BỘ Y TẾ
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 2169/QĐ-BYT
|
Hà Nội, ngày 27
tháng 06 năm 2011
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG THỊ TRƯỜNG TỔNG THỂ
PHƯƠNG TIỆN TRÁNH THAI TRONG CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA DÂN SỐ VÀ KẾ HOẠCH
HÓA GIA ĐÌNH
BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
Căn cứ Nghị định số 188/2007/NĐ-CP ngày 27/12/2007
của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Bộ
Y tế;
Căn cứ Quyết định số 18/2008/QĐ-TTg ngày 29/01/2008
của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu
tổ chức của Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình;
Căn cứ Quyết định số 2331/QĐ-TTg ngày 20/12/2010
về việc ban hành danh mục các Chương trình mục tiêu quốc gia năm 2011;
Để triển khai thực hiện Chiến lược Dân số và Sức
khỏe sinh sản giai đoạn 2011-2020;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số
- Kế hoạch hóa gia đình,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo
Quyết định này "Kế hoạch hoạt động thị trường tổng thể phương tiện tránh
thai trong Chương trình mục tiêu quốc gia dân số và kế hoạch hóa gia
đình".
Điều 2. Quyết định có hiệu
lực kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Tổng cục trưởng Tổng
cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính, Thủ trưởng
các đơn vị thuộc Bộ Y tế và Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm
thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Lưu: VT, TCDS (5 bản).
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Bá Thủy
|
KẾ HOẠCH
HOẠT ĐỘNG THỊ TRƯỜNG TỔNG THỂ PHƯƠNG TIỆN TRÁNH THAI TRONG
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA DÂN SỐ VÀ KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2169/QĐ-BYT ngày 27 tháng 6 năm 2011 của
Bộ Y tế)
I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG KẾ HOẠCH
HOẠT ĐỘNG
Tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh thai (BPTT) đến 1/4/2010
đạt 78,0%, trong đó BPTT hiện đại đạt 67,5%. Điều này có ý nghĩa là đa số các cặp
vợ chồng đã chấp nhận thực hiện BPTT để tránh mang thai ngoài ý muốn và cũng đảm
bảo để duy trì tổng tỷ suất sinh ở mức 2,0% (1/4/2010). Tuy nhiên, tình hình
cung cấp và sử dụng phương tiện tránh thai (PTTT) còn có những bất cập như sau:
- Hầu hết các PTTT được cung cấp miễn phí do nguồn
ngân sách nhà nước đầu tư (trừ bao cao su và một phần thuốc uống tránh thai kết
hợp), nên chưa bảo đảm tính bền vững của Chương trình dân số và kế hoạch hóa
gia đình (DS-KHHGĐ).
- Thu nhập và sự phân biệt giàu nghèo giữa các tầng
lớp nhân dân ngày càng gia tăng và theo đó là nhu cầu sử dụng PTTT đa dạng về
chủng loại và chất lượng, bao gồm cả PTTT chất lượng cao ngày càng tăng của các
nhóm đối tượng khách hàng, nên việc cung cấp miễn phí PTTT hầu hết cho các
khách hàng trở thành sự bất bình đẳng đối với việc sử dụng ngân sách nhà nước.
- Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi thành nước
có thu nhập trung bình, nên các nhà tài trợ đã ngừng viện trợ không hoàn lại
các PTTT, gây ra sự thiếu hụt ngân sách dành cho các hoạt động của Chương trình
DS-KHHGĐ.
- Nhu cầu PTTT để thay thế các PTTT đã hết chu kỳ
có tác dụng tránh thai và nhu cầu PTTT cho các nhóm khách hàng mới phát sinh tiếp
tục gia tăng trong giai đoạn 2011-2015, và nhu cầu sử dụng PTTT của số đông
khách hàng ngày đa dạng với yêu cầu chất lượng cao ngày càng tăng theo mức thu
nhập của các tầng lớp nhân dân. Đồng thời, số lượng phụ nữ trong độ tuổi sinh sản
dự báo sẽ đạt đỉnh điểm vào khoảng 27 triệu người vào năm 2015 và duy trì ở mức
27 triệu người cho đến năm 2025. Đây là thời điểm có số người trong độ tuổi
sinh đẻ, đặc biệt là độ tuổi trẻ (20-29 tuổi) đông nhất trong lịch sử nhân khẩu
học của Việt Nam và vì vậy, đây cũng là thời điểm nhu cầu PTTT là lớn nhất, đòi
hỏi sự đa dạng và chất lượng cao của các PTTT.
Để giải quyết các bất cập nêu trên, cần thiết phải
xây dựng kế hoạch hoạt động thị trường tổng thể PTTT nhằm đáp ứng nhu cầu về số
lượng, đa dạng hóa về chủng loại và chất lượng PTTT ngày càng cao của các nhóm
khách hàng bằng cách bảo đảm khả năng tiếp cận với PTTT thông qua các kênh phân
phối miễn phí, tiếp thị xã hội (TTXH) và thị trường thương mại phù hợp với nguyện
vọng, khả năng chi trả và điều kiện sử dụng của mỗi nhóm khách hàng. Cách tiếp
cận thị trường tổng thể PTTT được định nghĩa là "một phương pháp tiếp cận
phối hợp để đáp ứng các nhu cầu đa dạng và chất lượng ngày càng cao của các
nhóm khách hàng và đảm bảo rằng, thị trường tổng thể PTTT là sự cân bằng hợp lý
giữa các thị phần của nhiều kênh cung cấp PTTT tới các nhóm khách hàng có hoàn
cảnh, điều kiện và khả năng chi trả khác nhau.
II. CĂN CỨ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HOẠT
ĐỘNG
1. Căn cứ pháp lý
Nghị quyết số 47-NQ/TW ngày 22/3/2005 của Bộ Chính
trị về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình
đã chỉ rõ nhiệm vụ và một số giải pháp chủ yếu, trong đó xác định nhiệm vụ
"Hoàn thiện hệ thống dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ, đáp ứng đầy đủ nhu cầu của
người sử dụng về các BPTT. Chú trọng đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết
bị và nâng cao trình độ cán bộ y tế, tham gia cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ,
khuyến khích các tổ chức xã hội và tư nhân tham gia cung cấp các dịch vụ này. Đẩy
mạnh TTXH và bán rộng rãi các PTTT" (khoản 5, mục c, phần II).
Chỉ thị số 23/2008/CT-TTg ngày 4/8/2008 của Thủ tướng
Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình,
trong đó yêu cầu các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương cần "tăng mức đầu tư từ ngân sách trong nước để bảo đảm
PTTT" (gạch đầu dòng thứ 6, điểm b, khoản 1) và yêu cầu Bộ Kế hoạch
và Đầu tư "đưa yêu cầu vay vốn, nhận viện trợ của nước ngoài về PTTT vào
danh mục ưu tiên nhận vốn ODA" (khoản 5).
Quyết định số 2331/QĐ-TTg ngày 20/12/2010 của Thủ
tướng Chính phủ về việc ban hành danh mục các Chương trình mục tiêu quốc gia
năm 2011, trong đó có dự án Bảo đảm hậu cần và cung cấp dịch vụ KHHGĐ. Dự án được
tiếp nối với mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện theo Chương trình mục tiêu
quốc gia DS-KHHGĐ giai đoạn 2006-2010 được phê duyệt theo Quyết định số 170/QĐ-TTg
ngày 8/11/2007 của Thủ tướng Chính phủ và tiếp nối dự án Bảo đảm hậu cần và
giai đoạn 2006-2010 được phê duyệt theo Quyết định số 2287/QĐ-BYT ngày 25/6/2008
của Bộ Y tế.
Đồng thời, Chiến lược Dân số và Sức khỏe sinh sản
và các văn bản hướng dẫn thi hành đã xác định việc tiếp tục thực hiện mục tiêu,
nhiệm vụ cung cấp PTTT và dịch vụ SKSS/KHHGĐ nhằm đáp ứng nhu cầu về số lượng,
đa dạng hóa về chủng loại và chất lượng PTTT ngày càng cao của các nhóm đối tượng
sử dụng "Nhà nước nắm giữ vai trò chủ đạo trong việc điều phối hàng hóa để
đáp ứng nhu cầu về PTTT, ưu tiên miễn phí và trợ cấp PTTT cho người nghèo, các
khu vực có điều kiện kinh tế và xã hội khó khăn, đồng thời tăng cường TTXH và
kinh doanh các PTTT trên thị trường tự do".
Căn cứ thực trạng cung cấp PTTT đến năm 2010 và thực
trạng quản lý và tổ chức cung cấp PTTT chưa đáp ứng mục tiêu, nhiệm vụ mở rộng
thị trường tổng thể nhiều thành phần nhằm tăng cường thực hiện xã hội hóa công
tác DS-KHHGĐ và đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về số lượng, đa dạng về chủng loại
và chất lượng ngày càng cao của các nhóm khách hàng về PTTT để tối ưu hóa các
nguồn lực tài chính của các thành phần kinh tế.
2. Tình hình sử dụng BPTT và
cung cấp PTTT
a) Tình hình sử dụng BPTT
Tỷ lệ sử dụng BPTT tăng lên nhanh
chóng từ 53,2% năm 1988 lên 72,7% năm 2000 và 78,0% năm 2010. Trong đó, tỷ lệ sử
dụng BPTT hiện đại tăng từ 37,7% (năm 1988), lên 67,5% (năm 2010) và tỷ lệ sử dụng
BPTT truyền thống có xu hướng giảm từ 15,5% (năm 1988) xuống 10,5% (năm 2010)1.
Mức sử dụng BPTT như trên là cơ sở
đảm bảo để duy trì mức sinh thay thế: TFR = 2,11 (1/4/2005) và 2,0 (1/4/2010).
Trong số phụ nữ 15-49 tuổi có chồng chưa sử dụng BPTT là 22% (1/4/2010) thì lý
do đang mang thai là 2,8% và muốn có con là 9,4%. Như vậy, các lý do chưa hiểu
biết, người khác phản đối, sức khỏe yếu, khó thụ thai và các lý do khác chỉ là
9,8%, điều đó chứng tỏ Chương trình DS-KHHGĐ đã được thực hiện có hiệu quả và
tuyệt đại đa số phụ nữ 15-49 tuổi có chồng đã hiểu rõ lợi ích và chấp nhận sử dụng
BPTT.
b) Tình hình cung cấp BPTT
PTTT được cung cấp miễn phí bắt đầu
từ năm 1963 (chủ yếu là DCTC và BCS) cho mọi đối tượng có nhu cầu sử dụng và
duy trì cho đến nay với hầu hết các PTTT và cho một bộ phận lớn người sử dụng.
Từ năm 1993, tiến hành thí điểm việc TTXH đối với BCS; từ năm 1998 TTXH được mở
rộng đối với thuốc uống tránh thai và từ năm 2006 mới tiến hành thí điểm việc
TTXH đối với các PTTT lâm sàng, TTXH đã làm tăng đáng kể số người chi trả cho
nhu cầu sử dụng BPTT. Trong tổng số 67,5% phụ nữ 15-49 tuổi có chồng đang sử dụng
BPTT hiện đại năm 2010, 54,0% số người được cung cấp miễn phí, 40,0% số người sử
dụng PTTT tiếp thị xã hội và 6,0% số người sử dụng PTTT do thị trường thương mại
cung cấp.
