Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 929/QD-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành: 17/07/2012 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 929/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 17 tháng 7 năm 2012

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “TÁI CƠ CẤU DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC, TRỌNG TÂM LÀ TẬP ĐOÀN KINH TẾ, TỔNG CÔNG TY NHÀ NƯỚC GIAI ĐOẠN 2011 - 2015”

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI;

Căn cứ Nghị quyết số 94/NQ-CP ngày 27 tháng 9 năm 2011 của Chính phủ về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9 năm 2011; Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2012 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2012; Nghị quyết số 12/NQ-CP ngày 09 tháng 5 năm 2012 của Chính phủ về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4 năm 2012;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính và Trưởng ban Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án “Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước giai đoạn 2011 - 2015” với các nội dung sau:

I. MỤC TIÊU

Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước nhằm đạt các mục tiêu sau đây:

- Doanh nghiệp nhà nước có cơ cấu hợp lý hơn, tập trung vào ngành, lĩnh vực then chốt, cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích thiết yếu cho xã hội và quốc phòng, an ninh, làm nòng cốt để kinh tế nhà nước thực hiện được vai trò chủ đạo, là lực lượng vật chất quan trọng để Nhà nước định hướng, điều tiết nền kinh tế và ổn định kinh tế vĩ mô.

- Nâng cao sức cạnh tranh, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu đối với doanh nghiệp kinh doanh; hoàn thành nhiệm vụ sản xuất, cung ứng các sản phẩm, dịch vụ công ích thiết yếu cho xã hội, quốc phòng, an ninh đối với doanh nghiệp hoạt động công ích.

II. NHIỆM VỤ

1. Phân loại doanh nghiệp 100% vốn nhà nước hiện có theo các nhóm sau:

a) Nhóm 1: Doanh nghiệp Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ trong các lĩnh vực độc quyền nhà nước, quốc phòng, an ninh; xuất bản; thuỷ nông; bảo đảm an toàn giao thông; xổ số kiến thiết; sản xuất, phân phối điện quy mô lớn đa mục tiêu có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội gắn với quốc phòng, an ninh; quản lý, khai thác hệ thống kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia, đô thị; các cảng hàng không; cảng biển loại I; in, đúc tiền.

b) Nhóm 2: Doanh nghiệp cổ phần hóa mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoạt động trong các ngành, lĩnh vực theo quy định tại Quyết định số 14/2011/QĐ-TTg ngày 04 tháng 3 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành tiêu chí, danh mục phân loại doanh nghiệp nhà nước. Trong đó xác định rõ:

- Nhà nước nắm giữ trên 75% vốn điều lệ khi cổ phần hóa các tập đoàn kinh tế, tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước quy mô lớn, hoạt động trong các lĩnh vực khai thác, chế biến tài nguyên, khoáng sản; cung cấp hạ tầng mạng thông tin truyền thông.

- Nhà nước nắm giữ từ 65% đến 75% vốn điều lệ khi cổ phần hóa các doanh nghiệp quy mô lớn, hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất hóa chất cơ bản, phân hóa học; bán buôn lương thực; bán buôn thuốc phòng bệnh, chữa bệnh; hóa dược; tài chính, tín dụng; bảo hiểm; cấp, thoát nước; vệ sinh môi trường, chiếu sáng ở đô thị lớn; sản xuất, lưu giữ giống gốc cây trồng vật nuôi; sản xuất vắcxin phòng bệnh; quản lý, bảo trì hệ thống đường bộ, đường thủy nội địa; quản lý, khai thác cảng biển; sản xuất điện quy mô lớn; vận tải đường sắt, hàng không.

Ngoài các doanh nghiệp nêu trên, các doanh nghiệp khác khi cổ phần hóa, căn cứ tình hình cụ thể và khả năng thị trường, Nhà nước nắm giữ từ trên 50% đến dưới 65% vốn điều lệ hoặc không giữ cổ phần.

c) Nhóm 3: Các doanh nghiệp nhà nước thua lỗ kéo dài, không có khả năng khắc phục sẽ thực hiện bán, chuyển nhượng doanh nghiệp; tái cơ cấu lại nợ để chuyển thành công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn nhiều thành viên; giải thể, phá sản.

2. Thực hiện theo nguyên tắc thị trường việc thoái vốn nhà nước đã đầu tư vào ngành không phải kinh doanh chính hoặc không trực tiếp liên quan với ngành kinh doanh chính; vốn nhà nước ở công ty cổ phần mà Nhà nước không cần chi phối.

3. Tái cơ cấu doanh nghiệp theo ngành, lĩnh vực không phân biệt cấp, cơ quan quản lý. Trước mắt, trong các lĩnh vực xây dựng, thương mại, viễn thông, xuất bản, xổ số kiến thiết, cấp thoát nước, môi trường đô thị, thủy nông, quản lý và sửa chữa đường bộ, đường sắt, đường thủy...

4. Tái cơ cấu tập đoàn, tổng công ty nhà nước một cách toàn diện từ mô hình tổ chức, quản lý, nguồn nhân lực, ngành nghề sản xuất kinh doanh, chiến lược phát triển, đầu tư đến thị trường và sản phẩm. Tổ chức lại một số tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước cho phù hợp với thực trạng và yêu cầu nhiệm vụ.

5. Hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách

a) Đối với doanh nghiệp 100% vốn nhà nước

Hoàn thiện khung pháp lý để doanh nghiệp kinh doanh hoạt động trong môi trường pháp lý chung và cạnh tranh bình đẳng với doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đã đầu tư. Doanh nghiệp sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích, quốc phòng, an ninh phải hạch toán và thực hiện tốt nhiệm vụ chính sách xã hội được giao.

