ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NGHỆ AN
--------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
Số: 5167/QĐ-UBND
|
Vinh, ngày 12
tháng 10 năm 2009
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN DU LỊCH BIỂN, ĐẢO NGHỆ AN ĐẾN NĂM
2020
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và
UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị quyết số 16/NQ-TU của
BCH Đảng bộ tỉnh Nghệ An về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Hội nghị
lần thứ tư của BCH Trung ương Đảng khóa X về Chiến lược biển Việt Nam đến năm
2020;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Văn
hóa, Thể thao và Du lịch tại Tờ trình số 2323/TTr-SVH,TT&DL ngày 05/10/2009
về việc xin phê duyệt Đề án phát triển du lịch biển, đảo Nghệ An đến năm 2020,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án "Phát triển du lịch biển,
đảo Nghệ An đến năm 2020". (có Đề án kèm theo)
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở,
ban, ngành có liên quan; Chủ tịch UBND các huyện Nghi Lộc, Diễn Châu, Quỳnh
Lưu, thị xã Cửa Lò, thành phố Vinh chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Đình Chi
|
ĐỀ ÁN
PHÁT
TRIỂN DU LỊCH BIỂN, ĐẢO NGHỆ AN ĐẾN NĂM 2020
(Kèm theo Quyết định số 5167/QĐ-UBND ngày 12/10/2009 của UBND tỉnh Nghệ An)
ĐẶT VẤN ĐỀ
A. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
Ngày nay, biển đảo có ý nghĩa rất quan trọng cả về phát
triển kinh tế cũng như quốc phòng-an ninh. Tiến ra biển đã trở thành xu hướng
chung của nhiều quốc gia. Du lịch là một bộ phận của kinh tế biển đem lại hiệu
quả cao cho các nước có vị trí tiếp giáp với biển.
Nghệ An có 82 km bờ biển trải dài từ Quỳnh Lưu đến
Cửa Hội với nhiều bãi tắm đẹp như bãi biển Cửa Hội, Cửa Lò (TX. Cửa Lò), Nghi
Thiết, bãi Lữ (Nghi Lộc), Diễn Thành (Diễn Châu), Quỳnh Phương, Quỳnh Bảng, Quỳnh
Liên... (Quỳnh Lưu), cùng nhiều di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh,
có khả năng phát triển thành các sản phẩm du lịch hấp dẫn.
Thời gian qua, du lịch vùng ven biển và hải đảo
luôn chiếm tỷ trọng lớn đối với du lịch Nghệ An và đã đóng góp nguồn thu đáng kể
cho ngân sách tỉnh, tạo công ăn việc làm, thu nhập ổn định cho hàng ngàn lao động
trong ngành cũng như ngoài xã hội; góp phần đảm bảo an ninh quốc phòng, bảo vệ
môi trường biển và thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành kinh tế khác.
Tuy vậy, sự phát triển của du lịch biển thời gian
qua đang đặt ra nhiều vấn đề nóng bỏng, bức xúc cần được giải quyết.
Mục tiêu phát triển kinh tế biển nói chung và du lịch
biển, đảo nói riêng đã được xác định rõ trong Nghị quyết số 16/NQ-TU của Ban Chấp
hành Đảng bộ tỉnh Nghệ An về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Hội
nghị lần thứ Tư của BCH Trung ương Đảng khóa X về Chiến lược biển Việt Nam đến
năm 2020.
Vì vậy để khai thác có hiệu quả những tiềm năng và
lợi thế của và vùng ven biển và hải đảo của tỉnh Nghệ An phục vụ phát triển du
lịch gắn với đảm bảo an ninh quốc phòng trên biển và hội nhập kinh tế quốc tế cần
phải nghiên cứu xây dựng Đề án"Phát triển du lịch biển, đảo Nghệ An đến
năm 2020" trên cơ sở xác định rõ các định hướng phát triển chủ yếu của du
lịch biển, đảo trong mối quan hệ với Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã
hội của tỉnh và các mục tiêu chiến lược về phát triển kinh tế biển.
Đồng thời xác định mục tiêu, định hướng và giải
pháp phát triển du lịch biển, đảo Nghệ An đến năm 2020 trên cơ sở phát huy vai
trò, thế mạnh tài nguyên du lịch biển, sử dụng hiệu quả và tiết kiệm các nguồn
lực về du lịch biển, đẩy nhanh tốc độ phát triển của du lịch Nghệ An nói chung,
du lịch biển, đảo nói riêng.
B. CĂN CỨ PHÁP LÝ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
1. Luật Du lịch số 44/2005/QH11 ngày 15/6/2005.
2. Nghị quyết số 09 NQ-TW ngày 09/02/2007 của Hội
nghị lần thứ Tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về Chiến lược biển Việt
Nam đến năm 2020;
3. Nghị quyết số 27/2007/NQ-CP của Chính phủ ban
hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ
Tư Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X.
4. Quyết định số 61/2008/QĐ/TTg ngày 09/5/2008 của
Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế -
xã hội dải ven biển miền Trung Việt Nam đến năm 2020.
5. Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam thời kỳ
2001-2010 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số
97/2002/QĐ-TTg ngày 22/7/2002;
6. Quyết định số 197/2007/TTg ngày 28/12/2007 của
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch Tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh
Nghệ An đến năm 2020;
7. Nghị quyết 12-NQ/TU ngày 30/7/2002 của Ban thường
vụ Tỉnh ủy Nghệ An về phát triển du lịch Nghệ An thời kỳ 2002-2010;
8. Nghị quyết số 16/NQ-TU của BCH Đảng bộ tỉnh Nghệ
An về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư của BCH
Trung ương Đảng khóa X về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020.
9. Quyết định số 4974/QĐ-UBND của UBND tỉnh ngày
12/12/2007 về việc ban hành Chương trình hành động xây dựng và phát triển thị
xã Cửa Lò thành đô thị du lịch đến năm 2015 có tính đến 2020;
10. Quyết định số 6000/QĐ-UBND của UBND tỉnh ngày
31 tháng 12 năm 2008 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
vùng biển và ven biển tỉnh Nghệ An đến năm 2020.
11. Quyết định số 2737/QĐ-UBND.VX của UBND tỉnh
ngày 12/6/2009 về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Nghệ An
đến năm 2020.
Phần 1.
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU
LỊCH BIỂN, ĐẢO NGHỆ AN THỜI KỲ 2002-2008
A. ĐIỀU KIỆN VÀ TIỀM NĂNG PHÁT
TRIỂN
1. Điều kiện
a) Điều kiện tự nhiên:
Biển Nghệ An được giới hạn từ vĩ độ 18046'-19017'
vĩ độ Bắc và từ 105036'- 108049' kinh độ Đông. Bờ biển
dài 82 km, chạy suốt từ Quỳnh Lập (Quỳnh Lưu) vào đến Cửa Hội (TX. Cửa Lò), có
6 cửa lạch (Lạch Cờn, Lạch Quèn, Lạch Thơi, Lạch Vạn, Cửa Lò, Cửa Hội). Nghệ An
có hai hòn đảo là đảo Ngư và đảo Mắt.
Vùng ven biển Nghệ An bao gồm 05 huyện, thành, thị:
thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò và các huyện: Nghi Lộc, Diễn Châu, Quỳnh Lưu với
diện tích 1.386,73km2, chiếm 8,4% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, là địa bàn nằm
trên tuyến đường sắt, đường bộ xuyên Việt: quốc lộ 1A; có sân bay Vinh, cảng biển
(Cửa Lò, Cửa Hội...) thuận lợi cho hợp tác và giao lưu kinh tế thương mại, du lịch
trong nước và quốc tế. Đặc biệt, từ vùng biển Nghệ An có thể mở các tuyến đường
thủy đi đến các trung tâm du lịch lớn trong nước và quốc tế (đi Đồ Sơn, Hạ Long
hoặc vào Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Hội An...; đi đảo Hải Nam Trung Quốc, PhuKẹt-
Thái Lan...).
Vùng biển và ven biển Nghệ An có địa hình trung
bình thấp. Từ Quỳnh Lưu đến Bắc Cửa Lò có địa hình khá phức tạp, với các dãy
núi đá trầm tích chạy sát bờ biển, có đường bờ khúc khuỷu, lồi lõm, dạng vòng
cung với nhiều đồi núi, bán đảo nhỏ nhô ra như: Hòn Câu (Diễn Hải-Diễn Châu),
Mũi Rồng (Nghi Thiết-Nghi Lộc), đảo Lan Châu (Cửa Lò)... Vùng Nam Cửa Lò đến Cửa
Hội có địa hình bờ đơn giản và bằng phẳng hơn.
Vùng ven biển Nghệ An cùng chịu sự tác động trực tiếp
của gió mùa Tây-Nam khô và nóng (từ tháng 3 đến tháng 7) và gió mùa Đông Bắc lạnh,
ẩm ướt (từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau), có biên độ dao động nhiệt lớn (cao nhất
là 380c và thấp nhất là 70c), nhiệt độ trung bình hàng
năm khoảng 24,00c đến 25,50c;
b) Điều kiện kinh tế - xã hội
Với vị trí là vùng trọng điểm kinh tế của tỉnh với
các khu kinh tế Đông Nam, khu công nghiệp Hoàng Mai, Nam Cấm, Bắc Vinh, Cửa Lò
và các khu công nghiệp nhỏ khác nên kinh tế các vùng ven biển tiếp tục phát triển
trên nhiều lĩnh vực. Năng lực sản xuất được nâng lên thúc đẩy tăng trưởng và
chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Nhiều ngành kinh tế chủ chốt phát triển với tốc độ
cao như nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng cơ bản, du lịch… đã góp phần giảm bớt
số hộ thiếu đói, số hộ nghèo trong xã hội.
