UBND THÀNH PHỐ HÀ NỘI
SỞ LAO ĐỘNG - TB&XH
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 2609/HD-LĐTBXH
V/v Hướng dẫn
thực hiện trợ cấp cho đối tượng bảo trợ xã hội tại cộng đồng
theo Quyết định số 25/2015/QĐ-UBND
|
Hà Nội, ngày 14 tháng 09 năm 2015
|
Kính
gửi: UBND các quận, huyện, thị xã.
Căn cứ Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày
21/10/2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng
bảo trợ xã hội;
Căn cứ Thông tư số 29/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC
ngày 24/10/2014 của Bộ Lao động TB&XH, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một
số điều của Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ quy định
chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội;
Thực hiện Quyết định số 25/2015/QĐ-UBND
ngày 31/8/2015 của UBND Thành phố về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số
78/2014/QĐ-UBND ngày 31/10/2014 quy định mức trợ cấp xã hội hàng tháng cho đối
tượng bảo trợ xã hội sống tại cộng đồng và tại các cơ sở bảo trợ xã hội thuộc
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội. Sở Lao động -
TB&XH hướng dẫn thực hiện như sau:
I. CHÍNH SÁCH TRỢ CẤP XÃ HỘI
HÀNG THÁNG:
1. Các nhóm đối tượng giữ nguyên hệ
số trợ cấp theo Quyết định 78/2014/QĐ-UBND của Thành
phố bao gồm:
- Người từ đủ 80 tuổi trở lên không có
lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp xã
hội hàng tháng;
- Người khuyết tật nặng; Người khuyết
tật đặc biệt nặng;
- Người nhiễm HIV/AIDS thuộc hộ nghèo
không còn khả năng lao động mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng
tháng, trợ cấp ưu đãi người có công hàng tháng, trợ cấp hàng tháng khác;
- Gia đình trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng
người khuyết tật đặc biệt nặng.
- Người, gia đình nhận chăm sóc, nuôi
dưỡng người khuyết tật đặc biệt nặng.
2. Các nhóm đối tượng điều chỉnh hệ
số trợ cấp:
2.1. Điều chỉnh hệ số trợ cấp theo độ tuổi của đối tượng:
- Trẻ em dưới 16 tuổi không có nguồn nuôi
dưỡng (quy định tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định 136/2013/NĐ-CP).
- Người từ 16 tuổi đến 22 tuổi thuộc một
trong các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định 136/2013/NĐ-CP đang
học phổ thông, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng,
đại học văn bằng thứ nhất (quy định tại khoản
2 Điều 5 Nghị định 136/2013/NĐ-CP);
- Trẻ em bị nhiễm HIV thuộc hộ nghèo (quy
định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định 136/2013/NĐ-CP);
- Hộ gia đình, cá nhân nhận chăm sóc,
nuôi dưỡng trẻ em dưới 16 tuổi không có nguồn nuôi dưỡng (quy định tại khoản
1 Điều 20 Nghị định 136/2013/NĐ-CP).
2.2. Điều chỉnh hệ số trợ cấp đối
với người đơn thân nghèo theo số con đang nuôi (quy
định tại khoản 4 Điều 5 Nghị định 136/2013/NĐ-CP).
2.3. Điều chỉnh tăng hệ số trợ cấp:
- Người cao tuổi thuộc hộ nghèo không
có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng
dưỡng nhưng người này đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng (quy định tại
điểm a Khoản 5 Điều 5 Nghị định 136/2013/NĐ-CP).
- Người cao tuổi thuộc hộ nghèo không
có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng, không có điều kiện sống ở cộng đồng,
đủ điều kiện tiếp nhận vào cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội nhưng có người nhận
chăm sóc tại cộng đồng (quy định tại điểm c Khoản 5 Điều 5 Nghị định
136/2013/NĐ-CP).
3. Đối tượng bảo trợ xã hội mới quy
định:
Hộ gia đình, cá nhân nhận chăm sóc, nuôi
dưỡng người cao tuổi thuộc hộ nghèo không có người có nghĩa vụ và quyền phụng
dưỡng, không có điều kiện sống ở cộng đồng, đủ điều kiện tiếp nhận vào cơ sở
bảo trợ xã hội, nhà xã hội nhưng có người nhận chăm sóc tại cộng đồng.