Đổi mới quản trị doanh nghiệp để doanh nghiệp nhà nước mà trọng tâm là các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong sản xuất, kinh doanh; mở rộng quy mô đi đôi với nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh và phát triển bền vững. Có cơ chế quản lý, kiểm soát việc nhập khẩu công nghệ, máy móc, thiết bị... của doanh nghiệp.

Xác định cụ thể và làm rõ quyền hạn, trách nhiệm của Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc/Giám đốc doanh nghiệp trong quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước để bảo đảm quyền chủ động sản xuất, kinh doanh và bảo toàn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tài sản.

Hoàn thiện cơ chế đầu tư, kinh doanh vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý tài chính đối với doanh nghiệp và cơ chế phân phối lợi nhuận trong doanh nghiệp theo cơ chế thị trường.

Có chế độ công bố, minh bạch báo cáo tài chính, thông tin tài chính, kinh doanh, điều hành tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước; tăng cường trách nhiệm giải trình của Hội đồng thành viên và Ban điều hành.

Hoàn thiện khung pháp lý về tập đoàn kinh tế nhà nước. Có Nghị định riêng về tổ chức và hoạt động của từng tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước đặc biệt quan trọng để nâng cao tính pháp lý, tăng cường công tác giám sát, kiểm tra của chủ sở hữu nhà nước và các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước hoạt động có hiệu quả hơn.

Hoàn thiện cơ chế tài chính đối với doanh nghiệp sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích, quốc phòng, an ninh bảo đảm người lao động có mức thu nhập hợp lý, doanh nghiệp có lãi, thu hút được nguồn lực của xã hội tham gia. Mở rộng chế độ đặt hàng, đấu thầu sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích.

Tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý tiền lương, tiền thưởng để doanh nghiệp thực sự chủ động trong trả lương, trả thưởng gắn với năng suất lao động, hiệu quả sản xuất, kinh doanh; bảo đảm hài hoà lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp, người lao động; thu hút lao động có trình độ cao vào làm việc.

b) Thúc đẩy tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước

Sửa đổi, bổ sung quy định về cổ phần hoá, bán, giao, giải thể, phá sản doanh nghiệp. Tập trung tháo gỡ cho được khó khăn, vướng mắc hiện tại, nhất là về định giá doanh nghiệp, xử lý tài chính, công nợ, đất đai, chế độ đối với người lao động... và ngăn ngừa thất thoát tài sản.

Ban hành các quy định, hướng dẫn việc thực hiện sắp xếp doanh nghiệp theo ngành, lĩnh vực không phân biệt cấp, cơ quan quản lý.

Phát triển thị trường tài chính, đặc biệt là thị trường chứng khoán, mua bán nợ để thúc đẩy cổ phần hóa, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận và huy động vốn phục vụ tái cơ cấu. Tổng kết việc xử lý nợ của doanh nghiệp nhà nước, khắc phục nợ dây dưa, chiếm dụng vốn không lành mạnh. Đánh giá và có biện pháp phát huy Công ty Mua, bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp. Khuyến khích các tổ chức kinh tế mua, bán nợ của doanh nghiệp nhà nước.

Trong quá trình thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, các Bộ, ngành, địa phương, Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước chủ động nghiên cứu, đề xuất với cấp có thẩm quyền biện pháp giải quyết những vấn đề phát sinh, những vấn đề cần điều chỉnh liên quan đến thể chế, cơ chế, chính sách như chi phí tái cơ cấu, xử lý nợ, chế độ đối với người lao động, thuế...

c) Thể chế, cơ chế quản lý của chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước

Hoàn thiện phân công, phân cấp thực hiện các quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước và vốn Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp. Trong đó, tập trung làm rõ quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ quản lý ngành - cấp trên trực tiếp chủ sở hữu tại tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, các Bộ: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Nội vụ, Lao động - Thương binh và Xã hội và Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị - là chủ sở hữu tại tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước trong việc tổ chức, hoạt động, giám sát, kiểm tra, thanh tra thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, đầu tư phát triển; quản lý, sử dụng, bảo toàn, phát triển vốn, đánh giá cán bộ quản lý và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước. Đồng thời có cơ chế, chế tài để các tổ chức, cá nhân thực hiện có hiệu quả các quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ được phân công, phân cấp. Thành lập cơ quan để thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ giám sát, kiểm tra, quản lý sử dụng, bảo toàn, phát triển vốn và đánh giá hiệu quả vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp.

Ban hành cơ chế giám sát, kiểm tra, đánh giá hiệu quả hoạt động của các tổ chức, cá nhân thực hiện quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước.

Xây dựng cơ chế lựa chọn, bổ nhiệm cán bộ phù hợp, thuê Tổng giám đốc, giám đốc điều hành, thành viên Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên.

III. GIẢI PHÁP

1. Tiếp tục quán triệt sâu sắc các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước theo các Nghị quyết của Trung ương Đảng và Kết luận của Bộ Chính trị, tạo sự nhất trí cao trong toàn hệ thống chính trị để nâng cao hơn nữa nhận thức và có hành động quyết liệt, cụ thể trong thực hiện.

2. Khẩn trương hoàn thành phê duyệt phương án sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước đến năm 2015 của các Bộ, ngành, địa phương, tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước. Xác định số lượng, danh sách cụ thể các doanh nghiệp Nhà nước nắm giữ 100%, nắm giữ trên 75%, nắm giữ từ 65% đến 75%, nắm giữ từ trên 50% đến dưới 65% vốn điều lệ và các doanh nghiệp khác. Trong quá trình thực hiện, căn cứ tình hình thực tế, tiếp tục rà soát để đẩy mạnh cổ phần hóa.

