BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
CỤC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
NÔNG LÂM THỦY SẢN
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 2208/QLCL-TTPC
V/v hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp theo Nghị
định số 66/2008/NĐ-CP
|
Hà Nội, ngày 22
tháng 11 năm 2013
|
Kính gửi: Vụ
Pháp chế (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
Phúc đáp văn bản số 1363/PC ngày 05/11/2013 của Quý
Vụ về việc tổng hợp công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp theo Nghị định 66/2008/NĐ-CP
của Chính phủ, Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản báo cáo theo nội
dung hướng dẫn như sau (từ ngày 30/10/2012 đến ngày 30/10/2013):
I. Kết quả đạt được.
1. Việc xây dựng các văn bản, kế hoạch triển
khai kế hoạch công tác hỗ trợ pháp luật cho doanh nghiệp
Trong thời gian qua, Cục chưa ban hành văn bản, kế
hoạch riêng về triển khai công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp; việc hỗ trợ
pháp lý cho doanh nghiệp được Cục thực hiện lồng ghép trong các chương trình, kế
hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật hàng năm do Cục thực hiện.
2. Tổ chức triển khai hỗ trợ pháp lý cho doanh
nghiệp
a) Xây dựng và khai thác các cơ sở dữ liệu pháp luật
phục vụ hoạt động của doanh nghiệp.
- Cục và các đơn vị thuộc Cục đều đã xây dựng trang
web riêng, trong đó có mục hệ thống văn bản quy phạm pháp luật; các văn bản
QPPL, văn bản chỉ đạo điều hành liên quan đến lĩnh vực do Cục phụ trách, các
văn bản có liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp đều được
Cục và các đơn vị thuộc Cục đăng tải kịp thời phục vụ việc tra cứu, thực hiện
pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và doanh nghiệp, tổ
chức, cá nhân trong phạm vi toàn quốc;
- Các văn bản được đăng tải trên trang web của Cục
và của các đơn vị thuộc Cục, các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp thực hiện việc
tra cứu, tải về để biết và tổ chức thực hiện hoàn toàn miễn phí.
b) Xây dựng tài liệu giới thiệu, phổ biến các văn bản
QPPL.
- Các văn bản QPPL trong lĩnh vực quản lý chất lượng
nông lâm sản và thủy sản được ban hành, Cục đều tổ chức phổ biến, tuyên truyền
kịp thời đến các địa phương, các tổ chức cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh
doanh thông qua các hình thức hội nghị, hội thảo, các lớp tập huấn;
- Xây dựng 03 tập sách hệ thống các văn bản QPPL
trong lĩnh vực quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản để cấp phát và phổ
biến đến các địa phương, cơ quan, tổ chức có liên quan;
- Phối hợp Hội Nông dân Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ
nữ Việt Nam tuyên truyền, phổ biến pháp luật ATTP cho các hội viên. Cung cấp
các tài liệu truyền thông: bài trình bày, tờ rơi, vận động ký cam kết ba không
trong giết mổ gia súc, gia cầm, sản xuất kinh doanh thực phẩm an toàn;
- Xây dựng tài liệu phổ biến VietGAP (rau, quả;
chăn nuôi heo, gà) theo chương trình dự án CIDA; xây dựng giáo trình đào tạo
HACCP về nông sản;
- Xây dựng bộ bài giảng nhận thức và đánh giá nội bộ
ISO 22000 trong đó lồng ghép các quy định về điều kiện đảm bảo ATTP thủy sản
theo Quy chuẩn Việt Nam QCVN 02-01:2009/BNNPTNT, QCVN 02-02:2009/BNNPTNT, QCVN
02-03:2009/BNNPTNT.
c) Bồi dưỡng kiến thức pháp luật doanh nghiệp.
