ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẾN TRE
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 534/KH-UBND
|
Bến Tre, ngày 05 tháng 02 năm 2018
|
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN ĐỀ ÁN XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA TRÊN
ĐỊA BÀN CẤP HUYỆN GIAI ĐOẠN 2017-2020
Thực hiện Quyết định số 676/QĐ-TTg
ngày 18/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án xây dựng nông
thôn mới trong quá trình đô thị hóa trên địa bàn cấp huyện giai đoạn 2017-2020;
đồng thời, trên cơ sở hướng dẫn của Bộ Xây dựng tại Công văn số 2187/BXD-QHKT
ngày 15/9/2017 về việc thực hiện Quyết định 676/QĐ-TTg , Ủy ban nhân dân tỉnh
xây dựng kế hoạch thực hiện Đề án xây dựng nông thôn mới trong quá trình đô thị
hóa trên địa bàn cấp huyện giai đoạn 2017-2020, với những nội dung cụ thể như
sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Triển khai thực hiện có hiệu quả
các nội dung trong Quyết định số 676/QĐ-TTg ngày 18/5/2017 của Thủ tướng Chính
phủ về việc Phê duyệt Đề án xây dựng nông thôn mới trong quá trình đô thị hóa
trên địa bàn cấp huyện giai đoạn 2017-2020.
- Cụ thể hóa nội dung Quyết định số
558/QĐ-TTg ngày 05 tháng 4 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành
tiêu chí huyện nông thôn mới và quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh
hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; đảm bảo yêu cầu xây dựng nông thôn
mới trong giai đoạn 2016 - 2020 đạt hiệu quả, không lãng phí kinh phí đầu tư hoặc
gây bất cập cho quá trình phát triển đô thị.
- Xác định cụ thể đơn vị hành chính cấp
huyện thực hiện thí điểm xây dựng huyện nông thôn mới gắn với quá trình đô thị
hóa trong giai đoạn 2017 - 2020; hoàn thành đồ án quy hoạch vùng huyện và hình
thành các trung tâm dịch vụ hỗ trợ sản xuất trên địa bàn huyện được chọn thực
hiện thí điểm.
2. Yêu cầu
- Xác định được hướng quy hoạch, đầu
tư cơ sở hạ tầng, môi trường và các dịch vụ xã hội phù hợp với định hướng đô thị
hóa tại huyện thực hiện thí điểm, nhằm từng bước chuẩn bị hình thành đô thị
trên địa bàn, tránh lãng phí nguồn lực đầu tư.
- Cụ thể hóa các công việc, thời
gian, lộ trình thực hiện để đảm bảo sự phối hợp thường xuyên, hiệu quả giữa các
cơ quan và địa phương trong việc triển khai Quyết định số 676/QĐ-TTg ngày
18/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ.
II. ĐỊA ĐIỂM, THỜI
GIAN THỰC HIỆN
- Tiêu chí lựa chọn huyện thí điểm: Gắn
với vùng sản xuất nông nghiệp tập trung; có tỷ lệ đô thị hóa trên địa bàn huyện
cao hơn so với các huyện trong toàn tỉnh; cơ bản hoàn thành quy hoạch xây dựng
xã nông thôn mới; có kế hoạch xây dựng huyện nông thôn mới giai đoạn 2017-2020.
- Địa điểm thực hiện: Qua rà soát, đối
chiếu điều kiện, tiêu chuẩn, chọn huyện Chợ Lách là huyện thí điểm triển khai
thực hiện; huyện có mức độ đô thị hóa khá cao, có vùng sản xuất nông nghiệp tập
trung, đã hoàn thành công tác lập quy hoạch xã nông thôn mới trên địa bàn và có
đề án xây dựng huyện nông thôn mới đến năm 2020 và đã được cơ quan có thẩm quyền
phê duyệt.
- Thời gian thực hiện: Phân kỳ thực
hiện trong giai đoạn 2017-2020.
III. NỘI DUNG VÀ LỘ
TRÌNH THỰC HIỆN
1. Giai đoạn 2017-2018
a. Hình thành các trung tâm dịch vụ hỗ
trợ sản xuất trên địa bàn huyện:
- Tiến hành rà soát các quy hoạch xây
dựng (quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới, quy hoạch xây dựng vùng huyện), quy
hoạch phát triển ngành và các lĩnh vực liên quan đến xây dựng các trung tâm dịch
vụ hỗ trợ sản xuất, các điểm dân cư tập trung (trong đó, chú trọng phát triển
các điểm dân cư tập trung dành cho người nghèo), khu vực phát triển các cụm
công nghiệp, các công trình dịch vụ thương mại phục vụ sản xuất nông nghiệp
trên địa bàn huyện Chợ Lách.
