UBND TỈNH ĐIỆN BIÊN
SỞ XÂY DỰNG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 373/HD-SXD
|
Điện Biên, ngày 24 tháng 07 năm 2012
|
HƯỚNG
DẪN
VỀ
VIỆC KIỂM ĐỊNH, CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN ĐẢM BẢO AN TOÀN CHỊU LỰC VÀ CHỨNG NHẬN
SỰ PHÙ HỢP VỀ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG; QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHÒNG THÍ
NGHIỆM CHUYÊN NGÀNH XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐIỆN BIÊN
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26 tháng 11
năm 2003;
Căn cứ Luật sửa đổi bổ sung một số
điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản số 38/2009/QH12 ngày
19/6/2009;
Căn cứ Nghị định 209/2004/NĐ-CP ngày
16/12/2004 của Chính phủ
về quản lý chất
lượng công trình xây dựng; Nghị định số 49/2008/NĐ-CP ngày
18/4/2008 của Chính phủ về Sửa đổi, bổ sung một điều của Nghị định số
209/2004/NĐ-CP ;
Căn cứ Thông tư số 27/2009/TT-BXD ngày
31/7/2009 về việc Hướng dẫn một số nội dung về quản lý
chất lượng công trình xây dựng;
Căn cứ Thông tư số 33/2009/TT-BXD ngày
30/9/2009 về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia phân loại, phân cấp công
trình xây dựng dân dụng, công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật đô thị;
Căn cứ Thông tư số 03/2011/TT-BXD ngày
6/4/2011 của Bộ Xây dựng về việc Hướng dẫn hoạt động kiểm định, giám định và
chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn chịu lực, chứng nhận sự phù hợp về chất
lượng công trình xây dựng;
Căn cứ Thông tư số 06/2011/TT-BXD ngày
21/6/2011 của Bộ Xây dựng về việc sửa đổi, bổ sung một số điều quy định về thủ tục hành
chính trong lĩnh vực xây dựng; kiến trúc, quy hoạch xây
dựng thực thi Nghị quyết số 55/NQ-CP ngày 14/12/2010 của Chính phủ
về việc đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý của Bộ Xây dựng;
Căn cứ Quyết định số 11/2008/QĐ-BXD
ngày 01/7/2008 của Bộ Xây dựng về việc ban hành Quy chế công nhận và quản lý
hoạt động phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng;
Căn cứ Quyết định
số 14/2008/QĐ-BGTVT ngày 21/8/2008 của Bộ Giao thông vận tải về việc Ban hành
Quy định công nhận và quản lý hoạt động phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng
giao thông;
Căn cứ Quyết định số 957/QĐ-BXD ngày 29 tháng 9
năm 2009 của Bộ Xây dựng về việc công bố Định mức chi phí quản lý dự án và tư
vấn đầu tư xây dựng công trình;
Căn cứ Quyết định số 143/QĐ-UBND ngày
13/3/2012 của UBND tỉnh Điện Biên về việc kiện toàn tổ chức bộ máy
của Sở Xây dựng tỉnh Điện Biên;
Sở Xây dựng hướng dẫn
kiểm tra, chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn chịu lực, chứng nhận sự
phù hợp về chất
lượng công trình xây dựng và Quản lý hoạt động
phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng trên địa bàn tỉnh Điện Biên như sau:
Phần 1.
QUY
ĐỊNH CHUNG
MỤC 1. ĐỐI TƯỢNG ÁP
DỤNG
Hướng dẫn này áp dụng đối với các tổ
chức, cá nhân có liên quan trong hoạt động kiểm định, chứng nhận đủ điều kiện
đảm bảo an toàn chịu lực và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây
dựng và các phòng thí nghiệm thực hiện các thí nghiệm cung cấp số liệu thí
nghiệm phục vụ công tác nghiên cứu, khảo sát, thiết kế, thi công, nghiệm thu
chất lượng vật liệu và công trình xây dựng trên tỉnh Điện Biên.
Ngoài các nội dung được nêu trong
Hướng dẫn này, yêu cầu các tổ chức, đơn vị, cá nhân liên quan thực hiện các nội
dung khác tại các văn bản quy định hiện hành.
MỤC 2. GIẢI THÍCH TỪ
NGỮ
1. Kiểm định chất lượng công trình xây
dựng: Là hoạt động kiểm tra, xác
định chất lượng của sản phẩm xây dựng, bộ phận công trình hoặc công trình xây dựng
so với yêu cầu của thiết kế và quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật
thông qua việc thí nghiệm kết hợp với việc xem xét, đánh giá hiện trạng bằng trực quan.
2. Chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn
chịu lực: Là việc chứng nhận chất lượng phù hợp theo nội dung an toàn chịu lực.
