Dải liều
cao
|
Dải liều thấp
|
|
|
|
(4)
|
|
|
(5)
|
|
|
(6)
|
V4 = 1000 - V1
- V2 - V3
|
V4 = 1000 - V1
- V2 - V3
|
(7)
|
Trong đó:
V1 là thể tích
của dung dịch chuẩn gốc ceric-sulfat 0,1 mol dm-3,
V2 là thể tích
của dung dịch chuẩn gốc cerous-sulfat 0,1 mol dm-3,
V3 là thể tích
của dung dịch chuẩn gốc axit sulfuric 4 mol dm-3,
V4 là thể tích
nước cất,
c1 là nồng độ thực của dung dịch gốc
ceric-sulfat,
c2 là nồng độ
thực của dung dịch gốc cerous-sulfat, và
c3 là nồng độ
thực của dung dịch chuẩn gốc axit sulfuric 4 mol dm-3.
CHÚ THÍCH 8: Nếu nồng độ
chuẩn của c1 = c2 = 0,1 mol.dm-3, và c3 = 4 mol.dm-3 thì V1 = V2 = 150 ml đối
với dải liều cao và V1 = V2 = 30 ml đối
với dải liều thấp; V3 = 85 ml đối với dải liều cao và V3 = 97 ml đối
với dải liều thấp. Nếu nồng độ của các dung dịch gốc khác nhau đáng kể so với
các giá trị chuẩn
thì sử dụng công thức
4 đến công thức 6 để xác định
các thể tích chính xác. Để chuẩn bị dung dịch hệ đo liều với thể tích lớn hơn 1000 ml
thì kết quả thu được từ các công thức này sẽ phải nhân với tỷ lệ thể tích cần thiết
với 1000 ml, tính bằng mililit.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
8.5. Chuyển từng phần thể
tích của dung dịch đo liều sang bình thủy tinh 1 lít hoặc lớn hơn. Dùng một phần
nước cất từ V4 để tráng ống
chia độ đã dùng để đong các thể tích V1, V2, và V3. Đậy nắp vật
chứa và lắc kỹ. Trước khi sử dụng, để yên dung dịch đo liều ít nhất năm ngày ở nơi
tối.
8.6. Việc thử nghiệm kiểm
soát chất lượng dung dịch đo liều trước khi đổ vào ống được thực hiện bằng cách so
sánh phép đo các thông số của dung dịch đo liều, như nồng độ ion ceric, nồng độ
ion cerous, hệ số hấp thụ tuyến tính phân tử ion ceric, hiệu suất hóa học bức xạ
đối với ion cerous và tỷ trọng với các giá trị chấp nhận được. Quy trình thực
hiện các phép đo này được nêu trong Phụ lục A3. Phép thử kiểm soát chất lượng
trong ống được tiến hành bằng cách so sánh số liệu hiệu chuẩn đối với mẻ liều kế
mới với dữ liệu
thu được từ các mẻ trước đó (xem 10.5.3).
8.7. Chuẩn bị các liều kế
bằng cách đổ đầy các ống khoảng 2 ml dung dịch đo liều. Chú ý để không làm nhiễm
bẩn dung dịch đo liều. Thực hành cẩn thận khi đổ dung dịch vào ống, không để
dính dung dịch lên miệng ống. Vì khi hàn nhiệt sẽ gây ra những biến đổi hóa học
không mong muốn trên miệng ống, do đó cần chú ý khi hàn kín ống bằng ngọn lửa
tránh làm nóng thân ống.
8.8. Bảo quản các liều kế
nơi tối, ở nhiệt độ phòng (23 °C ± 5 °C).
9. Xác nhận hiệu năng
của dụng cụ phân tích
9.1. Xác nhận hiệu năng của
máy đo quang phổ
9.1.1. Kiểm tra thang đo bước
sóng của máy đo quang phổ. Các chuẩn bước sóng thích hợp là các bộ lọc holmi
oxit và các dung dịch. Chi tiết hơn, xem ASTM Practice E 275, E 925, và E 958.
CHÚ THÍCH 9: Ví dụ, các dung
dịch holmi oxit đựng trong các cuvet hàn kín thường có sẵn với chuẩn bước sóng đã được chứng nhận (SRM 2034)
được sử dụng trong vùng bước sóng từ 240 nm đến 650 nm (10).
9.1.2. Kiểm tra độ chính xác
của thang đo quang học (độ hấp thụ) của máy đo quang phổ. Các bộ lọc chuẩn hoặc
dung dịch chuẩn đã được chứng nhận có sẵn cho mục đích này.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
9.1.3. Kiểm tra độ tuyến
tính của thang đo độ hấp thụ của máy đo quang phổ như một hàm số nồng độ ion
ceric. Thực hiện phép kiểm tra này ở pic của phổ hấp thụ ion ceric
tại bước sóng 320 nm ở nhiệt độ không đổi tốt nhất là 25 °C. Có thể sử dụng
dung dịch gốc ceric-sulfat (chuẩn 0,1 mol dm-3 trong 0,4 mol dm-3 H2SO4)
đã được chuẩn hóa như trong A2.3 để đo. Đồ thị của độ hấp thụ đo được, A, trên
đơn vị chiều dài đường quang, với nồng độ phải tuyến tính. Độ dốc của đường thẳng
đưa ra, εm, là hệ số hấp thụ tuyến tính phân tử.
CHÚ THÍCH 11: Giá trị εm
chuẩn là 561 m2.mol-1 ± 0,4 % ở bước sóng 320 nm (3).
9.2. Xác nhận hiệu năng của
máy đo điện thế và pin điện hóa
9.2.1. Đối với phương pháp
đo điện thế, hiệu năng chính xác có thể được chứng minh khi cho thấy rằng số đọc
của liều kế chỉ rõ các liều hấp thụ đã biết phù hợp với số đọc dự kiến trong giới
hạn độ không đảm bảo đo của hệ đo liều (xem Điều 13).