(Chi tiết theo Phụ lục)
4. Một
số lưu ý:
- Trường hợp đối tượng bảo trợ xã hội
thuộc diện hưởng các mức theo hệ số khác nhau (ví dụ: trẻ mồ côi bị khuyết tật,
trẻ mồ côi nhiễm HIV, người cao tuổi cô đơn bị khuyết tật.,.) thì chỉ hưởng một
mức cao nhất.
- Người đơn thân nghèo đang nuôi con đồng
thời là đối tượng đang hưởng trợ cấp xã hội diện: người nhiễm
HIV hoặc người cao tuổi, người khuyết tật thì ngoài chế độ đối với người đơn
thân nghèo đang nuôi con còn được hưởng chế độ đối với bản thân đối tượng (người
nhiễm HIV hoặc người cao tuổi, người khuyết tật) theo quy định.
- Điều kiện, trách nhiệm của người nhận
chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em, người khuyết tật, người cao tuổi thực hiện theo
Điều 23, Điều 24 Nghị định số 136/2013/NĐ-CP.
- Trường hợp ông, bà nội ngoại, cô, dì,
chú, bác, anh, chị ruột nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em dưới 16 tuổi không có
nguồn nuôi dưỡng mà không đảm bảo điều kiện quy định tại các điểm a, c, d Khoản
1 Điều 23 Nghị định số 136/2013/NĐ-CP vẫn được xem xét hưởng chế độ đối với hộ
gia đình, cá nhân nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em.
- Đối tượng đã được tiếp nhận và hưởng
chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội thì không được
hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng tại cộng đồng.
- Đối với trẻ em không có nguồn nuôi dưỡng
sống tại các cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội từ 16 tuổi
trở lên không tiếp tục học phổ thông, học nghề, trung học
chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học:
+ Được đưa về nơi ở trước khi vào cơ sở
bảo trợ xã hội. UBND cấp xã nơi ở trước đây của đối tượng có trách nhiệm tiếp nhận, tạo điều kiện để có việc làm, ổn định cuộc sống (theo quy định
tại khoản 4 Điều 27 Nghị định số 136/2013/NĐ-CP).
+ Cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội và
địa phương xem xét để có nơi ở, tạo việc làm và trợ cấp xã hội hàng tháng cho đến khi tự lập được cuộc sống, nhưng
không quá 24 tháng (theo quy định tại khoản 5 Điều 27 Nghị định số
136/2013/NĐ-CP).
II. ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC CHĂM SÓC,
NUÔI DƯỠNG TẠI CÁC CƠ SỞ BẢO TRỢ XÃ HỘI, NHÀ XÃ HỘI:
1. Đối tượng bảo trợ xã hội
có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn:
- Trẻ em dưới 16
tuổi không có nguồn nuôi dưỡng;
- Trẻ em bị nhiễm HIV thuộc hộ nghèo;
- Người nhiễm HIV/AIDS thuộc hộ nghèo
không còn khả năng lao động mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng
tháng, trợ cấp ưu đãi người có công hàng tháng, trợ cấp hàng tháng khác;
- Người cao tuổi
thuộc hộ nghèo không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng, không có điều kiện
sống ở cộng đồng, có nguyện vọng được
tiếp nhận vào cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội;
- Người khuyết tật đặc biệt nặng không
nơi nương tựa, không tự lo được cuộc sống.
2. Đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp:
- Nạn nhân của bạo lực gia đình; nạn nhân
bị xâm hại tình dục; nạn nhân bị cưỡng bức lao động;
- Trẻ em, người lang thang xin ăn
trong thời gian chờ đưa về nơi cư trú;
- Đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp khác theo
quyết định của Chủ tịch UBND Thành phố;
- Các đối tượng xã hội khác do Chủ tịch
UBND Thành phố quyết định.
III. VỀ THỦ TỤC HỒ SƠ:
1. Thủ tục, hồ sơ:
- Thủ tục, hồ sơ thực hiện, điều chỉnh,
thôi hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng: Thực hiện theo quy
định tại Điều 7, Điều 8 Nghị định số 136/2013/NĐ-CP.
- Thủ tục, hồ sơ nhận chăm sóc, nuôi dưỡng
đối tượng bảo trợ xã hội: Thực hiện theo quy định tại Điều 21 Nghị định số
136/2013/NĐ-CP.