Tổng dân số của 05 huyện, thành, thị vùng biển và
ven biển năm 2008 là 1.194.990 người, chiếm 38,53% dân số tỉnh Nghệ An và 5,31%
dân số vùng ven biển của cả nước. Mật độ dân số phân bố giữa các địa phương như
sau: thành phố Vinh có mật độ dân số lớn nhất: 3.658 người/km2, tiếp theo là thị
xã Cửa Lò là 1.849 người/km2, huyện Nghi Lộc là 597 người/km2, Quỳnh Lưu 612
người/km2 và Diễn Châu 979 người/km2. Chất lượng dân số đang ngày càng được
nâng cao, trình độ dân trí khá. Mức sống dân cư ngày càng được cải thiện, tỷ lệ
hộ nghèo giảm. Tổng dân số trong độ tuổi lao động của vùng ven biển Nghệ An
(năm 2008) có 734.986 người, chiếm 61,5% dân số, trong đó lực lượng lao động
tham gia vào các ngành kinh tế quốc dân có 585.429 người. Số lao động có trình
độ chuyên môn kỹ thuật ngày càng tăng (từ 9,7% năm 2000 lên 16,7% năm 2008).
c) Cơ sở hạ tầng kỹ thuật
Vùng ven biển Nghệ An có mạng lưới giao thông phát
triển đa dạng về đường bộ, đường sắt, đường sông, sân bay, cảng biển và đang tiếp
tục được đầu tư nâng cấp, tạo điều kiện đi lại cho nhân dân và khách du lịch.
Hầu hết các địa phương vùng ven biển đã có nguồn điện
lưới quốc gia. Một số xã, phường có hệ thống nước sạch cung cấp cho sinh hoạt
và phục vụ khách du lịch; Hệ thống bưu điện, bưu cục phát triển, chất lượng dịch
vụ ngày càng được nâng cao, đảm bảo cung cấp các dịch vụ bưu chính, viễn thông
cho nhân dân và khách du lịch.
2. Tài nguyên
a) Tài nguyên du lịch tự nhiên
Dọc theo bờ biển Nghệ An có nhiều khu rừng tái
sinh, rừng ngập mặn, rặng phi lao xanh tốt, cảnh quan thiên nhiên đẹp, không
khí trong lành tạo thuận lợi để xây dựng các khu du lịch nghỉ dưỡng (Resort),
khu du lịch sinh thái, công viên… Các bãi biển thoai thoải, cát mịn, nước
trong, sóng biển hiền hòa. Đặc biệt cách Cửa Lò 04 km là Đảo Ngư, có cảnh quan
thiên nhiên đẹp, rừng cây xanh tốt, không khí trong lành.
Bên cạnh đó, vùng ven biển Nghệ An còn có nhiều
danh thắng đẹp, hấp dẫn như: Lâm viên núi Quyết, rừng Bần Hưng Hòa, Hồ Xuân
Dương, Hồ Khe Gỗ, Lèn Hai Vai, Hồ Vực Mấu...
b) Tài nguyên du lịch nhân văn
1. Tài nguyên di sản văn hóa vật thể:
Vùng ven biển Nghệ An có trên 324 di tích lịch sử
văn hóa, chiếm 31% tổng số di tích danh thắng toàn tỉnh, trong đó có 50 di tích
đã được xếp hạng cấp quốc gia và cấp tỉnh. Nhiều di tích đã trở thành điểm du lịch
hấp dẫn như: đền Hồng Sơn, Chùa Cần Linh, núi Quyết, Phượng Hoàng - Trung Đô, đền
thờ vua Quang Trung, di tích thành Cổ Vinh, đền Ông Hoàng Mười (TP.Vinh), chùa
Ngư, đền Vạn Lộc (Cửa Lò), đền thờ Cương Quốc công Nguyễn Xý (Nghi Lộc), Đền
Cuông (Diễn Châu), Đền Cờn, đình làng Quỳnh Đôi, di chỉ khảo cổ học Quỳnh Văn
(Quỳnh Lưu)...
2. Tài nguyên di sản văn hóa phi vật thể:
Cùng với các di tích lịch sử văn hóa, vùng ven biển
Nghệ An có nhiều lễ hội dân gian, truyền thống. Các lễ hội còn lưu giữ được những
nét văn hóa riêng từng vùng miền, tái hiện lại những phong tục, tập quán gắn với
cuộc sống của người dân vùng biển, có sức hấp dẫn, thu hút khách du lịch như: lễ
hội đền Hồng Sơn, lễ hội chùa Cần Linh, lễ hội đền thờ Ông Hoàng Mười, Lễ hội đền
Vạn Lộc, Lễ hội đền thờ Cương Quốc công Nguyễn Xý, lễ hội đền Cuông; lễ hội đền
Cờn... lễ cầu ngư của cư dân vùng biển và một số lễ hội mới như : lễ hội văn
hóa-du lịch Cửa Lò, lễ hội đền thờ vua Quang Trung. Cùng với các lễ hội tại các
địa bàn ven biển còn lưu giữ những làn điệu dân ca hò vè, hát ví dặm, ca trù…
Đặc biệt, vùng ven biển Nghệ An có nhiều đặc sản và
món ăn ngon, hấp dẫn khách du lịch như: tôm, cua, ghẹ, mực nháy, cà pháo Nghi Lộc,
cháo Lươn Vinh, cam Xã Đoài, nước mắm Vạn Phần… nhiều làng nghề truyền thống,
như: nghề mây tre đan ở xã Nghi Phong (Nghi Lộc), nghề đóng thuyền Trung Kiên
(Nghi Thiết-Nghi Lộc), nghề làm muối ở các huyện Quỳnh Lưu, Diễn Châu...
c) Đánh giá chung về tiềm năng du lịch biển Nghệ
An:
Tài nguyên du lịch biển Nghệ An phong phú, đa dạng
với nhiều danh lam thắng cảnh đẹp, nhiều di tích lịch sử văn hóa, di tích cách
mạng, công trình kiến trúc, lễ hội, phong tục tập quán, làng nghề… Tại đây có
thể xây dựng các khu, điểm du lịch biển lớn, hiện đại tầm cỡ quốc gia, quốc tế
với các sản phẩm du lịch hấp dẫn có sức cạnh tranh như: du lịch tắm biển, nghỉ
dưỡng; du lịch sinh thái; du lịch văn hóa tín ngưỡng; du lịch tham quan, nghiên
cứu; Du lịch hội nghị, hội thảo (Mice); du lịch thể thao…
Tuy vậy, mặc dù tài nguyên du lịch nhiều nhưng khả
năng khai thác còn hạn chế; Hệ thống đường giao thông đến các điểm du lịch chưa
đồng bộ, ảnh hưởng đến việc tổ chức các chương trình du lịch. Một số di tích lịch
sử, văn hóa đang bị xuống cấp, nhưng chưa được trùng tu tôn tạo.
B. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH
BIỂN, ĐẢO NGHỆ AN THỜI KỲ 2002-2008
1. Kết quả đã đạt được
a) Khách du lịch và thị trường khách:
Trong thời kỳ 2002-2008, cùng với sự phát triển của
du lịch toàn tỉnh, lượng khách đến các điểm du lịch vùng ven biển tăng nhanh với
tốc độ tăng trưởng trung bình 22,08%/năm, chiếm tỷ trọng từ 90-93% tổng lượt
khách du lịch đến Nghệ An (trong đó khách du lịch nội địa chiếm khoảng
96,5%-97%, khách quốc tế từ 3,0%-3,5%).
Nguồn khách du lịch nội địa chủ yếu đến từ Hà Nội
và các tỉnh phía Bắc (chiếm 50%-55%). Số còn lại là khách nội tỉnh, khách từ
thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía nam.
Nguồn khách du lịch quốc tế chủ yếu đến từ thị trường
các nước Lào, Thái Lan, Trung Quốc và một số nước thuộc khối ASEAN (chiếm
67%-75%). Số còn lại là khách đến từ thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản, các nước
châu Âu, châu Mỹ...
b) Doanh thu du lịch:
Doanh thu du lịch biển luôn chiếm tỷ
trọng lớn trong doanh thu du lịch toàn tỉnh (chiếm từ 93%-95% trên tổng doanh
thu du lịch toàn tỉnh). Giai đoạn 2002-2008, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng
năm 27%/năm.
