, đảm bảo có truy
suất nguồn gốc, có chứng nhận bảo hộ công nghiệp.
Phần B: Các tiêu chí đánh
giá khả năng tiếp thị (25 điểm), cụ thể:
- Tiếp thị (tối đa 15 điểm)
+ Khu vực phân phối chính (tối
đa 5 điểm): Phân loại theo huyện, trong tỉnh, trong nước, quốc tế.
+ Tổ chức phân phối (tối đa 5 điểm): Hệ
thống phân phối hoàn chỉnh, có ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, vận
hành.
+ Quảng bá sản phẩm (tối đa 5 điểm);
Thực hiện hoạt động quảng bá, tiếp thị thường xuyên trên mạng trực tuyến, có ứng dụng
công nghệ thông tin trong quảng bá sản phẩm.
- Câu chuyện sản phẩm (tối đa 10 điểm):
+ Câu chuyện về sản phẩm (tối đa 5 điểm):
Sản phẩm có câu chuyện được tư liệu hóa, trình bày sử dụng (nhãn, tờ rơi,...).
+ Trí tuệ/Bản sắc địa phương (tối đa 5
điểm): Ấn tượng tốt, đặc sắc, đầy cảm xúc, phù hợp với khách hàng.
Phần C: Các tiêu chí đánh
giá chất lượng sản phẩm (40 điểm), cụ thể:
- Chỉ tiêu cảm quan (tối đa 20 điểm):
Đánh giá sản phẩm bằng mắt thường bằng nhiều chỉ tiêu khác nhau; mỗi chỉ tiêu sẽ có điểm
tối đa riêng đối với từng sản phẩm, như: Sản phẩm thực phẩm, đồ uống: Hình
dáng, màu sắc, mùi vị, tạp chất lạ, kết cấu...; Sản phẩm thủ công mỹ nghệ: Mức
độ tinh xảo, độ sắc nét; thiết kế độc đáo; tính năng sản phẩm; chất lượng của
nguyên liệu; tính thực tiễn...; Sản phẩm may mặc: Tính mỹ thuật, kỹ thuật; thiết
kế độc đáo; khả năng tương thích của các yếu tố; tính năng sản phẩm...; Sản phẩm du lịch, dịch
vụ: Vị trí, kiến trúc;
trang thiết bị tiện nghi; dịch vụ, mức độ phục vụ; quản lý và nhân viên phục vụ...
- Tính độc đáo (tối đa 5 điểm).
- Kết quả kiểm tra chỉ
tiêu an toàn thực phẩm theo quy định (tối đa 2 điểm): Có các phiếu kiểm tra
theo quy định.
- Hồ sơ công bố chất lượng sản phẩm (tối
đa 3 điểm): Có hồ sơ công bố chất lượng theo quy định.
- Đảm bảo chất lượng sản phẩm (tối đa
5 điểm): Có kế hoạch kiểm soát chất lượng sản phẩm, có ghi hồ sơ lô sản xuất.
- Cơ hội toàn cầu thị trường (tối đa 5
điểm): Sản phẩm bán ở trong huyện, trong tỉnh, trong nước hay xuất khẩu.
Trên cơ sở khung này sẽ xây dựng tiêu
chí chi tiết, cụ thể cho từng nhóm sản phẩm có đặc điểm, tính chất tương đồng
nhau để làm căn cứ thang điểm cho hội đồng chấm điểm.
ỦY BAN NHÂN
DÂN TỈNH