Đến năm 2010, các hình thức cung cấp
PTTT bao gồm miễn phí, TTXH và thị trường thương mại được thực hiện đồng thời
trên địa bàn của các tỉnh, thành phố trong cả nước. Tuy nhiên, phạm vi và mức độ
của mỗi kênh cung cấp PTTT ở mỗi tỉnh, thành phố là khác nhau, tỷ lệ cung cấp
PTTT miễn phí và thị trường tự do ở khu vực thành thị cao hơn ở nông thôn,
nhưng nhìn chung thì thị phần của kênh cung cấp miễn phí vẫn là chủ yếu chiếm tỷ
lệ tới 54%, thị phần của kênh TTXH chiếm tỷ lệ 40% (riêng thị phần TTXH BCS và
thuốc viên uống tránh thai chiếm tỷ lệ 64,5% và 56,1%) và thị phần của kênh thị
trường thương mại chiếm tỷ lệ thấp chỉ có 6%.
|
Thị phần các kênh
cung cấp PTTT năm 2010 (%)
|
Miễn phí
|
TTXH
|
Thị trường thương
mại
|
Tổng
|
54,0
|
40,0
|
6,0
|
- Bao cao su
|
25,5
|
64,5
|
10,0
|
- Thuốc viên uống tránh thai
|
36,1
|
56,1
|
7,8
|
- Thuốc tiêm tránh thai
|
92,5
|
7,0
|
0,5
|
- Thuốc cấy tránh thai
|
99,9
|
-
|
0,1
|
- Dụng cụ tử cung
|
97,5
|
2,4
|
0,1
|
- Triệt sản
|
100
|
-
|
-
|
3. Thực trạng quản lý và tổ
chức cung cấp PTTT
Công tác quản lý và tổ chức cung cấp PTTT được thực
hiện theo ba kênh cung cấp là miễn phí, TTXH và thị trường thương mại. Mỗi kênh
phân phối được quản lý và tổ chức cung cấp PTTT theo các cách khác nhau:
3.1. Kênh cung cấp miễn phí
Tổng cục DS-KHHGĐ chịu trách nhiệm lập kế hoạch về
số lượng, chủng loại PTTT, lập dự toán ngân sách nhà nước để mua, vận chuyển, bảo
quản và phân phối PTTT đến cấp tỉnh (bao gồm cả số lượng, chủng loại PTTT do
nguồn vốn ODA của các tổ chức quốc tế, Chính phủ các nước viện trợ).
Cơ quan DS-KHHGĐ cấp tỉnh, huyện chịu trách nhiệm lập
kế hoạch về nhu cầu số lượng, chủng loại PTTT và lập kế hoạch phân bổ PTTT cho
các đơn vị làm dịch vụ SKSS/KHHGĐ ở các tuyến theo quy định phân cấp kỹ thuật đối
với mỗi tuyến làm dịch vụ KHHGĐ. Đồng thời, lập dự toán ngân sách nhà nước
(thông qua nguồn kinh phí Trung ương hỗ trợ có mục tiêu cho địa phương và một
phần ngân sách địa phương) để vận chuyển, bảo quản và phân phối PTTT đến các
đơn vị làm dịch vụ SKSS/KHHGĐ ở các tuyến.
Các đơn vị làm dịch vụ SKSS/KHHGĐ bao gồm: Trạm y tế
cấp xã, Bệnh viện khu vực, Bệnh viện huyện, Khoa sản thuộc Trung tâm y tế dự
phòng huyện, Trung tâm DS-KHHGĐ huyện, Bệnh viện tỉnh, Trung tâm SKSS/KHHGĐ tỉnh
cung cấp miễn phí PTTT lâm sàng và thuốc uống tránh thai. Cán bộ DS-KHHGĐ cấp
xã, CTV dân số cung cấp miễn phí BCS và thuốc uống tránh thai cho các đối tượng
có đăng ký sử dụng BPTT.
3.2. Kênh tiếp thị xã hội
Đến năm 2010, chỉ có 4 đơn vị tham gia TTXH là DKT,
Hội KHHGĐ, MSI, CSI và chủ yếu là các PTTT phi lâm sàng (BCS, thuốc uống tránh
thai). DKT và MSI đang thử nghiệm TTXH các PTTT lâm sàng (DCTC, thuốc tiêm, thuốc
cấy, thuốc tránh thai khẩn cấp). Công tác quản lý và tổ chức TTXH được chia
theo hai hình thức theo hai nguồn vốn đầu tư cho TTXH:
- Đối với DKT: là đơn vị vừa viện trợ tài chính, vừa
tổ chức thực hiện TTXH, nên DKT tự mua PTTT, nhận PTTT viện trợ và tổ chức thực
hiện TTXH. Do đó, công tác quản lý TTXH của DKT theo quy chế nội bộ để phân phối
sản phẩm, quảng cáo, truyền thông chuyển đổi hành vi, sản phẩm xúc tiến, khuyến
khích thương mại và thực hiện các hoạt động, hỗ trợ tiếp thị xã hội và bán sản
phẩm theo giá bán lẻ do Bộ Y tế quy định. Đối với PTTT viện trợ thì DKT ký kết
hợp đồng với một đơn vị của Tổng cục DS-KHHGĐ và tổ chức thực hiện TTXH theo
các kỹ năng TTXH của DKT theo quy định trong hợp đồng.
- Đối với Hội KHHGĐ, CSI, MSI thực hiện TTXH các
PTTT do ngân sách nhà nước đầu tư là đơn vị tổ chức thực hiện việc TTXH thông
qua ký hợp đồng với một đơn vị của Tổng cục DS-KHHGĐ. Các hoạt động và kinh phí
được thực hiện theo quy định của Bộ Y tế; hàng quý và cả năm đều đánh giá kết
quả đạt được và kinh phí được cấp theo số lượng PTTT đã bán.
3.3. Kênh thị trường thương mại
Theo quy định hiện hành, các PTTT đưa vào Việt Nam
phải có giấy phép lưu hành do Bộ Y tế cấp và Các công ty thuộc các thành phần
kinh tế có giấy phép kinh doanh được chủ động nhập khẩu và bán các PTTT trên thị
trường. Thực tế là, có những loại PTTT được bán trên thị trường mà không có
trong danh mục sản phẩm được lưu hành tại Việt Nam hoặc những loại PTTT có cùng
nhãn sản phẩm của nhà sản xuất được cung cấp theo kênh miễn phí hoặc TTXH và vẫn
được bán đồng hành trên thị trường thương mại.
III. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu tổng quát
Mục tiêu tổng quát của kế hoạch hoạt động thị trường
tổng thể PTTT là hỗ trợ việc thực hiện Chiến lược Dân số và Sức khỏe sinh sản
(DS-SKSS) giai đoạn 2010-2020 thông qua việc thúc đẩy sự tiếp cận công bằng,
phù hợp với điều kiện của mỗi nhóm khách hàng và điều phối PTTT trong thị trường
tổng thể nhiều thành phần nhằm đáp ứng nhu cầu PTTT về số lượng, đa dạng về chủng
loại và chất lượng ngày càng cao của các nhóm khách hàng và huy động nguồn vốn
đầu tư, kinh nghiệm và sự tham gia cung cấp PTTT của các đơn vị dịch vụ công,
các tổ chức phi chính phủ, các công ty tư nhân, người bán lẻ để đảm bảo sự bền
vững của Chương trình DS-KHHGĐ.
2. Mục tiêu cụ thể
2.1. Tăng cường truyền thông chuyển đổi hành vi,
nâng cao chất lượng cung cấp PTTT và dịch vụ KHHGĐ, bảo đảm hậu cần PTTT và
nâng cao hiệu lực quản lý nhằm đáp ứng nhu cầu và tăng tỷ lệ sử dụng BPTT để thực
hiện mục tiêu giảm tổng tỷ suất sinh từ 2,0 con năm 2010 xuống còn 1,9 con vào
năm 2015.
- Tỷ lệ sử dụng BPTT tăng từ 78,0% năm 2010 lên 82%
năm 2015.
- Tỷ lệ sử dụng BPTT hiện đại tăng từ 67,5% năm
2010 lên 73% năm 2015.
2.2. Thúc đẩy sự tiếp cận công bằng, phù hợp với
nguyện vọng, khả năng chi trả và điều kiện của mỗi nhóm khách hàng đến PTTT miễn
phí, TTXH và thị trường thương mại nhằm đáp ứng nhu cầu PTTT về số lượng, đa dạng
về chủng loại và chất lượng ngày càng cao của các nhóm khách hàng. Các chỉ báo
đạt được đến năm 2015:
- Giảm thị phần BCS miễn phí xuống còn 12,3% và
tăng thị phần BCS tiếp thị xã hội và thị trường thương mại lên 87,7%.
- Giảm thị phần thuốc viên uống tránh thai xuống
còn 30,9% và tăng thị phần viên uống tránh thai được cung cấp qua kênh TTXH và
thị trường thương mại lên 69,1%.
- Giảm thị phần thuốc tiêm tránh thai xuống còn
75,9% và tăng thị phần thuốc tiêm tránh thai TTXH và thị trường thương mại lên
24,1%.
- Giảm thị phần thuốc cấy tránh thai miễn phí xuống
còn 45,1% và tăng thị phần thuốc cấy tránh thai TTXH và thị trường thương mại
lên 54,9%.
- Giảm thị phần dụng cụ tử cung miễn phí xuống còn
70,4% và tăng thị phần Dụng cụ tử cung TTXH và thị trường thương mại lên 29,6%.
2.3. Huy động nguồn vốn đầu tư, kinh nghiệm và sự
tham gia cung cấp PTTT của các đơn vị dịch vụ công, các tổ chức phi chính phủ,
các công ty tư nhân, người bán lẻ trên cơ sở các chính sách khuyến khích, tạo sự
chủ động và bình đẳng trong thị trường tổng thể PTTT.
- Tăng số lượng các tổ chức tham gia TTXH từ 4 tổ
chức hiện nay lên 6 tổ chức vào năm 2015.
- Các cơ sở công lập và ngoài công lập cùng tham
gia cung cấp PTTT trong thị trường tổng thể và đảm bảo rằng, mỗi loại PTTT đều
có ít nhất ba chủng loại PTTT trở lên luôn có trên thị trường thương mại.
Để đạt được mục tiêu này, nhiệm vụ có ý nghĩa quyết
định là định hướng sự cân bằng hợp lý giữa nhu cầu sử dụng từng chủng loại PTTT
theo các kênh phân phối (miễn phí, TTXH và thị trường thương mại) với phân khúc
thị trường theo các nhóm khách hàng có nguyện vọng, khả năng chi trả và điều kiện
sử dụng PTTT.
Cơ sở để định hướng sự cân bằng hợp lý giữa nhu cầu
sử dụng với phân khúc thị trường theo các nhóm khách hàng là tối ưu hóa các nguồn
lực tài chính của các thành phần kinh tế bằng cách định hướng nguồn lực từ ngân
sách nhà nước cho PTTT để cung cấp cho các nhóm khách hàng thuộc diện chính
sách xã hội như những người nghèo, những người thuộc nhóm đối tượng khó tiếp cận
(đồng bào dân tộc thiểu số, người tàn tật, người sống ở vùng sâu, vùng xa, vùng
khó khăn).
Công cụ để thực hiện kế hoạch hoạt động thị trường
tổng thể PTTT là những bản kế hoạch tổng hợp và chi tiết, trong đó bao gồm các
bước hành động, thời gian biểu, trách nhiệm của các bên liên quan và các mốc
quan trọng để nâng cao năng lực, hiệu lực quản lý tài chính, mua sắm, truyền
thông tạo nhu cầu, cung cấp PTTT và các quy định pháp lý.