2. Các tuyến du lịch, loại hình và
sản phẩm du lịch:
a) Các tuyến du lịch đã và đang khai
thác:
- Vinh-Cửa Lò-Đảo Ngư-Vinh
- Cửa Lò-Đảo Ngư-Cửa Lò
- Cửa Lò-Vinh-Khu di tích Kim
Liên-Khu di tích Mai Hắc Đế-Nhà lưu niệm Phan Bội Châu (Nam Đàn)-Cửa Lò
- Cửa Lò-Khu di tích Kim Liên-Cửa
Lò
- Cửa Lò-Vinh-Nam Đàn-Vườn Quốc
gia Pù Mát-Cửa Lò
- Vinh-Diễn Thành-Vườn Quốc gia Pù
Mát-Vinh
- Vinh- Đền Cuông-Đền Cờn-bãi biển
Quỳnh Phương-Vinh
- Vinh-Bãi Lữ-Vinh
- Tuyến du lịch mua sắm trên địa
bàn thị xã Cửa Lò và Cửa Hội
- Vinh Citytour
- Vinh-Khu di tích Kim Liên- Vườn
quốc gia Pù Mát-Vinh
b) Các loại hình du lịch vùng ven biển
và hải đảo:
Trong giai đoạn 2002-2008, khai thác
du lịch biển tập trung chủ yếu ở các bãi biển: Cửa Lò, Cửa Hội (TX. Cửa Lò),
Bãi Lữ (Nghi Lộc), Diễn Thành, Diễn Hải (Diễn Châu), Quỳnh Phương, Quỳnh Bảng,
Quỳnh Minh, Quỳnh Liên (Quỳnh Lưu) với các loại hình, sản phẩm du lịch chủ yếu
sau:
- Du lịch tắm biển, nghỉ dưỡng.
- Du lịch tắm biển, nghỉ dưỡng kết hợp
với thưởng thức văn hóa ẩm thực, mua sắm.
- Du lịch tham quan các di tích văn
hóa, lịch sử, danh lam thắng cảnh.
- Du lịch tham quan làng nghề.
- Du lịch văn hóa-lễ hội.
3. Công tác đầu tư phát triển cơ sở
vật chất phục vụ du lịch
Đầu tư xây dựng cơ sở lưu trú du lịch
có tốc độ phát triển nhanh. Năm 2002, các địa phương ven biển mới chỉ có 108 cơ
sở lưu trú với 2.775 phòng, 5.696 giường, tập trung ở khu vực Vinh và thị xã Cửa
Lò thì đến năm 2008 đã có 344 cơ sở lưu trú với 8.574 phòng, 17.067 giường. Quy
mô và chất lượng các cơ sở lưu trú ngày càng được nâng cao với hệ thống dịch vụ
khá đa dạng. Năm 2002 mới có 03 cơ sở lưu trú đạt hạng 2 sao, 02 khách sạn đạt
hạng 1 sao thì đến năm 2008 đã có 02 khách sạn 4 sao, 07 khách sạn 3 sao, 13
khách sạn 2 sao, 02 khách sạn 1 sao và trên 200 cơ sở lưu trú du lịch khác đạt
tiêu chuẩn tối thiểu.
Vốn đầu tư cho các cơ sở lưu trú du lịch
cũng tăng nhanh. Năm 2002 mức đầu tư mới có 420,7 tỷ đồng thì đến năm 2008 đã
tăng lên trên 1.687,5 tỷ đồng.
Hiện tại một số đơn vị đã đầu tư xây
dựng dịch vụ du lịch cao cấp tại Cửa Lò và Nghi Lộc như: Dự án khu du lịch 4
mùa do Tổng công ty du lịch Hà Nội đầu tư xây dựng, dự án Tổ hợp sân Golf,
khách sạn, biệt thự cao cấp ở Nghi Hương và Nghi Hòa do Công ty cổ phần Golf biển
Cửa Lò đầu tư với tổng diện tích 132,7 ha, số vốn đầu tư hơn 1.527 tỷ đồng; Dự
án Khu nghỉ dưỡng cao cấp bãi lữ Resort (Nghi Tiến - Nghi Lộc) do Công ty Cổ phần
đầu tư kinh doanh Bãi Lữ đầu tư xây dựng với kinh phí giai đoạn 1 trên 700 tỷ đồng.
4. Đội ngũ lao động trong du lịch
Thời kỳ 2002 - 2008 lực lượng lao động
trong ngành du lịch Nghệ An nói chung, các khu, điểm du lịch nói riêng không ngừng
được tăng lên cả về chất lượng và số lượng. Nhiều doanh nghiệp kinh doanh du lịch
đã chủ động gửi lao động đi đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ tại các cơ sở đào tạo
chuyên nghiệp về du lịch tại các trung tâm du lịch lớn trong nước (TP. Hồ Chí
Minh, Hà Nội, Huế, Vũng Tàu...).
Đồng thời, số công nhân lao động được
đào tạo lại qua các trung tâm dạy nghề, các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ
tại chỗ cũng tăng nhanh qua từng năm. Nhờ đó chất lượng phục vụ ngày càng tốt
hơn.
Công tác đào tạo bồi dưỡng để nâng
cao năng lực quản lý về du lịch cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý, điều
hành du lịch tại văn phòng sở, các phòng chức năng của các huyện thành, thị và
tại các doanh nghiệp được tỉnh và ngành quan tâm.
5. Công tác tuyên truyền, quảng
bá, xúc tiến du lịch
Công tác tuyên truyền quảng bá, xúc
tiến du lịch Nghệ An nói chung, du lịch biển nói riêng trong những năm qua đã
được triển khai mạnh mẽ với nhiều hình thức phong phú, có chất lượng khá: Phát
hành được nhiều ấn phẩm quảng bá du lịch: Sách hướng dẫn du lịch, tờ gấp, mở
chuyên trang về du lịch Nghệ An trên các báo, Đài truyền hình Trung ương và địa
phương; phát hành bản tin nội bộ để đưa tin phản ánh hoạt động du lịch và giới
thiệu các sản phẩm du lịch mới; lắp dựng hệ thống biển quảng cáo tấm lớn, biển
chỉ dẫn tại các điểm du lịch quan trọng tại Vinh, Kim Liên - Nam Đàn, Cửa Lò,
Quỳnh Lưu; mở trang Website du lịch Nghệ An... Tham dự Diễn đàn Du lịch ASEAN -
ATF tại Hà Nội; Tham gia Ngày các dân tộc Việt Nam tại Đồng Mô - Hà Nội; Quảng
bá, xúc tiến tại Hội nghị xúc tiến đầu tư do UBND tỉnh tổ chức tại thành phố Vinh…
Phối hợp với Tổng Cục Du lịch, Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Khonkean, Thái
Lan, Trung Quốc tổ chức thành công Hội nghị xúc tiến phát triển du lịch đường bộ;
Tổ chức Hội thảo “Phát triển du lịch biển, đảo các tỉnh Bắc Miền Trung”
(02/6/2009) tại Cửa Lò; Tổ chức mời, đón các đoàn lữ hành Thái Lan, Lào, Trung
Quốc sang khảo sát Du lịch biển miền Trung và Nghệ An… nhờ đó đã góp phần tuyên
truyền quảng bá các sản phẩm du lịch, nâng cao nhận thức của nhân dân đối với
du lịch.
Ngoài ra, hàng năm, ngành phối hợp với
các địa phương, các doanh nghiệp tổ chức nhiều hoạt động chuyên đề, hội nghị, hội
thảo ở trong tỉnh, trong nước và nước ngoài nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh
du lịch và quảng bá hình ảnh du lịch Nghệ An.
6. Công tác bảo vệ môi trường
Nhận thức về bảo vệ môi trường của cấp
ủy Đảng, chính quyền và nhân dân các địa phương vùng ven biển ngày càng được
nâng cao. Hệ thống quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường ngày càng được củng cố.
Nhiều chính sách văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường của nhà nước, của tỉnh
đã được thực hiện nghiêm túc. Kết quả của công tác bảo vệ môi trường đã góp phần
đáng kể trong sự nghiệp phát triển bền vững kinh tế - xã hội tỉnh.
Một số địa phương như thành phố Vinh,
thị xã Cửa Lò đã ban hành quy định về bảo vệ môi trường; Xây dựng được nhiều mô
hình quần chúng tham gia bảo vệ môi trường ở các phường, xã, vận động nhân dân
không đổ rác, phế thải ra đường, nơi công cộng, thành lập tổ thu gom rác tại cụm
dân cư, thực hiện tốt công tác tổng vệ sinh môi trường đảm bảo không để rác tồn
đọng trên các trục đường, khu dân cư, khu vực công cộng và dọc bãi biển.
Đồng thời, tranh thủ đầu tư của ngân
sách và nước ngoài các địa phương đã thực hiện các dự án về bảo vệ môi trường
như dự án thoát nước thải, dự án nâng cấp Nhà máy nước, dự án cải thiện công
tác quản lý chất thải rắn.
7. Công tác quản lý Nhà nước
a) Công tác quy hoạch
Trong những năm qua công tác quy hoạch
du lịch cả tỉnh nói chung, vùng ven biển nói riêng đã được chú trọng. Một số
khu du lịch biển đã được quy hoạch như: Quy hoạch chi tiết du lịch biển Quỳnh
thuộc huyện Quỳnh Lưu; Quy hoạch chi tiết Trung tâm du lịch biển Diễn Thành (Diễn
Châu); Quy hoạch chi tiết khu du lịch núi Rồng - Nghi Thiết thuộc huyện Nghi Lộc,
bao gồm các xã dọc bờ biển từ Nghi Yên đến Nghi Thiết; Quy hoạch chi tiết xây dựng
Dự án Khu dân cư, du lịch, dịch vụ Cửa Cờn tại xã Quỳnh Dị, huyện Quỳnh Lưu;
Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch biển thị xã Cửa Lò do tổ chức phi Chính
phủ giúp đỡ, cùng với các quy hoạch chi tiết các cụm công viên, khu vui chơi,
giải trí, du lịch dọc theo bờ biển thị xã Cửa Lò… đã góp phần bảo vệ tài nguyên
và không gian du lịch biển.
b) Công tác lãnh đạo, chỉ đạo và
thanh tra, kiểm tra
Bên cạnh việc chăm lo xây dựng chiến
lược phát triển du lịch của tỉnh, để tạo môi trường phát triển du lịch lành mạnh,
an toàn, bền vững, UBND tỉnh đã ban hành 06 chỉ thị và 05 quyết định và nhiều
văn bản chỉ đạo về quản lý Nhà nước đối với các hoạt động kinh doanh du lịch
trên địa bàn, về bảo vệ môi trường và trật tự, trị an tại các khu, điểm du lịch.
