ỦY BAN NHÂN
DÂN
TỈNH THÁI BÌNH
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 2080/2001/QĐ-UB
|
Thái Bình, ngày 13 tháng 12 năm 2001
|
QUYẾT ĐỊNH
V/V BAN HÀNH QUY ĐỊNH CỦA UBND
TỈNH VỀ THỰC HIỆN NẾP SỐNG VĂN HÓA
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI BÌNH
Căn cứ Luật tổ chức
HĐND và UBND (sửa đổi) ngày 21/6/1994;
Thực hiện Chỉ số 27/CTTW
ngày 12/1/1998 của Bộ chính trị và Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 28/3/1998 của Thủ
tướng Chính phủ về thực hiện nếp sống văn minh trong việc, cưới, việc tang, lễ
hội;
Xét đề nghị của Sở văn
hóa - Thông tin tại Tờ trình số 102 ngày 03 tháng 12 năm 2001.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo quyết định này bản
quy định của UBND tỉnh về thực hiện nếp sống văn hóa trong tỉnh.
Điều
2: Giao cho Sở Văn
hóa - Thông tin hướng dẫn thực hiện cụ thể bằng văn bản. UBND các cấp, các sở,
ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội trong tỉnh tổ chức
triển khai thực hiện sâu rộng đến nhân dân trong tỉnh.
Điều
3: Chánh văn phòng
HĐND và UBND tỉnh, Ban chỉ đạo của tỉnh về xây dựng nếp sống văn hóa, Giám đốc
Sở Văn hóa Thông tin, các Giám đốc sở, Thủ trưởng ban, ngành, đoàn thể, Chủ
tịch UBND huyện, thị xã chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
Quyết định này thay thế
Quyết định số 212/QĐ-UB ngày 7/5/1998 của UBND tỉnh và có hiệu lực thi hành kể
từ ngày ký./.
|
T/M ỦY BAN
NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH
Bùi Tiến Dũng
|
QUY ĐỊNH
VỀ THỰC HIỆN NẾP SỐNG VĂN HÓA
Ban hành kèm theo Quyết định số 2080/QĐ-UB ngày 13/12/2001 của UBND tỉnh
Thái Bình
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1:
Xây dựng
nếp sống văn minh, gia đình văn hóa là nhiệm vụ của mọi công dân, của các cấp,
các ngành, các tổ chức kinh tế, xã hội, nhằm xây dựng con người mới, nền văn
hóa mới, thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn
minh.
Điều 2: Thực hiện nếp sống văn hóa là lựa chọn, kế thừa và phát
huy những truyền thống, phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc, của làng, xã,
kết hợp với tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hóa hiện đại.
Những quy ước về
nếp sống văn hóa ở nông thôn, tổ dân phố, của các địa phương, những nội quy, quy
chế của cơ quan, đơn vị không được trái với chính sách, pháp luật của Nhà nước
và phải phù hợp với những quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh về nếp sống văn
hóa.
Điều 3: Nghiêm cấm việc truyền bá tư tưởng - văn hóa phản động,
đồi trụy, bài trừ hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan và các tệ nạn xã hội.
Chương II
NẾP SỐNG
CỦA CÁ NHÂN - GIA ĐÌNH - XÃ HỘI
Điều 4: Nếp sống của cá nhân
- Mọi người đều
bình đẳng trước pháp luật, sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật, thực
hiện nghiêm chỉnh và đầy đủ nghĩa vụ công dân. Người vi phạm pháp luật sẽ bị xử
lý nghiêm minh.
- Công dân làm
việc, lao động ở cơ quan, đơn vị phải đúng giờ với năng suất, chất lượng cao và
thực hiện đúng nội quy do cơ quan, đơn vị đề ra.
- Mọi người phải
có phong cách sống lành mạnh, khiêm tốn, hòa nhã phù hợp với thuần phong mỹ
tục, mình vì mọi người, khi giao tiếp phải văn minh lịch sự.
- Cán bộ, công
chức trong giờ làm việc, học sinh đi học phải ăn mặc gọn gàng phù hợp; phải nỗ lực
nghiên cứu học tập nâng cao trình độ về mọi mặt (văn hóa, chuyên môn, nghiệp
vụ, ngoại ngữ, khoa học - kỹ thuật, quản lý...)