3. Chứng nhận sự phù hợp về chất lượng
công trình xây dựng: Là việc đánh giá, xác nhận chất lượng công trình hoặc hạng
mục, bộ phận công trình xây dựng phù hợp với thiết kế, quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ
thuật và các yêu cầu kỹ thuật áp dụng cho công trình.
4. Phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng
được công nhận: Là phòng thí nghiệm được Bộ Xây dựng, Bộ Giao thông tổ chức xem
xét, đánh giá và quyết định công nhận năng lực phòng thí nghiệm với mã số LAS-XD.
Phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng
phải đăng ký hoạt động và được công nhận mới có giá trị pháp lý để cung cấp các
số liệu thí nghiệm.
5. Chứng chỉ đào tạo quản lý cho cán bộ
phụ trách phòng thí nghiệm, chứng chỉ đào tạo nhân viên thí nghiệm là văn bản chứng nhận
năng lực quản lý phòng thí nghiệm, năng lực thực hiện các phép thí nghiệm; các
chứng chỉ này được cấp tại các cơ
quan có chức năng đào tạo theo quy định.
MỤC 3. ÁP DỤNG CHUNG
CHO KIỂM ĐỊNH, CHỨNG NHẬN AN TOÀN CHỊU LỰC VÀ CHỨNG NHẬN PHÙ HỢP VỀ CHẤT LƯỢNG
CÔNG TRÌNH
1. Lựa chọn tổ chức thực hiện kiểm định,
chứng nhận:
Chủ đầu tư có trách nhiệm lựa chọn các đơn vị tư
vấn có đủ điều kiện năng lực theo quy định và tuân thủ các yêu cầu của
pháp luật về đấu thầu.
a) Về pháp nhân: Được thành lập theo quy định của
pháp luật, có chức năng hoạt động trong lĩnh vực kiểm định, chứng nhận.
b) Có hệ thống quản lý chất lượng.
c) Về điều kiện năng lực: có ít nhất 03 cá
nhân có trình độ tốt
nghiệp đại học thuộc chuyên ngành phù hợp với công tác chứng nhận, có nghiệp vụ
chuyên môn về kiểm định, chứng nhận, có hợp đồng lao động không xác định thời hạn.
Người chủ trì công tác kiểm định, chứng nhận phải có ít nhất 10 năm kinh nghiệm
hoạt động trong lĩnh vực xây dựng và có năng lực chủ trì một trong các lĩnh vực
thiết kế, giám sát thi công xây dựng, kiểm định chất lượng công trình xây dựng
phù hợp với loại và cấp công trình được kiểm định, chứng nhận, có đủ nhân lực
và cơ sở vật chất,
trang thiết bị liên quan đến dịch vụ chứng nhận.
d) Về kinh nghiệm:
- Kinh nghiệm trong
hoạt động chứng nhận:
+ Đối với công trình cấp I, cấp đặc biệt:
đã thực hiện chứng nhận ít nhất 01 công trình trong số các công trình cùng loại
và cùng cấp trở lên hoặc 02 công trình trong số các công trình cùng loại và cấp
dưới liền kề với đối tượng công trình được chứng nhận;
+ Đối với công trình từ cấp II trở
xuống: đã thực hiện chứng nhận ít nhất 01 công trình trong số các công trình cùng loại
và cùng cấp trở lên hoặc người chủ trì thực hiện đã từng thiết kế, giám sát thi
công xây dựng hoặc kiểm định cho ít
nhất 03 công
trình tương đương trở lên.
- Kinh nghiệm trong
hoạt động kiểm định:
+ Trường hợp kiểm định công trình hoặc
hạng mục công trình: đã thực hiện kiểm định ít nhất 01 công trình trong số các
công trình cùng loại và cùng cấp trở lên hoặc 02 công trình trong số các công trình cùng loại
và cấp dưới liền kề với đối tượng công
trình được kiểm định.
+ Trường hợp kiểm định xác định các chỉ tiêu cơ, lý,
hóa của bộ phận công trình, sản phẩm xây dựng hoặc vật liệu xây dựng (kiểm định cường
độ bê tông của kết cấu; kiểm định độ chặt, độ chống thấm vật liệu; kiểm định xác
định hàm lượng phụ gia xi măng...) yêu cầu phải đã từng thực hiện công việc
kiểm định tương tự.
2. Trình tự kiểm tra:
- Trình tự kiểm tra chứng nhận gồm
các bước chính sau:
+ Tổ chức chứng nhận có trách nhiệm
lập đề cương chứng
nhận theo nội dung kiểm tra trình chủ đầu tư, chủ sở hữu xem xét chấp thuận tùy loại
quy mô công trình. Khi lập đề cương, tổ chức chứng nhận dự kiến số lần kiểm tra
phù hợp đảm bảo kiểm soát và đánh giá chất lượng công trình, hạng mục công
trình trong suốt quá trình
thi công xây dựng.