Chăm lo củng cố kiện toàn và nâng cao
chất lượng tham mưu chỉ đạo của các cơ quan quản lý đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
Đã tiến hành nhiều đợt thanh tra, kiểm
tra về tình hình an ninh, trật tự, an toàn, vệ sinh thực phẩm, vệ sinh môi trường
tại các khu điểm tham quan du lịch trọng điểm của tỉnh nói chung, vùng ven biển
nói riêng, góp phần đưa hoạt động du lịch đi vào nề nếp, đúng pháp luật.
8. Những tồn tại, hạn chế và
nguyên nhân
a) Những tồn tại, hạn chế
- Du lịch biển Nghệ An vẫn còn bị ảnh
hưởng tính mùa vụ (hoạt động du lịch chủ yếu về mùa Hè).
- Lượng khách du lịch quốc tế đến
các khu, điểm du lịch biển đạt thấp, (chiếm tỷ trọng 03- đến 3,5% trong tổng lượng
khách du lịch đến các vùng biển).
- Tiến độ đầu tư của các dự án du
lịch còn chậm.
- Văn hóa ứng xử, phong cách phục
vụ du lịch còn hạn chế; các tệ nạn xã hội, hiện tượng bán hàng rong, ăn xin tại
các khu, điểm du lịch còn tồn tại.
- Vấn đề bảo vệ môi trường còn nhiều
bất cập. Hệ thống thoát và xử lý nước thải sinh hoạt chưa có hoặc chưa được xây
dựng hoàn chỉnh. Rác thải do sóng biển dạt vào tại các bãi biển ở Nghi Lộc, Diễn
Châu, Quỳnh Lưu chưa được thu gom, xử lý triệt để.
b) Nguyên nhân của những tồn tại,
hạn chế
1. Nguyên nhân khách quan:
- Tình hình bất ổn định chính trị,
khủng hoảng kinh tế của thế giới và khu vực.
- Tình hình thời tiết, khí hậu biến
đổi thất thường ảnh hưởng đến tính mùa vụ trong kinh doanh du lịch biển.
2. Nguyên nhân chủ quan:
- Chất lượng hệ thống hạ tầng giao
thông chưa đáp ứng yêu cầu.
- Công tác quy hoạch và quản lý
nhà nước về quy hoạch thiếu thống nhất và tập trung.
- Công tác quản lý tài nguyên du lịch
còn chồng chéo. Sự phối hợp giữa các ngành, các cấp đối với công tác bảo vệ và
khai thác tài nguyên chưa thực sự chặt chẽ, liên kết.
- Nhận thức về vai trò và sự phát
triển bền vững du lịch của cộng đồng và chính quyền các cấp đặc biệt là các
doanh nghiệp chưa theo kịp với yêu cầu hội nhập. Các doanh nghiệp kinh doanh du
lịch hầu hết thuộc hạng vừa và nhỏ; Năng lực quản lý còn yếu kém.
- Nguồn nhân lực du lịch còn nhiều
hạn chế, trình độ ngoại ngữ, chuyên môn nghiệp vụ chưa đáp ứng yêu cầu.
- Các sản phẩm du lịch biển chưa
đa dạng, chưa phong phú, sức cạnh tranh thấp. Các dịch vụ và hàng hóa phục
vụ khách du lịch tại các bãi biển và các điểm du lịch còn nghèo nàn, chất lượng
chưa cao.
- Công tác tuyên truyền quảng bá
và xúc tiến du lịch chưa theo kịp yêu cầu phát triển du lịch trong giai đoạn mới.
Kinh phí và thời gian xúc tiến, quảng bá du lịch còn hạn chế. Một số doanh nghiệp
chưa quan tâm đến tuyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch, xây dựng thương hiệu
doanh nghiệp...
Phần 2.
MỤC TIÊU,
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH BIỂN, ĐẢO NGHỆ AN ĐẾN NĂM 2020
A. MỤC TIÊU:
1. Mục tiêu tổng quát:
- Đẩy nhanh phát triển du lịch biển,
đảo trở thành một ngành kinh tế chủ lực của kinh tế biển và ven biển. Du lịch
biển, đảo phải tạo ra sự đột phá về thị trường khách du lịch, tăng doanh thu du
lịch, tăng nguồn thu ngân sách, ổn định và không ngừng nâng cao thu nhập và đời
sống cho nhân dân. Phấn đấu hoàn thành mục tiêu Nghị quyết số 16/NQ-TU của Ban
Chấp hành Đảng bộ tỉnh Nghệ An về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Hội
nghị lần thứ Tư của BCH Trung ương Đảng khóa X về Chiến lược biển Việt Nam đến
năm 2020.
- Tiếp tục có kế hoạch đầu tư tôn
tạo, nâng cấp các di tích lịch sử, văn hóa, kiến trúc, thắng cảnh thiên nhiên của
tỉnh để phục vụ phát triển du lịch.
- Đa dạng hóa các hình thức tuyên
truyền, quảng bá, liên doanh, liên kết, hợp tác trong và ngoài nước về lĩnh vực
du lịch; Xúc tiến thu hút đầu tư và đôn đốc triển khai nhanh đầu tư xây dựng
các điểm, tuyến du lịch trọng điểm.
2. Mục tiêu cụ thể:
a) Về lượng khách:
Phấn đấu đến năm 2010 các điểm du
lịch biển, đảo đón và phục vụ khoảng 2,5 triệu lượt khách có lưu trú, trong đó
khách quốc tế đạt 111.800 lượt người; Năm 2015 đạt 3,8 triệu lượt khách, trong
đó khách quốc tế đạt 158.000 lượt người; Năm 2020 đạt 4,5 triệu lượt khách,
trong đó khách quốc tế đạt 235.000 lượt người. Tốc độ tăng trưởng bình quân
chung về khách du lịch thời kỳ 2010 - 2015 là 12,34%, thời kỳ 2016 - 2020 là
12,02% (Trong đó, khách du lịch nội địa giai đoạn 2010 - 2015 đạt 12,7%/năm,
giai đoạn 2015 - 2020 đạt 12,15%; Khách du lịch quốc tế giai đoạn 2010-2015 đạt
18,5%/năm, giai đoạn 2015 - 2020 đạt 15,5%/năm).
b) Về doanh thu du lịch:
Doanh thu du lịch năm 2010 ước đạt
khoảng 930 tỷ đồng; năm 2015 đạt 1.300 tỷ đồng; năm 2020 đạt 1.600 tỷ đồng,
trong đó doanh thu từ khách du lịch quốc tế đạt 233 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng
bình quân về doanh thu giai đoạn 2010 - 2015 là 12,9%/năm và 2015 - 2020 là
12,3%/năm.
c) Về cơ sở vật chất, hạ tầng du lịch:
Phấn đấu đến năm 2020 hoàn thiện cơ sở
hạ tầng tại các địa phương vùng ven biển (điện, đường, hệ thống cấp, thoát nước,
cơ sở y tế...) đáp ứng yêu cầu phục vụ du lịch.
d) Nguồn nhân lực du lịch:
Phấn đấu đến năm 2020 các địa phương
vùng ven biển thu hút trên 30.000 lao động trực tiếp trong ngành du lịch (trong
đó 100% lao động đều được đào tạo chuyên nghề về du lịch, trên 40% có tay nghề
cao và chuyên sâu) và tạo công ăn việc làm cho 60.000 đến 70.000 lao động gián
tiếp ngoài xã hội.
B. ĐỊNH HƯỚNG
PHÁT TRIỂN
1. Định hướng về sản phẩm du lịch:
Nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch
hiện có: Du lịch tắm biển nghỉ dưỡng, du lịch thương mại, công vụ và hội nghị,
hội thảo, dịch vụ vui chơi giải trí, tham quan các di tích văn hóa lịch sử,
danh thắng, tham quan các làng nghề thủ công truyền thống, du lịch thể thao, du
lịch sinh thái.
Phát triển các sản phẩm du lịch mới,
mang tính đặc thù, hấp dẫn của du lịch biển Nghệ An. Cụ thể là: Du lịch chữa bệnh,
du lịch thuyền buồm trên biển, du lịch leo núi, du lịch lặn biển, câu cá, câu mực
trên biển.
2. Định hướng về thị trường khách
du lịch
a) Thị trường khách nội địa:
- Tích cực và chủ động khai thác
nguồn khách truyền thống tại Hà Nội và các tỉnh phía Bắc. Tiếp cận và khai thác
nguồn khách du lịch tiềm năng tại thành phố Hồ Chí Minh, Huế, Đà Nẵng, Hà Tĩnh,
Thanh Hóa...