- Rà soát, xác định rõ các vùng sản
xuất nông nghiệp quy mô lớn trên địa bàn huyện Chợ Lách, đảm bảo phù hợp với đề
án cơ cấu lại ngành nông nghiệp như sản xuất cây giống, hoa kiểng, cây ăn
trái,...
- Dựa trên cơ sở rà soát, tập trung
xây dựng và hình thành các trung tâm dịch vụ hỗ trợ sản xuất trên địa bàn huyện
và cụ thể hóa các chức năng về dịch vụ sản xuất nông nghiệp tại các trung tâm dịch
vụ hỗ trợ sản xuất. Các trung tâm này phải phù hợp với việc đầu tư xây dựng các
cụm công nghiệp, các công trình dịch vụ thương mại phục vụ sản xuất nông nghiệp.
b. Lập quy hoạch xây dựng vùng huyện
Chợ Lách: thực hiện theo hướng dẫn tại Công văn số 2187/BXD-QHKT ngày 15/9/2017
của Bộ Xây dựng về việc thực hiện Quyết định số 676/QĐ-TTg ngày 18/5/2017 của
Thủ tướng Chính phủ.
c. Lập quy hoạch chi tiết xây dựng
các trung tâm dịch vụ hỗ trợ sản xuất trên địa bàn huyện Chợ Lách: thực hiện
theo quy hoạch khu chức năng đặc thù được quy định tại Luật Xây dựng số 50/2014/QH13
do Quốc hội ban hành ngày 18/6/2014.
2. Giai đoạn 2019-2020
- Thực hiện đầu tư xây dựng các điểm
trung tâm dịch vụ hỗ trợ sản xuất, các điểm dân cư tập trung (trong đó, chú
trọng phát triển các điểm dân cư tập trung dành cho người nghèo) trên địa
bàn huyện Chợ Lách.
- Tổ chức tổng kết, đánh giá và nhân
rộng ra các địa phương sau năm 2020.
IV. NGUỒN LỰC THỰC
HIỆN
Kinh phí thực hiện kế hoạch được bố
trí từ nguồn ngân sách nhà nước, vốn Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng
nông thôn mới, vốn tín dụng và các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của
pháp luật.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Văn phòng điều phối Chương trình
xây dựng nông thôn mới tỉnh:
- Chủ trì, phối hợp với địa phương và
các sở, ngành có liên quan hướng dẫn huyện Chợ Lách thực hiện Kế hoạch và xây dựng
kế hoạch triển khai thực hiện quy hoạch xây dựng vùng huyện trong quá trình đô
thị hóa.
- Theo dõi, đôn đốc việc triển khai
thực hiện Kế hoạch tại địa phương, đồng thời báo cáo kết quả thực hiện lồng
ghép vào báo cáo định kỳ hoặc đột xuất cho Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG tỉnh
để kịp thời chỉ đạo, tháo gỡ khó khăn.
2. Sở Xây dựng chủ trì, hướng dẫn địa
phương thực hiện công tác tổ chức lập đồ án quy hoạch vùng huyện; công tác tổ
chức lập, thẩm định, phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng các điểm trung
tâm dịch vụ hỗ trợ sản xuất trên địa bàn huyện Chợ Lách.
3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn chủ trì, phối hợp các ngành liên quan rà soát, xác định rõ các vùng sản xuất
nông nghiệp quy mô lớn trên địa bàn huyện Chợ Lách, đảm bảo phù hợp với đề án
cơ cấu lại ngành nông nghiệp; cụ thể hóa các chức năng về dịch vụ sản xuất nông
nghiệp tại trung tâm dịch vụ hỗ trợ sản xuất cấp huyện.