CHÚ THÍCH 12: Phương pháp
này chỉ có thể áp dụng
cho các hệ đo liều chuẩn chính, khi sự ổn định lâu dài của độ nhạy đã được
chứng minh và lưu tài liệu.
10. Hiệu chuẩn hệ đo
liều
10.1. Trước khi sử dụng, hệ đo liều cần phải được
hiệu chuẩn theo đúng các thủ tục đã lập thành văn bản của người sử dụng, trong đó quy
định chi tiết quá trình hiệu chuẩn và yêu cầu đảm bảo chất lượng. Các phương
pháp hiệu chuẩn được đưa ra trong ISO/ASTM Guide 51261.
10.2. Chiếu xạ hiệu chuẩn
liều kế
Chiếu xạ là một khâu quan trọng của
quá trình hiệu chuẩn hệ đo liều. Chiếu xạ hiệu chuẩn phải được thực hiện tại một
phòng thử nghiệm quốc gia hoặc phòng thử nghiệm hiệu chuẩn được công nhận, đáp ứng
các yêu cầu của ISO/ASTM Practice 51400.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
10.2.2. Khi liều kế
ceric-cerous được sử dụng như một liều kế đo thường xuyên thì chiếu xạ hiệu thuần
có thể được thực hiện bằng cách chiếu xạ các liều kế ở (a) tại phòng thử
nghiệm quốc gia hoặc phòng thử nghiệm được công nhận theo các tiêu chí được quy
định trong ISO/ASTM 51400, (b) tại một thiết bị chiếu xạ hiệu chuẩn nội
bộ cung cấp liều hấp thụ (hoặc suất liều hấp thụ) có liên kết chuẩn đo lường quốc
gia hoặc quốc tế được công nhận hoặc (c) tại các thiết bị chiếu xạ công
nghiệp trong các điều kiện chiếu xạ thực cùng với liều kế chuẩn chính hoặc liều
kế truyền chuẩn có liên kết chuẩn đo lường quốc gia hoặc quốc tế được công nhận.
10.3. Hiệu chuẩn và xác nhận
hiệu năng của dụng cụ đo
Đối với việc hiệu chuẩn các dụng cụ đo
(máy đo quang phổ hoặc máy đo đa năng) và để xác nhận hiệu năng của dụng cụ đo
giữa các lần hiệu chuẩn, xem ISO/ASTM Guide 51261 và/hoặc các sổ tay hướng dẫn
sử dụng thiết bị cụ thể.
10.4. Phép đo quang phổ
10.4.1. Đối với phép đo quang
phổ, tách riêng ít nhất năm liều kế trong số liều kế giữ lại của mẻ và không thực hiện
chiếu xạ chúng. Sử dụng chúng để đo độ hấp thụ .
10.4.2. Đối với phép đo quang
phổ cho cả liều kế chưa chiếu xạ và liều kế đã được chiếu xạ thì phải pha
loãng các dung dịch đo dải liều cao bằng cách nhân với hệ số 100 và các dung dịch
đo dải liều thấp thì nhân với hệ
số 50.
10.4.2.1. Dùng pipet lấy 0,25
ml dung dịch đo dải liều cao hoặc 0,5 ml dung dịch đo dải liều thấp cho vào bình định mức
25 ml khô, sạch.
10.4.2.2. Tráng pipet bằng H2SO4
0,4 mol dm-3 cho vào bình
và thêm H2SO4 0,4 mol dm-3 đến vạch.
10.4.2.3. Đậy bình định mức
25 ml và trộn kỹ.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
10.4.4. Đọc độ hấp thụ, A,
trong máy đo quang phổ ở bước sóng 320 nm.
10.4.5. Tính độ hấp thụ
trung bình của các liều kế không chiếu xạ, . Tính số gia độ
hấp thụ ∆A, đối với mỗi
liều kế được chiếu xạ:
(8)
10.5. Phép đo điện thế
10.5.1. Đặt liều kế chưa chiếu
xạ (ống) vào hai khoang của pin điện hóa. Xem Phụ lục A1 mô tả về pin điện hóa[6]).
10.5.2. Giữ dung dịch lại
trong pin điện hóa khoảng 30 min để tạo sự cân bằng qua vách ngăn xốp. Đối với
mỗi mẻ liều kế mới, hoặc nếu pin đã được dùng nhiều ngày thì nên để dung dịch lại
trong hai khoang chứa ít nhất 16 h để đảm bảo sự cân bằng qua vách ngăn xốp.
10.5.3. Khi sử dụng pin lần đầu,
thì đổ đầy pin bằng dung dịch và để
yên trong ít nhất 24 h trước khi tiến hành bất kỳ phép đo nào.
10.5.4. Nếu pin không được sử dụng quá ba
ngày thì đổ tất cả dung dịch ra khỏi cột. Tráng cả trong và ngoài hai khoang ba
lần bằng nước cất và để pin khô. Tham khảo 10.5.1 và 10.5.2 trước khi dùng lại
cột.
10.5.5. Tháo dung dịch của
khoang trong và đổ đầy lại bằng một lượng từ liều kế khác chưa chiếu xạ.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
10.5.7. Tháo dung dịch không
chiếu xạ khỏi khoang ngoài và rút dung dịch lần lượt ra từng mỗi liều kế chưa
chiếu xạ (ống), bắt đầu với liều hấp thụ thấp nhất và tiếp tục đến liều
hấp thụ cao nhất. Trong mỗi trường hợp, trước khi đo thế điện cực cho bất kỳ liều
kế nào thì cũng phải tráng pin bằng cách tháo ra ít hơn một nửa dung dịch của
liều kế để giảm các ảnh hưởng của liều kế trước đó. Rút dung dịch tráng rửa vào
vật chứa chất thải và sau đó rút hết dung dịch ra khỏi ống liều kế phủ kín hoàn
toàn vách ngăn xốp.