- Tập trung tuyên truyền, khai
thác nguồn khách du lịch trong tỉnh, nhất là nguồn khách tại các khu công
nghiệp, nhà máy, trường học...
b) Thị trường khách Quốc tế:
- Chủ động khai thác nguồn khách
quốc tế truyền thống như Lào, Thái lan, Trung Quốc, các nước thuộc khối ASEAN;
tăng cường tiếp thị và mở rộng hợp tác về du lịch để khai thác nguồn khách tiềm
năng từ các nước Châu Âu, Mỹ, Nga...
3. Định hướng về không gian và
các dịch vụ du lịch biển
a) Thành phố Vinh:
- Xây dựng các khu du lịch sinh
thái, nghỉ dưỡng và dịch vụ du lịch cao cấp dọc theo tuyến đường ven sông Lam
và khu Lâm viên núi Quyết để phục vụ nhu cầu vui chơi, giải trí, nghỉ dưỡng của
khách du lịch nội địa, trong tỉnh và khách quốc tế với các loại hình du lịch:
Du lịch sinh thái; du lịch du thuyền, giải trí trên sông Lam; du lịch nghỉ dưỡng,
chữa bệnh; du lịch hội nghị hội thảo; du lịch thể thao...
- Xây dựng và hoàn thiện khu vui
chơi, giải trí du lịch hồ Cửa Nam với các hạng mục như: Nhà hàng nổi; dịch vụ
khu chăm sóc sức khỏe; bơi thuyền, câu cá; khu vui chơi giải trí... để phục vụ
nhân dân thành phố Vinh và phụ cận, khách du lịch khi hành hương về Kim Liên -
Nam Đàn; khách du lịch nội địa, quốc tế khi đến Nghệ An.
- Bổ sung các hạng mục công trình
vui chơi, giải trí tại công viên Trung tâm.
b) Thị xã Cửa Lò:
- Dọc theo đường Bình Minh: Xây dựng
và phát triển các sản phẩm du lịch biển truyền thống như: Tắm biển, nghỉ dưỡng,
chữa bệnh, các nhà hàng ăn uống đặc sản để phục vụ khách du lịch nội địa; Củng
cố và phát triển các khu mua sắm thương mại, chợ hải sản và bán đồ lưu niệm.
- Khu vực Nghi Hòa, và vùng đất
Nghi Hương giáp Nghi Hòa phát triển loại hình du lịch cao cấp: Sân Gôn, biệt thự
du lịch cao cấp, khách sạn cao sao với đầy đủ các tiện nghi phục vụ khách quốc
tế.
- Khu vực đảo Lan Châu:
* Xây dựng khu vui chơi giải trí
cao cấp.
* Phát triển du lịch thể thao (lướt
ván có cano kéo, lặn biển)
- Khu vực đảo Ngư:
* Bảo vệ các khu rừng tái sinh và
nâng cấp hệ thống đường bộ để phát triển du lịch sinh thái trong toàn khuôn
viên.
* Tại vùng eo đảo ở phía Đông Bắc
và vùng đảo phía Tây Bắc có thể xây dựng các sản phẩm du lịch, dịch vụ du lịch:
+ Biệt thự nghỉ dưỡng cao cấp.
+ Khu nuôi thả động vật để phục vụ
khách du lịch tham quan giải trí.
+ Khu du lịch sinh thái gắn với
thiên nhiên.
* Tại vùng bãi biển phía Đông và
Đông Nam: Mực nước sâu với nhiều đá ngầm có thể phát triển loại hình lặn biển,
đồng thời có thể phát triển loại hình du lịch leo núi.
* Tại vùng bãi biển phía Tây phát
triển du lịch văn hóa tâm linh gắn với tham quan chùa Ngư.
c) Vùng ven biển Nghi Lộc:
Phát triển du lịch biển theo các
hướng sau:
- Vùng Nghi Thiết và Nghi Tiến
(trong đó có cả Bãi Lữ):
Phát triển các sản phẩm du lịch
cao cấp với các loại hình chủ yếu: Du lịch tắm biển, du lịch leo núi, du lịch
sinh thái; Xây dựng, phát triển các khu Resort, biệt thự du lịch cao cấp (từ 3
đến 5 sao) để phục vụ khách du lịch nội địa có thu nhập cao và khách quốc tế.
- Tại khu vực bãi biển Nghi Yên: Mở
rộng diện tích khuôn viên cây xanh, xây dựng các khu làng du lịch hoặc các biệt
thự du lịch theo kiểu dã ngoại để phục vụ nhu cầu nghỉ dưỡng của khách du lịch
nội địa.
- Phát triển du lịch tham quan
làng nghề, dịch vụ bán đồ lưu niệm...
d) Vùng ven biển Diễn Châu:
- Tại thị trấn Diễn Châu: Xây dựng
và phát triển các khu mua sắm thương mại, chợ hải sản, khu bán đồ lưu niệm. Xây
dựng các cơ sở lưu trú từ hạng 1 đến 3 sao.
- Tại vùng ven biển Diễn Thành, Diễn
Hải:
+ Phát triển các loại hình du lịch
tắm biển, nghỉ dưỡng;
+ Xây dựng các cơ sở lưu trú từ đạt
chuẩn du lịch 2 đến 3 sao.
- Tại các xã khác: Phát triển các
loại hình du lịch tham quan di tích lịch sử văn hóa, tham quan làng nghề, phát
triển du lịch sinh thái tại hồ Xuân Dương.
e) Vùng ven biển Quỳnh Lưu:
- Thị trấn Cầu Giát: Xây dựng và
phát triển các khu mua sắm thương mại, bán đồ lưu niệm. Xây dựng các cơ sở lưu
trú từ đạt chuẩn du lịch đến hạng 3 sao.
- Từ Quỳnh Thiện đến Quỳnh Phương:
Xây dựng các cơ sở lưu trú nghỉ dưỡng và cơ sở dịch vụ du lịch từ mức đạt chuẩn
du lịch đến hạng 2 sao, 3 sao để phục vụ khách trong tỉnh, các huyện miền núi
phía Tây Nghệ An, nhân dân và công nhân lao động của các khu công nghiệp Nam
Thanh, Bắc Nghệ.
- Bảo vệ, trồng mới cây xanh tại
các bãi biển.
- Phát triển các loại hình du lịch
tham quan di tích lịch sử văn hóa, tham quan làng nghề. Phát triển du lịch sinh
thái tại hồ Vực Mấu, hồ Khe Gỗ.
C. GIẢI PHÁP
1. Đa dạng hóa và nâng cao chất
lượng sản phẩm du lịch, dịch vụ du lịch
- Nâng cao chất lượng các sản phẩm
du lịch đang khai thác: Du lịch tắm biển, nghỉ dưỡng; du lịch văn hóa, lễ hội;
du lịch tham quan làng nghề; hội nghị, hội thảo.
- Khuyến khích phát triển các loại
hình dịch vụ, sản phẩm du lịch mới, mang tính đặc thù: Du lịch chữa bệnh; du lịch
lặn biển, leo núi; Du lịch sinh thái…
- Ưu tiên, khuyến khích đầu tư các
khu du lịch cao cấp, cơ sở lưu trú du lịch từ 3 đến 5 sao.
2. Phát triển nguồn nhân lực du
lịch
- Đẩy mạnh công tác đào tạo mới,
đào tạo lại và để giải quyết cho yêu cầu trước mắt và chuẩn bị cho lâu dài. Thực
hiện phương châm Nhà nước, doanh nghiệp và người lao động cùng làm để đào tạo lại
và bồi dưỡng lực lượng lao động cho du lịch. Phối hợp với các trường nghiệp vụ
du lịch có uy tín trong nước, tổ chức bồi dưỡng nâng cao kỹ năng nghề du lịch gắn
với thi nâng bậc nghề và thi thợ giỏi hàng năm cho đội ngũ công nhân lao động
hiện có trong ngành.
- Tăng cường công tác kiểm tra,
giám sát chất lượng đào tạo của các cơ sở dạy nghề du lịch trên địa bàn.
3. Tăng cường công tác tuyên
truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch
- Tăng cường tuyên truyền, quảng
bá du lịch Nghệ An ở các thị trường truyền thống như Lào, Thái Lan, Trung Quốc,
Hàn Quốc... tiếp cận các thị trường tiềm năng tại các nước châu Âu, Nga, Pháp,
Mỹ….
- Xây dựng, nâng cấp các trang
website của tỉnh, của ngành và các huyện, thành, thị.
- Mở chuyên trang du lịch Nghệ An
trên đài Phát thanh - Truyền hình Nghệ An, Báo Nghệ An. Tham gia quảng cáo điểm
đến du lịch Nghệ An trên các báo, đài PT-TH Trung ương và nước ngoài.
- Tích cực tham gia các hội chợ, hội
thảo trong và ngoài nước để giới thiệu, quảng bá sản phẩm du lịch nhằm tăng cường
liên doanh, liên kết phát triển du lịch biển Nghệ An với các địa phương khác
trong nước và khu vực.
- Khuyến khích các doanh nghiệp du
lịch quảng cáo sản phẩm, dịch vụ du lịch, đặt các văn phòng đại diện, chi nhánh
tại các trung tâm du lịch trong nước và nước ngoài.
- Phát hành các ấn phẩm tuyên truyền,
quảng cáo du lịch; đầu tư xây dựng và nâng cấp các biển quảng cáo, biển chỉ dẫn
các khu, điểm du lịch trên địa bàn.