4. Sở Công thương:
- Định hướng huyện Chợ Lách xác định
vị trí các trung tâm dịch vụ hỗ trợ sản xuất để hỗ trợ đầu tư xây dựng các cụm
công nghiệp, các công trình dịch vụ thương mại phục vụ sản xuất nông nghiệp
theo Kế hoạch số 1937/KH-UBND ngày 04/5/2013 về triển khai thực hiện quy hoạch phát
triển thương mại tỉnh Bến Tre giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn năm 2025 và Kế hoạch
số 3349/KH-UBND ngày 29/6/2016 phát triển các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh
đến năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Phối hợp huyện Chợ Lách rà soát, từng
bước hoàn thành công tác cải tạo, nâng cấp và xây mới các chợ đạt chuẩn theo
quy định. Phát triển thêm một số loại hình tổ chức phân phối như siêu thị,
trung tâm thương mại quy mô nhỏ và vừa (chủ yếu là hạng III), cửa hàng chuyên
doanh, cửa hàng tiện lợi.
5. Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối
hợp với Sở Tài chính cân đối, bố trí kinh phí để triển khai Kế hoạch theo quy định
hiện hành.
6. Ủy ban nhân dân huyện Chợ Lách:
- Phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành
tỉnh trong triển khai thực hiện Kế hoạch và khẩn trương xây dựng kế hoạch cụ thể
để triển khai thực hiện quy hoạch xây dựng vùng huyện trong quá trình đô thị
hóa, đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.
- Rà soát, xác định vùng sản xuất
nông nghiệp, không gian phát triển cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch
vụ thương mại phục vụ sản xuất nông nghiệp; trên có sở đó, định hướng hình
thành các trung tâm dịch vụ hỗ trợ sản xuất, các điểm dân cư tập trung (trong
đó, chú trọng phát triển các điểm dân cư tập trung cho người nghèo).
- Tham mưu lập nhiệm vụ quy hoạch
vùng huyện, lập quy hoạch chi tiết các trung tâm dịch vụ hỗ trợ sản xuất.
- Xây dựng kế hoạch đầu tư các trung
tâm dịch vụ hỗ trợ sản xuất, các điểm dân cư tập trung (trong đó, chú trọng
phát triển các điểm dân cư tập trung cho người nghèo) trên địa bàn huyện; phối
hợp với các sở, ngành có liên quan trong thực hiện lồng ghép các nguồn lực hỗ
trợ từ Trung ương để xây dựng các trung tâm dịch vụ hỗ trợ sản xuất, các điểm
dân cư tập trung trên địa bàn huyện.
- Nghiên cứu xây dựng các cơ chế,
chính sách khuyến khích đầu tư các lĩnh vực, sản phẩm phù hợp với tiềm năng, lợi
thế và nhu cầu của địa phương.
- Chỉ đạo, hướng dẫn các xã điều chỉnh
quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới được duyệt trước đây để phù hợp với chuyển
đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp và quy hoạch vùng huyện sau khi được phê duyệt.
- Tổ chức thực hiện có hiệu quả quy
hoạch vùng huyện khi được phê duyệt; thực hiện kiểm tra, tổng hợp, báo cáo kết
quả Đề án theo quy định.
7. Các sở, ban, ngành tỉnh căn cứ chức
năng, nhiệm vụ để phối hợp chặt chẽ với Sở Xây dựng, Văn phòng Điều phối nông
thôn mới tỉnh và Ủy ban nhân dân huyện Chợ Lách trong lập quy hoạch vùng huyện
và triển khai thực hiện Kế hoạch này. Đồng thời, đẩy mạnh thực hiện công tác
huy động các nguồn lực tài chính từ các chương trình, dự án ODA, từ các tổ chức,
cá nhân, các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh tham gia thực hiện Đề án.
Trên đây là Kế hoạch thực hiện Đề án
xây dựng nông thôn mới trong quá trình đô thị hóa trên địa bàn cấp huyện giai
đoạn 2017-2020. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc phát sinh,
đề nghị các cơ quan, đơn vị, địa phương kịp thời thông tin, phản ảnh đến Văn
phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh để tổng hợp, báo cáo và đề xuất Ủy ban nhân
dân tỉnh xem xét, giải quyết./.
Nơi nhận:
- Bộ: Xây dựng;
NN&PTNT;
- Ban Chỉ đạo TW các CTMTQG;
- Văn phòng ĐPNTM TW;
- TT.TU; TT.HĐND tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Chánh, PCVP UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành tỉnh;
- Văn phòng ĐPNTM tỉnh.
- UBND các huyện, thành phố;
- Phòng: TH, KT, TCĐT, TTTTĐT;
- Lưu: VT.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Cao Văn Trọng
|