BỘ THÔNG TIN VÀ
TRUYỀN THÔNG
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 3724/BTTTT-KHTC
V/v hướng dẫn triển khai TT Chương trình MTQG đưa TT về
cơ sở miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo
|
Hà
Nội, ngày 28 tháng 12
năm 2012
|
Kính
gửi:
|
- Các Bộ, ngành, Cơ quan
Trung ương;
- Ủy ban các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
|
Ngày 05/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ
có Quyết định số 1212/QĐ-TTg ngày 05/9/2012 phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc
gia đưa thông tin về cơ sở miền núi vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo giai
đoạn 2012 - 2015 (sau đây gọi tắt là Chương trình) và giao Bộ Thông tin và Truyền
thông là Cơ quan quản lý Chương trình;
Căn cứ Quyết định số 135/2009/QĐ-TTg
ngày 04/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế quản lý, điều hành thực
hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia; Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn
triển khai thực hiện Chương trình giai đoạn 2013-2015 như sau:
1. Về tổ chức thực hiện Chương trình:
Đề nghị các các
Bộ, ngành Trung ương: căn cứ nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ giao tại điểm b và c khoản 8 Điều 1 tại Quyết định số 1212/QĐ-TTg ngày
05/9/2012 nêu trên, tiến hành tổ chức, triển khai thực hiện Chương trình.
2. Về công tác triển khai xây dựng,
phê duyệt kế hoạch, dự án thực hiện Chương trình:
2.1. Đối với Bộ Thông tin và Truyền
thông: Căn cứ Quyết định số 1212/QĐ-TTg ngày 05/9/2012 nêu trên của Thủ tướng
Chính phủ; Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ lập và phê duyệt các dự án thành phần
của Chương trình theo nhiệm vụ được giao.
2.2. Đối với các Bộ, ngành, cơ quan
trung ương, địa phương tham gia thực hiện Chương trình:
a) Đề nghị các Bộ,
ngành, cơ quan trung ương và địa phương căn cứ nội dung Quyết định 1212/QĐ-TTg
ngày 05/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn kèm theo Công văn này để chủ
động lựa chọn các mục tiêu, địa bàn, thứ tự ưu tiên thực hiện các nội dung của
Chương trình để xây dựng, phê duyệt kế hoạch, dự án cụ thể thực hiện Chương
trình theo thẩm quyền cho giai đoạn 2013-2015 và gửi kết
quả phê duyệt về Bộ Thông tin và Truyền thông để tổng hợp, theo dõi.
b) Việc tổ chức xây dựng, thẩm định
và phê duyệt các kế hoạch, dự án thực hiện Chương trình do Bộ, ngành địa phương
quản lý theo quy định hiện hành trên nguyên tắc không trái với mục tiêu, nhiệm
vụ, phạm vi (địa bàn) và nguồn vốn đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
c) Về kinh phí của ngân sách trung
ương để thực hiện Chương trình: trên cơ sở kinh phí Chương trình đã được Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt; căn cứ nguồn vốn thực tế của Chương trình được phân bổ
hàng năm; căn cứ các tiêu chí ưu tiên đối với các dự án thuộc Chương trình, Bộ
Thông tin và Truyền thông sẽ thực hiện việc tổng hợp, đề xuất phân bổ vốn cho
các Bộ, ngành, các cơ quan trung ương và các địa phương để các cơ quan có thẩm
quyền tổng hợp, phê duyệt và giao dự toán trong dự toán ngân sách chung hàng
năm cho các Bộ, ngành, cơ quan trung ương và các địa phương thực hiện Chương
trình theo quy định.
d) Do điều kiện nguồn kinh phí của
ngân sách trung ương bố trí thực hiện Chương trình rất hạn chế, không thể đáp ứng
được các nhu cầu đề xuất của các Bộ, ngành địa phương nên Bộ Thông tin và Truyền
thông đề nghị các Bộ, ngành, địa phương quan tâm bố trí vốn
đối ứng để thực hiện Chương trình; đồng thời đảm bảo thứ tự ưu tiên thực hiện
theo tiêu chí của Chương trình để đảm bảo kết quả của Chương trình.