Hoàn thiện tiêu chí, danh mục phân loại doanh nghiệp theo hướng đẩy mạnh đa dạng hóa sở hữu; xác định rõ những ngành, lĩnh vực khi cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước nắm giữ trên 75%, từ 65% đến 75%, dưới 65% vốn điều lệ hoặc không giữ cổ phần.

Thực hiện cho được mục tiêu sắp xếp, cổ phần hóa doanh nghiệp theo các phương án đã được phê duyệt; coi đây là nhiệm vụ trọng tâm trong các năm 2012 - 2015. Nghiêm túc thực hiện cơ chế thị trường và quy định của pháp luật trong cổ phần hoá, không để xảy ra tiêu cực, thất thoát tài sản, ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động, nhà đầu tư và doanh nghiệp. Tăng cường niêm yết các tập đoàn kinh tế, tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước quy mô lớn đã cổ phần hoá trên thị trường trong nước và quốc tế.

3. Từng tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập trình Thủ tướng Chính phủ; từng tổng công ty, doanh nghiệp do Bộ trưởng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định thành lập trình Bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố Đề án tái cơ cấu để phê duyệt trong Quý III năm 2012 và triển khai thực hiện với các nội dung chủ yếu sau:

a) Rà soát, xác định lại nhiệm vụ, ngành nghề kinh doanh chính. Tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước chỉ kinh doanh những ngành chính và những ngành liên quan phục vụ trực tiếp ngành, nghề kinh doanh chính.

b) Xây dựng chiến lược phát triển đến năm 2015, tầm nhìn đến 2020 phù hợp chiến lược phát triển ngành, nhu cầu của thị trường, khả năng về vốn và năng lực trình độ quản lý.

c) Xây dựng phương án tổ chức lại sản xuất kinh doanh, triển khai tái cơ cấu các doanh nghiệp thành viên để thực hiện chuyên môn hóa, phân công, hợp tác, không dàn trải, phân tán nguồn lực, tránh cạnh tranh nội bộ theo hướng sáp nhập, hợp nhất các doanh nghiệp thành viên kinh doanh cùng ngành nghề.

d) Xây dựng phương án tài chính để triển khai thực hiện nhiệm vụ chính được giao và xử lý các tồn tại về tài chính trong quá trình tái cơ cấu.

- Chấm dứt tình trạng đầu tư ra ngoài ngành, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh chính trước năm 2015. Đối với các lĩnh vực: Ngân hàng, tài chính, chứng khoán, bất động sản, bảo hiểm, các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước thực hiện theo các hướng sau:

+ Bán phần vốn của công ty mẹ - tập đoàn/tổng công ty nhà nước cho tổ chức, cá nhân ngoài tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, không bán hoặc chuyển giao lại cho các đơn vị thành viên trong nội bộ.

+ Chuyển vốn về những tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, doanh nghiệp có ngành nghề kinh doanh chính phù hợp. Việc chuyển vốn thực hiện thông qua các hình thức chuyển giao vốn hoặc chuyển nhượng vốn.

+ Chuyển toàn bộ doanh nghiệp do tập đoàn, tổng công ty giữ 100% vốn sang tập đoàn, tổng công ty có ngành nghề kinh doanh cùng với ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp chuyển giao. Thực hiện dưới hình thức chuyển nhượng doanh nghiệp hoặc chuyển giao nguyên trạng.

- Những tập đoàn, tổng công ty nhà nước đang có khó khăn về tài chính, một mặt cần làm rõ trách nhiệm của cán bộ quản lý có liên quan, mặt khác cần cơ cấu lại vốn, tài sản theo hướng: Đánh giá thực trạng, xác định nhu cầu vốn để có cơ chế xử lý bổ sung vốn cho tiếp tục thực hiện các dự án đầu tư cấp bách, hạn chế thất thoát vốn do kéo dài thời gian dự án; cơ cấu lại tài sản bằng cách chuyển nhượng, sáp nhập các dự án, các khoản đầu tư không hiệu quả hoặc chưa cấp thiết để tập trung nguồn lực cho hoạt động kinh doanh chính.

- Kiên quyết sắp xếp, cơ cấu lại hoặc giải thể, phá sản những doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả, thua lỗ kéo dài, mất khả năng thanh toán nợ đến hạn theo quy định.

đ) Đẩy mạnh liên kết giữa các doanh nghiệp thành viên trong tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước thông qua hợp đồng kinh tế, các nội quy, quy chế quản lý, hợp tác giữa công ty mẹ với các công ty con, công ty liên kết; giữa các công ty con, công ty liên kết. Công ty mẹ của tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước tăng cường thực hiện chức năng nghiên cứu chiến lược phát triển, đổi mới tổ chức, quản lý, công nghệ, sản phẩm, phát triển thị trường, đào tạo. Hạn chế công ty mẹ, các công ty con cùng đầu tư vào một doanh nghiệp.