CHÚ THÍCH 13: Việc tráng rửa
pin không kỹ giữa các dung dịch đo
liều có thể sẽ dẫn đến sai số. Nếu đã biết liều hấp thụ gần đúng, thì đọc các liều
kế có các liều
hấp thụ tương tự để giảm thiểu sai số do ảnh hưởng này.
10.5.8. Đọc thế điện cực, E, tính bằng
milivol, dọc theo pin đối với mỗi liều kế sau khi nhiệt độ cân bằng được thiết
lập trong pin. Trừ đi thế điện cực trung bình, , để
xác định ∆E, giá trị thế điện cực tĩnh, lấy số đọc nhiệt độ gần pin điện hóa và
tiến hành hiệu chỉnh nhiệt độ này.
CHÚ THÍCH 14: Thế điện cực,
E, trong pin điện
hóa, có hệ số nhiệt độ dương là 0,33 % trên °C trong khoảng nhiệt độ từ 25 °C đến 30 °C (8).
10.6. Phân tích
10.6.1. Thu được hàm đặc
trưng độ nhạy ∆A hoặc ∆E là hàm của độ hấp thụ, D. Điều chỉnh dữ liệu bằng
phương pháp bình phương nhỏ nhất với dạng phân tích thích hợp để phù hợp với
dữ liệu. Các dữ liệu về liều kế ceric-cerous này cần điều chỉnh phù hợp với dạng
hàm đa thức bậc ba hoặc bậc bốn:
v = b0
+ b1D + b2D2 + b3D3
+ b4D4 (9)
Trong đó:
v = ∆A hoặc ∆E,
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
CHÚ THÍCH 15: Các phần mềm
máy tính để thực hiện
phương pháp vẽ đồ thị theo phương
pháp bình phương nhỏ nhất với dạng
đa thức hoặc bằng các dạng giải tích khác đã có bán sẵn trên thị trường. Thông tin chi tiết
hơn về các phương pháp toán học để xử lý dữ liệu hiệu chuẩn xem ISO/ASTM Guide
51707.
10.6.2. Số nghịch đảo của
hàm đặc trưng độ nhạy được xác định trong 10.6.1 sẽ đưa ra liều hiệu chuẩn-nhiệt
độ đối với việc chiếu xạ ở nhiệt độ, Tc, được dùng trong chiếu
xạ hiệu chuẩn.
10.6.3. Sự phụ thuộc nhiệt độ
chiếu xạ của hiệu suất hóa học bức xạ G(Ce3+) thay đổi theo nồng
độ ion cerous ban đầu (3). Sự biến thiên của G(Ce3+) theo nhiệt
độ T(°C), đối với dung dịch dải liều cao và dung dịch dải liều thấp được đưa ra
theo công thức sau:
Trong đó:
G(Ce3+)T = (2,33544 -
0,0052 x T) x 1,036 x 10-7 (dải liều cao) (10)
G(Ce3+)T = (2,42452 - 0,0052 x T) x 1,036 x 10-7 (dải liều thấp) (11)
10.6.4. Liều hấp thụ là phần
nghịch đảo với G(Ce3+) trên dải liều hấp thụ của dung dịch. Để chiếu xạ ở nhiệt
độ chiếu xạ hiệu quả, Teff, thì hiệu chỉnh liều hấp thụ theo tỷ
lệ G(Ce3+)Te/G(Ce3+)Teff.
106.5. Để kiểm soát chất lượng,
so sánh số gia độ hấp thụ hoặc số gia thế điện cực xác định được đối với hiệu
chuẩn đã cho với các kết quả thu được từ các mẻ trước đó. Sự phù hợp sẽ nằm trong khoảng
3 % nếu dung dịch đo liều được chuẩn bị đúng cách và tất cả các dụng cụ phân
tích có liên quan đều được hiệu chuẩn đúng.
10.6.6. Thành phần của độ
không đảm bảo đo có thể được đánh giá theo các phương pháp thống kê (Loại A) của
các kết quả của từng liều kế từ các kết quả đo lặp lại ở mức liều hấp thụ đã
cho. Độ không đảm bảo đo Loại A cho phép đánh giá được hiệu năng của hệ đo liều.
Đối với liều kế dải liều cao thì độ không đảm bảo đo Loại A được biểu thị bằng
một độ lệch chuẩn, không được vượt quá 0,005 đơn vị hấp thụ với
chiều dài đường quang 10 mm hoặc 2 % giá trị thế điện cực. Đối với liều kế dải
liều thấp, độ không đảm bảo đo Loại A không được vượt quá 0,010 đơn vị hấp thụ
hoặc 2 % giá trị thế điện cực.
Các số liệu bị nghi là sai lệch cần phải được kiểm tra lại bằng cách sử dụng
các quy trình thống kê
nêu trong ASTM Practice E 178.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Nếu tiến hành quy trình định lượng các
thông số của dung dịch đo liều nêu trong Phụ lục A3, thì có thể
thu được các giá trị gần đúng về liều hấp thụ từ các hàm số phân tích.