(Hướng dẫn thực hiện Chương trình kèm theo Công văn)
Trong quá trình thực hiện, nếu vướng
mắc đề nghị liên hệ với Vụ Kế hoạch - Tài chính, Bộ Thông
tin và Truyền thông (số điện thoại: 04.38263578; 0438228382 hoặc địa chỉ email:
ctmtqg_[email protected])./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ trưởng (để b/c);
- Bộ KHĐT;
- Bộ Tài chính;
- Các Thứ trưởng Bộ TTTT;
- Các Vụ: TCCB, KHCN;
- Văn phòng Bộ;
- Các Cục: XB; Báo chí;
PTTH&TTĐT; TTĐN;
- Ban Quản lý CTMTQG ( Bộ TTTT);
- Lưu: VT, KHTC.
|
KT.
BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
TRƯỞNG BAN QUẢN LÝ CHƯƠNG TRÌNH MTQG ĐƯA THÔNG TIN VỀ CƠ SỞ
Trần Đức Lai
|
HƯỚNG DẪN
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA ĐƯA THÔNG TIN VỀ CƠ SỞ MIỀN NÚI, VÙNG SÂU, VÙNG
XA, BIÊN GIỚI, HẢI ĐẢO GIAI ĐOẠN 2012-2015
(Kèm theo Công văn số 3724/BTTTT-KHTC
ngày 28 tháng 12 năm
2012 của Bộ Thông tin và Truyền thông)
Căn cứ Quyết định số 1212/QĐ-TTg ngày
05/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia đưa
thông tin về cơ sở miền núi vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo giai đoạn
2012 - 2015, Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn chi tiết việc thực hiện một
số nội dung của Chương trình, cụ thể như sau:
I. Phạm vi địa bàn và thời gian thực
hiện Chương trình:
1. Địa bàn thực
hiện Chương trình
Phạm vi địa bàn thực hiện Chương
trình được phê duyệt tại khoản 3 Điều 1 của Quyết định số
1212/QĐ-TTg. Theo đó, Chương
trình được thực hiện trên phạm vi địa bàn 62 huyện nghèo và 07 huyện có tỷ lệ hộ
nghèo cao được áp dụng cơ chế, chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng theo quy định
cho huyện nghèo; xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc miền núi; xã đặc biệt
khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo; xã biên giới; xã an toàn khu; các
huyện, xã miền núi, vùng cao khác.
Đối với địa bàn 62 huyện nghèo thực
hiện theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ và 07 huyện
có tỷ lệ hộ nghèo cao được áp dụng cơ chế, chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng theo quy định cho huyện nghèo thực hiện theo Quyết định số
615/QĐ-TTg ngày 25/4/2011 của Thủ tướng Chính phủ.
Phạm vi địa bàn của Chương trình để
triển khai nội dung 03 Dự án của Chương trình MTQG đưa thông tin
về cơ sở miền núi vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo giai đoạn 2012-2015 dự
kiến sẽ là 3.302 xã thuộc 386 tại 48 tỉnh (dự kiến danh sách các tỉnh, huyện,
xã thuộc phạm vi thực hiện Chương trình đã được Bộ Thông tin và Truyền thông
đăng thông báo trên Website của Bộ theo địa chỉ …..). Như
vậy tất cả các nội dung của Dự án 1, Dự án 2, Dự án 3 khi xây dựng,
triển khai thực hiện đều phải được thực hiện trong phạm vi
địa bàn trên. Các Bộ, Ngành, Cơ quan trung ương và các
địa phương cần rà soát các dự án để đảm bảo thực hiện Chương trình trên địa bàn
cho thống nhất và đúng quy định.
2. Thời gian thực
hiện Chương trình:
Theo Quyết định phê duyệt của Thủ tướng,
Chương trình được thực hiện từ năm 2012 cho đến hết năm 2015. Đối với năm 2012,
Thủ tướng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính đã có các Quyết định
giao dự toán kinh phí và các mục tiêu thực hiện Chương trình cho các Bộ, ngành,
Cơ quan trung ương và các địa phương; Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban
hành Văn bản số 1403/BTTTT-KHTC ngày 04/6/2012 hướng dẫn thực hiện. Đề
nghị các Bộ, ngành, cơ quan trung ương và các địa phương triển
khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ năm 2012 của Chương trình theo đúng các
quy định tại các Quyết định và văn bản hướng dẫn nêu trên.