Công ty mẹ - tập đoàn/tổng công ty nhà nước phải tổ chức giám sát, kiểm tra thường xuyên, thanh tra định kỳ việc chấp hành pháp luật, thực hiện mục tiêu, chiến lược, kế hoạch và nhiệm vụ được giao, đánh giá hiệu quả hoạt động của công ty con, cán bộ quản lý; kịp thời chấn chỉnh sai phạm. Nắm bắt đầy đủ thông tin về hoạt động của các công ty liên kết, thông qua người đại diện là cổ đông tham gia vào các quyết định của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị theo quy định của pháp luật.

e) Áp dụng các nguyên tắc quản trị doanh nghiệp theo thông lệ quản trị doanh nghiệp quốc tế; hoàn thiện cơ chế kiểm soát, kiểm toán nội bộ, chú trọng kiểm soát rủi ro tài chính để kịp thời có biện pháp phòng ngừa, hạn chế, khắc phục và điều chỉnh kế hoạch sản xuất, kinh doanh phù hợp; tăng cường năng lực, quyền hạn của ban kiểm soát, kiểm soát viên và kiểm toán nội bộ.

Kiện toàn bộ máy quản lý, tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ quản lý doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu quản trị trong cơ chế thị trường. Bố trí cán bộ lãnh đạo, quản lý và người đại diện phần vốn nhà nước đủ phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn để làm tốt vai trò đại diện chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp.

Áp dụng tổ chức lao động khoa học trong sản xuất, kinh doanh. Sắp xếp lại, nâng cao chất lượng lao động trong doanh nghiệp; trọng tâm là công nhân kỹ thuật với số lượng hợp lý, cơ cấu ngành nghề và bậc thợ tối ưu đối với từng công nghệ, dây chuyền, công đoạn, công việc, trên cơ sở đó nâng cao năng suất của từng người lao động và năng suất lao động tổng hợp của doanh nghiệp.

g) Tích cực triển khai nghiên cứu ứng dụng, đầu tư cho đổi mới công nghệ, đổi mới sản phẩm, dịch vụ, từng bước nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm, dịch vụ, đáp ứng tiêu chuẩn môi trường; thay thế dần các thiết bị, công nghệ tiêu tốn nhiều năng lượng, nguyên, vật liệu; từng bước loại bỏ sản phẩm không thân thiện với môi trường để tăng cường hiệu quả kinh doanh và phát triển bền vững.

h) Thực hiện công khai, minh bạch trong đầu tư, quản lý tài chính, mua sắm, phân phối thu nhập, công tác cán bộ; trong ký kết và thực hiện các hợp đồng với những người có liên quan đến người quản lý doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

4. Các Bộ quản lý ngành kinh tế kỹ thuật (Xây dựng, Công Thương, Thông tin và Truyền thông, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giao thông vận tải) rà soát, đánh giá tính hợp lý, khả năng, điều kiện, cách thức tổ chức lại, từ đó xây dựng phương án tái cơ cấu doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực phụ trách không phân biệt cấp, cơ quan quản lý, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong Quý III năm 2012 và chỉ đạo triển khai thực hiện.

5. Các Bộ, ngành trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ hoặc ban hành theo thẩm quyền thể chế, cơ chế quản lý đối với doanh nghiệp 100% vốn nhà nước; thúc đẩy tái cơ cấu doanh nghiệp và thể chế, cơ chế quản lý của chủ sở hữu nhà nước (cụ thể trong phụ lục kèm theo).

6. Tăng cường trách nhiệm của lãnh đạo các Bộ, ngành, địa phương, tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước trong thực hiện tái cơ cấu, phương án sắp xếp, cổ phần hóa đã được phê duyệt; coi đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng. Đơn vị nào không thực hiện được phải kiểm điểm, làm rõ nguyên nhân, người chịu trách nhiệm và chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Bộ Tài chính:

a) Chủ trì, phối hợp với Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp đôn đốc các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước tổ chức triển khai thực hiện Quyết định này.

b) Hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện Quyết định này. Định kỳ hàng quý tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Kịp thời đề xuất xử lý những vấn đề nảy sinh.

c) Tham gia ý kiến để các Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, phê duyệt Đề án tái cơ cấu tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước do Bộ trưởng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập.

2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ:

a) Thẩm định Đề án tái cơ cấu của các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập. Kiểm tra, đôn đốc, giám sát việc thực hiện sau khi Đề án được phê duyệt.

b) Chỉ đạo xây dựng, phê duyệt, kiểm tra, đôn đốc, giám sát việc thực hiện Đề án tái cơ cấu của tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước do Bộ quyết định thành lập.

c) Định kỳ hàng quý báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện Quyết định này và Đề án tái cơ cấu của tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước thuộc phạm vi quản lý; gửi Bộ Tài chính để tổng hợp chung báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

d) Phối hợp với Bộ Tài chính, Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp trong việc triển khai thực hiện Quyết định này.

3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

a) Chỉ đạo xây dựng, phê duyệt, kiểm tra, đôn đốc, giám sát việc thực hiện Đề án tái cơ cấu của tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập.

b) Định kỳ hàng quý báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện; gửi Bộ Tài chính để tổng hợp chung báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

c) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp trong việc triển khai thực hiện Quyết định này.

4. Hội đồng thành viên các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập xây dựng Đề án tái cơ cấu, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và tổ chức thực hiện; hoàn thành cổ phần hóa, sắp xếp các doanh nghiệp thành viên theo phương án tổng thể giai đoạn 2011 - 2015 đã được phê duyệt.

5. Hội đồng thành viên các tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước do Bộ trưởng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập xây dựng Đề án tái cơ cấu, trình Bộ trưởng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt và tổ chức thực hiện; hoàn thành sắp xếp, cổ phần hóa các đơn vị thành viên giai đoạn 2011 - 2015 theo phương án đã được phê duyệt.

6. Hội đồng thành viên tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước định kỳ hàng quý báo cáo Bộ Tài chính, Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp, Bộ quản lý ngành và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kết quả thực hiện Đề án tái cơ cấu.

7. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ quản lý ngành, Bộ Tài chính trong việc triển khai các nhiệm vụ thuộc phạm vi, lĩnh vực quản lý; tham gia ý kiến từng Đề án tái cơ cấu tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước; định kỳ hàng quý báo cáo tình hình và kết quả triển khai thực hiện Quyết định này gửi Bộ Tài chính tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

8. Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp làm đầu mối giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo thực hiện Quyết định này và Đề án tái cơ cấu các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập đã được phê duyệt.

9. Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức thông tin, tuyên truyền phổ biến rộng rãi Quyết định này.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Trưởng ban Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp, Chủ tịch Hội đồng thành viên các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước và các doanh nghiệp nhà nước có trách nhiệm thực hiện có kết quả Quyết định này./.

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Văn phòng TW và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các UB của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách Xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước;
- Ban Chỉ đạo Đổi mới và PTDN;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP,
các Vụ: TH, TKBT, KTTH, PL, ĐP;
- Lưu: Văn thư, ĐMDN (5).

THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

PHỤ LỤC

DANH MỤC NHIỆM VỤ XÂY DỰNG THỂ CHẾ, CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH CỦA CÁC BỘ, NGÀNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 929/QĐ-TTg ngày 17 tháng 7 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ)

I. BỘ TÀI CHÍNH

1. Quy định về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý tài chính đối với doanh nghiệp do Nhà nước làm chủ sở hữu (bao gồm việc hướng dẫn chuyển nhượng vốn, chuyển giao vốn trong quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước), trình Chính phủ trong Quý II năm 2012.

2. Quy định về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước, trình Chính phủ trong Quý II năm 2012.

3. Quy chế giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động đối với doanh nghiệp do Nhà nước làm chủ sở hữu và doanh nghiệp có vốn nhà nước, trình Thủ tướng Chính phủ trong Quý II năm 2012.

4. Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước, trình Chính phủ trong Quý III năm 2012.

5. Nghiên cứu để hoàn thiện cơ chế xử lý nợ trong quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, trình Thủ tướng Chính phủ trong Quý IV năm 2012.

6. Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung quy định về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần, trình Chính phủ trong Quý IV năm 2012.

II. BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ

1. Quy định về thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước (thay thế Nghị định số 132/2005/NĐ-CP), trình Chính phủ trong tháng 7 năm 2012.

2. Quy định về sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích (thay thế Nghị định số 31/2005/NĐ-CP), trình Chính phủ trong tháng 8 năm 2012.

3. Quản lý, giám sát các tập đoàn kinh tế nhà nước và tổng công ty nhà nước đặc biệt (thay thế Nghị định 101/2009/NĐ-CP), trình Chính phủ trong Quý IV năm 2012.

4. Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung quy định về thành lập mới, tổ chức lại, giải thể công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu, trình Chính phủ trong Quý III năm 2012.

5. Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung quy định về bán, giao doanh nghiệp nhà nước, trình Chính phủ trong Quý IV năm 2012.

6. Quy chế hoạt động của Kiểm soát viên, chức năng, nhiệm vụ của Kiểm soát viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu, trình Thủ tướng Chính phủ trong tháng 8 năm 2012.

7. Hoàn thiện Đề án tách chức năng đại diện chủ sở hữu và chức năng quản lý nhà nước của các cơ quan quản lý nhà nước, trình Thủ tướng Chính phủ trong tháng 8 năm 2012.

8. Đề án tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước, đảm bảo vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trình Thủ tướng Chính phủ trong tháng 7 năm 2012.

9. Quy chế đánh giá việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước, trình Thủ tướng Chính phủ trong Quý III năm 2012.

10. Nghiên cứu hoàn thiện quy định về tiêu chí, danh mục phân loại doanh nghiệp nhà nước theo hướng đẩy mạnh đa dạng hóa sở hữu doanh nghiệp nhà nước và phù hợp với định hướng giải pháp của Đề án tái cơ cấu đã được phê duyệt, trình Thủ tướng Chính phủ trong Quý II năm 2013.

11. Hướng dẫn việc chuyển nhượng dự án, chuyển giao dự án gắn với việc chuyển nhượng vốn, chuyển giao vốn giữa các doanh nghiệp (nếu có) khi thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước.

III. BỘ NỘI VỤ

1. Quy định về công tác cán bộ trong doanh nghiệp nhà nước, đặc biệt là đối với các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, trình Chính phủ trong Quý IV năm 2012.

2. Xây dựng cơ chế lựa chọn, bổ nhiệm, cơ chế thuê Tổng giám đốc, thành viên Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên; cơ chế đánh giá hiệu quả hoạt động của Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban điều hành, trình Chính phủ trong Quý IV năm 2012.

IV. BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

1. Quy định về tuyển dụng, quản lý lao động, tiền lương, tiền thưởng đối với viên chức quản lý trong doanh nghiệp nhà nước, trình Chính phủ trong Quý III năm 2012.

2. Cơ chế tuyển dụng, quản lý lao động, tiền lương, tiền thưởng đối với người lao động trong doanh nghiệp nhà nước, trình Chính phủ trong Quý III năm 2012.

3. Rà soát, hoàn thiện chính sách đối với người lao động dôi dư do sắp xếp, đổi mới, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, trình Chính phủ trong Quý IV năm 2012.

V. NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

1. Sửa đổi, bổ sung quy định về việc nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của ngân hàng thương mại Việt Nam, trình Chính phủ trong Quý II năm 2012.

2. Quy định về tổ chức, hoạt động của công ty tài chính và công ty cho thuê tài chính, trình Chính phủ trong Quý III năm 2012.

