HỘI ĐỒNG NHÂN
DÂN
TỈNH TÂY NINH
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 20/2013/NQ-HĐND
|
Tây Ninh, ngày 12
tháng 7 năm 2013
|
NGHỊ QUYẾT
VỀ CHƯƠNG TRÌNH GIẢI
QUYẾT VIỆC LÀM TỈNH TÂY NINH GIAI ĐOẠN 2013 – 2015
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH TÂY NINH
KHÓA VIII, KỲ HỌP THỨ 8
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban
nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Bộ Luật Lao động năm 2012;
Căn cứ Nghị định số 39/2003/NĐ-CP, ngày
18/4/2003 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của
Bộ Luật Lao động về việc làm;
Sau khi xem xét Tờ trình số 1369/TTr-UBND, ngày
26 tháng 6 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh về Chương trình giải
quyết việc làm tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2013-2015; báo cáo thẩm tra của Ban Văn
hóa - Xã hội và ý kiến của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Thống nhất thông qua Chương trình giải
quyết việc làm tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2013-2015, với những nội dung chủ yếu
như sau:
1. Mục tiêu và các chỉ tiêu của
Chương trình
a) Mục tiêu chung
Ưu tiên đào tạo, phát triển nguồn
nhân lực; nâng cao năng suất lao động, chất lượng việc làm và giá trị lao động;
đảm bảo phát triển thị trường lao động khách quan, lành mạnh, ổn định, tạo ra
nhiều việc làm; khuyến khích các hình thức tạo việc làm tại chỗ; đẩy mạnh lao
động làm việc ngoài nước.
Mở rộng quy mô, chất lượng công tác
đào tạo nghề; đảm bảo tương đối hợp lý về cơ cấu ngành nghề và phù hợp với nhu
cầu của thị trường lao động. Chuyển đổi cơ cấu lao động phù hợp và đáp ứng với
chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
b) Các chỉ tiêu
Giai đoạn 2013 – 2015, hàng năm giải
quyết việc làm cho hơn 20.000 lao động.
Trong đó: Từ Chương trình phát triển kinh tế - xã hội có từ 16.000 – 17.000 lao
động, đưa 200 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài; có khoảng
3.000 – 4.000 lao động được giải quyết việc làm thông qua chương trình vốn vay.
Đến năm 2015, cơ cấu lao động nông –
lâm - ngư nghiệp chiếm 33%, công nghiệp – xây dựng 32% và thương mại - dịch vụ
35%; tỷ lệ lao động qua đào tạo đến năm 2015 đạt 60%, trong đó có 45% lao động
qua đào tạo nghề; tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác lao động -
việc làm từ tỉnh đến cơ sở (bình quân khoảng 200 người/năm).
2. Nội dung hoạt động
a) Cung ứng và
tuyển lao động làm việc tại các doanh nghiệp dịch vụ, xây dựng, công nghiệp,
nông nghiệp;
b) Tạo việc làm
trong nông lâm ngư nghiệp;
c) Tạo việc làm
thông qua các dự án vay vốn từ Quỹ Quốc gia việc làm;
d) Tạo việc làm
ngoài nước;
đ) Tạo việc làm
thông qua phát triển làng nghề, dịch vụ;
e) Lao động tự
tạo việc làm;
g) Các hình thức
tạo việc làm khác.
3. Nguồn tài chính thực hiện Chương
trình
Ngân sách tỉnh bổ
sung mới để thực hiện Chương trình việc làm giai đoạn 2013-2015 là: 10,35 tỷ
đồng (mỗi năm 3,45 tỷ đồng). Trong đó:
a) Bổ sung vốn
vay giải quyết việc làm của tỉnh: Tối thiểu 9 tỷ đồng (mỗi năm ít nhất 3 tỷ
đồng);
b) Phát triển thị
trường lao động và cập nhật ghi sổ biến động cung – cầu lao động, xây dựng cơ
sở dữ liệu: 900 triệu đồng (mỗi năm 300 triệu đồng);
c) Nâng cao năng
lực hoạt động của Trung tâm Giới thiệu Việc làm thông qua tổ chức các phiên
giao dịch việc làm: 450 triệu đồng (mỗi năm 150 triệu đồng).
4. Thời gian thực
hiện và quản lý chương trình
a) Thời gian thực
hiện Chương trình giải quyết việc làm: 3 năm (2013 - 2015);
b) Phạm vi thực hiện: Chương trình
giải quyết việc làm được thực hiện trên phạm vi toàn tỉnh;
c) Cơ quan chủ trì triển khai thực
hiện: Sở Lao động Thương binh và Xã hội.
Điều
2. Nghị quyết này có hiệu
lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua.
Điều 3. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện Nghị quyết này đảm bảo
đúng quy định.
Điều 4. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, Ban Văn hóa - Xã hội Hội đồng
nhân dân tỉnh và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tổ chức giám sát thực hiện
Nghị quyết.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân
dân tỉnh Tây Ninh khóa VIII, kỳ họp thứ 8 thông qua.