II. Nội
dung, nhiệm vụ, nguồn vốn của các dự án thuộc Chương
trình:
Nội dung Chương trình bao gồm 03 dự
án thành phần, đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại khoản 6
Điều 1 Quyết định số 1212/QĐ-TTg. Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn cụ
thể một số nội dung của các dự án như sau:
1. Dự án 1: Tăng cường cán
bộ thông tin và truyền thông cơ sở miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải
đảo:
Nội dung của Dự
án:
- Bổ sung, hoàn thiện Chương trình
khung, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ thông tin và
truyền thông cơ sở;
- Khảo sát, xác định đối tượng và nhu
cầu đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ thông tin và truyền thông cơ sở giai đoạn
2012 - 2015;
- Hỗ trợ tổ chức các lớp bồi dưỡng
chuyên môn nghiệp vụ ngắn hạn cho cán bộ thông tin và truyền thông cơ sở theo
Chương trình khung, tài liệu bồi dưỡng đã được Bộ Thông tin và Truyền thông ban
hành. Trong đó ưu tiên bồi dưỡng các cán bộ có khả năng công tác lâu dài trong
lĩnh vực thông tin và truyền thông cơ sở để đảm bảo hiệu quả bền vững của
Chương trình.
1.1. Trách nhiệm
thực hiện các nội dung của dự án 1
a) Nội dung bổ sung, hoàn thiện khung
chương trình khung, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn
nghiệp vụ cho cán bộ thông tin và truyền thông cơ sở sẽ do Bộ Thông tin và Truyền
thông chủ trì xây dựng, thực hiện (sử dụng nguồn vốn ngân sách trung ương).
Chương trình khung được bổ sung hoàn thiện hàng năm (trước 31/5) sẽ được
gửi cho các địa phương thực hiện Chương trình (qua Sở Thông tin và Truyền
thông) để triển khai tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ.
Các Bộ, ngành, cơ quan trung ương có
nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác tuyên truyền của tại các xã thuộc
phạm vi thực hiện Chương trình thì có kế hoạch, dự toán kinh phí gửi Bộ Thông
tin và Truyền thông để xem xét thống nhất việc phối hợp và lồng ghép thực hiện
tại các địa phương.
b) Nội dung khảo sát, xác định đối tượng
và nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ thông tin và truyền thông cơ sở giai
đoạn 2012 - 2015 sẽ do các địa phương thực hiện, sử dụng nguồn kinh phí do ngân
sách địa phương bố trí.
c) Hỗ trợ tổ chức các lớp bồi dưỡng
chuyên môn nghiệp vụ ngắn hạn cho cán bộ thông tin và truyền thông cơ sở:
- Việc tổ chức các
lớp bồi dưỡng cho giảng viên cho các địa phương do Bộ Thông tin và Truyền thông
thực hiện sử dụng nguồn kinh phí ngân sách TW, mỗi năm dự kiến tổ chức 01 lớp bồi dưỡng giảng viên.
- Việc tổ chức các lớp bồi dưỡng
chuyên môn nghiệp vụ ngắn hạn cho cán bộ thông tin và truyền thông cơ sở tại địa
phương nào do địa phương đấy thực hiện, sử dụng nguồn ngân
sách trung ương giao hàng năm.
Tiêu chuẩn về tổ chức các lớp bồi dưỡng
như sau:
+ Thời gian: Các
lớp đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn về kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ có thời gian
không quá 07 ngày
+ Về đối tượng:
Là cán bộ làm công tác thông tin truyền thông cơ sở ở tỉnh, huyện, xã, trong đó
ưu tiên bồi dưỡng các cán bộ thông tin truyền thông cơ sở cấp xã, đặc biệt là
những người có khả năng công tác lâu dài trong lĩnh vực thông tin và truyền
thông cơ sở để đảm bảo hiệu quả bền vững của Chương trình.
+ Về số lượng hướng
dẫn: Cấp tỉnh: là cán bộ làm công tác quản lý thông tin và truyền thông cơ sở tại
các đơn vị: Sở Thông tin và Truyền thông và một số hội, đoàn thể của tỉnh - số
lượng 10-15 ng/tỉnh; Cấp huyện là cán bộ làm công tác quản lý thông tin và truyền
thông cơ sở tại các đơn vị: Phòng Văn hóa - Thông tin và một số hội, đoàn thể của
huyện- Số lượng 5-8 người/huyện; cấp xã gồm: cán bộ làm công tác văn hóa - xã hội,
cán bộ đài truyền thanh, lãnh đạo UBND xã phụ trách lĩnh vực thông tin và truyền
thông - số lượng 3-5 người /xã.