IV. PHẠM VI, ĐỊA BÀN VÀ THỜI
GIAN THỰC HIỆN
1. Phạm vi
Phạm vi là các PTTT được sử dụng trong Chương trình
dân số và kế hoạch hóa gia đình theo các kênh cung cấp miễn phí, TTXH và thị
trường thương mại nhằm đáp ứng nhu cầu về số lượng, đa dạng về chủng loại và chất
lượng ngày càng cao của các nhóm khách hàng, bao gồm: thuốc cấy tránh thai, thuốc
tiêm tránh thai kèm bơm kim tiêm nhựa, thuốc viên uống tránh thai, thuốc tránh
thai khẩn cấp, màng film tránh thai, dụng cụ tử cung (riêng bao cao su chỉ xác
định cho nhu cầu sử dụng để tránh thai, việc xác định nhu cầu đầy đủ cho phòng
chống các bệnh lây truyền qua đường sinh sản, HIV/AIDS, khám phụ khoa và nhu cầu
tránh thai sẽ có một kế hoạch tổng thể được xây dựng riêng biệt).
2. Thời gian
Thời gian thực hiện từ tháng 6 năm 2011 đến cuối
năm 2015.
3. Địa bàn thực hiện
Tại Trung ương và 63 tỉnh, thành phố trong cả nước
V. CƠ QUAN QUẢN LÝ, THỰC HIỆN,
PHỐI HỢP
1. Cơ quan quản lý: Bộ Y tế (Tổng cục
DS-KHHGĐ, Vụ Kế hoạch - Tài chính, Vụ Sức khỏe Bà mẹ và Trẻ em, Cục phòng chống
HIV/AIDS, Cục quản lý dược, Vụ Trang thiết bị và công trình y tế) phối hợp với
Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các Bộ, ngành có liên quan.
2. Cơ quan thực hiện: Tổng cục DS-KHHGĐ, Bộ
Y tế
3. Cơ quan phối hợp:
• Sở Y tế các tỉnh, thành phố
• Tổ chức chính trị xã hội: Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt
Nam, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam.
• Nhà tài trợ: Quỹ Dân số Liên hiệp Quốc (UNFPA)
• Tổ chức phi chính phủ: PATH, Marie Stope, DKT,
pathfinder, Hội KHHGĐ Việt Nam.
• Khu vực thương mại: các nhà sản xuất và phân phối
PTTT quan tâm đến công tác lập kế hoạch thị trường tổng thể PTTT
VI. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG VÀ KẾT QUẢ
ĐẦU RA
1. Hoạt động thực hiện mục
tiêu cụ thể 1
1.1. Xác định tỷ lệ sử dụng BPTT và số lượng, chủng
loại PTTT
Xác định tỷ lệ sử dụng BPTT hàng năm giai đoạn
2011-2015 được căn cứ vào mục tiêu đề ra cho đến năm 2015 là TFR giảm từ 2,0
con năm 2010 xuống còn 1,9 con và tỷ lệ sử dụng BPTT tăng từ 78% năm 2010 lên
82%. Tỷ lệ sử dụng BPTT năm 2015 tăng thêm 4% so với năm 2010, bình quân mỗi
năm giai đoạn 2011-2015 tăng 0,8%, tương đương với giai đoạn 2006-2010. Trong
đó BPTT hiện đại tăng 5,5% so với năm 2010, cao hơn giai đoạn 2006-2010 và BPTT
truyền thống giảm 1,5% so với năm 2010.
|
1/4/2010
|
2011
|
2012
|
2013
|
2014
|
2015
|
Tỷ lệ sử dụng BPTT (%)
|
78,0
|
78,6
|
79,4
|
80,2
|
81,1
|
82,0
|
Tỷ lệ sử dụng BPTT hiện đại (%)
|
67,5
|
68,2
|
69,2
|
70,5
|
80,8
|
73,0
|
Tỷ lệ sử dụng BPTT truyền thống (%)
|
10,5
|
10,4
|
10,2
|
9,7
|
9,3
|
9,0
|
Xác định số người sử dụng BPTT trong giai đoạn
2011-2015 dựa theo xu hướng thực tế và điều kiện kinh tế xã hội. Các xu hướng sử
dụng BPTT trong giai đoạn 2011-2015 như sau: các BPTT dài hạn, hiệu quả cao như
triệt sản và đặt dụng cụ tử cung tiếp tục xu hướng giảm; thuốc cấy tránh thai
có xu hướng gia tăng do biện pháp này mới đưa vào sử dụng và mức xuất phát điểm
còn thấp; các BPTT ngắn hạn như bao cao su và thuốc uống tránh thai tiếp tục xu
hướng tăng. Mặc dù, cơ cấu các BPTT có thay đổi và có thể là bất lợi, nhưng với
cơ cấu này thì vẫn đảm bảo hiệu quả chung của việc sử dụng BPTT và đảm bảo để
thực hiện mục tiêu là TFR = 1,9 con vào năm 2015.
|
2011
|
2012
|
2013
|
2014
|
2015
|
Tổng số người mới sử dụng BPTT (người)
|
6.838.707
|
6.948.917
|
7.062.242
|
7.175.088
|
7.287.310
|
Bao cao su
|
1.522.540
|
1.582.571
|
1.641.795
|
1.700.782
|
1.759.931
|
Triệt sản nữ
|
30.357
|
29.175
|
28.234
|
27.444
|
26.655
|
Thuốc tiêm tránh thai
|
275.556
|
282.383
|
290.028
|
297.596
|
305.163
|
Dụng cụ tử cung
|
1.538.020
|
1.520.847
|
1.505.095
|
1.490.314
|
1.475.124
|
Triệt sản nam
|
2.636
|
2.616
|
2.611
|
2.615
|
2.620
|
Thuốc cấy tránh thai
|
32.275
|
36.980
|
41.725
|
46.520
|
51.349
|
Thuốc viên uống tránh thai
|
1.816.133
|
1.874.664
|
1.932.090
|
1.989.091
|
2.046.148
|
Các BPTT khác
|
1.621.190
|
1.619.681
|
1.620.664
|
1.620.726
|
1.620.320
|
Ghi chú: Số người mới sử dụng các BPTT hàng năm
giai đoạn 2011-2015 bao gồm cả số người sử dụng để thay thế BPTT đã hết chu kỳ
có tác dụng tránh thai và không bao gồm số người mới sử dụng thuốc tránh thai
khẩn cấp.
Xác định nhu cầu số lượng các PTTT hàng năm giai đoạn
2011-2015 theo số người mới sử dụng BPTT hàng năm 2011-2020 và các tiêu chuẩn,
định mức sử dụng đối với từng loại PTTT theo quy định hiện hành.
|
2011
|
2012
|
2013
|
2014
|
2015
|
Bao cao su (triệu chiếc)
|
183
|
190
|
197
|
204
|
211
|
Thuốc uống tránh thai (1.000 vỉ)
|
27.242
|
28.120
|
28.981
|
29.836
|
30.692
|
Thuốc tiêm tránh thai (1.000 lọ)
|
1.098
|
1.130
|
1.160
|
1.190
|
1.221
|
Thuốc cấy tránh thai (1.000 liều)
|
32
|
37
|
42
|
47
|
51
|
Dụng cụ tử cung (1.000 chiếc)
|
1.692
|
1.673
|
1.656
|
1.639
|
1.623
|
Ghi chú: Nhu cầu PTTT hàng năm giai đoạn 2011-2015
nêu trên là không bao gồm số PTTT được sử dụng vào mục đích khác (như bao cao
su sử dụng cho phòng, chống các bệnh lây truyền qua đường tình dục, HIV/AIDS,
khám phụ khoa hoặc thuốc uống tránh thai sử dụng để chữa bệnh, điều hòa kinh
nguyệt…).
1.2. Tổ chức thực hiện có hiệu quả các Dự án của
Chương trình
Tổ chức thực hiện có hiệu quả Dự án Truyền thông
chuyển đổi hành vi, Dự án Đảm bảo hậu cần và cung cấp dịch vụ KHHGĐ, Dự án Nâng
cao năng lực tổ chức thực hiện Chương trình thuộc Chương trình mục tiêu quốc
gia DS-KHHGĐ.
Triển khai đồng bộ, thường xuyên các hoạt động
tuyên truyền, vận động và tư vấn thông qua các hình thức truyền thông, từ trực
tiếp đến gián tiếp, qua kênh văn nghệ dân gian và lồng ghép truyền thông sử dụng
BPTT vào các hoạt động văn nghệ, thể thao, giải trí nhằm thúc đẩy cá nhân, gia
đình, cộng đồng chủ động, tự nguyện chuyển đổi hành vi từ sử dụng BPTT theo
kênh miễn phí sang kênh TTXH và thị trường thương mại.
Các cơ quan, đơn vị và cá nhân tham gia cung cấp
PTTT và dịch vụ KHHGĐ phải đặt mục tiêu đáp ứng đầy đủ, kịp thời, an toàn cho
người có nhu cầu sử dụng PTTT và cung cấp dịch vụ KHHGĐ có chất lượng cho các
nhóm khách hàng thông qua các hình thức cung cấp thường xuyên, các đội cung cấp
lưu động và các kênh cung cấp miễn phí, TTXH và thị trường thương mại.
Xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách, chế độ
khuyến khích người cung cấp PTTT và cung cấp dịch vụ KHHGĐ, người sử dụng BPTT.
Tập huấn nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ trong việc triển khai thực hiện nội
dung quản lý nhà nước về cung cấp, sử dụng PTTT, cung cấp dịch vụ KHHGĐ, TTXH
và giải quyết trường hợp thất bại hoặc gặp tai biến khi sử dụng BPTT.
2. Hoạt động thực hiện mục
tiêu cụ thể 2
2.1. Phân định thị trường tổng thể các loại PTTT
giai đoạn 2011-2015
Việc phân định thị trường tổng thể các loại PTTT
giai đoạn 2011-2015 được căn cứ vào tính chất, đặc điểm của từng chủng loại
PTTT, thực trạng các nhãn sản phẩm TTXH đang được lưu hành và dự kiến phát triển
nhãn sản phẩm mới bổ sung vào thị trường trong giai đoạn 2011-2015.