10.7.1. Đối với các số đọc của
máy đo quang phổ, thì tính giá trị gần đúng của liều hấp thụ, Ds, tính bằng
gray, theo công thức sau:
Ds =
f x ∆A
(12)
G(Ce3+) x
εm x ρ x d
Trong đó:
f là hệ số pha
loãng đối với các liều kế chiếu xạ,
∆A là sự thay đổi độ hấp
thụ của liều kế chiếu xạ,
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
εm là hệ số hấp thụ tuyến
tính phân tử, tính bằng (m².mol-1),
ρ là tỷ trọng của
dung dịch đo liều, tính bằng kg.m-3 và,
d là chiều dài
đường quang của cuvet quang phổ, tính bằng m,
10.7.2. Đối với số đọc điện cực,
tính giá trị gần đúng của độ hấp thụ, Dp, tính bằng
gray, theo công
thức
sau:
(13)
Trong đó:
ρ là tỷ trọng của dung dịch đo liều,
tính bằng kg.m-3,
G(Ce3+) là giá trị
trung bình G(Ce3+) xác định được từ công thức A3.11,
∆E là thế điện cực trừ
đi thế điện cực trung bình đối với các liều kế chưa chiếu xạ, và
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
10.7.3. Xác định mối tương
quan đối với các liều hấp thụ tính được như một hàm số của các giá trị liều hấp
thụ được sử dụng trong chiếu xạ hiệu chuẩn. Mỗi hàm số này có thể dùng để xác định
liều hấp thụ.
CHÚ THÍCH 16: Các giá trị
liều hấp thụ tính được phải gần bằng
các giá trị liều hấp thụ sử dụng để chiếu xạ hiệu chuẩn, phù hợp với đa thức bậc
thấp (bậc nhất đến
bậc ba). Nếu các giá trị liều hấp thụ
tính được khác
nhiều so với độ không đảm bảo đo mở rộng có hệ số
phủ k = 2 từ các giá trị liều hấp thụ đã sử dụng để chiếu xạ hiệu chuẩn, chứng
tỏ là có khả năng nhiễm
bẩn dung dịch
hoặc có một số vấn đề khác cần phải xử lý.
11. Ứng dụng hệ đo liều
11.1. Đối với việc dùng liều
kế truyền chuẩn, sử dụng tối thiểu hai liều kế cho mỗi phép đo liều hấp thụ. Số
lượng liều kế yêu cầu cho mỗi phép đo liều hấp thụ trên hoặc trong vật liệu được
xác định bởi độ không đảm bảo đo dự kiến của hệ đo liều và độ không đảm bảo đo
yêu cầu, liên quan đến việc ứng dụng. Phụ lục X3 của ASTM Practice E 668 có mô
tả phương pháp thống kê để xác định số lượng liều kế này.
11.2. Sử dụng quy trình chiếu xạ
và quy trình đo phù hợp với Điều 10.
11.3. Xác định liều hấp thụ
từ các giá trị số gia độ hấp thụ hoặc số gia thế điện cực và đường chuẩn.
11.4. Lưu hồ sơ các giá trị
liều hấp thụ tính được và các số liệu liên quan khác như đã nêu trong Điều 12.
12. Yêu cầu tối thiểu
về hồ sơ
12.1. Hiệu chuẩn hệ đo liều
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
12.1.2. Lưu hồ sơ hoặc viện dẫn
thời gian và nhiệt độ chiếu xạ, thăng giáng nhiệt độ (nếu có), dải liều hấp thụ,
nguồn bức xạ và các dụng cụ liên quan dùng để đo độ nhạy của liều kế.
12.2. Ứng dụng
12.2.1. Lưu hồ sơ về thời gian và nhiệt
độ chiếu xạ, thăng giáng nhiệt độ (nếu có), và thời gian và nhiệt độ đo độ hấp thụ đối với
mỗi liều kế.
12.2.2. Lưu hồ sơ hoặc viện dẫn
kiểu nguồn bức xạ và các đặc trưng.
12.2.3. Lưu hồ sơ độ hấp thụ hoặc thế
điện cực, giá trị số gia độ hấp thụ hoặc số gia thế điện cực, việc hiệu chỉnh
nhiệt độ (nếu có) và liều hấp thụ đối với mỗi liều kế. Viện dẫn đường chuẩn hoặc hàm đặc trưng độ
nhạy sử dụng để thu được giá trị liều hấp thụ.
12.2.4. Lưu hồ sơ hoặc viện dẫn
các thành phần độ không đảm bảo đo của giá trị liều hấp thụ.
12.2.5. Lưu hồ sơ hoặc viện dẫn
kế hoạch bảo đảm chất lượng đo của hệ đo liều được sử dụng.
13. Độ không đảm bảo
đo
13.1. Phép đo liều cần phải
kèm theo độ không đảm bảo đo dự kiến mới có giá trị.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
13.2.1. Loại A: Được đánh giá
bằng phương pháp thống kê, hoặc
13.2.2. Loại B: Được đánh giá
bằng phương pháp khác.
13.3. Các cách khác về phân
loại độ không đảm bảo đo đã được dùng rộng rãi và có thể có ích cho báo
cáo về độ không đảm bảo đo. Ví dụ, thuật ngữ độ chụm và độ chệch hoặc sai
số ngẫu nhiên và sai số hệ thống (không ngẫu nhiên) được dùng
để mô tả các loại độ không đảm bảo đo khác nhau.
13.4. Nếu thực hiện đánh
giá độ không đảm bảo đo theo tiêu chuẩn này, việc đánh giá độ không đảm bảo đo
mở rộng của liều hấp thụ được xác định bởi hệ đo liều này phải nhỏ hơn 4 % với
hệ số phủ k = 2 (tương ứng với độ tin cậy khoảng 95 % đối với dữ liệu phân bố
chuẩn).
CHÚ THÍCH 17: Nhận biết độ
không đảm bảo đo loại A và loại B dựa
trên phương pháp đánh giá độ không đảm bảo xuất bản năm 1995 bởi Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc
tế (ISO) trong tài liệu hướng dẫn về biểu thị độ không đảm bảo trong phép đo (15).
Mục đích dùng loại đặc trưng này là để
tăng cường sự hiểu biết về độ không đảm bảo được xây dựng như thế nào và cung cấp cơ sở để so sánh quốc
tế về kết quả đo.