Chế độ, định mức chi tiêu thực hiện nội
dung dự án 1 của Chương trình theo hướng dẫn của liên Bộ: Bộ Tài chính, Bộ Kế
hoạch và Đầu tư, Bộ Thông tin về thực hiện Chương trình; Dự
kiến chi phí bình quân: 3,2 tr đ/cán bộ làm công tác ở xã thuộc đối tượng không
được trả lương; còn đối với các đối tượng hưởng lương Nhà nước thực hiện theo
chế độ hiện hành.
Kinh phí bố trí từ ngân sách trung
ương cho các địa phương hàng năm sẽ được Bộ TTTT phân bổ bình quân theo xã thuộc
phạm vi thực hiện Chương trình. Ngân sách TW sẽ bố trí đủ
kinh phí để đào tạo, bồi dưỡng hết các đối tượng cho các địa phương trong vùng
dự án. Những địa phương đã thực hiện xong mục tiêu đào tạo hết các đối tượng
thì sẽ tiếp tục khảo sát nhu cầu cho các năm tới và chờ hướng dẫn tiếp của Bộ
TTTT.
Trong phạm vi kinh phí hàng năm bố
trí thực hiện dự án, các địa phương chủ động về tiến độ thực hiện dự án tại địa
phương, trong đó đề nghị có thứ tự ưu tiên về đối tượng đào tạo, bồi dưỡng cán
bộ cho khu vực vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.
2. Dự
án 2: Tăng cường cơ sở vật chất cho hệ thống thông
tin và truyền thông cơ sở miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo
Nội dung của dự án đã được Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt tại điểm b, khoản 6 Điều 1 của Quyết định
1212/QĐ-TTg. Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn một
số nội dung cụ thể như sau:
2.1. Về thực hiện
các nội dung dự án
Hiện nhu cầu của các địa phương về
xây dựng mới, nâng cấp các Đài phát thanh, truyền hình huyện,
đài truyền thanh xã là rất lớn. Tuy nhiên do điều kiện ngân sách hết sức eo hẹp,
khó khăn, nên tại quyết định 1212/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ chỉ phê duyệt
bố trí ngân sách TW cho dự án 2 ở mức 680 tỷ đồng và theo thông báo của Bộ
KH&ĐT thì vốn đầu tư phát triển cho cả giai đoạn 2012-2015 chỉ cân đối được có khoảng 225 tỷ đồng. Như vậy, vốn bố trí thực tế chỉ đáp ứng
được khoảng 30% so với số vốn được phê duyệt tại quyết định 1212/QĐ-TTg của Thủ
tướng Chính phủ và đáp ứng được khoảng 5% so với nhu cầu của
các địa phương cơ sở.
Căn cứ tình hình thực tế như vậy Bộ
TTTT đề nghị các địa phương:
Các địa phương theo hướng dẫn trước
đây của Bộ xây dựng Dự án 2 “Tăng cường cơ sở vật chất cho hệ thống thông tin và truyền thông cơ
sở miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo”
nay cần thực hiện việc rà soát điều chỉnh mục tiêu cho phù hợp với tình hình mới.
Mục tiêu trong điều kiện nguồn vốn eo hẹp được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên sau:
a) Sắp xếp ưu tiên về thực
hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Dự án như sau:
(1) Thực hiện đầu tư xây dựng mới Đài
truyền thanh xã đối với các xã chưa có đài truyền thanh.
(2) Hỗ trợ nâng cấp trang thiết bị
cho các đài truyền thanh xã.
(3) Hỗ trợ nâng cấp trang thiết bị
cho các đài phát thanh, truyền hình huyện và các trạm phát lại phát thanh, truyền
hình.
b) Ưu tiên lựa chọn địa điểm
thực hiện như sau:
(1) Ưu tiên đối với các tỉnh, huyện
có nhiều xã biên giới.
(2) Ưu tiên đối với các tỉnh, huyện
có nhiều xã đảo.
(3) Ưu tiên đối với các tỉnh, huyện
có xã an toàn khu.
(4) Ưu tiên đối với các tỉnh, huyện
có nhiều đồng bào dân tộc.