VI. BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

1. Cơ chế quản lý, kiểm soát việc nhập khẩu công nghệ, máy móc, thiết bị… của doanh nghiệp nhà nước, trình Thủ tướng Chính phủ trong Quý III năm 2012.

VII. THANH TRA CHÍNH PHỦ

1. Hoàn thiện cơ chế thanh tra hoạt động của doanh nghiệp nhà nước, trình Chính phủ trong Quý III năm 2012./.

THE PRIME MINISTER
--------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness

----------------

No.: 929/QD-TTg

Ha Noi, July 17, 2012

 

DECISION

ON APPROVAL OF SCHEME "RESTRUCTURING OF STATE-OWNED ENTERPRISES, FOCUSING ON ECONOMIC GROUPS AND STATE-OWNED CORPORATIONS PERIOD 2011 - 2015"

THE PRIME MINISTER

Pursuant to the Law on Organization of the Government dated December 12, 2001;

Pursuant to the Resolution of the 3rd Congress of the XIth Party Central Committee;

Pursuant to the Government’s Resolution No. 94/NQ-CP dated September 27, 2011 on the Government's regular session in September 2011; Resolution No. 01/NQ-CP dated January 03, 2012 of the Government on the key measures in directing the implementation of the plan of socio-economic development and the state budget estimate in 2012; The Government’s Resolution No. 12/NQ-CP dated May 09, 2012 of the on Government's regular session in April 2012;

At the proposal of the Minister of Finance and Head of the Steering Committee for Innovation and Enterprise Development,

DECIDES:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

I. OBJECTIVES

Restructuring of state enterprises, focusing on economic groups and state-owned corporations in order to achieve the following objectives:

- State-owned enterprises have a more reasonable structure, concentrating on key sectors and areas, providing products, essential public services for society, security and national defense, being the hub for the state economy to perform the leading role and the important material force for the State to orient and regulate the economy and stabilize the macro-economic.

- Improving competitiveness, the rate of return on equity for enterprises; completing the task of production and providing products, essential public services for society, security and national defense for public utility enterprises.

II. TASKS

1. Classifying enterprises with 100% state capital in the following groups:

a) Group 1: State-owned enterprise holding 100% charter capital in State exclusive areas, security and national defense; publication; irrigation; ensuring traffic safety; lottery; power production and distribution with multi-purpose large scale having special significance on society and economy attached to national defense and security; managing and operating the urban and national rail infrastructure system; airports; sea ports of type I; printing and minting money.

b) Group 2: Equitized enterprises whose charter capital is held over 50% by the State operate in sectors as stipulated in Decision No. 14/2011/QD-TTg dated March 4, 2011 of the Prime Minister Government on promulgating criteria, classification list of state-owned enterprises specifically as follows:

- The State holds over 75% charter capital upon equitization of economic groups, corporations, large size state-owned enterprises operating in the areas of mining and processing of natural resources and minerals and supply of communication network infrastrucre

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

In addition to the above-mentioned enterprises, the other enterprises upon equiization, based on the specific situation and market capacity, the State shall hold from over 50% to less than 65% charter capital or no shares.

c) Group 3: The state-owned enterprises extend loss without remedial capacity shall sell or transfer enterprise; restructure their debts to be transformed into joint-stock companies, multi-member limited liability companies; dissolved or broken.

2. Complying with market rules the state divestment of state capital invested in the sectors which are not the main business or not directly related to the sector of main business; state capital in joint stock companies the State does not need to control.

3. Restructuring enterprises by sectors irrespective of management level and agency. In the short term, in the areas of construction, commerce, telecommunication, publication, lottery, water supply and drainage, urban environment, irrigation, management and repair of roadway, railway and waterway

4. Restructuring group and state corporations comprehensively from organizational model, management, human resources, production and business lines, strategic development, investment to market and production. Reorganizing a number of economic groups and state-owned corporations to be in line with the actual situation and mission requirements.

5. Improving institution, mechanism and policies.

a) For 100% state capital enterprises

Improving the legal framework for business enterprises to operate in the general regulatory environment and fairly compete with enterprises of other economic sectors, effectively use resources invested. The enterprises manufacturing and supplying products, public services, national defense and security must account and perform well the tasks of assigned social policy.

Renovating corporate governance for state-owned enterprises that are mainly the economic groups, state-owned corporations to enhance their autonomy and self-responsibility in production and business; expanding scale together with improving the efficiency, competitiveness and sustainable development. Having management mechanism and control the import of technology, machinery, equipment ... of the enterprises.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Perfecting the mechanism of business and investment of state capital into the enterprise and financial management for business and profit distribution mechanism under market mechanism.

Having regime of publication and transparency of financial statements, financial information, business and administration of economic groups and state-owned corporations; enhancing the accountability of the Board of members and Executive Board.

Improving the legal framework on state economic groups. Having separate decree on the organization and operation of each specially important economic group and state corporation to improve the legality, strengthening supervision and inspection of state ownership and economic groups and state-owned corporations for more efficient operation.

Perfecting the financial mechanism for enterprises producing and supplying products, public services, national defense and security to ensure a reasonable income for employees, profits for enterprises and attract the participation of social resources. Expanding mode of orders, production procurement and supply of products and public services.

Continuing the innovation of management mechanism of salary and bonus for enterprises to be active in the payment of salary and bonus associated with labor productivity, production efficiency and business; harmonizing the interests of the State, enterprises and employees; attracting highly qualified workers to work.

b) Promotion of the restructuring of state-owned enterprises

Amending and supplementing the provisions of equitization, sale, transfer, dissolution and bankruptcy of enterprise. Focusing on removing the current difficult problems, especially in business valuation, financial settlement, debts, land, labor regime ... and preventing loss of property.