CHÚ THÍCH 18: ISO/ASTM
Guide 51707 xác định các nguyên nhân độ không đảm bảo đo trong hệ đo liều thực
hiện trong thiết bị xử lý chiếu xạ và đưa ra quy trình đánh giá độ không đảm bảo đo trong phép đo
liều hấp thụ sử dụng
hệ đo liều. Tài
liệu này đưa ra và thảo luận các khái niệm cơ bản về phép đo, bao gồm đánh giá giá
trị định lượng, giá trị
“đúng”,
sai lệch và độ không đảm bảo đo. Thành phần của độ không đảm bảo đo được xem
xét và phương pháp đánh giá chúng. Tài liệu này cũng đưa ra các phương pháp tính độ không đảm
bảo đo chuẩn kết hợp và độ không đảm bảo đo mở rộng (tổng thể).
Phụ lục A
(Tham khảo)
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
A.1.1. Pin điện hóa
mô tả trong Hình A1.1 có hai khoang, khoang trong A và khoang ngoài B, được
tách nhau bằng vách ngăn xốp C, ví dụ như thủy tinh, khớp nối bằng gốm
hoặc thạch cao hoặc bông thủy tinh.
A.1.2. Khoang A chứa
dung dịch đo liều
không chiếu xạ
A.1.3. Khoang B
cũng chứa dung dịch đo liều không chiếu xạ hoặc dung dịch đo liều đã chiếu xạ.
A.1.4. Vách ngăn xốp,
C, tiếp xúc giữa hai dung dịch và có lỗ xốp nhỏ hơn 2 mm.
A.1.5. Đầu nhỏ của
khoang B được lồng vào cổ của liều kế, D. Xiranh thủy tinh, E, được
dùng để hút lần lượt dung dịch trong khoang B và sau đó xả dung dịch sau khi
đo.
A.1.6. Đầu dẫn F
và G dùng để đo chênh lệch điện thế qua pin điện hóa khi chúng được nối
với một máy đo điện thế hoặc máy đo đa năng.
Hình A1.1 Pin điện
hóa
A.2. Quy trình
chuẩn bị các dung dịch chuẩn gốc cho liều kế
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
A2.1.1. Chuyển 22,2
ml H2SO4 nồng độ 18 mol dm-3 vào bình định
mức 1 lít khô, sạch có chứa khoảng 700 ml nước cất hai lần.
A2.1.2. Làm nguội cẩn thận và
thêm nước cất hai lần đến vạch, đậy nắp và trộn kỹ.
A2.1.3. Nếu cần,
dung dịch thu được có thể được chuẩn hóa bằng cách dùng chuẩn đầu natri
cacbonat hoặc chuẩn tương đương.
CHÚ THÍCH A2.1: Thêm cẩn thận H2SO4
vào nước vì sẽ
giải phóng một lượng nhiệt đáng kể.
A2.2. Axit
sulfuric (H2SO4) chuẩn nồng độ 4 mol dm-3
A2.2.1. Chuyển 222
ml H2SO4 nồng độ 18 mol dm-3 vào bình định
mức 1 lít khô, sạch có chứa khoảng 700 ml nước cất hai lần.
A2.2.2. Làm nguội cẩn
thận lượng chứa trong bình và thêm nước cất hai lần đến vạch, đậy nắp và trộn kỹ.
A2.2.3. Chuẩn hóa
dung dịch thu được tương tự như chuẩn hóa đối với H2SO4 nồng
độ 0,4 mol dm-3.
A2.3. Ceric-sulfat
chuẩn nồng độ 0,1 mol.dm-3:
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
A2.3.2. Lắc kỹ lượng
chứa trong bình cho đến khi hòa tan hết Ce(SO4)2.4H2O. Để yên dung
dịch ít nhất hai tuần, ở nơi tối.
A2.3.3. Thêm một lượng
dung dịch H2SO4 0,4 mol dm-3 đủ đến 1
lít. Lọc qua bộ lọc thủy tinh xốp (độ xốp trung bình), nếu cần.
A2.3.4. Chuyển dung
dịch vào chai thủy tinh có nắp thủy tinh mài và bảo quản ở nơi tối.
A2.4.
Cerous-sulfat chuẩn nồng độ 0,1 mol dm-3:
A2.4.1. Hòa tan 36 g
cerous-sulfat Ce2(SO4)3. 8H2O trong
600 ml nước cất hai lần, đựng trong bình định mức 1 lít.
CHÚ THÍCH A2.2: Trước khi sử
dụng có thể phải làm kết tinh lại cerous-sulfat (6).
A2.4.2. Lắc lượng chứa
trong bình cho đến khi hòa tan hết Ce2(SO4)3.
8H2O. Để yên dung
dịch ít nhất hai tuần, ở nơi tối.
A2.4.3. Thêm đủ nước
cất hai lần đến 1 lít. Lọc qua bộ lọc thủy tinh xốp (độ xốp trung bình), nếu cần.
A2.4.4. Chuyển dung
dịch vào chai thủy tinh có nắp thủy tinh mài, trộn kỹ và bảo quản ở nơi tối.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
A2.5.1. Dùng pipet lấy
1 ml dung dịch cerous-sulfat gốc cho vào bình định mức 100 ml, sau đó tráng
pipet bằng nước cất hai lần. Thêm nước cất hai lần đến vạch, đậy nắp và trộn kỹ.
A2.5.2. Đọc độ hấp
thụ, A, ở bước sóng 254 nm trong máy đo quang phổ có nước cất hai lần đựng
trong cuvet đối chứng. Nồng độ, c2, của dung dịch
cerous-sulfat gốc, tính bằng mol
dm-3, tính theo
công thức sau:
c2 = (0,146)A
(A2.1)
A3. Quy trình định lượng các thông số của dung dịch
đo liều
A3.1. Nồng độ
ceric-sulfat:
A3.1.1. Dùng pipet lấy
0,25 ml dung dịch đo dải liều cao hoặc
0,50 ml dung dịch đo liều dải liều thấp cho vào bình định mức 25 ml
khô, sạch.