Như vậy, do nguồn vốn ngân sách trung
ương được bố trí hết sức eo hẹp, nên trong 03 năm còn lại của Chương trình
(2013-2015), Bộ TTTT sẽ ưu tiên tập trung cho nhiệm vụ đầu tư xây dựng mới
đài truyền thanh xã cho các xã chưa có đài truyền thanh xã, tạo điều kiện cho
các tỉnh xóa trắng những xã chưa có đài truyền
thanh xã, đảm bảo cho người dân vùng sâu, vùng xa được
tiếp cận thông tin tối thiểu phục vụ đời sống.
- Nội dung đầu tư thực hiện dự án,
bao gồm: đầu tư thiết bị (máy phát và thiết bị phụ trợ) và xây dựng mới cột
Anten (nếu cần); chi xây lắp, sửa chữa nhà trạm, nơi đặt thiết bị và các chi
phí liên quan khác. Việc lựa chọn công suất thiết bị cần căn cứ vào tình hình
thực tế địa bàn đầu tư (trên cơ sở khảo sát khi lập dự án) và phù hợp với tiêu
chuẩn kỹ thuật như hướng dẫn tại mục 2.2. dưới đây.
- Việc đầu tư xây dựng, nâng cấp các
đài truyền thanh cần trên cơ sở khai thác, sử dụng các cơ sở vật chất hiện có
do UBND xã quản lý, đảm bảo điều kiện môi trường và an toàn, tiết kiệm.
- Sau khi rà soát, các đơn vị được
giao xây dựng dự án, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt dự án cho cả giai đoạn
2013-2015 theo đúng các quy định hiện hành của nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản.
Khi xây dựng dự án các địa phương lưu ý khi đi khảo sát, thiết kế, thực hiện dự
án phải đảm bảo dự án được xây dựng, thiết kế theo đúng đối tượng, phạm vị vùng
địa bàn do Bộ quy định. Các dự án được xây dựng phải tuân thủ các quy định
về tiêu chuẩn kỹ thuật cần thiết, tối thiểu được quy định tại điểm 2.2 Công văn
này.
- Nguồn vốn đầu tư của các dự án thuộc
Chương trình giai đoạn 2013-2015: đối với phần thiết bị và cột anten (nếu cần)
là nguồn vốn ngân sách trung ương; đối với phần vỏ nhà trạm, vật kiến trúc các
nhà trạm, nguồn điện, v.v... là do nguồn ngân sách địa phương bố trí. Trong trường
hợp địa phương bố trí đầu tư được cho thiết bị thì cũng không hạn chế và cần được
đưa vào dự án để phê duyệt cho cả giai đoạn
- Sau khi được phê duyệt, căn cứ nguồn
vốn đầu tư phát triển của CTMTQG được giao hàng năm cho địa phương; căn cứ danh
mục thứ tự ưu tiên các dự án đã được cơ quan có thẩm quyền của địa phương phê
duyệt, cơ quan được giao chủ đầu tư tiến hành thực hiện
các dự án đầu tư tại địa phương theo đúng các quy định hiện hành về ĐTXD của
Nhà nước, Chỉ thị số 1792/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ phù hợp với số vốn thực
tế do ngân sách trung ương hỗ trợ.
- Các địa phương căn cứ số vốn đầu tư
phát triển của trung ương bố trí hàng năm để bố trí nguồn vốn đối ứng cho phù hợp,
đảm bảo cho dự án thực hiện có hiệu quả. Vốn đối ứng của địa phương chủ yếu là
để xây dựng nhà, vỏ trạm, cung cấp điện phục vụ cho việc lắp đặt các thiết bị từ
nguồn NSTW cho công tác thông tin truyền thông cơ sở.
Bộ TTTT sẽ căn cứ kết quả điều tra thống
kê phổ cập dịch vụ điện thoại, Internet và nghe nhìn toàn quốc năm 2010, báo
cáo của các địa phương, trên cơ sở nguồn vốn đầu tư phát triển thực tế được
phân bổ hàng năm; căn cứ các ưu tiên tại khoản a) điểm này để có phân bổ vốn
cho các địa phương hàng năm theo quy định của luật Ngân sách, thông báo cho Bộ
KH&ĐT, Bộ TC để các Bộ tổng hợp đưa vào số vốn ngân sách trung ương hỗ trợ cho các địa phương thuộc Chương trình và giao dự toán trong dự
toán chung hàng năm cho các địa phương.