Promulgating regulations and guidelines of the implementation of the reorganization of enterprises under sectors irrespective of the management level and agencies.

Developing financial markets, especially the stock market, buying and selling debt to promote equitization, enabling enterprises to access and mobilize capital for restructuring. Reviewing the debt settlement of state-owned enterprises, remedy delay in debt and unhealthy capital appropriation. Assessing and taking measures to promote the company to buy and sell outstanding debts and assets of the enterprises. Encouraging economic organizations to buy and sell debts of state-owned enterprises.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) Institution, mechanism for management of state owners for state-owned enterprises.

Completing the assignment and decentralization to exercise the rights, responsibilities and obligations of the state owners for state-owned enterprises and state capital invested in enterprises. In particular, focusing on the rights, responsibilities and obligations of the Government, the Prime Minister, Sector managing Ministries and direct superior levels of the owners at economic groups and State-owned enterprises - the Ministries: Finance, Planning and Investment, Home Affairs, Labor, War Invalids and Social Affairs and the Board of members, Board of Directors – as the owners of economic groups and state-owned corporations in the organization, operation, supervision, examination and inspection of implementation of objectives and tasks of production and business, investment and development; management, use, conservation and development of capital, management staff evaluation and performance of state-owned enterprises at the same time having mechanisms and sanction for organizations and individuals to effectively implement the rights, responsibilities and obligations assigned or decentralized. Establishing agencies to implement effective monitoring tasks, examination and management of the use, conservation and development of capital and evaluate the effectiveness of capital invested in the enterprises.

Issuing a mechanism of monitoring, inspection and assessing the performance of organizations and individuals performing the rights and obligations of state owners.

Developing mechanism of selection and appointment of appropriate staff, hiring General Director, executive Director, members of Board of Directors, Board of members.

III. SOLUTION

1. Continuing to thoroughly grasp the views, objectives, tasks, solutions to arrange, renovate, develop and improve the efficiency of state-owned enterprises in accordance with the Resolution of the Party Central Committee and Politburo conclusion, creating the high consensus across the political system to further enhance awareness and decisive and particular action in the implementation.

2. Expeditiously completing the approval for restructuring of State-owned enterprises by 2015 of the Ministries, sectors, localities, economic groups and state corporations. Determining the number and specific list of state-owned enterprises holding 100%, more than 75%, from 65% to 75%, from over 50% to less than 65% of charter capital and other enterprises. In the implementation process, based on the actual situation, review should be continued to promote equitization.

Completing criteria and classification list of enterprise in the direction of promoting diversification of ownership; identifying the sectors and areas upon equitization of State-owned enterprises holding over 75%, from 65% to 75%, less than 65% of the charter capital or holding no share.

Implementing the target for arrangement and equitization of enterprises under approved plans; regarding it as a key task in the years 2012 - 2015. Strictly following the market mechanism and the provisions of law in equitization without letting occurrence of negative, loss of assets, affecting the interests of employees, investors and enterprises. Strengthening the listing of economic groups, large size state-owned corporations which have been equitized in the domestic and international market.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Reviewing and redefining the tasks, major business lines. Economic groups and State-owned corporations only carry on business of the main sectors and sectors related directly to major business lines.

b) Developing strategy by 2015, with a vision to 2020 consistent with the strategy sector development, market demand, capital capacity and management qualifications.

c) Making plan for the re-organization of business and production, implementng the restructuring of member enterprises to implement specialization, division and cooperation without scattering and dispersal of natural resources, avoid internal competition in the direction of merger, consolidation of member enterprises of the same business line.

d) Developing financial plans to implement the main tasks assigned and handle existing financial problems during the restructuring process.

- Terminating the investment outside the main sector and area of production and business before 2015. For the following fields: banking, finance, securities, real estate, insurance, the economic groups and state-owned corporations, shall follow the directions below:

+ Selling the capital portion of the parent company - group / state-owned corporations to organizations or individuals outside economic group and state-owned corporations, not selling or transferring it to other internal member units.

+ Transferring capital to economic group and state-owned corporations and enterprises having appropriate main business line. The capital transfer is made ​​through the form of capital transfer or capital assignment.

+ Transferring the entire enterprises whose capital is held 100% by the group and corporation to the group and corporation having business line the same as that of the transferring enterprises. The transfer is made in the form of enterprise assignment or integrity transfer.

- The groups and state-owned corporations are in financial difficulties, on the one hand it is necessary to clarify the responsibility of the relevant managers, on the other hand need to restructure capital and assets in the direction: Assessing the actual situation, determining capital need to have a handling mechanism of additional capital to continue to implement urgent projects, limit loss of capital due to prolonged project prolongation; restructure assets by assignment and merger of ineffective and unurgent projects and investments to focus resources on core business activities.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

e) Boosting association between member enterprises in economic groups and state corporations through economic contracts, rules and regulations on the management and co-operation between the parent company and its subsidiaries, associated companies. The parent company of the economic groups and state corporations enhance their functions to study the development strategy, organizational innovation, management, technology, products, market development and training. Restraining the parent company and subsidiaries from investing in one enterprise

The parent company – group/state-owned corporation must organize regular and periodic supervision, examination and inspection of compliance with the law, implementation of strategic objectives, plans and duties assigned, evaluation of operation efficiency of the subsidiaries and management staff, prompt correction of violation. Fully grasping information on activities of affiliated companies through the representatives who are the shareholders involved in decisions of the General Meeting of Shareholders, the Board of Directors as prescribed by law.

g) Applying corporate governance principles under international corporate governance practices; completing control mechanisms, internal audit, focusing on financial risk control to take timely measures to prevent, restrict, fix and adjust business and production plans appropriately; enhancing capacity and powers of the control board, controller and internal audit.