A3.1.2. Tráng pipet
bằng H2SO4 0,4 mol dm-3 cho vào bình
và thêm H2SO4 0,4 mol dm-3 đến vạch.
A3.1.3. Đậy bình 25 ml và
trộn kỹ.
A3.1.4.Từ bình định
mức 25 ml chuyển một lượng thích hợp vào cuvet quang phổ thạch anh (cuvet mẫu).
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
A3.1.6. Xác định nồng
độ ceric, c4, dùng công
thức sau:
c4 = (0,01782)A (dải liều
cao) (A3.1)
c4 = (0,003564)A (dải liều thấp) (A3.2)
Trong đó:
c4 là nồng độ
ceric-sulfat của dung dịch đo liều,
tính bằng mol dm-3, và
A là độ hấp thụ.
A.3.2. Nồng độ ion
cerous
A3.2.1. Chiếu xạ ít
nhất ba liều kế với liều hấp thụ thích hợp để khử tất cả các ion ceric thành ion cerous (ví dụ,
80 kGy đối với liều kế dải liều cao hoặc 20 kGy đối với liều kế dải liều thấp).
A3.2.2. Dùng pipet lấy
0,25 ml dung dịch đo dải liều cao đã chiếu xạ hoặc 0,50 ml dung dịch đo liều dải
liều thấp từ mỗi ống vào các bình thể tích 25 ml khô, sạch, riêng rẽ.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
A3.2.4. Chuyển
một lượng thích hợp vào cuvet thạch anh của máy đo quang phổ.
A3.2.5. Đọc độ hấp thụ,
A, trong máy đo quang phổ ở bước sóng 254 nm dùng H2SO4 0,4 mol dm-3 trong cột đối
chứng.
A3.2.6. Xác định độ
hấp thụ trung bình, .
A3.2.7. Nồng độ ion
cerous tổng thể tạo thành, c6, được tính theo công thức sau:
c6 = 0,146 (dải liều cao) (A3.3)
c6 = 0,0292 (dải liều thấp) (A3.4)
Trong đó:
c6 là nồng độ
cerous-sulfat tổng số của dung dịch đo liều, tính bằng mol dm-3.
CHÚ THÍCH A3.1: Nồng độ
cerous-sulfat tổng được xác định cho mỗi mẫu sẽ lớn hơn tổng của ion
ceric và ion cerous trong dung dịch của liều kế. Sai số này là do sự
có mặt của ion cerous trong thuốc thử ceric-sulfat. Nồng độ ion cerous, c5, được xác định
bằng cách lấy nồng độ ion cerous tổng số trừ đi nồng độ ion ceric.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
A3.3.1. Dùng pipet lấy
2 ml dung dịch đo liều dải liều cao cho vào bình định mức 25 ml thêm H2SO4
0,4 mol.dm-3 đến vạch.
A3.3.2. Tương tự,
dùng pipet lấy 2 ml, 3 ml, 4 ml, 5 ml và 6 ml dung dịch thu được trong A3.3.1,
lần lượt cho vào bình 100 ml riêng rẽ, thêm H2SO4 0,4 mol.dm-3 đến vạch.
A3.3.3. Đối với dung
dịch đo liều dải liều thấp, dùng pipet lấy 1 ml, 2 ml, 3 ml và 4 ml dung dịch
đo liều (không pha loãng trước) cho vào các bình 100 ml riêng rẽ, thêm H2SO4 0,4 mol dm-3 đến vạch.
A3.3.4. Đậy nắp mỗi
bình và trộn kỹ.
A3.3.5. Đọc độ hấp
thụ, A, của từng mẫu ở bước sóng 320 nm trong máy đo quang phổ có cuvet
đối chứng chứa H2SO4 0,4 mol.dm-3.
A3.3.6. Dùng nồng độ
thu được trong A3.1.6, hệ số pha loãng liên quan đến mẫu được chuẩn bị trong
A3.3.2 và độ hấp thụ xác định được trong A3.3.5, để xác định hệ số hấp thụ tuyến tính
phân tử, εm, theo đường dốc của đồ thị độ hấp thụ với nồng
độ, được
biểu thị theo công thức sau:
Ai = 103εmcid
(A3.5)
Trong đó:
Ai là độ hấp thụ
của mẫu i,
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
d là chiều dài đường
quang của cột mẫu trong máy đo quang phổ, tính bằng mét (m), và
i là 1,2...,5 (tương ứng
mẫu đã chuẩn bị trong A3.3.2).
CHÚ THÍCH A3.2: Giá trị
εm phải bằng 561 m2.mol-1 ± 0,4 % hoặc
5610 L.mol-1 cm-1 ± 0,4 % ở bước
sóng 320 nm (3).
A3.4. Tỷ
trọng của dung dịch đo liều
Xác định tỷ trọng của
dung dịch đo liều ở 25 °C.
CHÚ THÍCH A3.3: Tỷ trọng bằng 1,032 (± 0,002) x 103 kg m-3 ở 25 °C
(8).
A3.5. Hiệu suất
hóa học bởi bức xạ của ion cerous, G(Ce+3) bằng phương
pháp đo quang phổ
A3.5.1. Chuẩn bị đủ
số liều kế (ít nhất 18) bằng cách đổ đầy dung dịch đo liều vào các ống 2 ml.
Sau khi đầy, hàn nhiệt các ống.