+ Tổ chức chứng nhận thực hiện kiểm
tra, chứng nhận theo
đúng đề cương đã được chấp thuận, sau từng đợt kiểm tra, tổ chức kiểm tra phải có
văn bản thông báo kịp thời về kết quả kiểm tra gửi cho chủ đầu tư và các
bên liên quan.
+ Trong quá trình kiểm tra nếu nghi
ngờ những nội dung liên quan đến nội dung chứng nhận thì tổ chức chứng nhận đề nghị các bên
có liên quan làm rõ, trường hợp cần thiết, đề nghị chủ đầu tư phúc
tra, kiểm định lại.
- Trình tự kiểm định:
+ Tổ chức kiểm định lập đề cương kiểm
định trình tổ chức, cá nhân có yêu cầu
kiểm định xem xét chấp thuận đề cương;
+ Tổ chức kiểm định thực hiện kiểm
định đúng theo đề cương được chấp thuận;
+ Tổ chức kiểm định lập báo cáo đánh
giá, kết luận theo nội dung yêu cầu kiểm định của hợp đồng và gửi tổ chức, cá
nhân có yêu cầu kiểm định.
3. Cấp giấy chứng nhận:
- Tổ chức chứng nhận cấp giấy chứng nhận cho
chủ đầu tư, chủ sở hữu theo thời hạn quy định trong hợp đồng trước khi chủ đầu
tư, chủ sở hữu đưa công trình vào khai thác sử dụng; giấy chứng nhận tham khảo
mẫu phụ lục 02 ban hành cùng Hướng dẫn.
- Đối với trường hợp không đủ điều kiện để cấp
giấy chứng nhận, tổ chức chứng nhận có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho
chủ đầu tư, chủ sở hữu về quyết định của mình, trong đó nêu rõ lý do không
cấp giấy chứng nhận. Chủ đầu tư chủ
sở hữu có trách nhiệm báo cáo việc này cho cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng ở địa
phương biết để kiểm tra và xử lý.
- Đối với các công trình thực hiện chứng nhận
theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng ở địa phương
thì Chủ đầu tư, chủ sở hữu có trách nhiệm gửi 01 giấy chứng nhận kèm theo báo
cáo kết quả kiểm tra và biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình hoặc hạng mục
công trình cho cơ quan quản lý nhà nước để kiểm tra và quản lý. Cơ quan quản lý nhà
nước về xây dựng ở
địa phương tiếp nhận giấy
chứng nhận và gửi phiếu tiếp nhận theo mẫu phụ lục 03
cho Chủ đầu tư, chủ sở hữu trong vòng 01 ngày kể từ khi nhận được giấy tiếp nhận.
Phần 2.
KIỂM
ĐỊNH, CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN AN TOÀN CHỊU LỰC VÀ CHỨNG NHẬN SỰ PHÙ HỢP VỀ CHẤT
LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
MỤC 1. CÔNG TÁC CHỨNG
NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN ĐẢM BẢO AN TOÀN CHỊU LỰC
1. Các công trình bắt buộc phải chứng
nhận:
Yêu cầu các Chủ đầu tư tổ chức thực
hiện công tác chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn chịu lực công trình hoặc
hạng mục công trình trước khi đưa vào sử dụng theo bảng phụ
lục 01 kèm theo văn bản này.
2. Khuyến khích thực hiện chứng nhận:
Thực tế các công trình xây dựng ở tỉnh Điện Biên
hiện nay chủ yếu có quy mô
nhỏ hơn rất nhiều
so với quy định tại Thông tư số
03/2011/TT-BXD ngày 6/4/2011 và cụ thể ở bảng phụ
lục 01. Ngoài ra tỉnh Điện Biên có địa hình đặc trưng vùng
cao, đồi, núi, có hiện tượng sụt sạt, cũng là vùng của động đất nên việc tiến
hành công tác chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn chịu lực đối với các công
trình công cộng nơi tập trung đông người là cần thiết, trường học, lớp học mầm
non trước khi đưa vào sử dụng mà có quy mô nhỏ hơn so với quy định để đảm bảo an toàn
tính mạng cho người sử dụng là rất cần thiết. Vì vậy để tăng cường công tác quản lý chất lượng các
công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh, Sở Xây dựng khuyến khích các Chủ đầu tư
tổ chức thực hiện công tác chứng nhận an toàn chịu lực đối với các công trình
này trên cơ sở thực hiện hiệu quả, tối ưu nhất về chi phí, đảm bảo an toàn và bền
vững của công trình.