b) Đối với nội dung Hỗ trợ cơ sở vật
chất, trang bị phương tiện tác nghiệp cho hoạt động thông tin truyền thông cơ sở
(tăng âm, máy tính, loa đài, máy chiếu, máy ghi âm, loa cầm tay, hệ thống truyền
thanh nội bộ và một số thiết bị khác phục vụ công tác thông tin và truyền
thông,...), ưu tiên các xã thuộc 69 huyện nghèo và các đơn vị cơ sở của một số
Bộ, ngành (các cơ sở trại giam, trường giáo dưỡng, đồn biên phòng, ...) thuộc
phạm vi địa bàn thực hiện của Chương trình để nâng cao
hiệu quả hoạt động tuyên truyền. Nội dung này sử dụng nguồn ngân sách trung
ương. Hàng năm Bộ TTTT căn cứ số vốn được Nhà nước giao cho nội dung “Hỗ trợ cơ
sở vật chất, trang bị phương tiện tác nghiệp cho hoạt động thông tin truyền
thông cơ sở” sẽ thông báo cho các địa phương được lựa chọn
năm đó về số lượng trang thiết bị và số huyện dự kiến được trang bị để địa phương lựa chọn địa điểm cho phù hợp với tình hình
thực tế và nhu cầu của địa phương và đề xuất Bộ Thông tin và Truyền thông.
Bộ sẽ thực hiện việc đầu tư mua sắm tập trung và bàn giao cho địa phương trên cơ
sở địa điểm trang bị do địa phương lựa chọn, đề xuất.
c) Trước mắt do nguồn kinh phí bị hạn
chế nên chưa thực hiện được nội dung “Hỗ trợ cung cấp thiết bị thu tín hiệu,
thiết bị nghe - xem và các thiết bị phụ trợ cần thiết kèm theo cho các điểm sinh hoạt dân cư cộng đồng” đối với nội dung này, đề nghị các địa
phương xem xét nếu có thể bố trí từ ngân sách địa phương hoặc có thể vận động
đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn để tạo điều kiện cho
người dân có điều kiện được nghe xem các Chương trình của Đảng và Nhà nước.
2.2. Về tiêu chuẩn
kỹ thuật công nghệ áp dụng đối với đầu tư thiết bị phát thanh, truyền hình:
Trong quá trình xây dựng dự án, đề
nghị các Bộ, ngành và các địa phương lưu ý đề xuất và lựa chọn trang thiết bị kỹ
thuật phù hợp với các tiêu chuẩn kỹ thuật, quy chuẩn kỹ
thuật hiện hành trong lĩnh vực phát thanh, truyền hình và phù hợp với định hướng
quy hoạch truyền dẫn phát sóng phát thanh, truyền hình đến năm 2020 (Quyết định
22/2009/QĐ-TTg; Quyết định 2451/QĐ-TTg).
Về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật,
công nghệ trong thiết bị phát sóng phát thanh, truyền hình, quản lý tần số vô
tuyến điện áp dụng như sau:
+ Đối với thông số kỹ thuật phát
hành: Thông số kỹ thuật máy phát phù hợp với TCVN 5831:1999;
+ Đối với thông số kỹ thuật máy phát
thanh: Thông số kỹ thuật máy phát phù hợp với TCVN 6849-1:2001, TCVN 6850-1:2001,
TCNV 6850-2:2001;
+ Đối với phát xạ vô tuyến điện, an
toàn bức xạ vô tuyến điện và tương thích điện từ: Đáp ứng các yêu cầu tại các
quy chuẩn Việt Nam: QCVN 17:2010/BTTTT, QCVN 18:2010/BTTTT, QCVN 29:2011/BTTTT,
QCVN 30:2011/BTTTT, QCVN 31:2011/BTTTT, QCVN 47:2011/BTTTT;
+ Đối với việc sử dụng tần số vô tuyến
điện: Tuân thủ quy định tại Quyết định số 125/2009QĐ-TTg ngày 23/10/2009 của Thủ
tướng Chính phủ về Quy hoạch phổ tần số Vô tuyến điện quốc gia; Quyết định số
22/2009/QĐ-TTg ngày 16/02/2009 của Thủ tướng chính phủ về việc Phê duyệt Quy hoạch
truyền dẫn, phát sóng phát thanh, truyền hình đến năm 2020.
Về tiêu chuẩn áp dụng đối với các thiết
bị truyền thanh không dây: Áp dụng và thực hiện theo quy định của Chỉ thị số
03/CT-BTTTT ngày 03/8/2011 của Bộ Thông tin và Truyền thông về tăng cường công
tác quản lý chất lượng thiết bị phát thanh, truyền hình và truyền thanh không
dây và Văn bản số 736/CTS-AĐCP ngày 20/4/2012 của Cục Tần số Vô tuyến điện về
việc thực thi Chỉ thị số 03/CT-BTTTT ngày 03/8/2011.