Công khai hóa phân định thị trường tổng thể PTTT
trong giai đoạn 2011-2015 nhằm tạo cơ hội cho các tổ chức cung cấp PTTT theo
các kênh phân phối khác nhau hiểu và chủ động đưa các nhãn sản phẩm của nhà sản
xuất bổ sung vào thị trường mà không bị trùng lặp với sản phẩm ở các kênh hiện
có.
|
Miễn phí
|
Tiếp thị xã hội
|
Thị trường thương
mại
|
1. Đặc điểm chung của các loại PTTT
|
Các nhãn sản phẩm được quy định để cấp miễn phí
hoặc có dòng chữ trên bao bì sản phẩm "hàng cấp miễn phí"
|
- Các nhãn sản phẩm được quy định để TTXH
- Có dòng chữ trên bao bì sản phẩm "giá bán
lẻ…đồng" và "sản phẩm được nhà nước trợ giá" hoặc "sản phẩm
TTXH"
|
- Các nhãn sản phẩm của nhà sản xuất được phép
lưu hành tại Việt Nam
- Các loại sản phẩm không chính thức hoặc chưa được
phép lưu hành tại Việt Nam
|
2. Bao cao su
|
|
|
|
Bao cao su nam
|
Nhãn Happy
|
- Nhãn OK
- Nhãn Yes
- Nhãn Hello
- Bổ sung nhãn mới
|
Các nhãn sản phẩm của nhà sản xuất
|
Bao cao su nữ
|
Không
|
Không
|
3. Thuốc viên tránh thai
|
|
|
|
Loại liều thấp kết hợp
|
Nhãn Ideal
|
- Nhãn Choice
- Nhãn Newchoice
- Bổ sung nhãn mới
|
Các nhãn sản phẩm của nhà sản xuất
|
Loại tránh thai đơn thuần
|
Có dòng chữ trên bao bì sản phẩm "hàng cấp
miễn phí"
|
Không
|
4. Thuốc tiêm tránh thai
|
Có dòng chữ trên bao bì sản phẩm "hàng cấp
miễn phí"
|
- Nhãn Sil
- Bổ sung nhãn mới
|
Các nhãn sản phẩm của nhà sản xuất
|
5. Thuốc cấy tránh thai
|
Có dòng chữ trên bao bì sản phẩm "hàng cấp
miễn phí"
|
- Nhãn Sil
- Nhãn Blue star
- Bổ sung nhãn mới
|
Các nhãn sản phẩm của nhà sản xuất
|
6. Dụng cụ tử cung
|
- Loại Tcu 380A và Cu 375 SL
- Có dòng chữ trên bao bì sản phẩm "hàng cấp
miễn phí"
|
- Nhãn Sil
- Nhãn Blue star
- Bổ sung nhãn mới
|
Các nhãn sản phẩm của nhà sản xuất
|
7. Thuốc tránh thai khẩn cấp
|
Không
|
- Chưa có nhãn
- Bổ sung nhãn mới
|
Các nhãn sản phẩm của nhà sản xuất
|
8. Màng tránh thai dạng film
|
Không
|
Không
|
Các nhãn sản phẩm của nhà sản xuất
|
2.2. Định hướng thị phần của PTTT trong thị trường
tổng thể
Hiện tại, thị phần của kênh cung cấp miễn phí các
PTTT chiếm tỷ trọng lớn, kênh TTXH mới cung cấp bao cao su, thuốc uống tránh
thai và đang tiến hành thí điểm TTXH đối với các PTTT lâm sàng. Đối với một số
PTTT mà đối tượng sử dụng là những khách hàng có trình độ học vấn cao, có khả
năng chi trả hoặc là PTTT không phổ cập cho số đông khách hàng sử dụng thì do
thị trường thương mại cung cấp như bao cao su nữ, viên sủi bọt, màng film tránh
thai, thuốc uống tránh thai dùng cho người đang cho con bú…
Định hướng chung thị phần của PTTT trong thị trường
tổng thể nhiều thành phần giai đoạn 2011-2015 là mở rộng thị phần của kênh TTXH
tương ứng với việc giảm thị phần của kênh cung cấp miễn phí các PTTT, chú trọng
tăng nhanh thị phần của kênh TTXH đối với các PTTT lâm sàng và có giá cao, khuyến
khích mở rộng thị phần của kênh thị trường thương mại đối với các chủng loại
PTTT ngoài chủng loại do ngân sách nhà nước mua.
Dự kiến thị phần của các loại PTTT trong thị trường
tổng thể nhiều thành phần trong giai đoạn 2011-2015 như sau:
Các loại PTTT
|
Thị phần các loại
PTTT năm 2011 và 2015 (%)
|
Số lượng PTTT năm
(1.000 đơn vị)
|
2011
|
2015
|
2011
|
2015
|
1. Bao cao su
|
100
|
100
|
183.000
|
211.000
|
- Miễn phí
|
14,2
|
12,3
|
26.000
|
26.000
|
- Tiếp thị xã hội
|
13,7
|
7,6
|
25.000
|
16.000
|
- Thị trường thương mại
|
72,1
|
80,1
|
132.000
|
169.000
|
2. Thuốc viên uống tránh thai
|
100
|
100
|
27.241
|
30.693
|
- Miễn phí
|
47,6
|
30,9
|
12.967
|
9.484
|
- Tiếp thị xã hội
|
34,5
|
41,4
|
9.398
|
12.707
|
- Thị trường thương mại
|
17,9
|
27,7
|
4.876
|
8.502
|
3. Thuốc tiêm tránh thai
|
100
|
100
|
1.097
|
1.220
|
- Miễn phí
|
88,7
|
75,9
|
973
|
926
|
- Tiếp thị xã hội
|
8,6
|
15,9
|
94
|
194
|
- Thị trường thương mại
|
2,7
|
8,2
|
30
|
100
|
4. Thuốc cấy tránh thai
|
100
|
100
|
33
|
51
|
- Miễn phí
|
69,7
|
45,1
|
23
|
23
|
- Tiếp thị xã hội
|
18,2
|
31,4
|
6
|
16
|
- Thị trường thương mại
|
12,1
|
23,5
|
4
|
12
|
5. Dụng cụ tử cung
|
100
|
100
|
1.692
|
1.624
|
- Miễn phí
|
78,8
|
70,4
|
1.333
|
1.144
|
- Tiếp thị xã hội
|
14,4
|
19,1
|
244
|
310
|
- Thị trường thương mại
|
6,8
|
10,5
|
115
|
170
|
2.3. Phân khúc thị trường tổng thể PTTT
Phân khúc thị trường tổng thể PTTT nhằm định hướng
cho các nhà cung cấp công và tư tiếp cận tới các phân khúc thị trường đối với từng
loại PTTT với tới nhóm khách hàng đích để chủ động tham gia cung cấp PTTT trong
một sự cân đối chủ động về sử dụng BPTT của toàn bộ phận nữ trong độ tuổi sinh
đẻ (15-49 tuổi).
Có nhiều cách phân khúc thị trường khác nhau dựa
theo các tiêu chí khác nhau như: theo các nhóm đối tượng, theo thu nhập, theo địa
bàn hành chính, theo các PTTT hoặc theo tiêu chí phân cấp kỹ thuật trong việc
cung cấp PTTT và dịch vụ SKSS/KHHGĐ của các tuyến dịch vụ. Đồng thời, trong mỗi
cách phân khúc thị trường lại có thể chi tiết theo nhiều tiêu chí cụ thể khác
nhau và do đó, sẽ có sự chồng chéo, đan xen.
Tài liệu này sử dụng cách phân khúc thị trường theo
mức thu nhập của khách hàng, địa bàn hành chính đến cấp tỉnh, theo một số nhóm
đối tượng khó tiếp cận và theo các PTTT để cung cấp PTTT theo các kênh miễn
phí, TTXH và thị trường thương mại thị trường tổng thể (Biểu 2. Phân khúc thị
trường PTTT kèm theo).
Phân khúc thị trường theo mức thu nhập của khách
hàng tại các địa bàn là căn cứ quan trọng để xác định và phát triển thị phần của
PTTT. Các nhóm khách hàng nghèo và cận nghèo ở vùng khó khăn là đối tượng ưu
tiên cấp miễn phí PTTT; nhóm khách hàng cận nghèo ở vùng thành thị, nhóm có thu
nhập trung bình ở tất cả các vùng và nhóm có thu nhập trên trung bình ở vùng
khó khăn là đối tượng ưu tiên của kênh TTXH; nhóm khách hàng có thu nhập trên
trung bình và giàu là đối tượng ưu tiên của kênh thị trường thương mại.
Phân khúc thị trường theo nhóm đối tượng khó tiếp cận
như người tàn tật, đồng bào dân tộc, thanh niên và vị thành niên, người mới sử
dụng BPTT nhằm thích ứng với điều kiện và hoàn cảnh của từng nhóm để các nhà
cung ứng và các kênh cung cấp tiếp cận một cách hợp lý và công bằng dựa vào các
tổ chức, đoàn thể, cộng đồng mà họ đang sinh hoạt.
Phân khúc thị trường theo BPTT nhằm định hướng thị
phần của từng chủng loại PTTT theo từng kênh cung cấp PTTT miễn phí, TTXH và thị
trường thương mại. Xu hướng giảm nhanh thị phần của kênh cung cấp miễn phí một
số loại PTTT sẽ tác động đến các nhà cung cấp mở rộng thị phần để lấp đầy khoảng
trống.
Điều quan trọng của phân khúc thị trường tổng thể
PTTT là xác định được kích thước của phân khúc đó (quy mô của mỗi phân khúc) bằng
số lượng cụ thể để tính toán đầu tư về số lượng PTTT và tài chính nhằm đáp ứng
nhu cầu của khách hàng. Mặt khác, phân khúc thị trường theo các nhóm đối tượng
dựa trên các biến về tâm lý và thái độ là rất quan trọng để phát triển các chiến
lược thị trường. Tuy nhiên, các dữ liệu nêu trên hiện không có sẵn, nên sẽ được
thu thập, tính toán và công bố trong tương lai.
3. Hoạt động thực hiện mục
tiêu cụ thể 3
Khuyến khích tổ chức xã hội như Hội Liên hiệp phụ nữ
Việt Nam hoặc các công ty tư nhân tham gia TTXH hoặc Tổng cục DS-KHHGĐ thành lập
một Tổ chức làm TTXH để đảm bảo đẩy mạnh TTXH các PTTT trong giai đoạn
2011-2015.
Tuyên truyền vận động các công ty thuộc mọi thành
phần kinh tế tham gia sản xuất, nhập khẩu các chủng loại PTTT vào Việt Nam theo
tiêu chuẩn kỹ thuật PTTT sử dụng trong Chương trình mục tiêu quốc gia DS-KHHGĐ
được ban hành theo Quyết định số 714/QĐ-BYT ngày 02/3/2010 của Bộ Y tế.
Tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty thuộc mọi
thành phần tham gia sản xuất, cấp phép nhập khẩu và lưu hành tại Việt Nam, đặc
biệt đối với những loại PTTT có dưới ba chủng loại PTTT hiện có trên thị trường.
Mở rộng hợp tác quốc tế với các tổ chức phi chính phủ, các công ty tư nhân của
nước ngoài tham gia đầu tư vốn, chuyển giao công nghệ và kinh nghiệm trong việc
TTXH, trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch hoạt động thị trường tổng thể
PTTT.