3. Đối tượng kiểm tra đủ điều kiện an
toàn chịu lực:
- Đối tượng kiểm tra tập trung vào bộ
phận công trình, kết cấu chịu lực khi bị phá hoại có thể gây thảm họa.
MỤC 2. CÔNG TÁC CHỨNG
NHẬN SỰ PHÙ HỢP VỀ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH
1. Yêu cầu chứng nhận, phạm vi và nội
dung:
- Theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về
xây dựng xuất phát từ lợi ích cộng đồng;
- Theo yêu cầu của Chủ đầu tư, chủ sở hữu, chủ
quản lý sử dụng
công trình hoặc các tổ chức, cá nhân khác có liên quan xuất phát từ lợi ích
của mình như các cá nhân mua, thuê, sở hữu hoặc các tổ chức bán bảo hiểm cho
công trình...
- Chứng nhận chất lượng phù hợp có thể gồm một,
một số hoặc toàn bộ các yêu cầu về an toàn chịu lực, an toàn sử dụng, khai
thác, vận hành và các nội dung cần thiết khác đối với các công trình, hạng mục
công trình.
Đối với các công trình được Hội đồng
nghiệm thu nhà nước kiểm tra hoặc nghiệm thu thì không phải chứng nhận an toàn
chịu lực, chứng nhận chất lượng phù hợp trừ trường
hợp có yêu cầu riêng.
2. Nội dung kiểm tra chứng nhận chất
lượng phù hợp:
a) Kiểm tra công tác quản lý chất lượng:
+ Sự tuân thủ các quy định của pháp
luật về điều kiện năng
lực của các chủ thể tham gia xây dựng công trình liên quan;
+ Trình tự, thủ tục về lập, phê duyệt
dự án đầu tư, quá trình triển khai thực hiện dự án đầu tư;
+ Trình tự, thủ tục về thẩm định, phê
duyệt và nghiệm thu hồ sơ khảo sát, thiết kế;
+ Các chứng chỉ chất lượng vật liệu,
vật tư, thiết bị; kết quả thí nghiệm vật liệu, kết quả thí nghiệm kiểm định,
phúc tra (nếu có); biên bản nghiệm thu công việc, giai đoạn và hoàn thành công
trình;
b) Kiểm tra hồ sơ thiết kế kỹ thuật:
- Kiểm tra, đánh giá sự phù hợp của báo cáo
kết quả khảo sát xây dựng so với tiêu chuẩn khảo sát và nhiệm vụ khảo sát;
- Kiểm tra, đánh giá sự phù hợp của thiết kế kỹ thuật
(trường hợp thiết kế 3 bước) hoặc thiết kế bản vẽ thi công (trường hợp thiết kế
2 bước, 1 bước) so với yêu cầu thiết kế, điều kiện địa chất, quy chuẩn, tiêu
chuẩn kỹ thuật được áp dụng cho công trình.
c) Kiểm tra chất lượng thi công xây dựng:
- Kiểm tra bản vẽ thi công xây dựng công trình
được chủ đầu tư phê duyệt;
- Kiểm tra trực tiếp, đánh giá chất lượng vật
liệu, vật tư, thiết bị, sản phẩm đúc sẵn được sử dụng cho công trình;
- Kiểm tra chất lượng thi công xây dựng bộ phận
công trình, hạng mục công trình, đánh giá sự phù hợp chất lượng so với thiết kế dược
duyệt và quy chuẩn, tiêu chuẩn áp dụng;
- Kiểm tra chất lượng thi công hệ thống hạ tầng
kỹ thuật của công trình, đánh giá
sự phù hợp chất lượng so với thiết kế được duyệt và quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ
thuật áp dụng;
- Kiểm tra, chứng kiến thử tải, vận hành thử
công trình, hạng mục
công trình được chứng
nhận;
- Kiểm tra các số liệu và kết quả quan trắc và
biểu hiện bên ngoài của
kết cấu. Sau từng đợt kiểm
tra, tổ chức chứng nhận phải có văn bản thông báo kịp thời về kết quả
kiểm tra gửi cho chủ đầu tư và các bên liên quan.
MỤC 3. CÔNG TÁC KIỂM
ĐỊNH CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH
1. Các trường hợp phải thực hiện công
việc kiểm định:
- Khi công trình xảy ra sự cố hoặc có khiếm
khuyết về chất lượng;
- Khi có tranh chấp về chất lượng công trình
xây dựng;
- Kiểm định định kỳ công trình xây dựng trong
quá trình sử dụng;
- Cải tạo, nâng cấp hoặc kéo dài tuổi thọ công
trình xây dựng;
- Phúc tra chất lượng công trình xây dựng khi
có nghi ngờ về chất lượng;
- Các trường hợp khác theo quy định của pháp
luật có liên quan, hoặc theo yêu cầu của Chủ đầu tư.