A3.5.2. Chiếu xạ các
liều kế, mỗi lần ba liều kế ở vị trí hiệu chuẩn trong thiết bị cobalt-60 với ít
nhất là năm mức liều, ví dụ: khoảng 5 kGy, 15 kGy, 25 kGy, 35 kGy và 50 kGy đối
với dung dịch dải liều cao và 0,5 kGy, 1 kGy, 4 kGy, 7 kGy và 10 kGy đối với
dung dịch dải liều thấp. Kiểm soát hoặc kiểm tra nhiệt độ của liều kế trong suốt quá
trình chiếu xạ.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
A3.5.4. Dùng H2SO4 0,4 mol dm-3 trong pin
chuẩn, đọc độ hấp thụ, A, của các mẫu đã pha loãng được chuẩn bị theo A3.5.3 ở
bước sóng 320 nm trong máy đo quang phổ.
A3.5.5. Xác định số
gia độ hấp thụ, ∆A, của từng mẫu đã chiếu xạ như sau:
(A3.6)
Trong đó:
là độ hấp thụ
trung bình của các mẫu đã pha loãng của các liều kế chưa chiếu xạ,
i là 1, 2 và 3 (số lượng
của liều kế được nhận biết tại mỗi mức liều hấp thụ), và
j là 1, 2,...,n (số lượng mức
liều hấp thụ nhận biết).
A3.5.6. Tính G(Ce3+)j trung
bình đối với từng mức liều hấp thụ theo công thức sau:
(A3.7)
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
f là hệ số pha loãng của
các liều kế đã chiếu xạ
∆A là giá trị thay đổi trung bình về liều hấp
thụ của các liều kế được chiếu xạ ở mức liều hấp thụ j, G(Ce3+)j
là giá trị G(Ce3+) trung bình
đối với mức liều hấp thụ j,
εm là hệ số hấp thụ tuyến
tính phân tử (m2 mol-1),
ρ là tỷ trọng của dung dịch đo liều,
tính bằng kg m-3,
d là chiều dài đường quang của cột máy
đo quang phổ, tính bằng m, và
Dj là liều hấp thụ từ dung
dịch đo liều, tính bằng Gy.
A3.5.7. Dựng đồ thị
Dj theo G(Ce3+)j.
Các kết quả sẽ tuyến tính với độ dốc bằng “0”. Nếu quan sát thấy đồ thị lệch
đáng kể so với độ dốc bằng “0”, nghĩa là có sự phụ thuộc của G(Ce3+) vào liều hấp
thụ, do đó dung dịch có thể không được chấp nhận (ví dụ, dung dịch bị nhiễm bẩn
do tạp chất hữu cơ).
A3.5.8. Dựng đồ thị ∆A
theo D theo công thức sau:
∆Aij = bDj
(A3.8)
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
∆A là số gia độ hấp thụ của mẫu được
chiếu xạ,
D là liều hấp thụ đối với dung dịch đo
liều, tính bằng Gy, và
b là độ dốc của đồ thị xác định được theo đường
tuyến tính hồi quy bình phương nhỏ nhất phù hợp với số liệu, tính bằng kg J-1
A3.5.9. Xác định giá
trị trung bình
, tính bằng mol J-1, theo công thức
sau:
(A3.9)
Trong đó:
εm là hệ số hấp
thụ tuyến tính phân tử (m2 mol-1),
b là độ dốc của đồ thị xác định được bằng hồi quy
bình phương nhỏ
nhất
phù
hợp với số liệu, tính bằng kg J-1,
ρ là tỷ trọng của dung dịch đo liều,
tính bằng kg m-3,
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
f là hệ số pha loãng của mẫu của các
liều kế được chiếu xạ.
A3.5.10. Ngoài ra, có
thể tính giá trị trung bình theo công thức
sau:
(A3.10)
A3.6. Hiệu suất hóa
học bức xạ của ion cerous, G(Ce3+), bằng phương
pháp
đo
điện thế
A3.6.1. Chuẩn
bị các liều kế và chiếu xạ các liều kế này theo A3.5.1 và A3.5.2.
A3.6.2. Cho lượng chứa
trong liều kế không chiếu xạ (ống) vào hai khoang của pin điện hóa. Xem Phụ lục
A1 mô tả pin điện hóa.
A3.6.3. Để
dung dịch đo liều không chiếu xạ trong pin điện hóa khoảng 30 min để tạo cân bằng
qua vách ngăn xốp.
A3.6.4. Tháo dung dịch
trong pin và đổ đầy lại bằng lượng chứa trong liều kế không chiếu xạ khác.
A3.6.5. Nối máy đo điện
thế kỹ thuật số với pin. Nếu thế điện cực bằng “0” trong khoảng ± 0,2 mV, thì
pin đã sẵn sàng để sử dụng.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
A3.6.7. Đọc thế điện
cực, E, qua pin đối
với cho từng liều kế sau khi cân bằng nhiệt độ trong pin, tính bằng milivol.
CHÚ THÍCH A3.4: Thế điện cực,
E, trong pin điện hóa có hệ số nhiệt độ dương là 0,33 % trên °C trong khoảng
nhiệt độ từ 25 °C đến 30 °C (8). Để có độ chính xác nhất, chuẩn hóa phép đo đến
nhiệt độ không đổi, do đó cần tính ảnh hưởng này.
A3.6.8. Giá trị ∆E
trung bình của ba liều kế được chiếu xạ từ cùng mức liều hấp thụ. Dùng giá trị
trung bình ∆E, để tính G(Ce3+) phù hợp với công thức
sau:
(A3.11)
Trong đó:
c4 và c5 là nồng độ của
ion ceric và cerous trong dung dịch đo liều không chiếu xạ, tương ứng, tính bằng
mol dm-3,
D là độ hấp thụ,
tính bằng Gy,
ρ là tỷ trọng của
dung dịch đo liều, tính bằng kg m-3, và
j là 1,2...,n (số lượng mức liều hấp thụ nhận biết)
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
(A3.12)
A3.6.10. Dựng đồ thị Dj theo G(Ce3+). Các kết quả
sẽ tuyến tính với độ dốc bằng “0”. Nếu quan sát thấy đồ thị lệch đáng kể so với
độ dốc bằng “0”, nghĩa là có sự phụ thuộc của G(Ce3+) về liều hấp
thụ, do đó dung dịch có thể không được chấp nhận (ví dụ, dung dịch bị nhiễm bẩn
do tạp chất hữu cơ).