4. Dự kiến mức đầu tư và nguồn
vốn đầu tư
Căn cứ nhu cầu PTTT hàng năm giai đoạn 2011-2015, định
hướng thị phần của PTTT trong thị trường tổng thể và việc phân khúc thị trường
tổng thể PTTT nêu trên, dự kiến mức đầu tư và nguồn vốn đầu tư như sau:
Đơn
vị tính: triệu đồng
|
Tổng
|
Ngân sách nhà nước
|
Thị trường thương
mại
|
Cộng
|
Miễn phí
|
TTXH
|
Tổng cộng
|
1.427.496
|
829.817
|
505.903
|
323.915
|
607.652
|
1. Bao cao su
|
590.948
|
140.975
|
77.696
|
63.279
|
449.974
|
Năm 2011
|
109.623
|
30.695
|
15.457
|
15.238
|
78.928
|
Năm 2012
|
113.945
|
29.626
|
15.497
|
14.129
|
84.319
|
Năm 2013
|
118.209
|
28.371
|
15.604
|
12.767
|
89.839
|
Năm 2014
|
122.456
|
26.940
|
15.552
|
11.388
|
95.516
|
Năm 2015
|
126.715
|
25.343
|
15.586
|
9.757
|
101.372
|
2. Thuốc viên uống tránh thai
|
536.129
|
413.027
|
209.217
|
203.809
|
123.102
|
Năm 2011
|
100.794
|
82.752
|
47.978
|
34.774
|
18.042
|
Năm 2012
|
104.148
|
82.923
|
45.259
|
37.664
|
21.225
|
Năm 2013
|
107.232
|
82.783
|
42.142
|
40.641
|
24.449
|
Năm 2014
|
110.394
|
82.464
|
38.748
|
43.716
|
27.930
|
Năm 2015
|
113.561
|
82.105
|
35.090
|
47.014
|
31.456
|
3. Thuốc tiêm tránh thai
|
120.036
|
113.422
|
98.566
|
14.856
|
6.642
|
Năm 2011
|
22.733
|
22.097
|
20.142
|
1.955
|
614
|
Năm 2012
|
23.381
|
22.446
|
19.991
|
2.455
|
959
|
Năm 2013
|
24.014
|
22.718
|
19.764
|
2.954
|
1.321
|
Năm 2014
|
24.641
|
22.965
|
19.491
|
3.474
|
1.676
|
Năm 2015
|
25.267
|
23.196
|
19.178
|
4.018
|
2.072
|
4. Thuốc cấy tránh thai
|
117.407
|
95.724
|
65.939
|
29.786
|
21.657
|
Năm 2011
|
18.144
|
16.093
|
12.955
|
3.139
|
2.068
|
Năm 2012
|
20.789
|
17.754
|
13.409
|
4.345
|
3.014
|
Năm 2013
|
23.456
|
19.281
|
13.534
|
5.747
|
4.152
|
Năm 2014
|
26.152
|
20.686
|
13.311
|
7.375
|
5.466
|
Năm 2015
|
28.866
|
21.910
|
12.730
|
9.180
|
6.957
|
5. Dụng cụ tử cung
|
72.976
|
66.669
|
54.485
|
12.185
|
6.277
|
Năm 2011
|
14.907
|
13.893
|
11.746
|
2.147
|
1.014
|
Năm 2012
|
14.740
|
13.590
|
11.306
|
2.285
|
1.135
|
Năm 2013
|
14.588
|
13.318
|
10.882
|
2.436
|
1.255
|
Năm 2014
|
14.444
|
13.058
|
10.472
|
2.586
|
1.372
|
Năm 2015
|
14.297
|
12.810
|
10.079
|
2.731
|
1.501
|
Dự kiến mức đầu tư và nguồn vốn đầu tư nêu trên chỉ
bao gồm tiền mua PTTT, vận chuyển, bảo quản, phân phối và các chi phí khác để
đưa PTTT đến các cơ sở làm dịch vụ SKSS/KHHGĐ (đối với PTTT lâm sàng) và đến
khách hàng (đối với PTTT phi lâm sàng); chưa bao gồm chi phí làm dịch vụ kỹ thuật
như tiền mua thuốc thiết yếu, vật liệu tiêu hao, chi phí phẫu thuật, thủ thuật
làm dịch vụ SKSS/KHHGĐ.
V. CÁC GIẢI PHÁP
1. Xác định các ưu tiên và biện
pháp tổ chức thực hiện
1.1. Đáp ứng nhu cầu sử dụng BPTT
Tổ chức thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu
quốc gia DS-KHHGĐ và đáp ứng nhu cầu sử dụng BPTT của người sử dụng để tăng tỷ
lệ sử dụng BPTT theo mục tiêu đề ra. Trong quá trình phân khúc thị trường, những
khách hàng có nhu cầu sử dụng PTTT, nhưng chưa sẵn sàng chi trả mua sản phẩm
TTXH hoặc thị trường thương mại thì tiếp tục thuyết phục chuyển đổi hành vi, tạo
cơ hội thuận lợi nhất để họ sử dụng BPTT.
Chính sách khuyến khích sử dụng BPTT do các địa
phương ban hành tạm thời theo hướng đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu sử dụng
BPTT của khách hàng (để khách hàng không bỏ cuộc).
1.2. Các đối tượng ưu tiên
Các đối tượng cần được ưu tiên để tiếp cận đến PTTT
một cách thuận lợi, an toàn và đáp ứng yêu cầu về số lượng, đa dạng về chủng loại
và chất lượng PTTT một cách công bằng và hiệu quả. Các đối tượng ưu tiên bao gồm:
- Người nghèo và cận nghèo: Việc cung cấp các PTTT
miễn phí cho người nghèo và cận nghèo là ưu tiên hàng đầu. Tuy nhiên, người
nghèo và cận nghèo đều có ở các vùng miền của các tỉnh, thành phố trong cả nước.
Để giản tiện các biện pháp quản lý tài chính trong tổ chức thực hiện và đảm bảo
chi đúng đối tượng, cần nghiên cứu để áp dụng biện pháp cấp phiếu dịch vụ hoặc
cấp PTTT trực tiếp cho người nghèo và cận nghèo thông qua các cơ sở công lập.
- Người tàn tật không có khả năng tiếp cận với
PTTT, dịch vụ KHHGĐ và đa số không có khả năng tự chi trả PTTT, dịch vụ KHHGĐ.
Đây là nhóm đối tượng ưu tiên và cần có biện pháp phù hợp để họ được đáp ứng nhu
cầu sử dụng BPTT thông qua các cơ sở công lập, các đoàn thể hoặc Hội xã hội nghề
nghiệp của họ đối với nhóm đối tượng sống tập trung.
- Đồng bào dân tộc thiểu số và những người sống ở
vùng xa xôi hẻo lánh không có khả năng tiếp cận với PTTT, dịch vụ KHHGĐ (nơi đi
lại khó khăn, chưa có nhiều cơ sở công lập, số lượng cơ sở tư nhân tham gia
cung cấp PTTT, dịch vụ KHHGĐ còn rất hạn chế), nên đòi hỏi phải có các biện pháp
tiếp cận thuận tiện để họ được đáp ứng nhu cầu sử dụng BPTT thông qua các biện pháp
hỗ trợ, tạo điều kiện cho các cơ sở công lập, tư nhân tham gia cung cấp PTTT, dịch
vụ KHHGĐ hoặc tổ chức các đội dịch vụ lưu động cung cấp PTTT, dịch vụ KHHGĐ.
- Thanh niên và vị thành niên, đặc biệt là người
chưa lập gia đình thường không nhận được PTTT, dịch vụ KHHGĐ tại các cơ sở công
lập, và đây là nhóm có tỷ lệ về nhu cầu chưa được đáp ứng khá cao. Tuy nhiên,
thanh niên và vị thành niên đều sống ở các vùng miền của các tỉnh, thành phố
trong cả nước. Để giải quyết nhu cầu chưa được đáp ứng, cần áp dụng các biện pháp
tiếp cận hợp lý để họ được đáp ứng nhu cầu về sử dụng BPTT thông qua các biện pháp
tổ chức cung cấp tại các nơi tập trung như các trường phổ thông trung học, các
trường chuyên nghiệp và các đơn vị, tổ chức có đông nhóm đối tượng này.
- Người mới sử dụng BPTT là một nhóm đối tượng chưa
có đầy đủ kiến thức, kinh nghiệm và đặc biệt là tâm lý sử dụng BPTT, do đó họ
cũng cần được khuyến khích khi bắt đầu sử dụng BPTT.
1.3. Các kênh cung cấp ưu tiên
Trong giai đoạn 2011-2015, giai đoạn chuyển đổi mạnh
nhất từ cung cấp PTTT miễn phí sang giai đoạn khách hàng tự chi trả một phần
PTTT thông qua kênh TTXH và từ sau năm 2020, sẽ giảm thị phần kênh TTXH để chuyển
dần sang kênh thị trường thương mại. Vì vậy, TTXH trở thành kênh cung cấp ưu
tiên trong thị trường tổng thể PTTT giai đoạn 2011-2015.
Bộ Y tế đã ban hành chính sách khuyến khích TTXH
các PTTT trong chương trình mục tiêu quốc gia DS-KHHGĐ tại Quyết định số 2062/QĐ-BYT
ngày 22/6/2011, theo đó nội dung của các thành phần TTXH, giá bán lẻ, các loại
chi phí TTXH và quản lý nhà nước về TTXH đã được quy định, tạo cơ sở pháp lý
cho các Tổ chức thực hiện TTXH các PTTT được chủ động thực hiện và mở rộng phạm
vi, quy mô TTXH trong phạm vi cả nước.
Kênh thị trường thương mại ngày càng chiếm thị phần
lớn trong thị trường tổng thể PTTT thông qua sự phát triển kinh tế xã hội và đời
sống nhân dân ngày càng được nâng cao. Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008
của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong
lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường và các văn bản
hướng dẫn thực hiện đã tạo cơ sở pháp lý, cơ hội phát triển bình đẳng của các
cơ sở ngoài công lập.
2. Nghiên cứu, thử nghiệm, mở
rộng thị trường tổng thể PTTT
Việc cung cấp PTTT được chuyển từ cung cấp miễn phí
sang kênh trung gian là TTXH và tiến tới thị trường thương mại là một quá trình
vừa nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi các khách hàng, vừa tổ chức các hình
thức cung cấp PTTT, dịch vụ KHHGĐ cho phù hợp với tâm lý, nguyện vọng, điều kiện
kinh tế và sức khỏe của các nhóm đối tượng. Vì vậy, cần nghiên cứu, thử nghiệm
và mở rộng thị trường tổng thể PTTT nhằm đạt được mục tiêu đề ra.
Nghiên cứu thử nghiệm việc cung cấp PTTT miễn phí
cho nhóm dân cư nghèo theo hướng cấp trọn gói dịch vụ cho đối tượng sử dụng, đặc
biệt là sử dụng BPTT lâm sàng. Nghiên cứu biểu phí dịch vụ ở cơ sở y tế công lập
và thiết lập cơ chế quản lý, cơ chế giám sát và theo dõi phí dịch vụ theo hướng
tạo cơ hội bình đẳng cho các cơ sở ngoài công lập cùng tham gia cung cấp PTTT
và dịch vụ KHHGĐ. Nghiên cứu thí điểm việc TTXH thuốc tiêm tránh thai, thuốc cấy
tránh thai và dụng cụ tử cung, bao gồm cả các Chi phí dịch vụ kỹ thuật như thuốc
thiết yếu cho người sử dụng, vật liệu tiêu hao, chi phí phẫu thuật, thủ thuật dịch
vụ đặt dụng cụ tử cung, thuốc cấy và tiêm thuốc tiêm tránh thai. Nghiên cứu thí
điểm việc cung cấp PTTT theo các kênh TTXH và thị trường thương mại đối với một
số nhóm đối tượng khó tiếp cận.
3. Tuyên truyền vận động và
nâng cao năng lực quản lý
Tổ chức thực hiện tốt việc tuyên truyền vận động sử
dụng BPTT trong Chương trình DS-KHHGĐ và tuyên truyền, quảng cáo đối với mỗi
nhãn sản phẩm TTXH trong kênh TTXH các phương tiện tránh thai. Chú trọng tuyên
truyền thông qua chuyển đổi hành vi từ sử dụng BPTT miễn phí sang TTXH và thị
trường thương mại để giảm gánh nặng của ngân sách nhà nước và tạo sự công bằng,
hợp lý với khả năng và điều kiện của mỗi nhóm đối tượng sử dụng.