Strengthening management apparatus, enhancing training and retraining to improve the level of business managers to meet the administrative requirements under market mechanism. Placing leaders and managers and the State capital representatives with qualifications, moral quality and professional capacity to perform their roles as representatives of state owners in the enterprises

Applying the organization of scientific labor in production and business. Rearranging and improving the labor quality in enterprises; focusing on technical workers with reasonable numbers, sectoral structure and optimal worker level for each technology, line, stage, work and on that basis to enhance the productivity of each employee and general labor productivity of enterprises.

h) Actively deploying research, application and investment in technology, product and service innovation, gradually raising the added value for products and services to meet environmental standards; gradually replacing devices and technologies consuming much energy, raw materials; gradually removing non-environmentally friendly products to enhance business efficiency and sustainable development.

i) Implementing transparency in investment, financial management, procurement, distribution of income, the work of staff; signing and implementing contracts with people related to enterprise managers as prescribed by law.

4. The Ministries managing technical economic sectors (Construction, Industry and Trade, Information and Communications, Finance, Agriculture and Rural Development, Transport) shall review and evaluate the reasonableness possibility, conditions, method of re-organization in order to build enterprise restructuring plan operating in the area in charge regardless of management level and agencies and submit it to the Prime Minister for approval in the third quarter of 2012 and direct implementation.

5. The Ministries and sectors shall submit the Government, the Prime Minister or issue under the authority the institution and mechanisms of management for enterprises with 100% state capital; promote enterprise restructuring and institution and mechanism of management of state owner (details in attached Appendix).

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

IV. IMPLEMENTATION ORGANIZATION

1. Ministry of Finance:

a) Assuming the prime responsibility and coordinating with the Steering Committee for Innovation and Enterprise Development to urge the Ministries, sectors and People's Committees of centrally-affiliated provinces and cities, economic groups and state corporations to implement this Decision.

b) Guiding, monitoring and inspecting the implementation of this Decision and making quarterly report to the Prime Minister to promptly propose handling of arising problems.

c) Joining opinions so that the Sector managing Ministries and provincial-level People's Committee can approve the restructuring plan of the state-owned corporations and enterprises established by decision of the Minister and Chairman of the provincial People's Committee.

2. Ministers and heads of ministerial-level agencies:

a) Appraising the restructuring plan of the state-owned groups and corporations established by the Prime Minister’s decision. Inspecting, urging and monitoring the implementation after the Plan has been approved.

b) Directing the development, approval, inspection, urging and monitoring of the implementation of the restructuring plan of the state-owned corporations and enterprises established by the Minisry’s decision

c) Making quarterly report to the Prime Minister on the result of implementation of this Decision and the restructuring plan of the economic groups and state-owned corporations within the scope of management; sending it to the Ministry of Finance for review and submission to the Prime Minister.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Chairman of People’s Committees of centrally-affiliated cities and provinces:

a) Directing the development, approval, inspection, urging and monitoring of the implementation of the restructuring plan of the state-owned corporations and enterprises established by provincial People’s Committee’s decision

b) Making quarterly report to the Prime Minister on the result of implementation; sending it to the Ministry of Finance for review and submission to the Prime Minister.

c) Assuming the prime responsibility and coordianting with the Ministry of Finance, the Steering Committee for Innovation and Enterprise Development in implementation of this Decision.

4. The Board of members of economic groups and state-owned corporations established by the Prime Minister’s decision to develop the restructuring plan and submit it to the Prime Minister for approval and implementation; complete equitization, reorganize member enterprises under the approved overall plan for the period 2011 - 2015.

5. The Board of members of corporations and state-owned enterprises established by decision of Minister and Chairman of provincial-level People’s Committee to develop the restructuring plan and submit it to the Minister and Chairman of provincial-level People’s Committee for approval and implementation; complete equitization, reorganize member units under the approvedplan for the period 2011 - 2015.

6. The Board of members of economic groups and state-owned corporations shall make quaterly report to the Ministry of Finance, the Steering Committee for Innovation and Enterprise Development, sector managing Ministries and provincial-level People’s Committee on the result of implementation of the restructuring plan.

7. The Minister of Planning and Investment, Minister of Home Affairs, Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs shall assume the prime responsibility and coordinate with the sector managing Ministries, the Ministry of Finance in the implementation of tasks within the scope and area of management; joining opinion in each restructuring plan of economic groups, and state-owned corporations, making quarterly report on the situation and result of implementation to submit it to the Ministry of Finance for making report to the Prime Minister.

8. The Steering Committee for Innovation and Enterprise Development shall act as a hub to help the Prime Minister to direct the implementation of this Decision and the approved restructuring plan of economic groups and state-owned corporations established by the Prime Minister’s decision

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 2. This Decision takes effect from its signing date.

Article 3. The Ministers, heads of ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to the Government, Chairman of the People's Committees of centrally-affiliated provinces and cities, the Head of the Steering Committee for Innovation and Enterprise Development, the Chairman of the Board of members of economic groups and state-owned corporations and enterprises are liable to execute this Decision. /.

 

 

 

THE PRIME MINISTER




Nguyen Tan Dung

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Decision No. 929/QD-TTg of July 17, 2012, on approval of scheme "restructuring of state-owned enterprises, focusing on economic groups and state-owned corporations period 2011 - 2015"

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


5.634

DMCA.com Protection Status
IP: 18.226.165.234
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!