4. Tăng cường công tác quản lý
Nhà nước
- Đẩy nhanh tiến độ và nâng cao chất
lượng công tác quy hoạch và quản lý các quy hoạch phát triển du lịch biển. Tiếp
tục triển khai quy hoạch chi tiết các khu, điểm du lịch tiềm năng như: Đảo Ngư,
đảo Lan Châu (thị xã Cửa Lò), Nghi Tiến, Nghi Thiết (Nghi Lộc)..., làm cơ sở
cho việc lập dự án đầu tư và kêu gọi đầu tư du lịch.
- Thực hiện chính sách giao quyền
quản lý và khai thác tài nguyên cho các tổ chức, cá nhân, bảo vệ và kinh doanh
theo Pháp luật nhà nước. Có chính sách hỗ trợ người dân và các tổ chức, cá nhân
trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá của địa phương. Thực hiện
chính sách cấp quyền sở hữu lâu dài hợp pháp theo Pháp luật về tài nguyên tự
nhiên, tài nguyên du lịch cho các nhà đầu tư để phát triển du lịch.
5. Tăng cường công tác quản lý
và bảo vệ môi trường du lịch, đảm bảo an ninh quốc phòng
a) Bảo vệ môi trường du lịch:
- Tăng cường công tác tuyên truyền
về du lịch bền vững để nâng cao sự hiểu biết và ý thức, trách nhiệm bảo vệ môi
trường trong du lịch cho cán bộ, công nhân lao động tại các cơ sở kinh doanh du
lịch, khách du lịch. Tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc bảo vệ môi trường,
đa dạng sinh học và nguồn lợi biển. Quan tâm đặc biệt đến phát triển hệ thống rừng
ngập mặn ven biển, rừng phòng hộ. Quản lý chặt chẽ và xử lý đúng quy trình rác
thải, nước thải sinh hoạt.
- Hoàn thành việc di chuyển những
nhà máy, xí nghiệp gây ô nhiễm ra khỏi khu vực đô thị để tập trung vào các khu,
cụm công nghiệp. Thực hiện triệt để việc đánh giá tác động môi trường và xây dựng
các công trình xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn đối với các dự án đầu
tư mới.
- Tăng cường công tác kiểm tra và
quản lý tốt quy hoạch và khai thác tài nguyên du lịch.
- Giảm thiểu việc thải chất thải
vào môi trường. Kiểm soát chặt chẽ nguồn nước thải (từ các nhà máy, xí nghiệp sản
xuất chế biến, nước thải từ ruộng đồng, nước thải từ làng nghề, nước thải sinh
hoạt…) chảy vào các dòng sông, nhất là hệ thống sông ngòi đổ trực tiếp ra biển.
b) Công tác đảm bảo trật tự, trị
an tại các khu, điểm du lịch và an ninh quốc phòng trên biển:
- Tăng cường công tác phòng chống
tội phạm, tệ nạn xã hội, an ninh trật tự tại các khu, điểm du lịch biển, đảo.
- Tổ chức các đội cứu hộ với đầy đủ
phương tiện cứu hộ trên biển. Thường xuyên tuần tra, canh gác 24/24 nhất là thời
kỳ cao điểm. Kiểm tra thường xuyên và nghiêm ngặt các phương tiện vận chuyển
khách du lịch trên biển và bằng đường thủy. Kiên quyết xử lý nghiêm những trường
hợp vi phạm các quy định về an toàn giao thông đường thủy.
- Phát triển du lịch biển phải gắn
liền với bảo vệ biển (kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với quốc phòng - an
ninh). Chủ động phối hợp với các lực lượng (Quân đội, Công an, Bộ đội Biên
phòng) để bảo vệ không gian, ngư trường, tài nguyên trên. Ngăn chặn có hiệu quả
các hoạt động lấn chiếm, xâm phạm chủ quyền và lợi ích quốc gia trên biển. Giữ
vững độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, lãnh hải của đất nước.
D. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
I. Phân công trách nhiệm
1. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch:
- Chủ trì phối hợp với các ngành:
Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, UBND các huyện,
thành phố, thị xã có tài nguyên du lịch, đề xuất việc xây dựng các dự án quy hoạch
chi tiết phát triển du lịch tại các vùng du lịch biển trọng điểm, trình UBND tỉnh
quyết định, nhằm bảo vệ tài nguyên du lịch và lựa chọn dự án đầu tư cho từng thời
kỳ.
- Chủ trì phối hợp với các ngành
liên quan xây dựng các chính sách cụ thể, có tính đặc thù riêng của ngành du lịch
tại các vùng biển và hải đảo, trình UBND tỉnh xem xét quyết định.
- Chủ trì lập các dự án bảo tồn,
tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa vùng ven biển và hải đảo. Nghiên cứu nâng cấp
hoàn thiện một số lễ hội phục vụ khách du lịch.
- Chủ trì phối hợp với các Sở,
ban, ngành liên quan xây dựng, tham mưu trình UBND tỉnh ban hành các Văn bản
quy phạm pháp luật nhằm tăng cường vai trò quản lý nhà nước đối với hoạt động
du lịch và các hoạt động liên quan đến du lịch.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài
chính: Căn cứ kế hoạch kinh tế - xã hội của tỉnh trong từng năm, thời kỳ 2009 -
2020, chủ động tham mưu bố trí vốn quy hoạch, vốn chuẩn bị đầu tư và vốn cho thực
hiện các dự án phát triển du lịch đã được phê duyệt.
3. Sở Giao thông Vận tải: Chủ trì,
phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND các huyện, thành, thị lập
các dự án đầu tư xây dựng đường giao thông đến các vùng ven biển có điểm du lịch
và phục vụ dân sinh phát triển kinh tế - xã hội vùng ven biển theo quy hoạch đã
được phê duyệt.
4. Sở Tài nguyên và Môi trường: Chủ
trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND các huyện, thành, thị
và các ngành liên quan tham mưu, theo dõi, quản lý quỹ đất, bảo vệ môi trường -
sinh thái bền vững cho các khu, điểm du lịch biển. Giám sát việc tổ chức thực
hiện các dự án phát triển du lịch gắn với bảo vệ môi trường sinh thái.
5. Hội đồng Liên minh các hợp tác
xã và Doanh nghiệp ngoài quốc doanh: Chủ trì, phối hợp với ngành Văn hóa, Thể
thao và Du lịch và UBND các huyện, thành, thị xây dựng các dự án làng nghề truyền
thống, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ để có hàng lưu niệm bán cho khách du lịch
và là điểm tham quan du lịch của các tour đến Nghệ An nói chung, vùng biển nói
riêng.
6. Sở Nông nghiệp và PTNT: Chủ
trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch lập quy hoạch và quản lý quy
hoạch các khu nuôi trồng thủy sản, các khu vực sản xuất muối vùng ven biển phục
vụ nhu cầu tham quan của khách du lịch và bán sản phẩm hàng hóa thủy hải sản
cho khách du lịch. Quản lý các khu rừng nguyên sinh và tái sinh vùng ven biển
và hải đảo. Nghiên cứu việc phục hồi và mở rộng diện tích trồng cây xanh và thảm
thực vật tại vùng ven biển để phục vụ nhu cầu phát triển du lịch sinh thái.
7. Sở Công Thương: Chủ trì, phối hợp
với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch lập quy hoạch xây dựng và quản lý các khu dịch
vụ thương mại, bán hàng lưu niệm; Quy hoạch mạng lưới điện quốc gia, đảm bảo
sinh hoạt cho nhân dân và phục vụ phát triển du lịch tại các vùng ven biển và hải
đảo.
8. Báo Nghệ An, Đài phát thanh
truyền hình Nghệ An: Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch xây dựng
chương trình tuyên truyền quảng bá du lịch Nghệ An trong đó có du lịch biển, nhằm
nâng cao trình độ nhận thức về du lịch và trách nhiệm bảo vệ môi trường du lịch
trong cộng đồng.
9. Ủy ban nhân dân thành phố Vinh,
thị xã Cửa Lò và các huyện vùng ven biển chịu trách nhiệm quản lý và bảo vệ các
quy hoạch đã được phê duyệt. Tổ chức triển khai các dự án theo đúng quy hoạch;
Chủ động trong việc tổ chức giải phóng mặt bằng khi các dự án được triển khai
thực hiện, chịu trách nhiệm quản lý nhà nước và hướng dẫn kinh doanh dịch vụ du
lịch trên địa bàn; Giáo dục, nâng cao trình độ dân trí cho nhân dân về văn hóa ứng
xử với du khách và trong việc tham gia các hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch.
10. Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân
sự tỉnh, Bộ đội Biên phòng:
Phối hợp chặt chẽ giữ gìn an ninh
chính trị quốc gia, trật tự an toàn xã hội tại các khu, điểm du lịch biển và
các vùng biển, hải đảo; bảo đảm an ninh, an toàn cho khách du lịch khi đến với
các khu, điểm du lịch biển.
II. Lộ trình thực hiện
1. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng
a) Hệ thống giao thông:
Từ nay đến 2015:
- Nâng cấp và hoàn chỉnh mạng lưới
giao thông liên huyện, xã, thôn; Tuyến Quốc lộ ven biển Nghi Sơn (Thanh Hóa) -
Quỳnh Lưu - Diễn Châu - Nghi Lộc - Cửa Lò; Nâng cấp Quốc lộ 1A đoạn Vinh -
Hoàng Mai theo quy mô 4 làn xe cơ giới, đoạn qua khu đô thị theo quy mô đường
đô thị; Xây dựng đường gom một số đoạn quan trọng như đoạn Vinh - Nghi Lộc....