2. Nội dung chủ yếu của đề cương kiểm
định:
- Mục đích kiểm định, yêu cầu kiểm định, nội
dung thực hiện kiểm định quy
trình và phương pháp kiểm định;
- Các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật được áp
dụng trong việc thực hiện kiểm định;
- Danh sách nhân sự và người được phân công chủ
trì thực hiện kiểm định các
thông tin về năng lực cá nhân tham gia thực hiện;
- Các thiết bị chính, phòng thí nghiệm được sử
dụng để thực hiện kiểm định;
- Chi phí thực hiện, thời gian dự kiến hoàn
thành việc kiểm định;
- Các điều kiện khác để thực hiện kiểm định.
Phần 3.
TỔ
CHỨC, HOẠT ĐỘNG VÀ QUẢN LÝ PHÒNG THÍ NGHIỆM
MỤC 1. TỔ CHỨC VÀ
HOẠT ĐỘNG CỦA PHÒNG THÍ NGHIỆM
1. Quản lý chất lượng và hiệu chỉnh thiết
bị:
Phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng
được công nhận phải được tổ chức và quản lý nhằm duy trì thường xuyên hệ thống quản lý chất lượng thí
nghiệm như quy trình khảo sát, lấy mẫu, thí nghiệm, hệ thống các tiêu chuẩn và
tài liệu kỹ thuật tính khách quan và tính chính xác của các phép thử theo tiêu
chuẩn đã đăng ký. Cơ sở quản lý phòng thí nghiệm phải chịu trách nhiệm trước
pháp luật về tổ chức và quản lý hoạt động của phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng
được công nhận.
- Các thiết bị thí nghiệm đặt trong phòng thí
nghiệm tạm thời ở hiện trường phải được cố định, kiểm định, hiệu chuẩn lại theo
quy định của pháp luật về đo lường trước khi tiến hành các thí nghiệm. Ngoại
trừ các thí nghiệm không phá hoại được tiến hành trực tiếp trên công trình xây
dựng bằng các thiết bị cầm tay.
2. Quy định về lưu giữ:
Phòng thí nghiệm phải thực hiện lưu
giữ và bảo quản mẫu thử trước và sau khi thí nghiệm theo yêu cầu của mỗi
phương pháp thử. Hồ sơ ghi chép kết
quả trong quá trình thí nghiệm, phiếu nhận mẫu và phiếu kết quả thí nghiệm phải được bảo quản và lưu
giữ ít nhất 05 năm. Hồ sơ ghi chép kết quả thí nghiệm không được tẩy, xóa. Các
sai sót, nhầm lẫn trong quá trình ghi chép phải được gạch đè và ghi lại kết quả
đúng ở dòng kế tiếp với chữ ký của nhân viên thí nghiệm.
3. Quy định các nội dung cơ bản trong
phiếu kết quả thí nghiệm:
Phiếu kết quả thí nghiệm được lập theo
yêu cầu của các phép thử nhưng phải có nội dung cơ bản sau:
- Tên cơ sở quản lý phòng thí nghiệm
- Tên và địa chỉ phòng thí nghiệm, mã số LAS-XD
(ghi theo quyết định công nhận);
- Số hợp đồng kinh tế hoặc văn bản yêu cầu của
đơn vị yêu cầu thí nghiệm;
- Tên dự án, công trình, hạng mục công trình
được khảo sát, lấy mẫu, thí
nghiệm. Đối với các thí nghiệm phục vụ nghiên cứu, tự kiểm tra chất lượng của nhà sản xuất thì
ghi rõ mục đích thí nghiệm;
- Tên cán bộ giám sát của Chủ đầu tư trong quá
trình lấy mẫu, thí nghiệm;
- Loại mẫu thí nghiệm;
- Tiêu chuẩn và thiết bị thí nghiệm;
- Kết quả thí nghiệm;
- Thời gian lập phiếu kết quả thí nghiệm;
- Chữ ký của nhân viên thí nghiệm, trưởng phòng
thí nghiệm;
- Chữ ký của người có thẩm quyền và dấu pháp
nhân của cơ sở quản lý phòng thí nghiệm.
MỤC 2. QUẢN LÝ HOẠT
ĐỘNG PHÒNG THÍ NGHIỆM
1. Cơ sở quản lý phòng thí nghiệm thực
hiện báo cáo các nội dung như sau:
Khi phòng thí nghiệm được công
nhận theo quy định, đơn vị quản lý phòng thí nghiệm phải có
văn bản thông báo kèm theo bản sao quyết định công nhận gửi Sở Xây dựng trước
khi tiến hành hoạt động trên địa bàn tỉnh Điện Biên.