- Không nói tục,
chửi bậy, đánh bạc, say rượu bia, gây gổ đánh nhau, ăn mặc lố lăng càn quấy và
có những hành vi thô bạo khác vi phạm nếp sống văn minh, xâm phạm quyền tự do
của mọi người.
Điều 5: Nếp sống gia đình:
- Mọi người phải
chấp hành đúng các chủ trương chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, thực
hiện nghiêm chỉnh Luật hôn nhân gia đình, xây dựng gia định thật sự dân chủ,
hòa thuận, hạnh phúc, bền vững, giáo dục con, cháu ngoan ngoãn, chăm học, chăm
làm, biết nghe lời ông, bà, cha mẹ, kính già, yêu trẻ và lễ độ với mọi người.
- Vợ chồng cùng
thực hiện tốt kế hoạch hóa gia đình, phát triển kinh tế gia đình và làm giàu
chính đáng.
Điều 6: Nếp sống trong xã hội
a. Nếp sống
ở thôn, làng, tổ dân phố:
- Phải chấp hành
đầy đủ mọi chế độ chính sách của Nhà nước và các quy định của địa phương nơi
mình sinh sống.
- Mọi người phải
có ý thức đoàn kết giúp đỡ nhau trong lúc khó khăn, ốm đau, hoạn nạn, trong
việc giáo dục thanh niên, thiếu niên và nhi đồng.
- Mọi tranh chấp
xích mích cần được giải quyết trên tinh thần hòa giải.
- Việc xây dựng
nhà ở, các công trình khác và mọi sinh hoạt lao động sản xuất phải thực hiện
đúng các quy hoạch, quy định của Nhà nước không làm ảnh hưởng đến gia đình khác,
không làm ô nhiễm môi trường và có ý thức bảo vệ môi trường.
b. Nếp sống
ở cơ quan, đơn vị, trường học:
Xây dựng và thực
hiện tốt nội quy lao động, học tập, nghỉ ngơi, bảo hộ lao động, vệ sinh công
nghiệp, bảo vệ tài sản chung, bảo vệ môi trường.
- Hội họp phải
đúng giờ, tiết kiệm chi tiêu, chuẩn bị kỹ nội dung để đạt kết quả cao, không hút
thuốc lá và nói chuyện riêng.
- Phải giữ gìn
đoàn kết nội bộ, không nói xấu, không xâm phạm đến lợi ích và đời tư của người
khác.
c- Nếp
sống văn hóa ở đường phố và nơi công cộng:
Có ý thức giữ gìn
đường phố sạch đẹp, không thả súc vật ra đường, không phóng uế và vứt rác bừa
bãi trên đường phố. Tôn trọng những quy định chung ở nơi công cộng.
- Vỉa hè phải dành
cho người đi bộ, không buôn bán lấn chiếm vỉa hè.
- Đi lại đúng luật
lệ giao thông, cấm đua xe máy trên đường phố
- Giao tiếp trên
đường phố phải lịch sự văn minh.
- Không quảng cáo
bằng loa phóng thanh hoặc rao vặt trên đường phố ảnh hưởng đến sinh hoạt của
nhân dân.
Chương III
VIỆC
CƯỚI
Điều 7: Hôn nhân gia đình là nhu cầu tự nhiên của con người khi đến tuổi
trưởng thành. Gia đình, xã hội có trách nhiệm chăm lo bảo đảm hạnh phúc lứa
đôi. Việc kết hôn phải theo đúng quy định của pháp luật và theo quy định của
chính quyền địa phương, kế thừa phong tục tốt đẹp, xóa bỏ các hủ tục lạc hậu.
Điều 8:
Trước khi tổ
chức lễ cưới, đôi nam nữ phải đến trụ sở Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi
cư trú để đăng ký kết hôn. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn cấp giấy chứng
nhân kết hôn theo quy định của pháp luật. Lễ trao giấy chứng nhận kết hôn cần
được tiến hành trang trọng, lịch sự tại trụ sở Ủy ban nhân dân xã, phường, thị
trấn.
Điều 9:
Việc đưa, đón
dâu tránh phô trương hình thức, không cản trở đến trật tự an toàn giao thông.
Điều 10: Tổ chức lễ cưới gọn nhẹ, tiết kiệm, vui vẻ, lành mạnh. Nghiêm
cấm việc thách hỏi, thách cưới. Lễ cưới có thể tổ chức tại gia đình hoặc nơi
công cộng.