Tổ chức tập huấn, học tập kinh nghiệm quốc tế và thực
tiễn nhằm nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý, góp phần nâng cao hiệu
lực quản lý và tạo cơ hội thuận lợi cho các cơ sở công lập và ngoài công lập thực
hiện tốt các hoạt động với kỹ năng, kỹ thuật trong từng kênh phân phối trong thị
trường tổng thể PTTT.
4. Xây dựng, ban hành và thực
hiện chính sách khuyến khích
Xây dựng, ban hành và thực hiện chính sách chế độ đối
với những đối tượng được cung cấp PTTT miễn phí. Đối tượng được cung cấp PTTT
miễn phí được quy định cụ thể đối với từng loại PTTT (nói chung là những người
nghèo, người thuộc hộ cận nghèo, người thuộc diện chính sách xã hội, người thuộc
nhóm khó tiếp cận và có nhu cầu sử dụng BPTT). Mức cấp miễn phí thực hiện theo
tiêu chuẩn, định mức sử dụng đối với từng loại PTTT. Phương thức cấp theo bằng
chứng xác nhận đối tượng thuộc diện được cung cấp miễn phí (cần nghiên cứu từng
bằng chứng cho hợp lý đối với mỗi loại PTTT để tránh tình trạng chi phí để làm
bằng chứng hoặc chứng từ thanh toán quá phức tạp và tốn kém). Người cung cấp là
CTV dân số, cán bộ DS-KHHGĐ cấp xã, các cơ sở y tế công lập. Xây dựng, ban hành
các hướng dẫn để cụ thể hóa các quy định về nội dung của các thành phần TTXH,
giá bán lẻ, các loại chi phí TTXH và tỷ lệ trợ giá đối với từng nhãn sản phẩm
TTXH, đảm bảo điều kiện thuận lợi cho các Tổ chức thực hiện TTXH triển khai
trên thực tế.
Xây dựng, ban hành các hướng dẫn để cụ thể hóa
chính sách khuyến khích xã hội hóa theo Nghị định số 69/2008/NĐ-CP trong việc sản
xuất, nhập khẩu, cung cấp PTTT và dịch vụ SKSS/KHHGĐ, tạo điều kiện cho các cơ
sở ngoài công lập tham gia thị trường tổng thể PTTT.
5. Điều phối linh hoạt thị trường
tổng thể PTTT
Căn cứ định hướng thị phần của PTTT trong thị trường
tổng thể và tình hình thực hiện hàng năm, Bộ Y tế phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu
tư, Bộ Tài chính và các Bộ ngành có liên quan xem xét điều chỉnh kế hoạch hàng
năm về số lượng PTTT được cung cấp theo các kênh miễn phí, TTXH và thị trường
thương mại cho phù hợp với tình hình thực tế và kế hoạch ngân sách đầu tư cho
nhu cầu PTTT.
Điều phối linh hoạt thị trường tổng thể PTTT thông
qua các văn bản, ý kiến chỉ đạo và sự phối hợp của các Bộ, ban ngành, đoàn thể,
các nhà tài trợ, các tổ chức phi chính phủ và các nhà sản xuất, phân phối PTTT
nhằm giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện nhằm lồng
ghép các nội dung của kế hoạch hoạt động thị trường tổng thể PTTT với các chính
sách kinh tế xã hội và tạo cơ hội thuận lợi cho các cơ sở công lập và ngoài
công lập thực hiện việc cung cấp PTTT và dịch vụ KHHGĐ.
6. Công khai hóa
Công khai kế hoạch thị trường tổng thể PTTT và công
khai giá cả, biểu phí dịch vụ KHHGĐ có tác động cải thiện môi trường cạnh tranh
giữa các nhà cung cấp công lập và ngoài công lập, và điều này sẽ là một biện pháp
xã hội hóa có ý nghĩa để tối ưu hóa nguồn vốn đầu tư của nhiều thành phần trong
xã hội, đáp ứng nguồn kinh phí để cung cấp PTTT và dịch vụ KHHGĐ.
Công khai hóa cũng có tác động đến các nhóm đối tượng
có khả năng tự chi trả PTTT, dịch vụ KHHGĐ và tạo cho họ được chủ động sử dụng
BPTT để đáp ứng nhu cầu chất lượng, an toàn ngày càng cao đối với họ.
VI. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CÁC HOẠT
ĐỘNG
Kế hoạch hoạt động được xây dựng nhằm cụ thể hóa việc
triển khai thực hiện cho từng ưu tiên, đáp ứng yêu cầu triển khai mở rộng các nội
dung hoạt động để thực hiện mục tiêu đề ra (biểu 3. Kế hoạch thực hiện các hoạt
động kèm theo).
Tổ chức triển khai kế hoạch thực hiện các hoạt động
theo tiến độ đề ra vừa đảm bảo đẩy nhanh việc thực hiện mục tiêu về định hướng
thị phần của các kênh cung cấp (miễn phí, TTXH và thị trường thương mại) trong
thị trường tổng thể, vừa tạo cơ sở khoa học để triển khai mở rộng trong giai đoạn
tiếp theo. Các cơ quan, đơn vị được giao chủ trì thực hiện, có tránh nhiệm tổ
chức thực hiện theo tiến độ quy định.
VII. CÁC CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ
THÀNH CÔNG
Bên cạnh các mốc hoạt động theo từng kế hoạch thực
hiện, kế hoạch hoạt động thị trường tổng thể PTTT đưa ra một số chỉ số đánh giá
như sau:
1. Chỉ đạo của Chính phủ về việc thực hiện kế hoạch
hoạt động thị trường tổng thể PTTT với kế hoạch đảm bảo an ninh hàng hóa SKSS/KHHGĐ.
2. Sự xem xét và điều chỉnh kế hoạch hằng năm.
3. Các khu vực ngoài nhà nước tiếp tục tham gia vào
theo dõi, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch và điều chỉnh kế hoạch hoạt động
thị trường tổng thể PTTT.
4. Liên kết kế hoạch hoạt động thị trường tổng thể
PTTT với các chính sách kinh tế xã hội và kế hoạch ngân sách.
5. Các nguồn hỗ trợ của Chính phủ cho tránh thai
lâm sàng cần được cấp cho những đối tượng không có khả năng chi trả.
6. Duy trì tỷ lệ sử dụng BPTT hiện đại.
7. Tăng số lượng các nguồn cung cấp (khu vực thương
mại, tổ chức phi chính phủ, khu vực công) cho từng BPTT.
8. Tăng tỷ trọng sản phẩm thương mại được cung cấp.
9. Giảm thị phần các PTTT cấp miễn phí trong thị
trường tổng thể, đặc biệt là giảm nhanh việc cấp PTTT miễn phí cho những người
có khả năng chi trả.
10. Giảm thị phần các sản phẩm PTTT phi lâm sàng được
nhà nước trợ giá.
11. Tăng thị phần sản phẩm PTTT lâm sàng đưa vào
TTXH được nhà nước trợ giá gắn liền với làm dịch vụ kỹ thuật đối với PTTT lâm
sàng.
12. Đa dạng hóa các BPTT.
13. Giảm tỷ lệ nhu cầu tránh thai chưa được đáp ứng
ở nhóm thanh thiếu niên
14. Phát triển kế hoạch để duy trì phân khúc thị
trường và các phân khúc ưu tiên lại không nằm trong kế hoạch này.
Kế hoạch hoạt động thị trường tổng thể PTTT sử dụng
trong Chương trình DS-KHHGĐ là một bộ phận không thể tách rời với kế hoạch hàng
năm và kế hoạch dài hạn trong việc thực hiện Chương trình dân số và kế hoạch
hóa gia đình. Tổng cục DS-KHHGĐ có trách nhiệm theo dõi, đánh giá tình hình thực
hiện kế hoạch hoạt động thị trường tổng thể PTTT sử dụng trong Chương trình
DS-KHHGĐ và tham mưu trình Bộ Y tế giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong quá
trình thực hiện.