Ngoài ra, trong quá trình thực hiện,
cần rà soát các thiết bị phát sóng phát thanh, truyền hình với danh mục các sản
phẩm, hàng hóa chuyên ngành công nghệ thông tin phải chứng nhận, công bố hợp
quy theo quy định tại Thông tư số 30/2011/TT-BTTTT, Thông tư số 31/2011/TT-BTTTT,
Thông tư số 32/2011/TT- BTTTT ngày 31/10/2011 của Bộ Thông tin và Truyền thông
trước khi làm thủ tục cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện.
3. Về thực hiện dự án 3:
Tăng cường nội dung thông tin và truyền thông về cơ sở miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải
đảo
3.1. Trách nhiệm
thực hiện các nội dung của dự án 3
a) Đối với nội dung biên tập, sản xuất
các Chương trình phát thanh, truyền hình phục vụ nhân dân tại địa bàn các xã
thuộc phạm vi của Chương trình (bao gồm cả các Chương trình bằng tiếng dân tộc):
Trong điều kiện nguồn vốn hết sức eo
hẹp, nên nội dung này cho giai đoạn 2012-2015 sẽ được tập trung sản xuất tại TW
để đảm bảo tính thống nhất về chủ đề, chuyên đề và sau đó sẽ chuyển cho các địa phương trong vùng dự án phát lại. Kinh phí hỗ trợ phát lại
sẽ được TW bố trí hàng năm và giao từ đầu năm trong nguồn kinh phí sự nghiệp TW
hỗ trợ cho địa phương. Định mức phát lại đã được hướng dẫn tại Thông tư liên tịch
131 /TTLT-BTC-BKH&ĐT-BTTTT và trong thông tư thay thế. Việc phát lại thực
hiện theo phương thức đặt hàng các đài PTTH tỉnh hoặc huyện và đảm bảo đúng đối
tượng đúng địa bàn của Chương trình MTQG.
Trong phạm vi kinh phí thực hiện dự
án của Chương trình ngân sách trung ương bố trí cho địa phương
và nguồn bổ sung của ngân sách địa phương, các địa phương thực hiện nội dung sản
xuất các Chương trình phát thanh, truyền hình đặc thù của địa phương và thực hiện
hỗ trợ phát sóng các Chương trình phát thanh truyền hình do trung ương sản xuất.
b) Đối với nội dung hỗ trợ biên tập,
xuất bản, in, phát hành các loại sách chuyên đề phục vụ đồng bào khu vực miền
núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo (bao gồm cả các sản phẩm bằng tiếng dân tộc) chủ yếu thực hiện tại các cơ
quan trung ương.
Các địa phương chỉ thực hiện nhiệm vụ
hỗ trợ sáng tác, biên tập, xuất bản các ấn phẩm truyền thông khác (ngoài xuất bản
sách) từ kinh phí của ngân sách trung ương. Trường hợp các địa phương có nhu cầu
thực hiện nội dung thực hiện xuất bản sách thì thực hiện theo nội dung phù hợp
với yêu cầu đặc thù của địa phương và bố trí ngân sách địa phương để thực hiện.
Khi xây dựng kế hoạch, dự án xuất bản
các ấn phẩm truyền thông, các Bộ, ngành trung ương và các địa phương cần lưu ý
đảm bảo thực hiện tối thiểu 04 các nhóm chủ đề sau:
- (i) Phổ biến chủ trương, chính
sách, pháp luật của nhà nước;
- (ii) Phổ biến kiến thức khoa học -
kỹ thuật và kinh nghiệm sản xuất;
- (iii) Tuyên truyền về bảo vệ an
ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội và chủ quyền quốc gia;
- (iv) Tuyên truyền về truyền thống
văn hóa của các dân tộc và các nội dung chủ đề khác theo yêu cầu đặc thù của địa
phương,...
c) Hỗ trợ thiết lập các cụm thông tin
đối ngoại tại khu vực cửa khẩu quốc tế và xây dựng hệ thống thông tin điện tử
phục vụ nông thôn 02 nội dung này do Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện. Đối
với các cụm thông tin đối ngoại tại khu vực cửa khẩu quốc tế, sau khi hoàn
thành sẽ bàn giao cho các địa phương để quản lý, sử dụng. Các địa phương chủ động
bố trí kinh phí để duy trì, vận hành và bảo dưỡng hệ thống sau khi được bàn
giao.