2. Công tác thanh tra, kiểm tra phòng thí
nghiệm chuyên ngành xây dựng:
Sở Xây dựng thành lập đoàn công tác
cùng với các phòng: Công thương của huyện, Quản lý đô thị của thị
xã, thành phố, tiến hành, thanh tra, kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất hoạt động của
phòng thí nghiệm dựng trên địa bàn tỉnh.
- Nội dung thanh tra, kiểm tra:
+ Sự phù hợp về năng lực của
phòng thí nghiệm đối với các
nội dung đã được nêu trong quyết định công nhận như điều kiện làm việc, môi
trường làm việc phòng thí nghiệm;
+ Trang thiết bị thí nghiệm, chứng chỉ kiểm định,
hiệu chỉnh thiết bị;
+ Chứng chỉ đào tạo của cán bộ quản lý
và nhân viên thí nghiệm;
+ Hệ thống quản lý chất lượng (sau 01
năm được cấp quyết định công nhận phòng thí nghiệm phải có chứng chỉ hệ thống
quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 hoặc ISO/IEC 17025 và phải duy
trì hệ thống này trong suốt quá trình hoạt
động);
+ Sự tuân thủ pháp luật trong hoạt
động sản xuất kinh doanh như hợp đồng kinh tế, thanh lý hợp đồng;
+ Quy trình khảo sát, lấy mẫu và thí
nghiệm kiểm tra chất lượng theo quy định của pháp luật về quản lý chất lượng
công trình;
+ Các sổ sách ghi chép (giao nhận mẫu;
kết quả quá trình thí nghiệm; lưu mẫu)
+ Phiếu thí nghiệm có đầy đủ các nội
dung theo quy định;
+ Tên trưởng phòng và thí nghiệm viên
có đúng trong danh sách đăng ký thực hiện thí nghiệm;
+ Thực hiện các phép thử có đúng như
trong danh mục được công nhận;
+ Việc tuân thủ thực hiện báo cáo theo
quy định.
Phần 4.
KINH
PHÍ THỰC HIỆN
MỤC 1. CHI PHÍ CHỨNG
NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN ĐẢM BẢO AN TOÀN CHỊU LỰC
- Trường hợp việc chứng nhận sự phù hợp về chất lượng
được yêu cầu bởi cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng ở địa phương thì chi phí thực
hiện do chủ đầu tư trả từ
khoản chi phí tư vấn đầu tư xây dựng trong tổng mức đầu tư xây dựng công trình.
Chi phí này được xác định bằng cách lập dự toán theo quy định và bao gồm một số
hoặc toàn bộ các chi phí sau:
+ Chi phí lập đề cương chứng nhận;
+ Chi phí kiểm tra hồ sơ, trình tự thủ
tục xây dựng, quản lý
chất lượng công
trình;
+ Chi phí tính toán, kiểm tra, đánh
giá sự phù hợp của hồ sơ
khảo sát, thiết kế;
+ Chi phí kiểm tra sự phù hợp về chất
lượng thi công xây dựng;
+ Chi phí lấy mẫu thí nghiệm, chi phí
thí nghiệm, kiểm định (nếu cần);
+ Chi phí lập báo cáo và kết luận;
+ Chi phí đi lại và vận chuyển;
+ Các chi phí cần thiết khác theo
quy định.
MỤC 2. CHI PHÍ CHỨNG
NHẬN SỰ PHÙ HỢP VỀ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
- Trường hợp việc chứng nhận sự phù hợp về chất
lượng được yêu cầu bởi cơ
quan quản lý nhà nước về xây dựng ở địa phương thì chi phí thực hiện như (mục I, phần III).
- Trường hợp việc chứng nhận chất lượng phù hợp
theo yêu cầu của Chủ đầu tư, chủ sở hữu và tổ chức chứng nhận thỏa thuận. Chi
phí này có thể được xác định bằng cách lập dự toán theo quy định.
MỤC 3. CHI PHÍ KIỂM
ĐỊNH CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
- Chi phí kiểm định được lập bằng cách lập
dự toán theo các quy định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng và phù hợp với khối lượng công việc
của đề cương đã
được chấp thuận.
- Chi phí kiểm định bao gồm một số hoặc toàn bộ
các chi phí sau:
+ Chi phí lập đề cương kiểm định;
+ Chi phí khảo sát hiện trạng công
trình, hạng mục công trình hoặc bộ phận công trình xây dựng;
+ Chi phí lấy mẫu thí nghiệm, chi phí
thí nghiệm;
+ Chi phí nghiên cứu hồ sơ tài liệu;
+ Chi phí tính dự toán, thẩm tra, chi
phí đánh giá, lập báo cáo và kết luận;
+ Chi phí vận chuyển;
+ Các chi phí cần thiết khác theo quy
định.