BIỂU 1
TỶ LỆ SỬ DỤNG BPTT VÀ SỐ LƯỢNG BPTT GIAI ĐOẠN
2011-2015
(Kèm theo kế hoạch hoạt động thị trường tổng thể các PTTT)
|
2011
|
2012
|
2013
|
2014
|
2015
|
1. Tỷ lệ phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ sử dụng
BPTT (%)
|
78,6
|
79,4
|
80,2
|
81,1
|
82,0
|
- BPTT hiện đại
|
68,2
|
69,2
|
70,5
|
80,8
|
73
|
- BPTT truyền thống
|
10,4
|
10,2
|
9,7
|
9,3
|
9,0
|
2. Tổng số người sử dụng BPTT
|
13.071.568
|
13.162.019
|
13.245.459
|
13.322.281
|
13.396.094
|
- Bao cao su
|
1.522.540
|
1.582.571
|
1.641.795
|
1.700.782
|
1.759.931
|
- Triệt sản nữ
|
629.935
|
622.494
|
614.318
|
605.691
|
596.793
|
- Thuốc tiêm tránh thai
|
275.556
|
282.383
|
290.028
|
297.596
|
305.163
|
- Dụng cụ tử cung
|
7.109.941
|
7.067.699
|
7.017.678
|
6.963.029
|
6.905.752
|
- Triệt sản nam
|
39.222
|
39.504
|
39.750
|
39.976
|
40.192
|
- Thuốc cấy tránh thai
|
57.051
|
73.023
|
89.136
|
105.390
|
121.795
|
- Thuốc uống tránh thai
|
1.816.133
|
1.874.664
|
1.932.090
|
1.989.091
|
2.046.148
|
- Biện pháp tránh thai khác
|
1.621.190
|
1.619.681
|
1.620.664
|
1.620.726
|
1.620.320
|
3. Số người mới sử dụng BPTT trong năm
|
6.838.707
|
6.948.917
|
7.062.242
|
7.175.088
|
7.287.310
|
- Bao cao su
|
1.522.540
|
1.582.571
|
1.641.795
|
1.700.782
|
1.759.931
|
- Triệt sản nữ
|
30.357
|
29.175
|
28.234
|
27.444
|
26.655
|
- Thuốc tiêm tránh thai
|
275.556
|
282.383
|
290.028
|
297.596
|
305.163
|
- Dụng cụ tử cung
|
1.538.020
|
1.520.847
|
1.505.095
|
1.490.314
|
1.475.124
|
- Triệt sản nam
|
2.636
|
2.616
|
2.611
|
2.615
|
2.620
|
- Thuốc cấy tránh thai
|
32.275
|
36.980
|
41.725
|
46.520
|
51.349
|
- Thuốc uống tránh thai
|
1.816.133
|
1.874.664
|
1.932.090
|
1.989.091
|
2.046.148
|
- Biện pháp tránh thai khác
|
1.621.190
|
1.619.681
|
1.620.664
|
1.620.726
|
1.620.320
|
4. Số lượng PTTT hàng năm
|
|
|
|
|
|
Bao cao su (triệu chiếc)
|
183
|
190
|
197
|
204
|
211
|
Thuốc uống tránh thai (1.000 vỉ)
|
27.242
|
28.120
|
28.981
|
29.836
|
30.692
|
Thuốc tiêm tránh thai (1.000 lọ)
|
1.098
|
1.130
|
1.160
|
1.190
|
1.221
|
Thuốc cấy tránh thai (1.000 liều)
|
32
|
37
|
42
|
47
|
51
|
Dụng cụ tử cung (1.000 chiếc)
|
1.692
|
1.673
|
1.656
|
1.639
|
1.623
|
BIỂU 2
PHÂN KHÚC THỊ TRƯỜNG PTTT
(Kèm theo kế hoạch hoạt động thị trường tổng thể
các PTTT)
Đối tượng và
phương tiện tránh thai
|
Kênh dịch vụ
|
Sản phẩm tránh
thai và nguồn kinh phí
|
I. Theo mức thu nhập
|
|
|
1. Nhóm 1. Hộ nghèo
|
|
|
- Vùng khó khăn
|
Khu vực công
Các đoàn thể
Miễn phí
|
Tất cả các BPTT hiện đại
Ngân sách Chính phủ
|
- Vùng nông thôn
|
- Vùng đô thị
|
2. Nhóm 2. Hộ cận nghèo
|
|
|
- Vùng khó khăn
|
Khu vực công
Các đoàn thể
Miễn phí
|
Tất cả các BPTT hiện đại
Ngân sách Chính phủ
|
- Vùng nông thôn
|
- Vùng đô thị
|
Khu vực công
Các đoàn thể
Tổ chức phi chính phủ
|
Tất cả các BPTT hiện đại
Ngân sách Chính phủ
Chi phí của người sử dụng mua sản phẩm TTXH
|
3. Nhóm 3,4. Hộ thu nhập trung bình
|
|
|
- Vùng khó khăn
|
TTXH của các đoàn thể, tổ chức phi chính phủ
|
Tất cả các BPTT hiện đại
Ngân sách Chính phủ
Chi phí của người sử dụng mua sản phẩm TTXH
|
- Vùng nông thôn
|
TTXH của các đoàn thể, tổ chức phi chính phủ, Thị
trường tự do của các Tổ chức thương mại
|
Tất cả các BPTT hiện đại
Ngân sách Chính phủ
Chi phí của người sử dụng mua sản phẩm TTXH
|
- Vùng đô thị
|
4. Nhóm 5. Hộ giàu
|
|
|
- Vùng khó khăn
|
TTXH của các đoàn thể, tổ chức phi chính phủ
|
Tất cả các BPTT hiện đại
Ngân sách Chính phủ
Chi phí của người sử dụng mua sản phẩm TTXH
|
- Vùng nông thôn
|
Tổ chức phi chính phủ
Tổ chức thương mại
Thị trường tự do
|
Tất cả các BPTT hiện đại
Chi phí của người mua sản phẩm thương mại
|
- Vùng đô thị
|
II. Nhóm đối tượng khó tiếp cận
|
|
|
1. Người tàn tật
|
Khu vực công, các đoàn thể cung cấp miễn phí
|
Tất cả các BPTT hiện đại
Ngân sách Chính phủ
|
2. Đồng bào dân tộc thiểu số
|
Khu vực công, các đoàn thể cung cấp miễn phí
TTXH của các đoàn thể
|
Tất cả các BPTT hiện đại
Ngân sách Chính phủ
Chi phí của người sử dụng mua sản phẩm TTXH
|
3. Thanh niên và vị thành niên nông thôn (Học
sinh phổ thông trung học và chuyên nghiệp)
|
TTXH của các đoàn thể, tổ chức phi chính phủ, Thị
trường tự do
|
Tất cả các BPTT hiện đại
Ngân sách Chính phủ
Chi phí của người sử dụng mua sản phẩm TTXH
|
4. Thanh niên và vị thành niên thành thị (Học
sinh phổ thông trung học và chuyên nghiệp)
|
5. Người mới sử dụng BPTT trong tương lai
|
Khuyến mại miễn phí
TTXH của các đoàn thể, tổ chức phi chính phủ
|
Tất cả các BPTT hiện đại
Ngân sách Chính phủ
Chi phí của người sử dụng mua sản phẩm TTXH
|
III. Theo biện pháp tránh thai
|
|
|
1. Bao cao su
|
Giảm nhanh miễn phí còn 10% cho đối tượng nghèo ở
vùng khó khăn
|
Ngân sách chính phủ cho TTXH
Chi phí của người sử dụng mua sản phẩm TTXH và sản
phẩm thương mại
|
2. Thuốc uống tránh thai
|
Giảm nhanh miễn phí còn 30% cho đối tượng nghèo,
cần nghèo ở vùng khó khăn
|
3. Thuốc tiêm tránh thai
|
Đẩy mạnh TTXH và thị trường tự do
Huy động các tổ chức phi chính phủ, các tư nhân
tham gia cung cấp PTTT và dịch vụ
|
Ngân sách Chính phủ cho cấp miễn phí và TTXH
Chi phí của người sử dụng mua sản phẩm TTXH và sản
phẩm thương mại
Kế hoạch tăng cường sự tham gia của khu vực tư
nhân
|
4. Thuốc cấy tránh thai
|
5. Dụng cụ tử cung
|
6. Thuốc tránh thai khẩn cấp
|
TTXH của các đoàn thể
|
Thị trường thương mại
|
7. Các BPTT khác
|
|
Thị trường thương mại
|
Nhóm đối tượng chia theo mức thu nhập (tính theo hộ
gia đình) theo quy định của Chính phủ bao gồm:
- Nhóm 1. Hộ nghèo
- Nhóm 2. Hộ cận nghèo
- Nhóm 3. Hộ có thu nhập trung bình
- Nhóm 4. Hộ có thu nhập trên trung bình
- Nhóm 5. Hộ giàu
Nhóm đối tượng chia theo địa bàn bao gồm:
- Vùng khó khăn: các tỉnh miền núi phía Bắc và Tây
nguyên
- Vùng nông thôn: các tỉnh Đồng bằng Bắc bộ, Duyên
hải miền Trung, Đông nam bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.
- Vùng thành thị: các thành phố trực thuộc Trung
ương và các thành phố trực thuộc tỉnh.
BIỂU 3
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG THÍ ĐIỂM THỊ TRƯỜNG TỔNG THỂ
(Kèm theo kế hoạch hoạt động thị trường tổng thể các PTTT)
|
Hoạt động
|
Thời gian dự kiến
|
Cơ quan chịu
trách nhiệm
|
Các mốc hoạt động
|
1. Nhóm dân cư nghèo cần được cấp miễn phí
(bao gồm cả vùng khó khăn và đồng bào dân tộc thiểu số)
|
Xây dựng năng lực
|
- Lập kế hoạch để xác định nơi thí điểm
- Thiết lập cơ chế quản lý để cung cấp, theo dõi
và giám sát việc miễn giảm cho nhóm dân số đã xác định
- Thực hiện thí điểm
|
- Tháng 6 - tháng 11 năm 2011
- 2012
|
Tổng cục DS-KHHGĐ và Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh/Trung
tâm DS-KHHGĐ cấp huyện ở các nơi thí điểm
|
- Kế hoạch thí điểm được xây dựng
- Cơ chế được xác định
- Triển khai thí điểm, rút ra bài học và chương
trình được điều chỉnh
|
Tài chính
|
- Ước tính số lượng phụ nữ trong độ tuổi sinh sản
ở nhóm 1 và 2 có nhu cầu tránh thai và đa dạng các BPTT, sử dụng con số này để
ước tính ngân sách.
|
Tháng 6/2011
|
- Tổng cục DS-KHHGĐ và GSO
|
- Dự báo ngân sách cần thiết được chỉnh sửa vào
tháng 7/2011
|
|
- Ước tính ngân sách khuyến khích (hoa hồng) cho
các cán bộ y tế
|
Tháng 7/2011
|
- Tổng cục DS-KHHGĐ và Bộ Y tế
|
- Cơ chế khuyến khích được dự tính.
|
|
- Xác định xem khi nào việc miễn giảm có hiệu lực
|
|
|
- Kế hoạch được xây dựng
|
|
- Kế hoạch để đưa KHHGĐ vào gói bảo hiểm y tế vào
năm 2016
|
Tháng 9/2011
|
- Tổng cục DS-KHHGĐ và Bộ Y tế
|
- Dự án thí điểm được thực hiện vào năm 2013
|
|
|
Năm 2012
|
- Bộ Y tế, Vụ Bảo hiểm Y tế
|
- Ngân sách được ước tính và yêu cầu vào năm 2014
|
Mua sắm/ vật tư/ hậu
cần
|
Điều chỉnh việc mua PTTT theo ước tính ở trên
|
Tháng 10/2011
|
Tổng cục DS-KHHGĐ
|
Các dự báo hàng hóa được chỉnh sửa vào tháng 11/2011
|
Tạo nhu cầu và
truyền thông
|
- Xác định xem có áp dụng khuyến khích/hoa hồng
cho người cung cấp dịch vụ và chỉ tiêu
|
Tháng 5/2011
|
Tổng cục DS-KHHGĐ
|
Cơ chế khuyến khích/hoa hồng được xác định
|
|
- Xác định thông điệp chính và kênh truyền thông
để truyền tải tới cán bộ y tế/nhóm dân về tiêu chuẩn miễn giảm và việc miễn
giảm
|
Tháng 11/2011
|
Hội phụ nữ/Đoàn thanh niên
|
Các thông điệp và kênh truyền thông được xác định
|
Quy định
|
Xác định các thay đổi về quy định cần thiết
|
Tháng 11/2011
|
Tổng cục DS-KHHGĐ
|
Các sửa đổi được xác định
|
2. Biểu phí dịch vụ ở cơ sở y tế công
|
Xây dựng năng lực
|
Lên kế hoạch dự án thí điểm áp dụng biểu phí dịch
vụ mới
|
Tháng 6/2011
|
Tổng cục DS-KHHGĐ và Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh/ Trung
tâm DS-KHHGĐ cấp huyện ở các nơi thí điểm
|
Kế hoạch thí điểm được phát triển và phê duyệt
vào tháng 11/2011
|
Thiết lập cơ chế quản lý để giám sát và theo dõi
phí dịch vụ đối với một số nhóm phụ nữ được xác định
|
Tháng 11/2011
|
Tổng cục DS-KHHGĐ
|
Cơ chế được xác định
|
Xác định chất lượng dịch vụ cần cải thiện thế nào
để duy trì việc sử dụng của khách hàng
|
Tháng 12/2011
|
Tổng cục DS-KHHGĐ và Vụ Sức khỏe Bà mẹ và Trẻ em
|
Kế hoạch về chất lượng được phát triển để thí điểm
|
Thực hiện thí điểm
|
2012
|
|
Triển khai thí điểm, bài học rút ra và chương
trình được điều chỉnh
|
Tài chính
|
Xác định biểu phí dựa trên số liệu về chi phí
|
Tháng 7/2011
|
Tổng cục DS-KHHGĐ và Bộ Tài chính
|
Biểu phí dịch vụ sẽ được xây dựng vào tháng 9/2011
|
Điều chỉnh dự toán ngân sách trong dự báo của
chính phủ theo ước tính số phụ nữ sẽ phải trả phí, doanh thu và cả việc giảm
sử dụng dịch vụ khi một số khách hàng chuyển sang sử dụng dịch vụ tại khu vực
tư nhân
|
Tháng 9/2011
|
Tổng cục DS-KHHGĐ
|
Điều chỉnh dự thảo ngân sách vào tháng 10/2011
|
Mua sắm/vật tư/hậu
cần
|
Ước tính số phụ nữ sẽ ngừng sử dụng dịch vụ công
nếu khu vực công thu phí.