3.2. Về thứ tự ưu
tiên thực hiện dự án
Trên cơ sở đề xuất của các Bộ, ngành,
địa phương và khả năng bố trí của NSTW cho Chương trình, Bộ Thông tin và Truyền
thông sẽ phối hợp với các Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để phân bổ vốn
cho các Bộ, ngành và các địa phương thực hiện phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ của
Chương trình. Đối với các địa phương, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ đề xuất
tiêu chí, định mức phân bổ và phối hợp với Bộ Kế hoạch và
Đầu tư, Bộ Tài chính trong việc phân bổ cho các Bộ, ngành, cơ quan trung ương
và các địa phương thực hiện các nội dung của dự án. Căn cứ kinh phí phân bổ từ
ngân sách trung ương và kinh phí bổ sung tại các địa phương, các địa phương chủ
động lựa chọn chọn ưu tiên thực hiện các phương thức, nội dung, địa bàn thực hiện
dự án trong trên cơ sở đảm bảo tính thiết thực, tiết kiệm và hiệu quả.
Ngoài phần kinh phí NSTW bố trí thực
hiện Chương trình nêu trên, các địa phương chủ động bố trí NSĐP để hỗ trợ thêm
nhằm tăng cường khả năng đáp ứng nội dung thông tin và truyền thông cho đồng
bào khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo.
III. Về tài chính của Chương trình và công tác báo cáo, giám sát, đánh giá thực
hiện Chương trình
1. Về kinh phí của
ngân sách trung ương để thực hiện Chương trình, trên cơ sở kinh phí Chương
trình đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, các kế hoạch, dự án của các Bộ,
ngành, địa phương gửi báo cáo về Bộ Thông tin và Truyền thông và nguồn kinh phí
thực tế bố trí hàng năm cho Chương trình, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ đề xuất
tiêu chí, định mức phân bổ kinh phí và phối hợp với các Bộ Kế hoạch và Đầu tư,
Bộ Tài chính trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Kinh phí thực hiện Chương trình đã
được cấp có thẩm quyền phê duyệt so với nhu cầu của các Bộ, ngành và địa phương
rất hạn chế. Vì vậy, trên cơ sở mục tiêu, phạm vi, nội dung của Chương
trình đã được Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt và kết quả rà soát, lựa chọn ưu tiên của địa phương, các địa
phương chủ động xây dựng, thẩm định, phê duyệt kế hoạch, dự án cho cả 3 năm
2013-2015 để có căn cứ và chủ động thực hiện. Căn
cứ số vốn của Chương trình trung ương bố trí và giao trong dự toán hàng năm cho
các địa phương; trên cơ sở kế hoạch, dự án đã được phê duyệt, thứ tự ưu tiên đã
được sắp xếp, đặc biệt đối với các Dự án đầu tư thuộc Dự án 2 của Chương trình
(đã được sắp xếp ưu tiên theo tiêu chí quy
định tại mục 2.1 điểm 2 hướng dẫn này) các địa phương
giao nhiệm vụ cho các chủ đầu tư thực hiện theo đúng các quy định hiện hành của
Nhà nước, đảm bảo thực hiện các mục tiêu của Chương trình đã đề ra.
3. Do điều kiện nguồn kinh phí của
ngân sách trung ương bố trí thực hiện Chương trình rất hạn chế, không thể đáp ứng
được các nhu cầu đề xuất của các Bộ, ngành địa phương nên Bộ Thông tin và Truyền
thông đề nghị các Bộ, ngành, địa phương quan tâm bố trí vốn đối ứng
để thực hiện Chương trình; đồng thời đảm bảo thứ tự ưu tiên thực hiện theo tiêu
chí của Chương trình.
4. Việc quản lý sử dụng kinh phí thực
hiện Chương trình: đề nghị các Bộ, Ngành, địa phương căn cứ hướng dẫn của liên
Bộ: Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Thông tin và Truyền thông để thực
hiện.
5. Về công tác báo cáo, giám sát,
đánh giá tình hình thực hiện Chương trình: Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ có văn bản hướng dẫn riêng để các Bộ, ngành, địa phương thực
hiện.