TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
TCVN 7273 : 2003
GS 2/3 - 19 : 1996
Lời nói đầu
TCVN 7273 : 2003 hoàn toàn tương
đương với GS2/3 - 19 : 1996.
TCVN 7273 : 2003 do Tiểu ban kỹ
thuật Tiêu chuẩn TCVN/TC/SC 3 Đường biên soạn. Tổng cục Tiêu chuẩn Đo
lường Chất lượng đề nghị. Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.
TCVN 7273 : 2003
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
1. Phạm vi áp
dụng
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp
lọc qua màng của Hibbert và Phillipson để xác định hàm lượng chất không tan
trong nước của đường trắng.
2. Lĩnh vực áp
dụng
Tiêu chuẩn này có thể áp dụng cho
tất cả các loại đường trắng dạng tinh thể và dạng bột không chứa các chất phụ
gia. Đối với các loại đường có khả năng lọc kém thì cần có quy trình cải tiến
khác.
3. Nguyên tắc
Đường thử nghiệm được hòa tan trong
nước nóng và lọc qua màng lọc có cỡ lỗ 8.0 mm.
Màng lọc và chất không tan giữ lại trên màng được rửa sạch, sấy khô và cân.
Hàm lượng chất không tan được tính
từ phần khối lượng tăng thêm của màng lọc.
4. Thuốc thử
CẢNH BÁO VÀ YÊU CẦU VỀ AN TOÀN
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
4.1. Thuốc thử phun dùng cho sắc
ký, dung dịch 1 - naphtol/axit phosphoric. Hòa tan 1.0 g 1-naphtol trong
100ml etanol và thêm 10ml axit orthophosphoric (p20 ≈ 1,69 g/ml).
Chú thích – Etanol được dùng có thể
là các loại cồn có pha lẫn metanol công nghiệp chứa 98% đến 99% m/m tổng lượng
rượu
5. Thiết bị,
dụng cụ
5.1. Màng lọc: cỡ lỗ 8.0 mm, đường kính khoảng 50 mm.
Chú thích – Cỡ lỗ được xác định
bằng phép thử “điểm bọt”.
5.2. Thiết bị lọc, gồm 1 giá
đỡ màng lọc (5.1) được gắn vào bình lọc hình nón dung tích 4 lít, được nối với
hệ thống chân không.
5.3. Bình bằng thép không gỉ, dung
tích 2 lít có que khuấy bằng thép không gỉ.
5.4. Bộ kẹp.
5.5. Đĩa Petri bằng chất dẻo.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
5.7. Rây có lỗ vuông, đường
kính 20 cm, cỡ lỗ khoảng 0.4 mm. Đặt rây ở đáy màng có chứa nước cất nóng ở mức
sao cho vừa đủ tiếp xúc với mắt lưới của sàng. Rây có nắp đậy.
5.8. Cân phân tích, có thể đọc
đến 0.1 mg.
5.9. Cân, có trọng lượng tối
đa 5 kg, có thể đọc đến 1g.
6. Cách tiến
hành
6.1. Chuẩn bị nước
Lọc 5 lít nước qua màng lọc có cỡ
lỗ là 8.0 mm (5.1) đã chuẩn bị như
trong 6.2. Sau khi lọc được 500 ml đầu tiên, ngắt hệ thống lọc chân không. Dùng
500 ml này tráng đều bên trong bình và đổ bỏ. Tiếp tục lọc 4.5 lít còn lại.
Nước này sẽ được sử dụng cho tất cả các yêu cầu từ 6.2 đến 6.6. Tất cả các
thiết bị (bình, que khuấy, bộ kẹp, rây có mắt lưới) phải được tráng trong nước
đã lọc trước khi tiến hành tiếp.
6.2. Chuẩn bị màng lọc
Rửa màng lọc (5.1) bằng cách ngâm
trong nước cất sôi trong 6 phút; cho thoát hết nước dư khỏi màng lọc và dùng bộ
kẹp (5.4) chuyển từng cái một sang các đĩa Petri sạch, khô (5.5).