Điều chỉnh ước tính mua sắm ở trên
|
Tháng 10/2011
|
Tổng cục DS-KHHGĐ
|
Các dự báo hàng hóa được chỉnh sửa trước tháng 11/2011
|
Tạo nhu cầu và
truyền thông
|
Xác định thông điệp chính và kênh truyền thông để
truyền tải tới cán bộ y tế/nhóm dân về việc bắt đầu thu phí
|
Tháng 11/2011
|
Tổng cục DS-KHHGĐ và Hội Phụ nữ, Đoàn thanh niên
|
Các thông điệp và kênh truyền thông được xác định
|
Quy định
|
Xác định các thay đổi trong quy định về giá của
khu vực tư nhân mà có thể cản trở sự phát triển của khu vực này
|
Tháng 11/2011
|
Tổng cục DS-KHHGĐ
|
Các quy định được xác định và kế hoạch được xây dựng
để đáp ứng các thay đổi này
|
3. Thuốc tiêm tránh thai
|
Xây dựng năng lực
|
Đánh giá các rào cản và các bài học kinh nghiệm từ
những nỗ lực trước đó
|
Tháng 8/2011
|
Tổng cục DS-KHHGĐ
|
Các rào cản được xác định
|
Tập huấn cho người cung cấp dịch vụ ở khu vực
công và tư nhân về quản lý và tư vấn tác dụng phụ của thuốc tiêm
|
2011
|
Vụ Sức khỏe Bà mẹ và Trẻ em
|
Các bộ cung cấp dịch vụ được đào tạo
|
Tài chính
|
Điều chỉnh dự báo về sử dụng thuốc tiêm tránh
thai cho những người mới sử dụng
|
Tháng 5/2011
|
Tổng cục DS-KHHGĐ
|
Dự báo ngân sách được sửa đổi vào tháng 7/2011
|
Lồng chi phí đào tạo vào ngân sách nhà nước
|
2012
|
Bộ Y tế
|
Chi phí đào tạo được tài trợ
|
Mua sắm/vật tư/hậu
cần
|
Khuyến khích cung cấp thuốc tiêm tránh thai ở thị
trường tư nhân
|
Tháng 10/2011
|
Tổng cục DS-KHHGĐ và các nhà sản xuất và cung cấp
thuốc tiêm tránh thai
|
Dự báo ngân sách được sửa đổi vào tháng 11/2011
|
Làm rõ định nghĩa về TTXH - mục đích của dự báo
ngân sách nhà nước mà trong đó tổ chức nào sẽ nhận tài trợ; yêu cầu về hợp đồng
để đảm bảo chất lượng, tính có sẵn và khả năng chi trả được của dịch vụ/sản
phẩm cho người nhận dịch vụ/nguồn tài trợ
|
Tháng 5/2011
|
Tổng cục DS-KHHGĐ
|
Các định nghĩa được phổ biến tháng 6/2011
|
Tạo nhu cầu và
truyền thông
|
Xác định thông điệp và kênh truyền thông để tuyên
truyền cho phụ nữ về cách quản lý tác dụng phụ của thuốc tiêm tránh thai. Phát
triển thông điệp dựa trên các rào cản được xác định
|
Tháng 11/2011
|
Vụ SKBMTE, Cơ sở y tế tư nhân, Tổ chức phi chính
phủ, Nhà sản xuất, Hội phụ nữ
|
Thông điệp và kênh truyền thông được xác định
Tăng tỷ lệ % dịch vụ được cung cấp qua thị trường
thương mại
|
Quy định
|
Xác định liệu người cung cấp dịch vụ có thể tiêm ở
ngoài cơ sở y tế
|
Tháng 11/2011
|
Bộ Y tế
|
Ra được quyết định
|
Xác định xem có cần đăng ký cho các thuốc tiêm mới
hay không
|
|
|
|
Xác định cách thức điều chỉnh các quy định về quảng
cáo để thúc đẩy sử dụng thuốc tiêm nói chung
|
|
|
Kế hoạch được phát triển
|
Giải quyết các rào cản về quy định được xác định
khi bắt đầu xây dựng năng lực
|
|
|
Xác định được các rào cản
|
4. Dụng cụ tử cung và thuốc cấy tránh thai
|
Xây dựng năng lực
|
Tăng số lượng các cơ sở y tế tư nhân cung cấp dịch
vụ DCTC và thuốc cấy tránh thai bằng cách đào tạo cho người cung cấp dịch vụ
|
2012
|
Vụ SKBMTE
|
Điểm cung cấp dịch vụ mới: Tháng 12/2012
|
Tài chính
|
Lồng chi phí đào tạo vào ngân sách nhà nước
|
2012
|
Bộ Y tế
|
Chi phí đào tạo được tài trợ
|
Mua sắm/vật tư/hậu
cần
|
Làm rõ định nghĩa của TTXH - Mục đích của dự báo ngân
sách chính phủ, trong đó tổ chức sẽ nhận tài trợ, các yêu cầu về hợp đồng để
đảm bảo chất lượng, tính sẵn có của dịch vụ/sản phẩm cho người nhận dịch vụ/nguồn
tài trợ
|
Tháng 5/2011
|
Tổng cục DS-KHHGĐ
|
Các định nghĩa được phổ biến tháng 6/2011
|
Tạo nhu cầu và
truyền thông
|
Xác định kế hoạch truyền thông cho người sử dụng
để tăng cường nhận thức về sự sẵn có của DCTC và thuốc tránh thai tại khu vực
thương mại
- Thông điệp
- Kênh truyền thông
- Mức độ và tần số của truyền thông
|
Tháng 9/2011
|
Nhà cung cấp dịch vụ tư nhân, nhà sản xuất sản phẩm
|
Các kế hoạch truyền thông được thực hiện vào
2012.
Tăng tỷ lệ % dịch vụ được cung cấp qua khu vực
thương mại
|
Quy định
|
Khuyến khích các bác sĩ tư nhân cung cấp dịch vụ
|
Tháng 8/2011
|
Tổng cục DS-KHHGĐ, Cục Quản lý dược
|
Một số quy định được sửa đổi: tháng 12 năm 2011
|
Mở rộng hệ thống cấp phép và công nhận chất lượng
và tính sẵn có cho các nhà cung cấp dịch vụ tư nhân
|
Xác định cách thức điều chỉnh, các quy định về quảng
cáo để thúc đẩy sử dụng DCTC và thuốc cấy tránh thai nói chung
|
5. Thanh thiếu niên
|
Xây dựng năng lực
|
Đánh giá các rào cản và bài học kinh nghiệm từ
các chương trình trước đó
|
Tháng 9/2011
|
Bộ Y tế và cơ quan tỉnh/huyện/xã
|
Xác định được các rào cản
|
Đào tạo cán bộ cung cấp dịch vụ bao gồm cả các
nhà cung cấp dịch vụ phá thai tư nhân
|
2012
|
|
Cán bộ cung cấp dịch vụ được đào tạo
|
Mở rộng các dịch vụ thân thiện thanh thiếu niên ở
cơ sở y tế công cộng
|
|
|
…điểm cung cấp dịch vụ thân thiện thanh thiếu
niên vào tháng 12/2012
|
Tài chính
|
Xác định liệu thanh thiếu niên có phải trả phí dịch
vụ ở các cơ sở y tế công không bất kể thu nhập của họ thế nào
|
Tháng 6/2011
|
Tổng cục DS-KHHGĐ
|
Ra quyết định
|
Lồng chi phí đào tạo vào ngân sách nhà nước
|
Năm 2012
|
Bộ Y tế
|
Chi phí đào tạo được tài trợ
|
Mua sắm/vật tư/hậu
cần
|
Xây dựng/phê duyệt dự báo số thanh thiếu niên bao
gồm các thanh niên chưa lập gia đình
|
Tháng 9/2011
|
Tổng cục DS-KHHGĐ
|
Dự báo được phê chuẩn trước tháng 10/2011
|
Tạo nhu cầu và
truyền thông
|
Xây dựng kế hoạch để tăng cường hiểu biết về
tránh thai và mục đích của nó
|
Tháng 2/2012
|
Bộ Giáo dục và Đào tạo
Bộ Y tế
|
Kế hoạch được xây dựng vào tháng 4/2012
|
|
Thiết kế chương trình truyền thông tới nhóm thanh
thiếu niên và quảng bá về các điểm cung cấp dịch vụ thân thiện thanh thiếu
niên
|
Tháng 2/2012
|
Bộ Y tế, Đoàn thanh niên
|
Tăng tỷ lệ% thanh thiếu niên được cung cấp và sử
dụng BPTT hiện đại
|
Quy định
|
Đảm bảo danh sách dược phẩm không cần toa được cập
nhật đầy đủ
|
Tháng 8/2011
|
Cục Quản lý dược, Bộ Y tế
|
Danh sách được cập nhật hàng năm
|
Công nhận các điểm cung cấp dịch vụ thân thiện
thanh thiếu niên ở các cơ sở y tế công
|
Tháng 7/2012
|
Bộ Y tế
|
Thủ tục công nhận được xác định
Dịch vụ được cung cấp liên tục
|
6. Người sử dụng mới
|
Xây dựng năng lực
|
Xác định tiêu chuẩn/điều kiện cho người dùng mới
|
Tháng 7/2011
|
Tổng cục DS-KHHGĐ và cơ sở y tế cấp xã, huyện, tỉnh
|
Các tiêu chí và cơ chế được xác định
|
Thiết lập cơ chế quản lý theo dõi, giám sát miễn
giảm đối với nhóm người dùng mới
|
Tháng 7/2011
|
Tổng cục DS-KHHGĐ
|
|
Tài chính
|
Tính cả người sử dụng mới trong yêu cầu ngân sách
nhà nước
|
Tháng 7/2011
|
Tổng cục DS-KHHGĐ
|
Dự báo ngân sách được sửa đổi: tháng 9/2011
|
Mua sắm/vật tư/hậu
cần
|
Tính toán dự báo cho người sử dụng thuốc uống và
thuốc tiêm mới
|
Tháng 10/2011
|
Tổng cục DS-KHHGĐ
|
Dự báo hàng hóa được điều chỉnh: tháng 11/2011
|
Tạo nhu cầu và
truyền thông
|
Cán bộ cung cấp dịch vụ phá thai tư vấn về các
BPTT như một dịch vụ sau phá thai
|
Tháng 3/2012
|
Tổng cục DS-KHHGĐ
|
Kế hoạch hướng tới nhóm đích được xây dựng và cán
bộ cung cấp dịch vụ được đào tạo
|
Xác định có sử dụng các chính sách khuyến khích/hoa
hồng cho nhân viên y tế và các chỉ tiêu không
|
Tháng 1/2012
|
Tổng cục DS-KHHGĐ
|
Ra quyết định
|
Xác định xem phiếu dịch vụ có thể áp dụng để xác
định người sử dụng mới hay không
|
Tháng 2/2012
|
Tổng cục DS-KHHGĐ
|
Cơ chế và hệ thống thực thi được xác định
|
Xác định thông điệp chính và kênh truyền thông để
truyền tải tới các bộ y tế/nhóm dân cư về các tiêu chuẩn miễn phí và nhu cầu
tránh thai
|
Tháng 4/2012
|
Tổng cục DS-KHHGĐ, Hội Phụ nữ
|
Dự án được thiết kế vào tháng 3/2012
|