Điều 11: Trong lễ cưới nếu sử dụng các phương tiện loa đài thì công
suất âm thanh chỉ đủ nghe trong hội cưới, không kéo dài vui chơi quá 22 giờ.
Điều 12:
Việc tổ chức
ăn uống trong lễ cưới phải tiết kiệm và chỉ giới hạn trong họ tộc của gia đình.
Gia đình tổ chức lễ cưới phải đảm bảo và chịu trách nhiệm trước pháp luật về
trật tự trị an và an toàn mọi mặt cho người đến dự.
Điều 13: Để phù hợp nếp sống văn minh của thời kỳ công nghiệp hóa,
hiện đại hóa, sau lễ đăng ký kết hôn, khuyến khích hình thức tổ chức tiệc trà
và báo hỉ trong việc cưới.
Chương IV
VIỆC
TANG
Điều 14: Theo truyền thống của người Việt Nam, việc tổ chức lễ tang,
mai táng cho người qua đời là ngày 8/10/1996 của Tỉnh ủy, Xóa bỏ các hủ tục mê tín
dị đoan khi đưa tang.
Điều 19: Người chết phải được mai táng ở nghĩa địa, nghĩa trang theo
quy định của Ủy ban nhân dân xã, thị trấn. Phải bảo đảm vệ sinh môi trường
trong mai táng.
Điều 20: Trong tang lễ chỉ tổ chức ăn cơm cho người nhà, người trực
tiếp phục vụ hoặc khách ở xa đến thăm viếng. Không bày cỗ mời thôn làng, tổ dân
phố đến ăn uống.
Chương V
VIỆC
QUẢN LÝ NGHĨA ĐỊA VÀ XÂY MỘ
Điều 21:
Ủy ban nhân
dân xã, thị trấn phải xây dựng quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất cho nghĩa địa,
nghĩa trang theo hướng dẫn của Sở Xây dựng. Các xã, thị trấn phải cử người quản
trang, phải lập sơ đồ mộ chi. Mộ đặt theo hàng, xây dựng quy hoạch trồng cây xanh
xung quanh nghĩa trang, bảo đảm cảnh quan nghĩa địa, nghĩa trang khang trang
sạch đẹp. Nghiêm cấm việc đắp mộ giả hoặc xây bao nhận phần đất.
Điều 22:
Các gia đình
có nhu cầu xây mộ phải tuân thủ quy định về địa điểm, quy cách và báo với quản
trang. Quản trang có trách nhiệm hướng dẫn và giám sát các gia đình xây mộ. Mộ
xây theo đúng quy cách thống nhất:
- Mộ chôn cất một
lần diện tích không quá 3m2
Điều 25: Việc tổ chức hội nghị, sơ kết, tổng kết, lễ đón nhận các
danh hiệu anh hùng, danh hiệu thi đua, huân chương, huy chương, lễ kỷ niệm ngày
truyền thống ở các ngành, các cấp phải trang trọng, có nội dung chương trình
thích hợp, đúng giờ, không kéo dài thời gian quá mức cần thiết, không phô
trương hình thức và thực hiện nghiêm túc điều 17 trong “Quy định về thực hành
tiết kiệm chống lãng phí” ban hành kèm theo Quyết định số 454/1999/QĐ-UB ngày
3/4/1999 của UBND tỉnh.
Các hội nghị sơ
kết, tổng kết, kỷ niệm ngày truyền thống ở những năm lẻ, đón nhận phần thưởng
của cấp trên chỉ tiến hành trong nội bộ, không mời các đơn vị ngoài ngành,
không tặng lẵng hoa. Việc tổ chức kỷ niệm ngày truyền thống nên gắn với việc sơ
kết, tổng kết năm. Nếu xét thấy thật cần thiết chỉ mời một đại diện lãnh đạo
cấp trên trực tiếp tới dự để phát biểu với hội nghị.
Đối với lễ kỷ niệm
ngày truyền thống các năm chẵn 5 năm 1 lần (trừ ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11,
ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2, ngày Thương binh liệt sỹ 27/7 và ngày Quốc phòng
toàn dân 22/12) hoặc lễ đón nhận danh hiệu Anh hùng, danh hiệu thi đua, Huân
chương, Huy chương nếu mời các thành phần ngoài cơ quan, ngoài địa phương thì
phải được Thường trực Tỉnh ủy, Thường trực Ủy ban nhân dân tỉnh đồng ý. Khi cần
tặng lẵng hoa thì chỉ Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh tặng.