Sấy màng lọc trong các đĩa của
chúng mà không đậy nắp trong 1 giờ ở nhiệt độ từ 60oC đến 65oC
trong tủ sấy. Sau khi sấy, đậy nắp lại và làm nguội 30 phút trong bình hút ẩm.
Ghi lại khối lượng của màng đã làm nguội chính xác đến 0.1 mg.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Cân 1000 g ± 1 g mẫu trực tiếp cho
vào bình bằng thép không gỉ (5.3). Nếu khó lọc, hoặc lượng mẫu bị giới hạn thì
mẫu có thể giảm đến 500 g ± 1 g hoặc nhỏ hơn. Độ chính xác có thể bị giảm khi
lượng mẫu giảm.
Thêm nước cất nóng khoảng 95oC
vào trong bình đến thể tích cuối cùng khoảng 1800 ml. Khuấy hỗn hợp bằng que
khuấy bằng thép không gỉ và đun đến khoảng 95oC: tiếp tục khuấy đến
khi tất cả lượng đường đã được hòa tan.
Chú thích – Dùng vải lau khô thiết
bị có thể là nguồn nhiễm bẩn nguy hiểm. Vì thế, điều quan trọng là tất cả các
thiết bị phải được tráng kỹ bằng nước cất ngay trước khi sử dụng nhưng không
được lau khô bằng vải.
6.4. Lọc dung dịch đường
Làm ẩm màng lọc đã cân bằng cách di
chuyển nó trong nước cất trên đĩa Petri. Đặt màng lọc đã ẩm vào trong giá đỡ bộ
lọc (5.2) và cho dung dịch đường nóng qua màng lọc dưới áp suất giảm. Tráng cẩn
thận bình và que khuấy trong giá đỡ bộ lọc bằng nước cất nóng. Sử dụng tổng thể
tích khoảng 1000 ml nước cất nóng để rửa chất không tan được giữ lại và màng
lọc trong giá đỡ bộ lọc.
Chú thích – Không được để không khí
qua màng lọc sau khi rửa, vì có thể có một lượng lớn các hạt trong khí quyển.
6.5. Rửa màng lọc lần cuối
Cẩn thận lấy màng lọc ra khỏi giá
đỡ và đặt trên rây (5.7) ướt, có lỗ vuông, để trong khoảng 1 giờ.
6.6. Sấy và cân màng lọc
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Hiệu quả của việc rửa màng lọc lần
cuối ảnh hưởng chủ yếu đến độ chính xác của phép thử. Điều này có thể được kiểm
tra bằng cách thỉnh thoảng phun thuốc thử dạng phun dùng cho sắc ký 1 -
naphthol/axit phosphoric (4.1) lên màng, sau khi sử dụng, và nâng nhiệt lên đến
105oC. Màng lọc phải không có bất kỳ vết bắt màu tím nào.
7. Biểu thị kết
quả
7.1. Tính toán
Hàm lượng chất không tan của đường
được biểu thị bằng miligam của chất không tan trên kilogam mẫu được tính như
sau:
Chất không tan (mg/kg) =
Trong đó
m1 là khối lượng của
màng lọc (6.2), tính bằng gam;
m2 là khối lượng của
màng lọc + chất không tan (6.6), tính bằng gam;
m0 là khối lượng của mẫu
lấy để thử (6.3), tính bằng gam.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
7.2. Độ chụm
Độ lặp lại và độ tái tập là không
thỏa mãn trong các phép thử nghiệm công tác được tiến hành năm 1996. Các phép
thử nghiệm tiếp theo trên các mẫu đã “biến tính” của đường có chất không tan
thấp được lưu ý do tính không đồng nhất của chất không tan thường có mặt trong
đường.
THƯ
MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hibbert D and Phillipson R T (1966):
Int. Sugar J..68, 39 – 44.
2. Proc. 15th Session ICUMSA, 1970,
213.
3. Proc. 16th Session ICUMSA, 1974,
268.
4. Parkin G (1998): Referee s
Report, General Subj. 2, ICUMSA.
5. Millipore Laboratory Catalogue
(1991): Millipore Intertech, Bedford. Mass.. 9.