Các chi phí chứng nhận an toàn chịu
lực, phù hợp về chất lượng và kiểm định chất lượng công trình chưa có
định mức công bố thì lập dự
toán để xác định chi
phí theo quy định hoặc được vận dụng mức chi phí của các dự án, công trình
tương tự đã thực hiện (mục 3.1.7 của Quyết định số 957/QĐ-BXD ngày 29/9/2009).
Phần 5.
TỔ
CHỨC THỰC HIỆN
- Sở Xây dựng là cơ quan đầu mối giúp UBND tỉnh thực hiện
các chức năng: Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện kiểm định, chứng nhận đủ điều
kiện an toàn chịu lực và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây
dựng trên địa bàn tỉnh.
- Đình chỉ việc thực hiện kiểm định, chứng nhận khi phát hiện thấy có vi phạm trong
hoạt động kiểm định, chứng nhận; không cho phép Chủ đầu tư, chủ sở hữu đưa vào khai thác, sử dụng
hoặc tạm ngưng khai thác sử dụng công trình khi phát hiện có yếu tố không đảm
bảo an toàn cho công trình;
- Tiếp nhận và công bố thông tin các tổ chức kiểm
định, tổ chức chứng nhận hoạt động trên địa bàn; công bố hình thức xử phạt các
tổ chức vi phạm quy định của Thông tư 03/2011/TT-BXD trên trang thông tin điện tử của Sở Xây
dựng địa
phương
Hàng năm tổng hợp tình hình thực hiện
theo quy định Thông tư số 03/2011/TT-BXD ngày 6/4/2011 và báo cáo Bộ Xây dựng.
Trên đây là nội dung Hướng dẫn của Sở
Xây dựng về việc Kiểm tra, chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn chịu lực, chứng nhận chất lượng
phù hợp về công trình
xây dựng và Quản lý hoạt động phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng
trên địa bàn tỉnh Điện Biên. Hướng dẫn này thay thế cho hướng dẫn số 480/HD-SXD
ngày 26/8/2009 của Sở Xây dựng tỉnh Điện Biên về việc hướng dẫn kiểm tra, chứng nhận
đủ điều kiện đảm bảo an toàn chịu lực và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công
trình xây dựng trên địa
bàn tỉnh Điện Biên. Trong quá trình tổ chức thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị
các tổ chức, cá nhân có liên quan phản ánh kịp thời về Sở Xây dựng để xem xét,
giải quyết./.
Nơi nhận:
-
UBND
tỉnh (B/c);
- UBND các: huyện, thị, thành phố;
- Đơn vị quản lý phòng thí nghiệm XD;
- Lưu: VT, QLHĐXD.
|
GIÁM ĐỐC
Hoàng
Văn Minh
|
Phụ
lục 01
(Ban hành kèm
theo Hướng dẫn số....ngày….tháng....năm 2012)
DANH SÁCH CÁC CÔNG TRÌNH BẮT BUỘC CHỨNG NHẬN AN TOÀN CHỊU
LỰC
Số TT
|
Loại công
trình
|
Tiêu chí
quy mô
|
Quy mô
|
1. Nhà ở
|
- Nhà chung cư
|
Số tầng
|
≥ 9 tầng (từ cấp II trở lên)
|
2. Công trình công
cộng
|
- Nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường phổ
thông.
- Trạm y tế, nhà hộ sinh, nhà điều
dưỡng, phục hồi chức năng, chỉnh hình, nhà dưỡng lão, phòng chống dịch bệnh
và các cơ sở y tế khác.
|
Số tầng hoặc tổng diện tích sàn một
hạng mục công trình (TDTS)
|
≥ 4 tầng hoặc ≥ 500m2(TDTS)
|
- Trường đại học và cao đẳng, trường
trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề, trường công nhân kỹ thuật, trường
nghiệp vụ và các loại trường khác.
- Bệnh viện đa khoa, bệnh viện chuyên
khoa từ trung ương đến địa phương, các phòng khám đa khoa, khám chuyên khoa
khu vực.
|
Chiều cao (m)
|
> 15m (từ cấp II trở
lên)
|
- Trung tâm hội nghị, nhà hát, nhà
văn hóa, câu lạc bộ, rạp chiếu phim, rạp xiếc.
|
Sức chứa (chỗ)
|
> 300 chỗ
|
- Trung tâm thương mại, siêu
thị, chợ, cửa hàng, nhà hàng ăn uống, giải khát.
|
Tổng diện tích sàn (m2)
|
> 5000 m2
|
- Sân vận động, nhà thi đấu, tập
luyện:
+ Ngoài trời
+ Trong nhà
|
Sức chứa (chỗ)
|
5000 chỗ
2000 chỗ
|
- Trụ sở cơ quan hành chính nhà
nước: ...các Bộ, ngành, ủy ban các cấp.
|
Tầm quan trọng
|
Tỉnh ủy; UBND-HĐND tỉnh;
Huyện ủy; UBND-HĐND huyện; Sở và cấp tương đương (từ cấp II trở lên)
|
- Trụ sở các đơn vị sự nghiệp, doanh
nghiệp, các tổ chức chính trị xã hội và tổ chức khác.
|
Chiều cao (m)
|
> 28m (từ cấp II trở lên)
|
- Các nhà ga hàng không,
đường thủy, đường sắt, bến xe ô tô.