- Hoàn thiện các tuyến giao thông
vận chuyển đường thủy dọc theo sông Lam (Cửa Hội - Đô Lương).
- Nâng cấp cầu cảng đảo Ngư.
Giai đoạn từ 2016 - 2020:
- Mở rộng tuyến đại lộ Vinh - Cửa
Lò; Nâng cấp sân bay Vinh theo Quy hoạch Trung tâm cảng hàng không Vinh giai đoạn
2015 - 2025 được phê duyệt theo Quyết định số: 06/QĐ-BGTVT ngày 03/01/2006 của
Bộ Giao thông vận tải. Mở thêm một số tuyến bay mới Vinh - Viêng Chăn, Vinh -
Đông Bắc Thái Lan...
Nâng cấp, mở rộng cảng Cửa Lò đủ
điều kiện đón các loại tàu du lịch cỡ lớn.
b) Hệ thống điện:
Từ nay đến 2015:
- Cải tạo hệ thống điện lưới cũ đến
tận các cơ sở dịch vụ du lịch vùng ven biển Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Nghi Lộc.
- Hoàn thành dự án đưa điện lưới
ra đảo Ngư để phục vụ nhu cầu quốc phòng và phát triển du lịch.
- Hoàn thiện hệ thống điện chiếu
sáng đường ven sông lam.
c) Hệ thống cấp và thoát nước:
Từ nay đến 2015:
- Xây dựng quy hoạch về nguồn cung
cấp nước sạch cho thị xã Cửa Lò và các khu du lịch biển hiện đang khai thác như
Diễn Thành, Nghi Thiết, Quỳnh Phương, Quỳnh Bảng...
- Hoàn thành dự án cấp nước ngọt
ra đảo Ngư để phục vụ nhu cầu quốc phòng và phát triển du lịch.
- Xây dựng hệ thống thoát nước tập
trung để xử lý nước thải, không để nước thải chưa qua xử lý đổ ra biển gây ô
nhiễm môi trường.
Giai đoạn 2016-2020: Hoàn thiện hệ thống xử lý nước thải tại tất cả các khu du lịch vùng
ven biển.
d) Hệ thống thông tin - truyền
thông:
Từ nay đến 2015:
Phát triển mạng lưới thông tin
liên lạc hiện đại và đồng bộ. Nâng cấp các tổng đài, phủ sóng di dộng toàn vùng
ven biển và hải đảo, cung cấp các dịch vụ internet tốc độ cao, truyền hình cáp,
truyền hình kỹ thuật số tại tất cả các cơ sở kinh doanh du lịch, đáp ứng nhu cầu
của du khách…
Khuyến khích các doanh nghiệp kinh
doanh du lịch đẩy nhanh tốc độ ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản
lý và điều hành, mở mới và nâng cấp các trang website để tăng hiệu quả công tác
quảng bá thương hiệu sản phẩm du lịch biển Nghệ An.
Giai đoạn 2016 - 2020:
Xây dựng và quản lý hoạt động du lịch
qua hệ thống điện tử hiện đại, quản lý qua mạng LAN, mạng internet đến tận các
doanh nghiệp du lịch, các khu điểm du lịch biển. Thực hiện chế độ báo cáo thống
kê du lịch, cung cấp thông tin du lịch, quản lý hành chính… qua mạng internet.
2. Đầu tư phát triển cơ sở vật
chất, kỹ thuật du lịch
Từ nay đến 2015:
Huy động các thành phần kinh tế
tham gia nâng cấp và xây dựng mới các cơ sở lưu trú đảm bảo tiêu chuẩn quốc
gia. Đẩy nhanh các dự án đầu tư các dịch vụ du lịch biển tại thị xã Cửa Lò, bãi
Lữ, bãi biển Diễn Thành (Diễn Châu), bãi biển Quỳnh Phương, Quỳnh Liên, Quỳnh Bảng
(Quỳnh Lưu).
Giai đoạn 2016-2020:
Tập trung đầu tư xây dựng cơ sở
lưu trú hạng cao cấp tại các bãi biển Nghi Tiến, Nghi Thiết (Nghi Lộc), các loại
hình, dịch vụ du lịch cao cấp tại đảo Ngư.
3. Đầu tư phát triển nguồn nhân
lực cho du lịch biển
Từ nay đến 2015:
- Tổ chức các lớp đào tạo mới, đào
tạo lại về chuyên môn nghiệp vụ cho công nhân viên lao động.
- Tổ chức tập huấn để nâng cao
trình độ quản lý và chuyên môn cho đội ngũ cán bộ quản lý du lịch.
- Tổ chức các lớp tập huấn để nâng
cao ý thức bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch, văn hóa ứng xử và phong
cách phục vụ du lịch cho cộng đồng dân cư tại những nơi có du lịch biển phát
triển.
- Nâng cao chất lượng các cơ sở
đào tạo nghề du lịch, cơ sở vật chất thực hành, đội ngũ giảng viên. Tạo mối
quan hệ gắn kết giữa cơ sở đào tạo với doanh nghiệp.
Giai đoạn 2016-2020:
Nâng cấp các cơ sở đào tạo du lịch
hiện có trên địa bàn. Phấn đấu đến năm 2020 tại các vùng ven biển có ít nhất 02
trường đại học có khoa du lịch; 05 trường cao đẳng nghề du lịch và các trung
tâm đào tạo nghề du lịch chuyên sâu.
4. Đầu tư bảo tồn, tôn tạo các
di tích lịch sử văn hóa
Đầu tư bảo tồn, tôn tạo chống xuống
cấp các di tích lịch sử văn hóa là việc làm thường xuyên. Trước mắt, cần tận dụng
nguồn vốn ngân sách đầu tư của Nhà nước được thực hiện chủ yếu thông qua Chương
trình mục tiêu quốc gia về văn hóa. Đồng thời kêu gọi các tổ chức, cá nhân
trong và ngoài nước đóng góp công đức để tu bổ, tôn tạo di tích.
II. KINH PHÍ THỰC HIỆN
1. Dự báo nhu cầu vốn đầu tư:
Để phát triển du lịch biển theo mục
tiêu và phương hướng đã đề ra, ước tính tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội
cần huy động từ nay đến năm 2020 khoảng 20.000 tỷ đồng.
Thời kỳ 2010 - 2015, vốn đầu tư tập
trung xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, đặc biệt hạ tầng du lịch. Thời kỳ
2016 - 2020 đầu tư đồng bộ các sản phẩm du lịch cao cấp đáp ứng nhu cầu của xã
hội và đạt tốc độ phát triển khá so với cả nước và khu vực.
2. Huy động các nguồn vốn đầu
tư
Khuyến khích huy động mọi nguồn vốn
đầu tư trên địa bàn, đa dạng hóa các hình thức tạo lập vốn, thực hiện chính
sách xã hội hóa đối với hoạt động đầu tư, nhằm huy động tối đa các nguồn vốn đầu
tư của mọi thành phần kinh tế trong và ngoài tỉnh:
* Nguồn vốn của Nhà nước: Bao gồm
vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dụng nhà nước và vốn tự có dành cho đầu tư của
doanh nghiệp Nhà nước.
Tập trung vốn đầu tư từ ngân sách
cho các công trình, dự án phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế, hạ tầng xã hội
không có khả năng thu hồi vốn; Đối với các lĩnh vực có khả năng thu hồi vốn thì
kêu gọi các nhà đầu tư thực hiện bỏ vốn đầu tư theo hình thức BOT, BT, đặc biệt
trong lĩnh vực giao thông. Vốn ngân sách nhà nước hàng năm tập trung cho các
công trình then chốt, đồng thời nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước đóng vai
trò là "hạt nhân" để thu hút các nguồn vốn khác cần tham gia đầu tư.
Xây dựng các dự án có căn cứ và tính khả thi cao để tranh thủ các nguồn vốn
thông qua các chương trình đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước như: Chương trình xóa
đói giảm nghèo, y tế, giáo dục, văn hóa...và các công trình trọng điểm khác của
tỉnh có liên quan đến phát triển kinh tế - xã hội vùng Bắc Trung Bộ.
* Nguồn vốn ODA: Vốn ODA được ưu
tiên để đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế, xã hội, xóa đói giảm nghèo và bảo vệ
môi trường. Chủ động xây dựng các dự án để tranh thủ vốn từ các nhà tài trợ quốc
tế nhằm vận động ODA cho vùng biển và ven biển để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng
kinh tế - xã hội, trọng tâm là những dự án đầu tư cho cấp nước sinh hoạt, dạy
nghề, các dự án môi trường.
* Vốn đầu tư từ bên ngoài (FDI, vốn
từ các địa phương khác):
- Xây kế hoạch thu hút đầu tư, xác
định rõ lộ trình, bước đi, lĩnh vực đầu tư, cơ chế ưu đãi, quy định các lệ phí
và phí dịch vụ, phương tiện giao thông, công nghệ thông tin... đồng thời hoàn
thiện các thể chế liên quan trong lĩnh vực tài chính, tín dụng, thương mại.
- Cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu
tư gồm hoàn thiện cơ sở hạ tầng, cải cách thủ tục hành chính…Thực hiện chế độ
công khai, ổn định, minh bạch hóa chính sách, tạo môi trường đầu tư thông
thoáng nhằm tạo lòng tin đối với các nhà đầu tư.