CHÚ THÍCH A3.5: Giá trị xác định được phù hợp với A3.5.9 và
A3.6.9 sẽ bằng khoảng 2,3 x 10-7 mol.J-1 đến 2,5 x 10-7 mol.J-1 ở 25 °C
đối với các nồng độ của ion ceric và ion cerous được quy định cho dung dịch đo
liều trong tiêu chuẩn này.
THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
(1) Bjergbakke, E., “The Ceric Sulfate Dosimeter.” Manual
on Radiation Dosimetry. Holm. N.W and Berry, R. J. Eds., Marcel
Dekker, New York, 1970. pp. 323-326.
(2) Sharpe. P.H. G. and Burns. D. T., “The
Relative Response of Fricke, Dichromate and Alanine Dosimeters to 60Co and High
Energy Electron Beam Radiation,” Radiat. Phys. Chem., 46. 1995. pp.
1273-1277.
(3) Matthews, R.W., “Effect of
Solute Concentration and Temperature on the Ceric-Cerous Dosimeter,” Rad, Res.,
55. 1973. pp. 243-255.
(4) Fricke, H . and Hart. E J., “Chemical
Dosimetry,” Radiation Dosimetry, Vol II, Second Edition. Attix. F. H and Roesch.
W. C., Academic Press, New York, 1966, pp. 167-239.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
(6) Matthews R. W., Mahlman,
H.A., and Sworski. T.J., “Kinetics
of the Oxidation of Cerium (III) by Peroxysulfuric Acids Induced by Cobalt-60
Radiation,” J.Phys. Chem., 74. 1970. pp. 2475-2479.
(7) Taimuty. S L., Towie, L. H., and
Peterson, D. L., “Ceric Dosimetry: Routine Use at 105-107
Rads, “Nucleonics, 17. 1959. pp. 103-107.
(8) Matthews, R. W., “Potentiometric
Estimation of Megarad Dose with Ceric-Cerous system,” lnt.J. Appl. Radiat.
Isot.,
23. 1972. pp. 179-185.
(9) Matthews. R. W. “An
Evaluation of the Ceric-Cerous System as an Impurity-lnsensitive Megarad Dosimeter.” Int.
J. Appl. Radiat, Isot., 22. 1971, pp.
199-207.
(10) Weidner., V. R., Mavrodineanu. R.,
Mielenz, K. D., Zelapoldi.
R. A., Eckerie. K. L and Adams, B., “Standard Reference Materials;
Holmium Oxide Solution Wavelength
Standard from 240-650 nm- SRM 2034.” NBS Special Publication 260-102. 1986.
(11) Burke. R. W., Deardoff, E.
R., and Menis. O., “Liquid
Absorbance Standards.” J Research NBS, 76A. 1972, pp. 51-64.
(12) Burke, R. W., and Mavrodineanu, R., “Standard
Reference
Materials: Certification and Use of Acidic Potassium Dichromate Solution as an
Ultraviolet Absorbance Standard-SRM 935,”NBS Special Publication 260-54. 1977.
(13) Mavrodineanu, R., and Baldwin. J. R., “Standard
Reference
Materials: Metal-on-Quartz Filters as a Standard Reference Material for
Spectrophotometry-SRM 2031.” NBS Special
Publication 260-68. 1980.
(14) Burke. R. W., Smith M. V., Powell. L. J., and
Mavrodineanu. R., “Performance
Characteristics of NBS Glass and Metal-on-Quartz Transmittance Standards.” American
Laboratory, July, 1986. pp. 67-76.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
[1] Tiêu chuẩn này thuộc thẩm quyền của Ban kỹ thuật ASTM E 10 Công nghệ và ứng dụng hạt nhân, thuộc trách nhiệm của Tiểu
ban kỹ thuật E10.01 Hệ đo liều và Ứng dụng và cũng thuộc thẩm quyền của ISO/TC
85/WG 3.
Ấn bản hiện hành được thông qua vào
ngày 18 tháng 6 năm 2008, được xuất bản tháng 6 năm 2009, nguyên bản là ASTM E
1205-88. Bản soát xét gần đây nhất là
ASTM E 1205-99. ASTM E 1205-93 được ISO thông qua vào năm 1998 với số hiệu tiêu
chuẩn là ISO 15555:1998 (E). Tiêu chuẩn ASTM/ISO 51205:2009 (E) hiện hành là bản
soát xét chính của ISO/ASTM 51205:2002 (E)
và thay thế ISO 15555.
[2] Số in đậm
trong dấu ngoặc đơn là số liệt kê tài liệu trong Thư mục tài liệu tham khảo ở
trang cuối của tiêu chuẩn này.
[3] Đối với các tiêu chuẩn của
ISO/ASTM, xem website của ASTM tại
www.astm.org. hoặc liên hệ với Bộ phận
chăm sóc khách hàng của ASTM theo địa chỉ [email protected]. Về sổ tay tiêu chuẩn ASTM, xem website của
ASTM.
[4] Ủy ban quốc tế về đơn
vị và phép đo bức xạ (ICRU). 7910 Woodmont Ave., Suite 800, Bethesda, MD
20814, Mỹ.
[5] Thuốc thử theo quy định có sẵn
từ Hiệp Hội hóa học Mỹ, 1115, đường 16., Tây bắc, Wasington, DC 20036, Mỹ.
[6] Pin điện hóa có thể được cung cấp từ MDS Nordion, 447 March, Ottaw,
Ontario, Canada K2K 1 X8.