- Tổ chức khóa tập huấn quản lý ATTP dựa trên nguy
cơ (1 lớp, 26 học viên);
- Tham gia tổ chức và thực hiện 3 khóa tập huấn triển
khai chương trình giám sát thí điểm tại Tp.HCM (tháng 3.2013) và tại Tp.HCM, Cần
Thơ (tháng 5.2013) thuộc Dự án SCIESAF - JICA, có 81 lượt người tham dự.
d) Giải đáp pháp luật cho doanh nghiệp.
- Việc giải đáp pháp luật cho doanh nghiệp trong thời
gian qua liên quan đến các vấn đề như: kiểm tra, chứng nhận an toàn thực phẩm
cơ sở sản xuất kinh doanh và lô hàng thủy sản xuất khẩu, những vướng mắc về
nghiệp vụ, hồ sơ quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản; nghiệp
vụ về thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản; về trình tự,
thủ tục thực hiện hoạt động kiểm nghiệm an toàn thực phẩm.
- Tất cả những thắc mắc, câu hỏi của các tổ chức,
cá nhân nêu trên đều được Cục trả lời, giải đáp kịp thời, đầy đủ bằng các hình
thức trực tiếp qua điện thoại; qua thư điện tử (hộp thư của Cục và của các đơn
vị thuộc Cục; trả lời, giải đáp bằng văn bản (đăng tải trên trang web của Cục,
năm 2012 và 10 tháng đầu năm 2013 Cục đã trả lời, giải đáp hơn 800 câu hỏi của
các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp có liên quan đến các vấn đề nêu trên);
e) Tiếp nhận kiến nghị của doanh nghiệp và hoàn thiện
pháp luật
- Cục đã ban hành Quyết định 224/QĐ-QLCL ngày 18/7/2011
về việc quy định tiếp nhận và xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về
các quy định hành chính và các vấn đề chất lượng, an toàn thực phẩm nông lâm thủy
sản.
Tất cả những phản ánh, kiến nghị của các tổ chức,
cá nhân nêu trên được Cục tiếp thu để tham mưu hoàn thiện văn bản QPPL, đơn cử
như:
Trình Bộ trưởng ban hành Thông tư số 53/2011/TT-BNNPTNT
và Thông tư số 35/2012/TT-BNNPTNT và Thông tư số 01/2013/TT-BNNPTNT về việc sửa
đổi, bổ sung một số biểu mẫu của Thông tư số 14/2011/TT-BNNPTNT để hoàn thiện hệ
thống biểu mẫu về kiểm tra, đánh giá, phân loại cơ sở sản xuất, kinh doanh nông
lâm thủy sản và vật tư nông nghiệp;
Trình Bộ trưởng ban hành Thông tư số 48/2013/TT-BNNPTNT
về việc thay thế Thông tư số 55/2011/TT-BNNPTNT.
3. Xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình hỗ
trợ pháp lý cho doanh nghiệp.
Việc hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp được Cục thực
hiện lồng ghép với các nội dung về đào tạo, phổ biến pháp luật cho doanh nghiệp.
II. Vướng mắc, khó khăn
1. Về tổ chức - cán bộ.
Không có cán bộ chuyên trách về hỗ trợ pháp lý cho
doanh nghiệp.
2. Về kinh phí.
Kinh phí phục vụ công tác tuyên truyền, phổ biến
pháp luật nói chung, việc tổ chức triển khai thực hiện hỗ trợ cho doanh nghiệp
nói riêng còn nhiều hạn chế.
III. Kiến nghị, đề xuất
1. Tổ chức các khóa đào tạo về nghiệp vụ, kỹ năng
nhằm nâng cao trình độ cho cán bộ, công chức trong việc thực hiện công tác hỗ
trợ pháp lý cho doanh nghiệp;
2. Cần có kế hoạch và có văn bản hướng dẫn cụ thể
hơn đối với công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp để các cơ quan, đơn vị triển
khai thực hiện đồng bộ, thống nhất.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Cục trưởng (để b/c)
- Lưu VT, TTPC.
|
KT. CỤC TRƯỞNG
PHÓ CỤC TRƯỞNG
Lê Bá Anh
|