* Vốn của các doanh nghiệp và tư
nhân trong tỉnh:
Đây là nguồn vốn có ý nghĩa lâu
dài. Vì vậy cần có chính sách thích hợp để thu hút nguồn vốn này; Mở rộng hệ thống
quỹ tín dụng nhân dân nhằm huy động tốt vốn nhàn rỗi trong dân, đa dạng hóa các
hình thức huy động vốn, các hình thức tạo vốn, mở rộng các nguồn thu.
3. Danh mục các dự án ưu tiên đầu
tư
TT
|
Tên chương
trình, dự án
|
Địa điểm
|
Quy mô
|
Khái toán tổng
mức ĐT (Tỷ VNĐ)
|
Phân kỳ ĐT
|
1.
|
DA khu du lịch Đền Cuông - Cửa Hiền
|
Diễn Châu
|
2,5 ha
|
300
|
2010-2015
|
2.
|
DA khu du lịch sinh thái Cửa Hội
|
Cửa Hội-Cửa Lò
|
150 ha
|
500
|
2010-2015
|
3.
|
DA đầu tư, bổ sung các hạng mục Công viên Trung
tâm TP. Vinh
|
Vinh
|
15 ha
|
300
|
2010-2015
|
4.
|
DA Khu du lịch Hồ Cửa Nam
|
Vinh
|
10 ha
|
250
|
2010-2015
|
5.
|
Trung tâm Thương mại và Hội chợ triển lãm Nghệ An
|
Vinh
|
20 ha
|
500
|
2010-2015
|
6.
|
Phục hồi khu Văn miếu Nghệ An
|
Vinh
|
02 ha
|
50
|
2010-2015
|
7.
|
Bảo tàng dân tộc học Bắc Trung Bộ
|
Vinh
|
02 ha
|
85
|
2010-2015
|
8.
|
Dự án khu du lịch sinh thái lâm viên núi Quyết
|
Vinh
|
50 ha
|
350
|
2010-2015
|
9.
|
Hạ tầng du lịch biển Quỳnh, Diễn Thành, Bãi Lữ, Cửa
Hiền, Cửa Lò.
|
Q.Lưu, Diễn Châu, Nghi Lộc, Cửa Lò
|
1.000 ha
|
300
|
2010-2015
|
10.
|
HT du lịch biển Nghi Yên, Nghi Tiến
|
Nghi Lộc
|
300 ha
|
250
|
2010-2015
|
11.
|
Hệ thống cấp điện, nước cho đảo Ngư
|
Đảo Ngư
|
9.500 m
|
30
|
2010-2015
|
12.
|
Tổ hợp sân gôn, khách sạn và biệt thự
|
Cửa Lò
|
132 ha
|
1.500
|
2010-2015
|
13.
|
Trung tâm hôi nghị cấp vùng
|
Cửa Lò
|
05 ha
|
50
|
2010-2015
|
14.
|
Dự án khu du lịch đảo Ngư
|
Cửa Lò
|
170 ha
|
550
|
2015-2020
|
15.
|
Xây dựng các Trung tâm văn hóa – thể thao cấp huyện
|
Các huyện ven biển
|
10 ha
|
400
|
2015-2020
|
16.
|
XD khu liên hợp thể thao Vinh (cấp vùng)
|
Vinh
|
15 ha
|
900
|
2015-2020
|
17.
|
DA du lịch sinh thái ven Sông Lam
|
TP Vinh
|
126 ha
|
500
|
2015-2020
|
18.
|
DA khu du lịch sinh thái lâm viên sông Cấm, hồ
Xuân Dương
|
Nghi Lộc, Diễn Châu
|
500 ha
|
700
|
2015-2020
|
19.
|
Dự án du lịch sinh thái biển Nghi Yên, Nghi Tiến
|
Nghi Lộc
|
300 ha
|
1.550
|
2015-2020
|
20.
|
Khu du lịch Nghi Thiết
|
Nghi Lộc
|
300 ha
|
500
|
2015-2020
|
Tổng cộng
|
9.565
|
|
TỔNG HỢP TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CƠ SỞ LƯU TRÚ DU LỊCH VÙNG VEN BIỂN THỜI
KỲ 2002-2008
Toàn tỉnh
Năm
|
Tổng số CSLT
|
Số phòng
|
Số giường
|
Lao động
|
Vốn ĐT (Tr. đồng)
|
2002
|
121
|
2.920
|
5.980
|
2.850
|
425.000
|
2003
|
196
|
4.689
|
9.755
|
3.230
|
645.000
|
2004
|
252
|
5.707
|
11.986
|
3.630
|
729.570
|
2005
|
314
|
7.138
|
14.556
|
4.075
|
1.014.890
|
2006
|
358
|
8.010
|
16.175
|
4.462
|
1.258.775
|
2007
|
368
|
8.285
|
16.641
|
4.525
|
1.320.475
|
2008
|
395
|
9.123
|
18.067
|
5.137
|
1.752.595
|
Các địa phương ven biển
Năm
|
Tổng số CSLT
|
Số phòng
|
Số giường
|
Lao động
|
Vốn ĐT (Tr. đồng)
|
2002
|
113
|
2.885
|
5.906
|
2.869
|
424.200
|
2003
|
189
|
4.658
|
9.605
|
3.249
|
633.902
|
2004
|
241
|
5.602
|
11.747
|
3.606
|
715.252
|
2005
|
281
|
6.790
|
13.823
|
3.966
|
983.772
|
2006
|
313
|
7.544
|
15.312
|
4.365
|
1.211.315
|
2007
|
325
|
7.844
|
15.821
|
4.436
|
1.278.015
|
2008
|
344
|
8.485
|
16.908
|
4.962
|
1.729.875
|
Chia theo từng địa phương qua các năm
Thành phố Vinh
Năm
|
Tổng số CSLT
|
Số phòng
|
Số giường
|
Lao động
|
Vốn ĐT (Tr. đồng)
|
2002
|
37
|
1.100
|
2.220
|
1.200
|
148.500
|
2003
|
42
|
1.290
|
2.780
|
1.320
|
174.150
|
2004
|
47
|
1.363
|
2.803
|
1.418
|
176.200
|
2005
|
63
|
1.769
|
3.505
|
1.613
|
354.150
|
2006
|
80
|
2.081
|
4.048
|
1.821
|
434.355
|
2007
|
86
|
2.254
|
4.303
|
1.852
|
481.655
|
2008
|
94
|
2.527
|
4.746
|
2.071
|
557.655
|
Thị xã Cửa Lò
Năm
|
Tổng số CSLT
|
Số phòng
|
Số giường
|
Lao động
|
Vốn ĐT (Tr. đồng)
|
2002
|
71
|
1.675
|
3.476
|
1.614
|
272.200
|
2003
|
134
|
3.180
|
6.495
|
1.820
|
451.650
|
2004
|
171
|
3.941
|
8.384
|
2.023
|
523.360
|
2005
|
189
|
4.664
|
9.664
|
2.160
|
610.070
|
2006
|
201
|
5.060
|
10.558
|
2.298
|
756.140
|
2007
|
205
|
5.162
|
10.768
|
2.329
|
769.340
|
2008
|
214
|
5.340
|
11.132
|
2.411
|
795.200
|
Huyện Nghi Lộc
Năm
|
Tổng số CSLT
|
Số phòng
|
Số giường
|
Lao động
|
Vốn ĐT (Tr. đồng)
|
2002
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
2003
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
2004
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
2005
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
2006
|
2
|
26
|
38
|
17
|
1.200
|
2007
|
2
|
26
|
38
|
17
|
1.200
|
2008
|
3
|
176
|
258
|
202
|
281.200
|
Huyện Diễn Châu
Năm
|
Tổng số CSLT
|
Số phòng
|
Số giường
|
Lao động
|
Vốn ĐT (Tr. đồng)
|
2002
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
2003
|
8
|
78
|
120
|
54
|
4.602
|
2004
|
12
|
122
|
210
|
70
|
7.892
|
2005
|
16
|
146
|
248
|
96
|
9.152
|
2006
|
17
|
166
|
262
|
132
|
9.220
|
2007
|
17
|
166
|
262
|
132
|
9.220
|
2008
|
18
|
206
|
322
|
172
|
79.220
|
Huyện Quỳnh Lưu
Năm
|
Tổng số CSLT
|
Số phòng
|
Số giường
|
Lao động
|
Vốn ĐT (Tr. đồng)
|
2002
|
5
|
110
|
210
|
55
|
3.500
|
2003
|
5
|
110
|
210
|
55
|
3.500
|
2004
|
11
|
176
|
350
|
95
|
7.800
|
2005
|
13
|
211
|
406
|
97
|
10.400
|
2006
|
13
|
211
|
406
|
97
|
10.400
|
2007
|
15
|
236
|
450
|
106
|
16.600
|
2008
|
15
|
236
|
450
|
106
|
16.600
|
Dự báo nhu cầu phát triển
cơ sở lưu trú tại các địa phương vùng ven biển đến năm 2020
Năm
|
Tổng số CSLT
|
Số phòng
|
Số giường
|
Lao động
|
Vốn ĐT (Tr. đồng)
|
2010
|
375
|
9.700
|
18.430
|
6.790
|
1.843.000
|
2015
|
450
|
1.900
|
3.610
|
2.090
|
418.000
|
2020
|
650
|
40.000
|
76.000
|
48.000
|
10.000.000
|