- Thủ tục, hồ sơ
tiếp nhận vào cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội: Thực hiện theo quy định tại Điều
30, Điều 31 Nghị định số 136/2013/NĐ-CP.
Mẫu hồ sơ quy định
tại Điều 5 Thông tư số 29/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC.
Lưu ý: Không yêu
cầu đối tượng hoặc người giám hộ nộp bản sao có chứng thực trong hồ sơ. Không nhận
các giấy tờ khác ngoài hồ sơ theo quy định.
2. Thủ tục chuyển mức và hệ số
tương ứng của đối tượng bảo
trợ xã hội đang hưởng trợ cấp theo Quyết định 78/2014/QĐ-UBND của UBND Thành
phố:
a) Công chức cấp xã phụ trách công tác
lao động, thương binh và xã hội lập danh sách đối tượng đang
hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng trên địa bàn và hướng dẫn
các đối tượng thuộc diện điều chỉnh hệ số trợ cấp xã hội hàng tháng theo quy
định tại Quyết định 25/2015/QĐ-UBND bổ sung Tờ khai đề nghị trợ giúp xã hội
theo mẫu quy định tại Khoản 1 Điều 5 Thông tư liên tịch số
29/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC;
b) Hội đồng xét duyệt trợ giúp xã hội
rà soát, xét duyệt và kết luận kèm theo danh sách những đối tượng được điều chỉnh
hệ số (ghi rõ đối tượng);
c) Căn cứ vào biên bản kết luận của Hội
đồng xét duyệt trợ giúp xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có văn bản đề
nghị kèm theo danh sách, Tờ khai đề nghị trợ giúp xã hội của đối tượng gửi Phòng
Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện;
d) Phòng Lao động - Thương binh và Xã
hội thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định.
IV. CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH KHÁC:
1. Đối tượng
bảo trợ xã hội được cấp thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) miễn phí theo quy định tại
Khoản 5, Điều 1 Nghị định 13/2010/NĐ-CP. Riêng người từ đủ 80 tuổi trở lên đang
hưởng trợ cấp tuất bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp hàng tháng khác được cấp
thẻ BHYT theo quy định tại điểm b, Khoản 2, Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi
năm 2015.
2. Đối tượng
bảo trợ xã hội tại cộng đồng khi chết được hỗ trợ chi phí mai táng. Mức hỗ trợ:
3.000.000 đồng theo quy định tại Khoản 6, Điều 1, Nghị định 13/2010/NĐ-CP (do
chưa được áp dụng mức hỗ trợ theo Nghị định 136/2013/NĐ-CP).
3. Mức hỗ
trợ, trợ giúp xã hội đột xuất thực hiện theo Khoản 8, Điều 1, Nghị định 13/2010/NĐ-CP.
V. PHƯƠNG THỨC CHI TRẢ:
1. Thời gian chi trả:
- Đối với đối tượng đang hưởng trợ cấp
tại cộng đồng: Thời gian hưởng hệ số trợ cấp xã hội theo Quyết định số 25/2015/QĐ-UBND
từ ngày 01/01/2015.
- Đối với đối tượng chưa hưởng trợ cấp:
Thời gian hưởng trợ cấp từ ngày ghi trong quyết định của UBND cấp huyện.
2. Phương thức chi trả:
- Chi trả trực tiếp hàng tháng cho đối
tượng thụ hưởng thông qua Phòng Lao động - TB&XH hoặc UBND cấp xã. Trường hợp
đối tượng có người nhận thay phải được ủy quyền bằng văn bản.
- Khuyến khích các địa phương thực hiện
chi trả thông qua tổ chức dịch vụ chi trả. Quy trình thực
hiện chi trả thực hiện theo quy định tại Điều 9 Thông tư số
29/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC.
VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
UBND quận, huyện, thị xã chỉ đạo Phòng Lao động Thương binh và Xã hội các quận, huyện, thị xã;
các phòng, ban liên quan và UBND các
xã, phường, thị trấn;
- Kiện toàn Hội đồng xét duyệt trợ giúp
xã hội và tổ chức hoạt động theo quy định tại Điều 32, Điều 33 Nghị định số
136/2013/NĐ-CP.
- Tổ chức rà soát, xét duyệt, quyết định
điều chỉnh hệ số trợ cấp đối với các đối tượng đang hưởng
trợ cấp xã hội theo quy định.
- Tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn đối
tượng thuộc diện được trợ giúp xã hội, quy trình, thủ tục, hồ sơ xét duyệt trợ giúp
xã hội và hồ sơ tiếp nhận vào cơ sở bảo trợ xã hội.
- Thường xuyên rà soát, tổ chức xét duyệt
và thực hiện chính sách trợ giúp xã hội kịp thời, đầy đủ, đúng đối tượng, đúng
chế độ, đảm bảo công bằng, công khai.
Trên đây là hướng dẫn thực hiện một số
nội dung của Nghị định số 136/2013/NĐ-CP của Chính phủ; Thông
tư số 29/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC của Liên Bộ: Lao động TB&XH, Tài chính;
Quyết định số 25/2015/QĐ-UBND của UBND Thành phố. Trong quá trình thực hiện nếu
có vướng mắc đề nghị phản ảnh về Sở Lao động TB&XH (Phòng Bảo trợ xã hội,
điện thoại 37732433; email: [email protected]) để phối
hợp giải quyết./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Cục BTXH; (để b/c)
- Đ/C Giám đốc Sở; (để b/c)
- P. LĐTBXH các Q,H,TX;
- Lưu VT, BTXH.
|
KT.
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
Đặng Văn Bất
|
ĐỐI TƯỢNG VÀ MỨC TRỢ GIÚP BẢO TRỢ XÃ HỘI
TT
|
Đối
tượng
|
Theo
Quyết định 78/2014/QĐ-UBND
|
Theo
Quyết định 25/2015/QĐ-UBND
|
Hệ
số
|
Mức trợ cấp hàng tháng (đồng)
|
Hệ
số
|
Mức trợ cấp hàng tháng (đồng)
|
I
|
TRỢ GIÚP ĐỐI TƯỢNG BẢO TRỢ XÃ HỘI
|
|
|
|
|
1
|
Người khuyết tật
|
|
|
|
|
1.1
|
Người khuyết tật nặng
|
1,5
|
525.000
|
1,5
|
525.000
|
1.2
|
Người khuyết tật nặng là người cao
tuổi hoặc trẻ em
|
2,0
|
700.000
|
2,0
|
700.000
|
1.3
|
Người khuyết tật
đặc biệt nặng
|
2,0
|
700.000
|
2,0
|
700.000
|
1.4
|
Người khuyết tật đặc biệt nặng là người
cao tuổi hoặc trẻ em
|
2,5
|
875.000
|
2,5
|
875.000
|
2
|
Người cao tuổi
|
|
|
|
|
2.1
|
Người từ đủ 80 tuổi trở lên không có
lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng, trợ cấp xã hội hàng tháng
|
1,0
|
350.000
|
1,0
|
350.000
|
2.2
|
Người cao tuổi thuộc hộ gia đình nghèo
không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và
quyền phụng dưỡng nhưng người này đang hưởng chế độ trợ cấp xã hội hàng tháng
|
|
|
|
|
|
Từ đủ 60 tuổi đến 80 tuổi
|
1,0
|
350.000
|
1,5
|
525.000
|
|
Từ đủ 80 tuổi trở lên
|
1,5
|
525.000
|
2,0
|
700.000
|
2.3
|
Người cao tuổi thuộc hộ nghèo không
có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng, không có điều kiện sống ở cộng đồng, đủ điều kiện tiếp nhận vào cơ sở bảo trợ xã hội nhưng có người
nhận chăm sóc tại cộng đồng
|
2,0
|
700.000
|
3,0
|
1.050.000
|
3
|
Trẻ em dưới 16 tuổi không có nguồn nuôi dưỡng
|
|
|
|
|
3.1
|
Dưới 18 tháng tuổi
|
1,5
|
525.000
|
2,5
|
875.000
|
3.2
|
Từ 18 tháng tuổi đến dưới 4 tuổi
|
1,0
|
350.000
|
2,5
|
875.000
|
3.3
|
Từ 4 đến dưới 16
tuổi
|
1,0
|
350.000
|
1,5
|
525.000
|
4
|
Người từ 16 đến 22 tuổi có hoàn cảnh
như trẻ em dưới 16 tuổi không có nguồn nuôi dưỡng
đang học phổ thông, học nghề, trung học chuyên
nghiệp, cao đẳng, đại học văn học văn bằng thứ nhất
|
1,0
|
350.000
|
1,5
|
525.000
|
5
|
Trẻ em bị nhiễm HIV thuộc hộ
nghèo, người nhiễm HIV thuộc hộ nghèo không còn
khả năng lao động mà không có lương hưu, trợ cấp
bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp ưu đãi người có công hàng tháng, trợ cấp
hàng tháng khác.