Các ngành, các
c- Xây dựng quy
ước - hương ước và thực hiện tốt lối sống, nếp sống văn minh. Không có tệ nạn
xã hội, không có người sinh con thứ 3 trở lên. Có từ 70% số hộ trở lên đạt tiêu
chuẩn gia đình văn hóa.
d- Chấp hành tốt
chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy chế dân chủ ở cơ sở và quy định
của địa phương. Đảm bảo an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.
2. Đối với cơ
quan, doanh nghiệp, đơn vị, lực lượng vũ trang:
a. Hoàn thành tốt
nhiệm vụ, chỉ tiêu công tác chuyên môn nghiệp vụ, kế hoạch lao động sản xuất
hàng năm. Bảo đảm ổn định việc làm và đời sống của cán bộ công chức, người lao
động. Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công dân và nghĩa vụ đóng góp cho Nhà nước.
b. Xây dựng và
thực hiện tốt quy ước về nếp sống văn hóa. Có quan hệ mật thiết với nhân dân và
chính quyền địa phương. Không có người mắc tệ nạn xã hội, không có người sinh
con thứ 3 trở lên. Có từ 80% gia đình cán bộ, công chức, người lao động trở lên
đạt danh hiệu gia đình văn hóa nơi cơ trú.
c. Có môi trường
cảnh quan xanh, sạch đẹp, bảo đảm vệ sinh an toàn lao động. Có các thiết chế
văn hóa, thông tin, thể dục thể thao phù hợp và có phong trào hoạt động văn hóa
văn nghệ, thể dục thể thao.
d. Nội bộ đoàn
kết. Thực hiện tốt chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà
nước
Việc bình xét công
nhận đơn vị văn hóa, gia đình văn hóa được tổ chức vào quý IV hàng năm ở tất cả
các cấp.
- Cấp xã, phường,
thị trấn: Đối tượng được bình xét là những đơn vị sau khi đã qua 2 năm đăng ký
phấn đấu, gia đình 1 năm đăng ký phấn đấu.
- Cấp huyện, thị
xã: Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn lựa chọn những đơn vị gia đình văn hóa
tiêu biểu trong số đã được bình xét tại cơ sở để đề nghị Ủy ban nhân dân huyện,
thị xã xem xét, công nhận danh hiệu văn hóa cấp huyện, thị xã.
- Cấp tỉnh: Ủy
ban nhân dân huyện, thị xã lập hồ sơ các đơn vị có 2 lần liên tục, các gia đình
có 3 năm liên tục đạt, danh hiệu văn hóa cấp huyện, thị xã đề nghị Ủy ban nhân dân
tỉnh xem xét, công nhận danh hiệu văn hóa cấp tỉnh.
Điều 29: Hình thức công nhận:
Gia đình, đơn vị
đạt tiêu chuẩn văn hóa theo quy định này được cấp giấy chứng nhận kèm theo tiền
thưởng (hoặc hiện vật). Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp ra quyết định cấp giấy
chứng nhận các cá nhân, tập thể tiêu biểu thuộc phạm vi địa bàn quản lý của
mình.
Điều 30: Chế độ khen thưởng
Gia đình, đơn vị
đạt tiêu chuẩn văn hóa theo quy định này được nhận tiền thưởng hoặc hiện vật có
giá trị tương đương. Mức thưởng do các địa phương, đơn
Điều 33: Ngành văn hóa thông tin có trách nhiệm chủ trì, phối hợp
với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp, cơ quan thi đua. Liên đoàn Lao động và thủ
trưởng ngành, đoàn thể cung cấp lựa chọn các đơn vị, gia đình có thành tích để
đề nghị công nhận danh hiệu gia đình văn hóa, đơn vị văn hóa.
Đơn vị văn hóa,
gia đình văn hóa vi phạm chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước hoặc vi
phạm một trong những điều trong Quy định này nếu xét không còn xứng đáng thì
thu hồi văn bản công nhận đã cấp. Cấp nào cấp giấy chứng nhận thì cấp đó có
trách nhiệm ra quyết định thu hồi.
Điều 34: Trong quá trình thực hiện nếu phát hiện thấy những vấn đề
mới phát sinh hoặc không phù hợp, Ủy ban nhân dân các cấp, các ngành báo cáo về
Ủy ban nhân dân tỉnh để xem xét bổ sung, sửa đổi.