- Nhà bưu điện.
|
Tổng diện tích sàn (m2)
|
> 5000m2 (từ cấp II
trở lên)
|
- Nhà đa năng, khách sạn, ký túc xá,
nhà khách, nhà nghỉ
|
Số tầng
|
≥ 9 tầng (từ cấp II trở lên)
|
- Công trình vui chơi, giải trí
|
Có yếu tố mạo hiểm hoặc chiều cao
|
> 15m (từ cấp II trở
lên), trò chơi mạo
hiểm.
|
- Nhà bảo tàng, thư viện, triển lãm, nhà
trưng bày và các công trình khác có chức năng tương tự.
|
Tầm quan trọng
|
Quốc tế, quốc gia,
tỉnh, ngành (từ cấp I trở lên)
|
- Tháp thu, phát sóng viễn thông,
truyền thanh, truyền hình nằm trong khu dân cư.
|
Chiều cao (m)
|
> 200m (từ cấp I trở
lên)
|
3. Công trình công
nghiệp dầu khí
|
- Kho xăng dầu.
- Kho chứa khí hóa lỏng.
|
Dung tích bể chứa (m3)
|
≥ 5000m3 (từ cấp II trở lên)
|
4. Công trình hạ
tầng kỹ
thuật
|
- Cầu đường bộ, cầu
đường sắt
|
Nhịp (m)
|
> 100m (từ cấp I
trở lên)
|
Các công trình khác
khuyến khích
thực hiện do Chủ đầu tư quyết
định
|
Phụ
lục 02
(Ban hành kèm
theo Hướng dẫn số....ngày….tháng....năm 2012)
ĐƠN VỊ CHỦ QUẢN…(1)…
TỔ CHỨC CHỨNG NHẬN
-------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: ………..
|
|
GIẤY CHỨNG NHẬN CHẤT LƯỢNG…………..(2)…………….
- Các căn cứ thực hiện chứng nhận;
- Căn cứ Báo cáo kết quả chứng nhận chất lượng;
- Căn cứ……(3)…..,
……………………………(4)…………………………CHỨNG NHẬN
Tên công trình……………(5).................................................................................................
Địa điểm xây dựng công trình..............................................................................................
Nội dung chứng nhận:...(6)..................................................................................................
..........................................................................................................................................
Kết luận, đánh giá:………….(7)............................................................................................
|
(8), Ngày….tháng…..năm.......
…………(4)………….
(Ký tên)
Họ và tên người ký
|
____________
1. Tên cơ quan chủ quản Tổ chức thực hiện
chứng nhận.
2. Chứng
nhận an toàn chịu lực hoặc chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình.
3. Các
căn cứ khác có liên quan.
4. Chức
danh người đứng đầu Tổ chức chứng nhận.
5.
Tên công trình được chứng nhận.
6.
Các nội dung liên quan thực hiện công tác chứng nhận.
7. Kết luận, đánh giá kết quả các nội dung
chứng nhận của tổ chức thực hiện chứng nhận.
Phụ
lục 03
(Ban hành kèm
theo Hướng dẫn số....ngày...tháng...năm
2012)
…………………………..
…………(1)…………….
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
PHIẾU TIẾP NHẬN
………(3)………
…………(1)………….Đã tiếp nhận……………………(3)...........................................................
Và...........................(4) ………………….của……………(5).....................................................
Số………………ngày ……tháng ……..năm.........
Địa điểm xây dựng công trình:.............................................................................................
Điện thoại trụ sở làm việc cá nhân, tổ
chức gửi:...................................................................
|
(2), ngày
….tháng…..năm………
Người tiếp nhận hồ sơ
(Ký tên)
Họ và tên của người ký
|
____________
1. Tên cơ quan quản lý nhà nước theo quy định.
2. Ghi
địa danh của cơ quan tiếp nhận hồ sơ.
3. Báo cáo kết quả kiểm định/Giấy chứng nhận đủ điều
kiện đảm bảo an toàn chịu lực hoặc Giấy chứng nhận sự phù hợp về chất lượng
công trình xây dựng.
4. Các tài liệu đính kèm (nếu có).
5. Tên cá nhân, tổ chức lập
và nộp báo cáo/Giấy chứng nhận