|
|
|
|
|
5.1
|
Dưới 4 tuổi
|
1,5
|
525.000
|
2,5
|
875.000
|
5.2
|
Từ 4 đến dưới 16
tuổi
|
1,5
|
525.000
|
2,0
|
700.000
|
5.3
|
Từ 16 tuổi trở lên
|
1,5
|
525.000
|
1,5
|
525.000
|
6
|
Người đơn thân nghèo đang nuôi con
dưới 16 tuổi hoặc từ 16 đến 22 tuổi đang đi học
|
|
|
|
|
6.1
|
Nuôi 1 con
|
1,0
|
350.000
|
1,0
|
350.000
|
6.2
|
Nuôi 2 con trở
lên
|
1,0
|
350.000
|
2,0
|
700.000
|
II
|
HỖ
TRỢ NGƯỜI, GIA ĐÌNH NHẬN CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG ĐỐI
TƯỢNG BẢO TRỢ XÃ HỘI
|
|
0
|
|
0
|
1
|
Gia đình, cá nhân nhận chăm sóc người
cao tuổi thuộc hộ nghèo không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng, không có điều kiện sống ở cộng
đồng, đủ điều kiện tiếp nhận vào cơ sở bảo trợ xã hội nhưng có người nhận
chăm sóc tại cộng đồng
|
|
0
|
1,5
|
525.000
|
2
|
Gia đình, cá nhân nhận nuôi dưỡng
trẻ em dưới 16 tuổi mất nguồn nuôi dưỡng
|
|
|
|
|
2.1
|
Nhận nuôi trẻ dưới 18 tháng tuổi
|
2,5
|
875.000
|
2,5
|
875.000
|
2.2
|
Nhận nuôi trẻ từ 18 tháng tuổi đến
dưới 4 tuổi
|
2,0
|
700.000
|
2,5
|
875.000
|
2.3
|
Nhận nuôi trẻ từ
4 đến 16 tuổi
|
2,0
|
700.000
|
1,5
|
525.000
|
3
|
Người khuyết tật nặng, người khuyết
tật đặc biệt nặng mang thai/ nuôi con nhỏ
|
|
|
|
|
3.1
|
Đang mang thai
hoặc nuôi một con dưới 36 tháng tuổi
|
1,5
|
525.000
|
1,5
|
525.000
|
3.2
|
Đang mang thai và nuôi con dưới 36 tháng
tuổi
|
2,0
|
700.000
|
2,0
|
700.000
|
3.3
|
Đang nuôi từ 2 con trở lên dưới 36 tháng
tuổi
|
2,0
|
700.000
|
2,0
|
700.000
|
4
|
Gia đình trực tiếp nuôi dưỡng,
chăm sóc người khuyết
tật đặc biệt nặng (tính cho mỗi người khuyết tật đặc biệt nặng mà gia đình trực tiếp nuôi dưỡng)
|
|
|
|
|
4.1
|
Nuôi 1 người
|
1,0
|
350.000
|
1,0
|
350.000
|
4.2
|
Nuôi 2 người
|
2,0
|
700.000
|
2,0
|
700.000
|
4.3
|
Nuôi 3 người
|
3,0
|
1.050.000
|
3,0
|
1.050.000
|
4.4
|
Nuôi 4 người
|
4,0
|
1.400.000
|
4,0
|
1.400.000
|
5
|
Đối tượng nhận chăm sóc, nuôi dưỡng người khuyết tật đặc biệt nặng
|
|
|
|
|
5.1
|
Nhận nuôi dưỡng, chăm sóc 1 người khuyết
tật đặc biệt nặng
|
1,5
|
700.000
|
1,5
|
700.000
|
5.2
|
Nhận nuôi dưỡng, chăm sóc từ 2 người
khuyết tật đặc biệt nặng trở lên
|
3,0
|
1.050.000
|
3,0
|
1.050.000
|